Đánh giá hoạt động tư vấn các triệu chứng thông thường tại nhà thuốc trên địa bàn thành phố Huế - 1


ĐẠI HỌC HUẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC


LÊ THỊ QUỲNH


ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN CÁC TRIỆU CHỨNG THÔNG THƯỜNG

TẠI NHÀ THUỐC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HUẾ


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ ĐẠI HỌC


Người hướng dẫn luận văn: TS.DS. Vò Thị Hà

.


Huế, Năm 2018


LỜI CÁM ƠN

Trước hết, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và tri ân sâu sắc nhất tới giảng viên TS. DS. Vò Thị Hà, người đãhướng dẫn tôi xuyên suốt quá trình hoàn thành luận văn này. Cô đã giành nhiều thời gian và tâm huyết để chỉ bảo và ủng hộ tôi.

Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn các giảng viên Bộ môn Dược lâm sàng – Dược xã hội đã góp ý để giúp tôi hoàn thiện được đề tài này.

Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn tới các sinh viên dược 4: Lương Minh Nhật, Mai Trần Khánh Quân, Hồ Thủy Tiên và Nguyễn Thị Mỹ Bách đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong thực hiện quá trình quan sát trực tiếp hoạt động tư vấn sử dụng thuốc không kê đơn tại một số nhà thuốc trên địa bàn thành phố Huế.

Nhân cơ hội này tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến các sinh viên dược 3:Bùi Phước Thắng, Vò Đức Trí, Hồ Ngọc Lan Anh, Vò Thị Quỳnh Nhi, Hồ Thị Thanh Nhàn và Nguyễn Hữu Kiều Trinh, vì đã hỗ trợ tôi hoàn thành đóng vai tại các nhà thuốc.

Tôi cũng xin bày tỏ lòng cảm ơn đến các thầy cô Ban giám hiệu, Phòng Đào tạo đại học, Khoa Dược và toàn thể các giảng viên Trường Đại học Y dược Huế đã giúp đỡ, dạy dỗ tôi trong suốt quá trình học tập tại trường.

Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến 21 nhà thuốc đã đồng ý cho tôi thực hiện quan sát và 38 dược sĩ nhà thuốc đã đồng ý tham gia buổi đào tạo, đồng ý chia sẻ thông tin và thời gian cho tôi trong quá trình thực hiện đề tài này..

Cuối cùng, xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến gia đình, bạn bè tôi, những người luôn bên cạnh cổ vũ, động viên tinh thần trong suốt quá trình tôi học tập và làm đề tài.

Huế, tháng 5 năm 2018

Sinh viên


Lê Thị Quỳnh


LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết quả trong luận văn này là trung thực, chính xác và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác.


Huế, tháng 5 năm 2018

Sinh viên


Lê Thị Quỳnh


MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

CHƯƠNG I. TỔNG QUAN 3

1.1. Tình hình chung về sử dụng thuốc trên thế giới và Việt Nam 3

1.2. Tư vấn sử dụng thuốc bởi dược sĩ tại nhà thuốc 5

1.3. Thực trạng tư vấn sử dụng thuốc 11

1.4. Phương pháp nghiên cứu đánh giá chất lượng tư vấn tại nhà thuốc 12

1.5. Phương pháp nâng cao chất lượng tư vấn tại nhà thuốc 17

CHƯƠNG II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 21

2.1. Mục tiêu 1: Đánh giá tình hình tư vấn sử dụng thuốc OTC tại cácnhà thuốc trên địa bàn thành phố Huế bằng phương pháp quan sát trực tiếp 21

2.2. Mục tiêu 2: Đánh giá hiệu quả của can thiệp nhằm nâng cao chất lượng tư vấn sử dụng thuốc OTC tại một số nhà thuốc trên địa bàn thành phố Huế 23

2.3. Vấn đề đạo đức nghiên cứu 27

CHƯƠNG III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 28

3.1. Đánh giá tình hình tư vấn sử dụng thuốc OTC tại các nhà thuốc trên địa bàn thành phố Huế bằng quan sát trực tiếp 28

3.2. Đánh giá hiệu quả của can thiệp nhằm nâng cao chất lượng tư vấn sử dụng thuốc OTC tại một số nhà thuốc trên địa bàn thành phố Huế 31

CHƯƠNG IV. BÀN LUẬN 41

4.1. Đặc điểm của dược sĩ và nhà thuốc tham gia đào tạo 41

4.2. Tình hình tư vấn sử dụng thuốc của dược sĩ nhà thuốc 42

4.3. Đánh giá hiệu quả can thiệp nâng cao chất lượng tư vấn quản lý cảm lạnh ..46 4.4. Ưu, nhược điểm của nghiên cứu 51

KẾT LUẬN 53

KIẾN NGHỊ 55

TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT


Chữ viết tắt

Viết đầy đủ/ giải thích

ADR

Adverse Drug Reaction

Tác dụng có hại của thuốc

BN

Bệnh nhân

CBYT

Cán bộ y tế

CCĐ

Chống chỉ định

DS

Dược sĩ

DSCĐ

Dược sĩ cao đẳng

DSĐH

Dược sĩ đại học

DSNT

Dược sĩ nhà thuốc

DSTH

Dược sĩ trung học

GPP

Thực hành tốt nhà thuốc

FDA

Food and Drug Administation

Cục Quản lý Thuốc và Thực phẩm Hoa Kỳ

KH

Khách hàng

NBT

Người bán thuốc

NĐV

Người đóng vai

NVNT

Nhân viên nhà thuốc

N

Tổng số biến khảo sát

n

Số biến chọn trong các bảng

Mean

Giá trị trung bình

SD

Độ lệch chuẩn

OTC

Thuốc không kê đơn

WHO

World Health Organization

Tổ chức Y tế Thế Giới

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 94 trang tài liệu này.

Đánh giá hoạt động tư vấn các triệu chứng thông thường tại nhà thuốc trên địa bàn thành phố Huế - 1


Bảng 1. 1. Bảng tóm tắt các nghiên cứu đánh giá chất lượng tư vấn tại nhà thuốc tại Việt Nam 15

Bảng 3.1. Đặc điểm của các trường hợp tư vấn 28

Bảng 3.2. Tỷ lệ thông tin thu thập 29

Bảng 3. 3. Tỷ lệ thông tin cung cấp trong tư vấn 30

Bảng 3. 4. Tỷ lệ nội dung kết thúc tư vấn 30

Bảng 3. 5. Đặc điểm chung của các dược sĩ tham gia đào tạo 31

Bảng 3. 6. Đặc điểm nhà thuốc 32

Bảng 3. 7. Lý do không thực hiện tư vấn do các dược sĩ đưa ra....

Bảng 3. 8. Tỷ lệ các câu trả lời đúng trước và sau đào tạo 32

Bảng 3. 9. Số các lời khuyên dược sĩ đưa ra trước và sau đào tạo 34

Bảng 3. 10. Đặc điểm chung các trường hợp tư vấn 35

Bảng 3. 11. Tỷ lệ thông tin thu thập 36

Bảng 3. 12. Tỷ lệ thông tin cung cấp trong tư vấn 36

Bảng 3. 13. Tỷ lệ nội dung kết thúc tư vấn 37

Bảng 3. 14. Tình huống mua thuốc trị cảm lạnh OTC cho người lớn - các thuốc được bán ...37 Bảng 3. 15. Tình huống mua thuốc trị cảm lạnh OTC cho trẻ <5 tuổi - các thuốc được bán...39


Hình 1. 1. Hình ảnh “Sổ tay tư vấn dành cho dược sĩ nhà thuốc” 18

Hình 2.1. Sơ đồ tóm tắt nghiên cứu 26

Hình 3.1. Biểu đồ tỷ lệ câu trả lời đúng về kiến thức quản lý cảm lạnh trước và sau đào tạo 34


ĐẶT VẤN ĐỀ


Đa phần người dân Việt Nam chưa có thói quen và điều kiện khám sức khỏe định kì mà thường tự điều trị tại nhà hoặc đến các nhà thuốc để được tư vấn dùng thuốc, bằng chứng là hơn 80% số người dân [35] sẽ trực tiếp tới các nhà thuốc khi có vấn đề sức khỏe. Do đó, nhà thuốc đóng vai trò quan trọng trong hệ thống chăm sóc sức khỏe cho người dân trong cộng đồng. Dược sĩ nhà thuốc có vai trò cung cấp cho người sử dụng các thuốc có chất lượng, đồng thời cung cấp thông tin, tư vấn sử dụng thuốc an toàn – hợp lý – hiệu quả, góp phần nâng cao sức khỏe của người dân tại cộng đồng và giảm tải cho hệ thống điều trị tại bệnh viện.

Tại các nước phát triển trên thế giới như Mỹ, các nước Tây Âu hoạt động dược tại cộng đồng rất phát triển và chú trọng đến việc tư vấn sử dụng thuốc cho bệnh nhân. Tuy nhiên hoạt động tư vấn sử dụng thuốc của dược sĩ nhà thuốc tại Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế, kể cả thuốc không kê đơn.

Tư vấn không được cung cấp thường quy cho cho tất cả bệnh nhân. Tần suất tư vấn tại nhà thuốc thấp. Một nghiên cứu đóng vai bệnh nhân mua thuốc prednisolon tại nhà thuốc ở Hà Nội cho thấy, dược sĩ đặt câu hỏi trong 41% trường hợp với 1,15 câu hỏi/bệnh nhân và khoảng 57% bệnh nhân nhận thông tin thuốc bằng miệng với trung bình 1,47 lời khuyên/bệnh nhân [45].

Chất lượng của tư vấn thực tế tại nhà thuốc khác nhau rất nhiều. Một số nghiên cứu cho thấy tư vấn tại nhà thuốc có nhiều thiếu sót. Một số nghiên cứu tại Úc và nước khác cho thấy khi dược sĩ giành thời gian trao đổi, thảo luận với người mua thì chất lượng lời khuyên cũng như chất lượng quyết định đưa ra của dược sĩ nhà thuốc tốt hơn nhiều [35]. Tại Việt Nam, dược sĩ thường bán thuốc kê đơn mà không cần đơn thuốc. Chất lượng thông tin/kiến thức tư vấn kém. Một nghiên cứu về quản lý nhiễm khuẩn ở trẻ em tại nhà thuốc tư nhân cho thấy chỉ 36% được quản lý theo hướng dẫn điều trị, và nửa số kháng sinh được bán với liều không đủ [49].

Xem tất cả 94 trang.

Ngày đăng: 12/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí