Các Tiêu Chí Hoàn Thiện Pháp Luật Về Thừa Kế Ở Việt Nam

PLVTK nói riêng, ngày càng thể hiện rõ vai trò to lớn đối với đới sống kinh tế, văn hoá, chính trị của đất nước. Cụ thể là:

Một là, PLVTK đã thể chế hoá đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước về một số quyền cơ bản của con người trong lĩnh vực dân sự.

Lịch sử phát triển của xã hội đã chứng minh rằng, bất kỳ giai cấp thống trị nào cũng đều dựa vào pháp luật để thể hiện ý chí và thực hiện đường lối chính trị của giai cấp mình. Pháp luật là hình thức ghi nhận thể hiện tập trung nhất, là biện pháp sắc bén nhất, hiệu quả nhất để thực hiện những quan điểm, đường lối của giai cấp cầm quyền [32, tr.192].

ở Việt Nam, Đảng Cộng sản là lực lượng lãnh đạo nhà nước lãnh đạo toàn xã hội, sự lãnh đạo của Đảng thể hiện các phương diện khác nhau trong đó có hoạt động xây dựng đường lối, chính sách. Để cho đường lối của Đảng thực sự đi vào cuộc sống, phải có sức mạnh của Nhà nước mà pháp luật là công cụ hàng đầu để thực hiện sức mạnh đó. Sở dĩ như vậy, bởi vì pháp luật là phương tiện thể chế hoá đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật có thuộc tính phổ biến và tính tổ chức nên nó có hiệu lực thực thi và bắt buộc chung trên quy mô toàn xã hội. ở nước ta, từ cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đến sự nghiệp đổi

mới, ngày nay đường lối nhất quán của Đảng trong các Văn kiện VI, VII, VIII, IX, X đều khẳng định việc thực thi quyền con người và quyền công dân được xem như nhân tố thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Đặc biệt trong Nghị quyết 48 của Bộ chính trị về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, Đảng ta đã bổ sung nhấn mạnh quan điểm chỉ đạo "xây dựng và hoàn thiện pháp luật về bảo đảm quyền con người, quyền tự do, dân chủ công dân" [6, tr.112].

Theo tinh thần đó, PLVTK ở nước ta trong những năm qua đã và đang là công cụ thể chế hoá chủ trương, đường lối của Đảng trong việc bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong lĩnh vực dân sự.

Điều 50 Hiến pháp 1992 đã quy định "ở nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam, các quyền con người về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hoá và xã hội được tôn trọng thể hiện ở các quyền công dân được quy định trong Hiến pháp và pháp luật", điều 58 Hiến pháp 1992 còn quy định "Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu hợp pháp và quyền thừa kế công dân".

Xuất phát từ nguyên tắc hiến định trên BLDS năm 1995, 2005 đảm bảo cho "Chủ sở hữu có quyền bán, tặng, cho để thừa kế tài sản" [13, Điều 248] "Công dân

có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất". Đặc biệt BLDS còn đảm bảo cho mọi công dân đều có quyền "lập di chúc để định đoạt tài sản của mình", đều có quyền "để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật". Đồng thời mỗi công dân đều có quyền "hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật", thậm chí là quyền từ chối nhận di sản thừa kế.

Hai là, PLVTK là phương thức quan trọng trong việc xác lập, củng cố, bảo vệ quyền sở hữu.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 115 trang tài liệu này.

Thừa kế là một quan hệ xã hội có mầm mống và xuất hiện từ thời sơ khai của xã hội loài người. Cũng chính từ thời sơ khai đó, sở hữu và thừa kế đã xuất hiện như một tất yếu khách quan và mang tính chất là một phạm trù kinh tế, giữa chúng có mối liên quan qua lại ràng buộc với nhau.

Khi xã hội phân chia thành giai cấp, nhà nước xuất hiện thì PLVTK đã có vai trò rất quan trọng trong việc duy trì, cũng cố quyền sở hữu, từ chổ pháp luật quy định chế độ sở hữu về tài sản của cá nhân, và cá nhân có các quyền năng đối với tài sản của mình thì dựa theo đó, pháp luật quy định cho họ có những quyền năng trong lĩnh vực thừa kế, công nhận quyền sở hữu được để lại thừa kế sẽ có tác dụng kích thích cổ vũ sự quản lý năng động của mỗi người, bởi họ tin rằng sự nghiệp của mình sẽ được kế tục bởi những người mình yêu thương. Quyền sở hữu chỉ hoàn thành được vai trò động lực phát triển kinh tế nếu nó chuyển giao bằng con đường thừa kế. Về mặt tâm lý cá nhân chỉ cảm thấy được thoả mãn nếu quyền sở hữu vẫn tiếp tục tồn tại sau khi chủ sở hữu chết. Giả sử chủ sở hữu phải đối mặt với viễn cảnh giao trả lại tài sản của mình cho nhà nước khi họ chết, thì họ sẽ không quan tâm chăm sóc tài sản hiện có mà lại tiêu dùng một cách hoang phí vô độ và họ trở nên lười biếng, thờ ơ với lao động, với hoạt động sáng tạo.

Hoàn thiện pháp luật về thừa kế ở Việt Nam hiện nay - 3

Vì vậy, PLVTK ở nước ta, trước hết nhằm đảm bảo quyền lợi cho người lao động, thành quả lao động của bản thân họ được tôn trọng, khi họ chết thành quả đó được chuyển sang cho những người thừa kế của họ. Mặt khác với tư cách là hệ lụy của quyền sở hữu, PLVTK còn là phương tiện để bảo đảm cho chủ sở hữu thực hiện quyền định đoạt đối với tài sản của mình. Thông qua thừa kế của cải của một người được chuyển dịch từ đời này qua đời khác. Đặc biệt, ghi nhận và tôn trọng quyền định đoạt tài sản của người lập di chúc chính là việc pháp luật tôn trọng quyền định đoạt của chủ sở hữu đối với tài sản của họ, bảo đảm cho người lập di

chúc có quyền sử dụng tài sản ngay cả khi chết, qua đó góp phần củng cố quyền sở hữu chính đáng của mọi cá nhân, bảo toàn và gia tăng tích luỹ của cải cho xã hội.

Ba là, PLVTK góp phần quan trọng trong việc củng cố mối quan hệ đoàn kết giữa các thành viên trong gia đình, góp phần đảm bảo ổn định cuộc sống cộng đồng và xã hội.

Thừa kế di sản chính là sự chuyển dịch tài sản và quyền sở hữu tài sản của cá nhân người đã chết cho cá nhân, tổ chức có quyền hưởng thừa kế. Người thừa kế trở thành chủ sở hữu của tài sản được hưởng theo di chúc hoặc theo pháp luật. Với ý nghĩa có tầm quan trọng như vậy, nên trong bất kỳ xã hội có giai cấp nào, thừa kế là vấn đề "nóng bỏng" trong các quan hệ xã hội. Sự vận động của nó nếu tách khỏi sự điều chỉnh của pháp luật sẽ không tránh khỏi những xung đột, thậm chí là những cuộc "chiến tranh tài sản" kéo dài và có khi là những cuộc đổ máu ngay trong bản thân gia đình, dòng họ của người đã chết.

Trong giai đoạn hiện nay, do tác động mặt trái của cơ chế thị trường, cùng với số lượng và giá trị tài sản của cá nhân ngày càng đa dạng, phong phú và trị giá ngày càng lớn thì vấn đề thừa kế di sản cũng nảy sinh nhiều dạng tranh chấp. Hàng năm có hàng ngàn vụ án kiện về thừa kế mà TAND các cấp phải giải quyết nhiều vụ tranh chấp về thừa kế phải xét xử nhiều lần mà tính thuyết phục không cao. Nhiều bản án quyết định của toà án vẫn được coi là "chưa thấu tình đạt lý". Điều đó đã phá vỡ cả hệ thống tiêu chí đạo đức, mỹ tục, truyền thống tốt đẹp của dân tộc, gây bất ổn cho mỗi gia đình, cộng đồng, xã hội. Chính vì lẽ đó nhà nước cần phải tăng cường sự điều chỉnh của pháp luật, đối với quan hệ thừa kế là một yêu cầu tất yếu khách quan. Thông qua các quy phạm PLVTK, các bên tham gia quan hệ thừa kế thấy rõ được các quyền và nghĩa vụ của mình cũng như trình tự thủ tục cách thức để thực hiện quyền đó. Trên cơ sở đó, các chủ thể để lại di sản cũng như nhận di sản thừa kế tự điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với các chuẩn mực pháp lý, tạo lập được một hệ thống các quan hệ tốt đẹp giữa người với người, sau khi người để lại di sản chết, góp phần vào việc củng cố sự đoàn kết và thúc đẩy sản xuất xã hội phát triển.

Bốn là, PLVTK có vai trò to lớn trong việc giữ gìn, phát huy các phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc

Đạo đức, các phong tục, tập quán truyền thống tốt đẹp là nét văn hoá mang bản sắc của mỗi dân tộc, được hình thành từ lâu đời và luôn được mọi người tôn trọng. Đó chính là tính tương thân, tương ái giúp đỡ lẫn nhau với phong tục, tập

quán tốt đẹp "lá lành đùm lá rách". Một nền pháp luật chỉ tồn tại và bền vững khi phù hợp với đạo đức và truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Phong tục tập quán có vai trò rất quan trọng cùng với pháp luật nhà nước tham gia quản lý xã hội. Nhận thức được tầm quan trọng đó, Đảng và Nhà nước ta đặc biệt chú trọng đến việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, nhất là trong bối cảnh hiện nay, khi chúng ta thực hiện chính sách mở cửa giao lưu và hội nhập "trong điều kiện kinh tế thị trường và mở rộng giao lưu quốc tế phải đặc biệt quan tâm giữ gìn và nâng cao bản sắc dân tộc, kế thừa phát huy truyền thống đạo đức tập quán tốt đẹp "[27, tr.111] Tư tưởng chỉ đạo này đã đi vào thực tiễn hoạt động lập pháp của nhà nước ta, nhiều phong tục tập quán tốt đẹp đã được "luật hoá " thành các quy phạm pháp luật. Chúng ta có thể tìm thấy các quy phạm này trong luật dân sự hoặc hôn nhân gia đình, đặc biệt trong lĩnh vực thừa kế, một lĩnh vực điều chỉnh pháp luật liên quan nhiều đến phong tục, tập quán đạo đức:

Trước hết, khi nói về thừa kế theo di chúc, pháp luật quy định: cho người lập di chúc có quyền truất quyền hưởng di sản của những người thuộc diện thừa kế theo pháp luật. Nhưng để bảo vệ lợi ích cho một số người trong diện những người thừa kế theo pháp luật, phù hợp với phong tục, tập quán truyền thống tốt đẹp nhân dân ta, pháp luật đã hạn chế quyền lập di chúc, thể hiện tại Điều 699 BLDS "những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng 2/3 suất của một người thừa kế theo pháp luật, nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn 2/3 suất đó, trừ khi họ là những người từ chối nhận di sản theo quy định tại Điều 642 hoặc họ là người không có quyền hưởng di sản theo quy định luật này. Bao gồm:

1. Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng

2. Con đã thành niên mà không có khả năng lao động" 13

Như vậy, mặc dù người lập di chúc không cho những người này hưởng di sản, nhưng pháp luật quy định ưu tiên cho họ phải được hưởng một kỷ phần nhất định từ di sản của người đã chết. Bởi vì theo truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta, trong gia đình các con phải kính trọng, nuôi dưỡng cha mẹ. Ngược lại cha mẹ phải nuôi dưỡng các con chưa thành niên hoặc con bị tàn phế không tự nuôi sống được bản thân, vợ chồng phải thương yêu giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống; giữa những người này ngoài nghĩa vụ pháp lý họ còn có nghĩa vụ đạo đức đối với nhau.

Hoặc tại khoản 3 Điều 648 và Điều 670 BLDS 2005 có quy định "người lập di chúc có quyền dành một khối di sản để thờ cúng". Đây là phong tục, tập quán có từ lâu đời và hiện nay vẫn được coi trọng. Việc thờ cúng tổ tiên được thực hiện trên cơ sở của quan niệm mang tính chất đạo đức và văn hoá, tôn trọng và biết ơn công sinh thành, dưỡng dục, con người có nguồn cội, tổ tông cho nên con cháu phải tôn trọng và biết ơn những thế hệ trước mình. Trong thờ cúng tổ tiên, di sản thờ cúng có ý nghĩa hết sức quan trọng, nó không chỉ có ý nghĩa về mặt vật chất mà còn có giá trị về mặt tinh thần. Vì vậy, từ các Bộ cổ luật xa xưa đến Bộ dân luật Bắc kỳ 1931, Bộ dân luật Trung kỳ 1936 cũng như BLDS 1995, 2005 đều quy định hết sức tỷ mỉ và chặt chẽ về di sản dùng vào thờ cúng. Phải nói rằng, đây là nét đặc thù trong pháp luật Việt Nam, điều mà khó tìm thấy trong các nền luật pháp phương Tây. Như vậy có thể nói một số quy phạm PLVTK là các quy phạm đạo đức được nâng lên thành luật. Quy phạm đạo đức này gắn chặt với phong tục tập quán của người Việt Nam trong mối quan hệ ứng xử giữa các thành viên trong gia đình với nhau. Vì lẽ đó giữ gìn và phát huy những phong tục tập quán ấy trong đời sống xã hội là một đảm bảo quan trọng để các quy định pháp luật đi vào thực tế cuộc sống.

1.2.2. Các tiêu chí hoàn thiện pháp luật về thừa kế ở Việt Nam

Pháp luật là một bộ phận của kiến trúc thượng tầng, phản ánh cơ sở hạ tầng, hay nói cách khác, pháp luật phản ánh hiện tại khách quan của đời sống kinh tế, xã hội của đất nước. Mà thực tại khách quan luôn vận động biến đổi không ngừng. Chính vì thế, pháp luật cũng luôn phải được hoàn thiện để kịp thời đáp ứng nhu cầu của xã hội, xây dựng hoàn thiện pháp luật là một trong những hoạt động quan trọng của nhà nước, nhất là trong điều kiện hội nhập WTO, cải cách pháp luật, xây dựng nhà nước pháp quyền hiện nay.

"Một hệ thống pháp luật hoàn thiện sẽ có khả năng tạo lập được các cơ sở pháp lý vững chắc cho toàn bộ sự vận động khách quan của đời sống" [58, tr.28]. “Để đánh giá tính hoàn thiện của hệ thống pháp luật có nhiều tiêu chí khác nhau, trong đó có 4 tiêu chí cơ bản, đó là tính toàn diện, tính đồng bộ, tính phù hợp và trình độ kỹ thuật pháp lý” 75, tr.60. Trên cơ sở đó, tiêu chí hoàn thiện PLVTK ở Việt Nam có thể tập trung 4 nội dung sau:

Một là, tính toàn diện về nội dung:

Như chúng ta đã biết đời sống xã hội là tổng hợp rất nhiều các quan hệ, nhưng không phải tất cả các quan hệ đều có pháp luật điều chỉnh mà về nguyên tắc

pháp luật chỉ điều chỉnh những quan hệ quan trọng liên quan đến lợi ích chính đáng của cá nhân, lợi ích quốc gia, lợi ích cộng đồng. Tuy nhiên trong quá trình lựa chọn các quan hệ xã hội để điều chỉnh, nhà nước không thể chỉ coi trọng quan hệ này mà quá xem nhẹ loại quan hệ khác. Không thể chỉ mô hình hoá một loại nhu cầu này mà bỏ trống mô hình hoá loại nhu cầu khác. Vì vậy, tính toàn diện về nội dung là tiêu chuẩn đầu tiên thể hiện mức độ hoàn thiện của hệ thống pháp luật. Có thể nói, đây là tiêu chuẩn để "định lượng" một hệ thống pháp luật, nhưng lại có ý nghĩa rất quan trọng, vì chỉ khi nào định lượng được mới có thể tiếp tục nghiên cứu để "định tính". Tính toàn diện về nội dung của PLVTK phải thể hiện ở hai cấp độ:

ở cấp độ chung, đòi hỏi PLVTK phải điều chỉnh đầy đủ các trường hợp thừa kế với các loại di sản (động sản, bất động sản, các quyền về tài sản) của nhiều loại chủ thể (kể cả công dân Việt Nam đang làm ăn sinh sống tại nước ngoài, người không quốc tịch đang làm ăn sinh sống tại Việt Nam, người nước ngoài). Và ở đây không chỉ có pháp luật nội dung mà còn có pháp luật hình thức, tức là quy phạm về thủ tục để đảm bảo về quyền thừa kế của công dân. Có như vậy, quyền thừa kế của mọi cá nhân trong xã hội được đảm bảo, góp phần củng cố mối đoàn kết giữa các thành viên trong gia đình và di sản thừa kế được truyền lại cho những người thừa kế một cách đúng nghĩa nhất.

ở cấp độ cụ thể, mỗi trường hợp thừa kế, mỗi loại di sản thừa kế, mỗi chủ thể thừa kế phải có đầy đủ các quy phạm cần thiết. Có nghĩa là bất cứ vấn đề nào liên quan đến quyền thừa kế của công dân cũng được pháp luật quy định. Ví dụ, về thừa kế thế vị, nhất thiết phải gồm các quy phạm pháp luật điều chỉnh những vấn đề cơ bản, như điều kiện và nguyên tắc hưởng thừa kế thế vị, các trường hợp thừa kế thế vị, thừa kế thế vị có nhân tố con nuôi, con sinh ra bằng phương pháp khoa học.

Hai là, tính đồng bộ, thống nhất:

Tính đồng bộ thống nhất là yêu cầu khách quan, là tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thiện và chất lượng của hệ thống pháp luật. Điều này có nghĩa là, khi xem xét mức độ hoàn thiện của một hệ thống pháp luật thì cần phải xem xét giữa các bộ phận, quy phạm pháp luật có trùng lắp, chồng chéo hay mâu thuẫn với nhau không [72, tr.30].

Tính đồng bộ thống nhất của hệ thống pháp luật, giáo trình lý luận chung về nhà nước và pháp luật được thể hiện những điểm sau:

Thứ nhất, đó là sự đồng bộ giữa Hiến pháp và các đạo luật và giữa các đạo luật với nhau.

Thứ hai, thể hiện sự thống nhất, không mâu thuẫn, không trùng lắp, chồng chéo trong mỗi ngành luật, mỗi chế định pháp luật và giữa các quy phạm pháp luật với nhau [37, tr.407-408].

Chính vì vậy, khi xây dựng và hoàn thiện PLVTK phải xem xét mối tương quan giữa các quy phạm pháp luật khác, đảm bảo sự thống nhất của toàn bộ hệ thống pháp luật nói chung và trong bản thân nó nói riêng.

Nghĩa là, PLVTK phải loại bỏ mọi mâu thuẫn, trùng lắp, chồng chéo giữa các quy phạm của lĩnh vực này. Chẳng hạn, vấn đề thừa kế quyền sử dụng đất được quy định trong nhiều văn bản khác nhau, nhưng các văn bản phải đều thống nhất về nội dung, không được để tình trạng điều luật này mâu thuẫn với điều luật kia, gây khó khăn cho việc thực hiện và áp dụng. Khi xây dựng PLVTK, các nhà làm luật cần quán triệt tinh thần của luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, đó là văn bản của cấp dưới không được trái với văn bản của cấp trên, kể cả về nội dung và hình thức. Đặc biệt cần nhấn mạnh đến tính tối cao của Hiến pháp. Mặt khác, cũng thấy rằng, PLVTK là một phận của hệ thống pháp luật, có mối liên quan chặt chẽ với nhiều bộ phận khác của ngành Luật Đất đai, Luật Hôn nhân và gia đình, luật dân sự...

Vì thế, khi xây dựng và hoàn thiện bộ phận PLVTK, phải đảm bảo sự thống nhất cả về nguyên tắc và nội dung với các chế định khác như chế định quyền sở hữu, chế định chuyển quyền sử dụng đất, chế định quan hệ pháp luật giữa cha mẹ với các con, chế định quan hệ pháp luật giữa vợ và chồng... Nếu chỉ đơn lẽ hoàn thiện PLVTK mà không chú ý đến việc hoàn thiện các quy định khác có liên quan thì chắc chắn sẽ phá vỡ tính đồng bộ hệ thống pháp luật. Khi đó PLVTK cũng khó có tính khả thi và hiệu quả trên thực tế.

Ba là, tính phù hợp đối với các quan hệ xã hội về thừa kế.

Tính phù hợp của hệ thống pháp luật thể hiện sự tương quan giữa trình độ của hệ thống pháp luật và trình độ phát triển của kinh tế xã hội. Hệ thống pháp luật phải phản ánh đúng trình độ phát triển kinh tế xã hội, nó không thể cao hơn hoặc thấp hơn trình độ phát triển đó. Tính phù hợp của hệ thống pháp luật thể hiện nhiều mặt, khi xem xét tiêu chuẩn này cần chú ý đến các mặt và giải quyết tốt mối quan hệ giữa pháp luật với kinh tế, chính trị, đạo đức, phong tục, tập quán truyền thống và các quy phạm xã hội [37, tr.408].

ở Việt Nam, khi xây dựng và hoàn thiện PLVTK cũng không nằm ngoài quy luật đó. Trước hết, phải có nội dung phù hợp với đường lối, chính sách của Đảng, nguyện vọng của nhân dân, tức là khi đánh giá tiêu chí hoàn thiện của pháp luật về thừa kế phải đối chiếu nội dung của nó với đường lối, chính sách của Đảng, với nguyện vọng của nhân dân để xác định mức độ phù hợp giữa các nội dung đó.

Tiêu chí này được hình thành trên cơ sở mối quan hệ giữa pháp luật với chính trị. Pháp luật là phương tiện thể chế hoá đường lối của Đảng, làm cho đường lối đó có hiệu lực thực thi bắt buộc chung trên quy mô toàn xã hội. Pháp luật là phương tiện để Đảng kiểm tra đường lối của mình trong thực tiễn. Vì vậy, nội dung của pháp luật về thừa kế phải phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng thì mới đảm bảo sự vận động và phát triển đúng định hướng.

Mặt khác khi xây dựng mỗi quy phạm pháp luật trong lĩnh vực thừa kế, cũng phải luôn bám sát điều kiện kinh tế xã hội của đất nước. Nội dung phải phù hợp không qua cao hay quá thấp so với thực trạng đời sống vật chất và ý thức xã hội. Thực tế cho thấy rằng, sự điều chỉnh các quan hệ xã hội của pháp luật sẽ không có hiệu quả nếu pháp luật đó không gắn với thực tiễn, không phù hợp với điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan của xã hội. Và như vậy, nó sẽ không thúc đẩy các quan hệ kinh tế xã hội phát triển, thậm chí kìm hãm sự phát triển của xã hội. Cho nên để pháp luật thực sự có ý nghĩa trong cuộc sống, thực sự phát huy chức năng, vai trò của mình, pháp luật phải bắt nguồn từ chính cuộc sống, chính thực tại khách quan.

Hơn nữa, trong điều kiện mở rộng quan hệ ngoại giao hội nhập kinh tế quốc tế, pháp luật Việt Nam không thể xa rời với xu thế chung của thời đại. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X khẳng định Việt Nam sẽ "Thực hiện tốt đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng và nhà nước, chủ động tích cực hội nhập kinh tế sâu hơn, đầy đủ hơn với khu vực và thế giới... hoàn chỉnh hệ thống pháp luật bảo đảm lợi ích quốc gia và phù hợp với các quy định, thông lệ quốc tế" [29, tr.204]. Do vậy, PLVTK cũng phải có những quy định hài hoà, tương thích với pháp luật quốc tế, đặc biệt là các quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài, thừa kế con sinh ra bằng phương pháp khoa học... Điều đó đòi hỏi khi xây dựng pháp luật các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải nghiên cứu, tham khảo, chọn lọc những kinh nghiệm của PLVTK các nước, trên cơ sở đó vận dụng vào điều kiện cụ thể của Việt Nam cho phù hợp. Như thế chúng ta mới có thể xây dựng được một hệ thống PLVTK có tính khả thi cao, bởi nó sát với thực tế và được quốc tế thừa nhận.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/11/2023