+ Giỏi (điểm 9, 10): Trả lời đúng 14 đến 16 câu hỏi
+ Khá (điểm 7, 8): Trả lời đúng 11 đến 13 câu hỏi
+ Trung bình ( điểm < 7): Trả lời được < 11 câu hỏi
(Theo viện RHM quốc gia ở HS THCS tỷ lệ điểm kém rất ít nên không
đánh giá mức độ điểm kém).
2.2.5.6. Cách tính một số chỉ số cụ thể:
- Tính chỉ số SMT (Sâu Mất Trám) Sâu (S) được tính theo 2 mã số:
Mã số 1: Sâu răng nguyên phát Mã số 2: Răng đã trám có sâu lại
Mất (M) được tính theo 2 mã số: Mã số 4: Mất do sâu răng Mã số 5: Mất vì lý do khác
Trám (T) được tính theo một mã số:
Mã số 3: Đã trám và không sâu lại
Tính SMT/ người ( theo WHO) cho người dưới 30 tuổi
TSR mã số 1 + TSR mã số 2 + TSR mã số 3 + TSR mã số 4
SMT =
Tổng số người khám
(TSR: Tổng số răng)
- Chỉ số nhu cầu điều trị nha chu (CPITN)
+ Tính tỉ lệ bệnh toàn bộ người có mô nha chu lành mạnh và bị bệnh
Số cá thể có code 0 x 100
Tỉ lệ % người có code 0 =
( tỉ lệ % lợi lành mạnh) Số người còn răng
Số cá thể có code 1 x 100
Tỉ lệ % người có code 1 =
( tỉ lệ % chảy máu lợi) Số người còn răng
Số cá thể có code 2 x 100
Tỉ lệ % người có code 2 =
( tỉ lệ % có cao răng) Số người còn răng
- Số trung bình lục phân lành mạnh và có bệnh nha chu / mỗi người
TS lục phân có code 0
Số trung bình lục phân lành mạnh =
Số trung bình lục phân chảy =
Số trung bình lục phân có cao răng =
- Chỉ số cặn bám
Số người còn răng
TS lục phân có code 1
Số người còn răng TS lục phân có code 2
Số người còn răng
Cách tính:
- Chỉ số cao răng
Cách tính:
TS chỉ số cặn bám của các răng được khám
TS các răng được khám
TS chỉ số cao răng của các răng được khám TS các răng được khám
2.2.6. Đánh giá kết quả
Các kết quả thu được của đề tài sẽ so sánh với các chỉ số theo phân loại bệnh
của WHO như sau [134]
2.2.6.1. Tỷ lệ sâu răng
Bảng 2.2. Tỷ lệ sâu răng
Xếp loại | |
> 80% | Cao |
50% - 80% | Trung bình |
< 50% | Thấp |
Có thể bạn quan tâm!
- Các Nghiên Cứu Can Thiệp Về Dự Phòng Sâu Răng Viêm Lợi
- Nghiên Cứu Dich Tễ Học Mô Tả Cắt Ngang Có Phân Tích
- Một Số Khái Niệm, Quy Ước Và Cách Tính Các Chỉ Số Dùng Trong Nghiên Cứu:
- Thực Trạng Bệnh Sâu Răng, Viêm Lợi, Mảng Bám Răng, Kiến Thức, Thái Độ Thực Hành Về Chăm Sóc Răng Miệng Và Một Số Yếu Tố Liên Quan Đến Bệnh Răng
- Thực Trạng Vệ Sinh Răng Miệng Ở Học Sinh Nghiên Cứu Theo Huyện
- Liên Quan Giữa Số Lần Thực Hành Chải Răng Trong Ngày
Xem toàn bộ 174 trang tài liệu này.
2.2.6.2. Chỉ số SMT tuổi 12
Bảng 2.3. Chỉ số SMT tuổi 12
Xếp loại | |
0 – 1,1 | Rất thấp |
1,2 – 2,6 | Thấp |
2,7 – 4,4 | Trung bình |
4,5 – 6,5 | Cao |
> 6,5 | Rất Cao |
2.2.6.3. Tỷ lệ % bệnh quanh răng
Bảng 2.4. Tỷ lệ % bệnh quanh răng
Giá trị | |||
Thấp | Trung bình | Cao | |
Viêm lợi | 0 – 20% | >20 – 50% | > 50% |
Cao răng | 0 – 50% | >50 – 80% | > 80% |
2.2.6.4. Chỉ số DI-S
Bảng 2.5. Chỉ số DI-S
DI-S | Xếp loại | |
0 | 0 | Rất tốt |
1 | 0,1 – 0,6 | Tốt |
2 | 0,7 – 1,8 | Trung bình |
3 | 1,9 – 3,0 | Kém |
2.2.6.5. Chỉ số CI-S
Bảng 2.6. Chỉ số CI-S
CI-S | Xếp loại | |
0 | 0 | Rất tốt |
1 | 0,1 – 0,6 | Tốt |
2 | 0,7 – 1,8 | Trung bình |
3 | 1,9 – 3,0 | Kém |
2.2.6.6. Chỉ số OHI-S
Bảng 2.7. Chỉ số OHI-S
Xếp loại | |
0 | Rất tốt |
0,1 – 1,2 | Tốt |
1,3 – 3,0 | Trung bình |
3,1 – 6,0 | Kém |
2.2.6.7. Chỉ số mảng bám PI
- Đánh giá mức độ: Tính trung bình cộng của các giá trị được ghi nhận trên các răng được khám ở từng cá thể để đánh giá mức độ vệ sinh răng miệng cho cá nhân. Có 3 mức độ được đánh giá.
Bảng 2.8. Chỉ số mảng bám PI
Chỉ số mảng bám PI | |
Vệ sinh răng miệng tốt Vệ sinh răng miệng trung bình Vệ sinh răng miệng kém | 0 ≤ PI ≤ 2 2 < PI < 4 4 < PI ≤ 5 |
2.2.7. Phương pháp và công cụ đánh giá [33], [34].
- Phỏng vấn trực tiếp học sinh bằng bảng hỏi.
- Khám răng học sinh để đánh giá.
+ Đánh giá chỉ số hiệu quả (CSHQ) và chỉ can thiệp (CSCT):
Sử dụng CSHQ để đánh giá một số chỉ số (tỷ lệ %) thay đổi sau can thiệp
so với trước can thiệp:
CSHQ (%) =
/ p1 – p2/ p1
x 100
Trong đó:
+ p1 : Tỷ lệ trước can thiệp.
+ p2 : Tỷ lệ sau can thiệp.
Sử dụng CSCT (tỷ lệ %) để đánh giá hiệu quả can thiệp giữa nhóm can
thiệp và nhóm chứng:
CSCT (%) = CSHQ (nhóm can thiệp) – CSHQ (nhóm chứng)
- So sánh kết quả các chỉ số thu thập được trước và sau can thiệp và rút ra kết luận cần thiết.
2.3. Khống chế sai số
- Bộ công cụ được thiết kế chi tiết, rõ ràng, dễ hiểu, không ẩn ý để tránh
sự nhầm lẫn và có điều tra thử để chỉnh lý, bổ sung, hoàn thiện.
- Người thu thập thông tin: lựa chọn các cán bộ có kinh nghiệm và được
tập huấn đầy đủ
+ Chọn điều tra viên: Là các bác sĩ chuyên khoa RHM.
+ Tập huấn các bác sĩ tham gia khám về kỹ năng tiếp xúc học sinh, cách ghi chép, tiêu chuẩn đánh giá sâu răng, viêm lợi, tiến hành khám thử tại trường trung học cơ sở Thái Thịnh, quận Đống Đa về cách phỏng vấn, cách khám, cách ghi phiếu, trao đổi giữa các thành viên để thống nhất cách làm hợp lý.
- Tổ chức giám sát chặt chẽ trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Một số biện pháp cụ thể như chải răng, súc miệng học sinh tiến hành ở gia đình có thể thực hiện không đầy đủ do quên hoặc ngủ dậy muộn được khắc phục: Quán triệt, động viên các em tự giác thực hiện nghiên cứu, kết hợp chặt chẽ với sự giúp đỡ của gia đình nhắc nhở các em học sinh.
- Có thể gặp 1 số sai số nhớ lại của học sinh khi tiến hành điều tra KAP về bệnh răng miệng. Khắc phục: Tập huấn điều tra viên, chọn điều tra viên có kỹ năng phỏng vấn.
- Các phiếu điều tra được kiểm tra và làm sạch ngay để khi cần thiết điều
tra viên sẵn sàng gặp lại học sinh để bổ sung thông tin.
- Khách quan, trung thực trong đánh giá, phân loại và xử lý số liệu.
- Hạn chế sai số do các yếu tố gây nhiễu: Cỡ mẫu theo công thức có ý
nghĩa thống kê, sử dụng kỹ thuật có đối chứng khi tiến hành biện pháp can thiệp.
2.4. Xử lý số liệu
- Tất cả các số liệu nghiên cứu được xử lý số liệu bằng chương trình Epi –info 6.04, tại bộ môn Dịch tễ học – Viện Vệ Sinh Dịch Tễ Trung Ương.
- Số liệu được phân tích để tính toán các chỉ số mảng bám PI, chỉ số SMT, tỉ lệ bệnh, so sánh T - test , khi bình phương, chỉ số nguy cơ OR, tính chỉ số hiệu quả, chỉ số can thiệp
2.5. Vấn đề y đức trong nghiên cứu
- Đề cương nghiên cứu đã được thông qua Hội Đồng đạo đức của viện Vệ
Sinh Dịch Tễ Trung Ương.
- Được sự đồng ý của nhà trường, phụ huynh, đặc biệt sự tự nguyện tham
gia của học sinh và có phiếu tình nguyện tham gia nghiên cứu.
- Khi nghiên cứu chúng tôi lấy toàn bộ số HS 12 tuổi của 6 trường.
- Khi tiến hành khám phát hiện bệnh sâu răng, viêm tuỷ cần điều trị chúng tôi ghi rõ trong phiếu khám, hướng dẫn các em về nói với bố mẹ để cho các em đi điều trị.
2.6. Hạn chế của đề tài
- Cỡ mẫu học sinh nghiên cứu tính theo công thức cỡ mẫu tối thiểu của nghiên cứu dịch tễ học mô tả cho so sánh 1 tỷ lệ; số trường nghiên cứu chưa nhiều và chỉ nghiên cứu ở 2 huyện của Hà Nội. Do đó, kết quả thu được có thể chưa mang tính đại diện cao.
- Thời gian can thiệp ngắn nên chưa bộc lộ hết những khó khăn bất cập của
các hoạt động can thiệp.
- Có thể có sai số do nhớ lại trong điều tra kiến thức, thái độ, thực hành vệ sinh răng miệng của học sinh.
- Các nghiên cứu kiểm soát MBR trên thế giới cũng như Việt Nam rất ít,
việc bàn luận so sánh, tham khảo tài liệu bị han chế.
- Khảo sát kiến thức, thái độ, thực hành của HS, riêng phần thái độ của HS liên quan với bệnh sâu răng, viêm lợi kết quả thu được ít ý nghĩa khoa học, không đưa vào báo cáo luận án.
* Cách khắc phục:
- Không chế sai số: Như đã nêu ở mục 2.4
- Thiết kế: Bộ câu hỏi theo thiết kế của chương trình Nha Học Đường viện RHM quốc gia. Xin ý kiến các chuyên gia đầu ngành (RHM và dịch tễ học) chỉnh sửa, điều tra thử, chỉnh sửa lần cuối trước khi tiến hành nghiên cứu.