- Phương pháp cơ học: Chải răng với kem đánh răng có fluor đúng phương pháp, đúng thời điểm là phương pháp cơ học được sử dụng làm giảm yếu tố vi khuẩn gây bệnh sâu răng bằng việc kiểm soát quá trình hình thành mảng bám răng.
d. Dự phòng sâu răng bằng F (fluor)
- Cơ chế tác dụng của F: F được hấp thu vào men răng trong thời kỳ phát triển của răng, hình thành cấu trúc tinh thể men. Tinh thể men sẽ đề kháng tốt hơn dưới tác dụng của axit.
- Các phương pháp dự phòng sâu răng bằng Fluor được áp dụng trong cộng đồng: Fluor hoá nguồn cung cấp nước công cộng, trường học. Nước súc miệng có fluor, kem đánh răng có fluor, muối fluor ...
e. Trám bít hố rãnh
Là hàn phủ lên các mặt hố rãnh của các răng phía sau bằng vật liệu trám bít. Chất trám bít có tác dụng ngăn ngừa nguy cơ sâu răng ở mặt nhai trong thời gian còn lưu giữ ở trên răng.
Ngoài những biện pháp dự phòng sâu răng nêu trên, ngày nay nhờ sự tiến bộ của khoa học người ta còn áp dụng những phương pháp khác cũng có tác dụng phòng sâu răng hữu hiệu như: Người ta đã tìm ra những chất làm ngọt mà vi khuẩn không thể tiêu thụ được để thay thế đường. Những chất này không gây nên hiện tượng sinh acid nên không gây sâu răng - đó là các loại đường đa cồn (polyol) [55]. Các loại đường có gốc cồn được sử dụng rộng rãi là xylitol, sorbitol, mannitol, maltitol, lactitol v.v… trong đó xylitol được sử dụng rộng rãi nhất.
Liệu pháp ozon: Trên thế giới, người ta nghiên cứu việc đưa ozon vào mô răng bị sâu bằng cách dùng áp lực hơi kết hợp với phản ứng hóa học để tạo môi trường kiềm chế vi khuẩn phát triển, tăng quá trình tái khoáng của tổ chức cứng của răng, giúp giảm đáng kể tình trạng sâu răng. Ozon sử dụng trong nha khoa là
Có thể bạn quan tâm!
- Cách Phát Hiện Mảng Bám Răng Và Các Chỉ Số
- Đánh giá hiệu quả kiểm soát mảng bám răng trong dự phòng sâu răng, viêm lợi ở học sinh 12 tuổi tại một số trường ở ngoại thành Hà Nội - 4
- Kiến Thức, Thái Độ, Thực Hành Của Học Sinh Về Chăm Sóc Răng Miệng.
- Nghiên Cứu Dich Tễ Học Mô Tả Cắt Ngang Có Phân Tích
- Một Số Khái Niệm, Quy Ước Và Cách Tính Các Chỉ Số Dùng Trong Nghiên Cứu:
- Cách Tính Một Số Chỉ Số Cụ Thể:
Xem toàn bộ 174 trang tài liệu này.
một hỗn hợp của ozon tinh khiết với tỷ lệ 0,05% - 5% O3 và oxy sạch với tỷ lệ
95% - 99,5% O2 [62], [108].
1.2.1.2. Các biện pháp dự phòng viêm lợi
Mục đích của việc dự phòng bệnh viêm lợi là bảo vệ răng cho từng người hoặc cho nhiều người trong cộng đồng để răng tồn tại suốt đời càng nhiều răng càng tốt. Chúng ta biết, nguyên nhân của bệnh viêm lợi là mảng bám vi khuẩn, mảng bám gây ra viêm lợi và từ đó mới phát triển thành nhiều hình thức bệnh quanh răng khác. Loại bỏ mảng bám để điều trị viêm lợi hay để phòng ngừa viêm lợi phải là mục tiêu chính của mọi biện pháp dự phòng.
Ở Việt Nam, mục tiêu từ năm 2000 cho đến nay giảm tỷ lệ trẻ em bị viêm lợi xuống còn 50% [54], [60]. Tại các nước trên thế giới và trong khu vực, song song với việc dự phòng viêm lợi người ta còn đang quan tâm đến việc nghiên cứu về hiệu quả của nó và có nhiều nghiên cứu về vấn đề này đã được công bố [84], [90], [91].
a. Các biện pháp cơ học: Chải răng, làm sạch kẽ răng, phương pháp phun tưới
b. Biện pháp hoá học
Dùng nước súc miệng có tác dụng làm sạch miệng khỏi các mảnh vụn thức ăn. Ngoài ra nước súc miệng có tác dụng phòng ngừa và giảm tích tụ MBR, có fluor nên làm giảm sâu răng....
c. Khắc phục và sửa chữa các sai sót: Vị trí răng, về điểm tiếp giáp, sửa chữa các
phục hồi răng sai quy cách.
d. Chế độ dinh dưỡng
e. Tuyên truyền phòng bệnh.
1.2.1.3. Các nghiên cứu can thiệp về dự phòng sâu răng viêm lợi
- Dương Thị Truyền (2005), Nghiên cứu hiệu quả một số biên pháp chăm sóc
sức khoẻ ban đầu cho HS tại An Giang. Nội dung can thiệp: (1) Giáo dục nha
khoa, hướng dẫn chải răng, (2) súc miệng fluor 0,2% tại trường mỗi tuần một lần, (3) khám điều trị sớm, trám bít hố rãnh. Kết quả: Giảm sâu răng, viêm lợi, cải thiện tình trạng VSRM, KAP của HS về bệnh RM có hiệu quả rõ rệt [49].
- Lê Thị Thanh (2006), Đánh giá hiệu quả chương trình nha học đường trong việc chăm sóc sức khoẻ răng miệng học sinh miền núi tại thị xã Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn. Nội dung can thiệp: (1) Chú trọng nội dung giáo dục nha khoa, hướng dẫn chải răng, (2) súc miệng fluor 0,2% tại trường mỗi tuần một lần. Kết quả: Chỉ số về KAP và thực hành CSRM của học sinh tăng rõ rệt sau 3 năm, viêm lợi, sâu răng giảm [42].
- Đào Thị Dung (2007), Đánh giá hiệu quả can thiệp chương trình nha học đường tại một số trường tiểu học quận Đống Đa Hà Nội. Can thiệp bằng cả 4 nội dung của NHĐ (giáo dục nha khoa, súc miệng fluor tại trường, khám và điều trị sớm, trám bít hố rãnh dự phòng sâu răng), chú trọng nội dung điều trị sâu răng bằng kỹ thuật ART (trám răng không sang chấn). Kết quả: giảm sâu răng 44,01%, viêm lợi 58,6%, giảm biến chứng viêm tuỷ [9].
1.2.2. Biện pháp kiểm soát mảng bám răng [14]
1.2.2.1. Các biện pháp cơ học làm sạch mảng bám răng
a. Chải răng
Chải răng bằng bàn chải để kiềm chế MBR và làm sạch cặn thức ăn là phương pháp cơ học đã được sử dụng từ rất lâu đó là phương pháp đơn giản, tiện lợi cho mỗi cá nhân trong việc phòng và điều trị bệnh sâu răng, viêm lợi. Chính vì vậy để tăng cường việc phòng bệnh sâu răng, viêm lợi ở lứa tuổi học sinh, lứa tuổi răng đang giai đoạn ngấm vôi, việc súc miệng bằng dung dịch fluor 0,2% và chải răng được tiến hành trong khuôn khổ của chương trình chăm sóc răng miệng trẻ em tại trường học đã mang lại kết quả khả quan ở nhiều nước trên thế giới. Nhưng nếu chỉ súc miệng bằng dung dịch fluor 0,2% đơn thuần mà không
chải răng thì kết quả sẽ bị hạn chế. Hiện nay, chúng ta chưa có điều kiện để sử dụng fluor một cách rộng rãi ở mọi địa phương, không đánh răng đang là yếu tố nguy cơ đối với bệnh sâu răng và bệnh viêm lợi ở trẻ em [19]. Trong điều trị bệnh của tổ chức quanh răng: Chải răng thường xuyên là vấn đề rất quan trọng đối với kết quả của việc điều trị bệnh ở mọi mức độ. Muốn chải răng có hiệu quả cần phải biết lựa chọn bàn chải thích hợp, một bàn chải tốt phải đạt được những tiêu chuẩn : Phù hợp với miệng và răng của người dùng, không quá to, không quá nhỏ, lông bàn chải mịn có đầu tròn và có độ mền vừa phải, đầu bàn chải thuôn nhỏ để có thể vươn tới những răng trong cùng của hàm răng [75], [78], [88].
Chải răng phải đáp ứng được các yêu cầu: Phải làm sạch được tất cả các mặt răng, đặc biệt là vùng rãnh lợi và vùng kẽ răng. Việc di chuyển bàn chải không được làm tổn thương tổ chức mềm và tổ chức cứng. Kỹ thuật phải đơn giản và dễ học. Phương pháp phải được thực hiện tốt sao cho tất cả các phần của răng đều được chải và không có vùng nào bị bỏ qua. Có rất nhiều phương pháp chải răng khác nhau, như phương pháp Stillman, phương pháp Charter...Tuy nhiên đa số các chuyên gia đều cho rằng phương pháp chải răng của Bass là phù hợp và có hiệu quả nhất [65]. Phương pháp này có ưu điểm: (1) dễ dàng làm sạch những MBR trên bề mặt răng và lợi, (2) động tác đơn giản, dễ thao tác và hướng dẫn cho cộng đồng, (3) có tác dụng xoa nắn lợi một cách nhẹ nhàng.
Tóm lại việc chải răng phải trở thành thói quen tốt, phải được thực hiện thường xuyên, đúng phương pháp để có thể loại bỏ được cặn thức ăn và MBR giúp cải thiện tình trạng VSRM. Việc học cách VSRM khoa học là không khó, nhưng khó nhất là biến nó thành những thói quen tốt hàng ngày [77], [128].
b. Làm sạch kẽ răng
Vùng kẽ răng là nơi giữ mảng bám răng nhiều nhất và rất khó đưa bàn chải tới được, vì vậy phải dùng phương pháp đặc biệt để làm sạch như sử dụng chỉ tơ nha khoa. Trên thị trường có rất nhiều loại, nhưng hầu hết đều được làm bằng sợi nilon. Cách sử dụng: Cắt một đoạn dài 45- 60 cm, quấn hai đầu sợi chỉ quanh hai ngón tay giữa đủ dài sao cho khi căng ra thì hai đầu ngón cái chạm nhau (ở tư thế xòe ra). Các ngón cái được sử dụng để kiểm soát sợi chỉ khi nó di chuyển qua các điểm tiếp giáp của các răng ở hàm trên. Các ngón trỏ được sử dụng để ấn sợi chỉ qua các điểm tiếp giáp của các răng hàm dưới. Sợi chỉ sau đó được di chuyển lên xuống qua kẽ răng để lấy bỏ đi MBR. Đổi vị trí dây khi chuyển qua vùng răng khác để đảm bảo dây mới và sạch [116], [122].
Ngoài chỉ tơ nha khoa chúng ta có thể sử dụng băng nha khoa, tăm gỗ nha
khoa, bàn chải kẽ răng và bàn chải tự động.....
c. Dùng phương pháp phun tưới:
Có thể là biện pháp bổ xung cho chải răng, đặc biệt đối với chỗ có cầu răng. Phương pháp này có tác dụng làm sạch các mảnh vụn thức ăn nhưng không làm sạch mảng bám răng. Nếu bổ sung thêm chất sát khuẩn vào nước tưới như Chlohexidine với nồng độ loãng còn có tác dụng đối với cả vi khuẩn trong miệng.
1.2.2.2. Kiểm soát mảng bám răng bằng biện pháp hóa học
Nói chung, việc loại bỏ hoàn toàn MBR bằng phương pháp cơ học là rất khó thực hiện. Chính vì vậy các nhà lâm sàng đã nghiên cứu sử dùng các chất kháng khuẩn để ức chế hình thành MBR, đẩy mạnh hiệu quả làm sạch. Biện pháp hoá hoc là phương pháp dùng nước súc miệng, có tác dụng lên mảng bám răng theo một cơ chế: Kìm hãm các vi khuẩn trong miệng. Ngăn cản việc định cư của vi khuẩn ở bề mặt răng. Ức chế việc hình thành MBR. Hòa tan các mảng bám đã hình thành. Ngăn ngừa khoáng hóa các mảng bám.
Dùng nước súc miệng có tác dụng làm sạch miệng khỏi các mảnh vụn thức ăn. Ngoài ra nước súc miệng có tác dụng phòng ngừa và giảm tích tụ MBR, có fluor nên làm giảm sâu răng....Nước súc miệng đơn giản nhất và được sử dụng rộng rãi nhất là nước muối ấm pha loãng. Hiện nay, nước súc miệng có thêm các loại thành phần như sau: Chất kháng khuẩn: Chlohexidine gluconate 0,2% và 0,12%, chất này có hiệu quả nhất, đã được ứng dụng thành công ở Châu Âu trong hơn ba thập kỷ qua, có tác dụng trong việc chống MBR và viêm lợi nhưng nhược điểm là có vị mạnh và có xu hướng làm đổi màu răng [86], [138]. Chất hay được dùng hơn là các muối của ammonium như Cetylpyridium chloride. Cồn để tăng cường các hoạt tính kháng khuẩn và giữ các chất hương liệu trong dung dịch. Chất gây ẩm như sorbitol để phòng khô miệng, các chất hương liệu, chất màu, chất bảo quản và nước có tác dụng như dẫn chất.
Mỗi ngày súc miệng 2 lần, mỗi lần 30 giây, có thể súc miệng trước và sau khi chải răng hoặc súc miệng độc lập với các lần chải răng.
1.2.2.3. Khắc phục và sửa chữa các sai sót
a. Vị trí răng
Răng lệch lạc gây khó vệ sinh răng miệng. Đối với trường hợp mất răng, các răng bên cạnh bị nghiêng, tạo thành một khoảng tam giác cũng khó làm sạch răng.
Trong các trường hợp này cần tìm ra biện pháp phù hợp để làm sạch mảng bám răng như dùng chỉ hay bàn chải đặc biệt....
b. Về điểm tiếp giáp
Điểm tiếp giáp hay vùng tiếp giáp giữa các răng có nhiều dạng tùy thuộc vào hình thể răng và quan hệ các răng. Nếu vùng tiếp giáp hẹp thì dễ làm sạch.
Khi có tiêu hoặc mòn mặt bên răng thì vùng tiếp giáp rộng hơn. Nếu răng hình chữ nhật thì vùng tiếp giáp có thể rất rộng. Nếu khoảng trống này có lợi bình thường phủ thì không cần làm sạch, dùng chỉ hoặc băng có hiệu quả nhất.
c. Sửa chữa các phục hồi răng sai quy cách
Phục hồi răng không tốt là nguyên nhân hay gặp nhất làm giữ mảng bám. Có các trường hợp như: Bờ chỗ hàn nhô ra, không tạo được điểm tiếp giáp giữa 2 răng, bờ chụp răng dưới lợi....
Phải chú ý sữa chữa lại các chỗ phục hồi sai quy cách mới có thể kiểm soát được mảng bám. Khi phục hồi răng hoặc phục hồi hình răng phải chú ý đến tổ chức quanh răng.
1.2.2.4. Chế độ dinh dưỡng
Thiếu hụt dinh dưỡng không gây viêm lợi nhưng nếu bệnh do mảng bám gây ra đã có sẵn thì thiếu hụt dinh dưỡng có ảnh hưởng đến sự phát triển bệnh. Vì vậy cần phải có chế độ dinh dưỡng cân bằng. Thành phần hóa học và tính chất lý học của thức ăn cũng ảnh hưởng đến tổ chức lợi như các thực phẩm xơ làm sạch răng, các thức ăn mềm, dính, có đường lại là điều kiện tốt để hình thành mảng bám răng.
1.2.2.5. Tuyên truyền phòng bệnh.
Tuyên truyền để mọi người có kiến thức, hiểu biết từ đó sẽ thay đổi về quan điểm dẫn đến các thay đổi về hành vi và thói quen trong chăm sóc răng miệng. Khi tuyên truyền giáo dục vệ sinh răng miệng, cần chú ý phương pháp dễ hiểu, đơn giản, ngắn gọn và ít thông tin nhưng dễ lặp lại để mọi người dễ nhớ.
Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng, địa điểm, thời gian nghiên cứu
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
- Học sinh 12 tuổi, không phân biệt giới tính, tự nguyện tham gia nghiên cứu, loại trừ những học sinh chuyển trường.
- Lý do chọn:
+ Học sinh 12 tuổi là tuổi chuyển tiếp từ bộ răng hỗn hợp sang răng vĩnh viễn lên việc kiểm soát nguyên nhân gây bệnh và giáo dục kiến thức VSRM là rất quan trọng để đảm bảo cho trẻ có được bộ răng vĩnh viễn sau này đẹp về thẩm mỹ và tốt về chức năng.
+ Chỉ số SMT ở tuổi 12 được WHO sử dụng làm chỉ số đánh giá tình trạng sâu răng của mỗi nước, mỗi khu vực hay toàn cầu và cũng dùng để đề ra mục tiêu phòng chống bệnh sâu răng.
2.1.2. Địa điểm, thời gian nghiên cứu:
- Địa điểm nghiên cứu: 6 trường trung học cơ sở của huyện Gia Lâm và huyện Quốc Oai Hà Nội (Có bản đồ các xã của hai huyện ở phụ lục VI).
- Thời gian nghiên cứu: 5/2009 – 3/2011 (nghiên cứu mô tả: 5/2009- 12/2009, nghiên cứu can thiệp: 4/2010 – 3/2011)
2.2. Phương pháp nghiên cứu [32], [33], [34].
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu dịch tễ học mô tả cắt ngang có phân tích, nghiên cứu dịch tễ học can thiệp có đối chứng.