Một Số Khái Niệm, Quy Ước Và Cách Tính Các Chỉ Số Dùng Trong Nghiên Cứu:


- Những nội dung giảng dạy giúp cho các em hiểu được:

+ Kiến thức nha khoa căn bản về vệ sinh răng miệng, nắm vững và từng bước thực hành chải răng đúng phương pháp để phòng ngừa sâu răng, viêm lợi. Đồng thời giúp cho học sinh hiểu rõ thức ăn nào có lợi, thức ăn nào có hại cho sức khoẻ RM, thói quen sấu cần tránh, lợi ích của fluor nói chung và súc miệng với dung dịch natrifluor nói riêng trong việc phòng ngừa bệnh sâu răng.

+ Về thái độ tạo cho học sinh thói quen phải chải răng ngay sau khi ăn và tối trước khi đi ngủ sẽ loại trừ được mảng bám răng, loại trừ vi khuẩn để bảo vệ hàm răng.

+ Về thực hành và kỹ năng biết cách lựa chọn bàn chải tốt, thích hợp và biết cách giữ gìn bàn chải của mình. Cũng như biết chọn những thức ăn tốt cho răng và lợi.

+ Về chăm sóc sẽ được các thầy cô giáo và cán bộ NHĐ thường xuyên nhắc nhở

chải răng, súc miệng tại trường.

b. Biện pháp cơ học: Là biện pháp chải răng có giám sát

- Phát kem đánh răng colgate total, bàn chải đánh răng colgate (cấu trúc và thành phần của kem đánh răng colgate xem phụ lục IV) cho các em học sinh nhóm CT

- Tập huấn cho cán bộ chuyên trách NHĐ và thầy cô giáo chủ nhiệm kiến thức cơ bản về VSRM và phương pháp thực hành chải răng, cách tổ chức kiểm tra 1 tuần 1 lần tại nhà trường.

- Phối hợp với cán bộ NHĐ và thầy cô giáo chủ nhiệm tổ chức triển khai phương pháp chải răng Bass cải tiến (phương pháp chải răng Bass cải tiến và ảnh minh họa xem phụ lục III), chải răng tập thể ở trường dưới sự giám sát của cán bộ NHĐ và thầy cô giáo chủ nhiệm lớp. Trong tháng đầu tiên: 1 lần/1 tuần chúng tôi xuống hướng dẫn, kiểm tra thực hành chải răng của các em tại trường.

- Trước khi chải răng khám phát hiện MBR bằng nhuộm Eosine 2%.


- Hướng dẫn các em thực hành chải răng theo phương pháp Bass cải tiến áp dụng trong chương trình nha học đường.

- Sau khi các em chải răng xong, khám lại 10 HS phát hiện MBR còn sót lại, để nhắc nhở các em HS toàn trường vị trí hay sót lại MBR, lần sau chải răng kỹ hơn cho sạch MBR.

- Trong thời gian tiếp: 2 tuần chúng tôi xuống trường hướng dẫn, kiểm tra việc chải răng của HS tại trường 1 lần cho đến khi vệ sinh răng miệng của học sinh đạt kết quả tốt.

c. Biện pháp hoá học:

- Đây là phương pháp dùng nước súc miệng: Chúng tôi phát nước súc miệng colgate Plax (cấu trúc và thành phần của nước súc miệng colgate Plax xem phụ lục V) cho các em ở nhóm can thiệp. Mỗi ngày súc miệng 2 lần, mỗi lần 30 giây, súc miệng sau khi chải răng.

- Những lần kiểm tra tiếp theo, chúng tôi xuống và phát tiếp nước súc miệng cho

các em học sinh sử dụng trong vòng 1 năm.

- Trong một năm chúng tôi xuống trường kiểm tra, hướng dẫn HS chải răng và súc miệng 26 lần.

- Phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa gia đình, cán bộ quản lý NHĐ và thầy cô giáo để đôn đốc, nhắc nhở, giám sát các em chải răng sau khi ăn, súc miệng ngày 2 lần ở nhà cũng như ở trường.

- Xây dựng cơ sở vật chất:

Tăng cường các phương tiện giảng dạy: Tranh lật, tranh treo tường, tờ rơi, băng

hình, mô hình giảng dạy kiến thức nha khoa và thực hành chải răng.

- Đánh giá hiệu quả của can thiệp:

Sau 1 năm can thiệp sẽ khám lần 2 ở cả 2 nhóm can thiệp và nhóm chứng

- Các chỉ số đánh giá hiệu quả can thiệp:


+ Tình trạng bệnh sâu răng, viêm lợi, MBR, tình trạng VSRM

+ K.A.P

+ Một số yếu tố liên quan tới bệnh sâu răng, viêm lợi

+ Đánh giá hiệu quả các giải pháp can thiệp: dựa vào chỉ số hiệu quả

2.2.5. Một số khái niệm, quy ước và cách tính các chỉ số dùng trong nghiên cứu:

2.2.5.1. Chỉ số sâu mất trám răng vĩnh viễn ( SMT)

- Là số răng sâu trung bình ở mỗi cá thể bao gồm răng sâu chưa được xử lý, răng sâu đã được hàn và răng đã mất do sâu. Chỉ số này được WHO sử dụng làm chỉ số để đánh giá tình trạng sâu răng của mỗi nước, mỗi khu vực hay toàn cầu và cũng dùng để đề ra mục tiêu phòng chống sâu răng.

- Tiêu chuẩn đánh giá:

+ Răng sâu: Trường hợp có lỗ: Có chấm đen, có lỗ mắc thám châm khám ở bất kỳ vị trí nào trên răng. Trường hợp khó xác định: Các hố và rãnh ở các mặt nhai, mặt ngoài, mặt trong chẩn đoán là sâu khi: Men liền kề biểu lộ:

. Đục

. Vùng tối sẫm

. Đáy mềm

Các vùng nhẵn ở mặt ngoài và mặt trong chẩn đoán là sâu khi:

. Đốm trắng

. Xù xì (lởm chởm, ráp)

. Mềm

. Đưa thám châm vào được ( mắc thám châm)

. Bề mặt được ghi lành khi không có dấu hiệu mềm

Mặt bên: Không có răng bên cạnh giống vùng nhẵn của mặt ngoài, mặt trong Có răng bên cạnh (không nhìn thấy)


. Giai đoạn men cảm nhận được bằng thám châm vì có chỗ mềm

. Nhìn thấy vùng tối sẫm

. Nhìn mất hình ảnh mờ đục bình thường

. Có chỗ vỡ bề mặt của gờ mặt bên Chẩn đoán phân biệt sâu men với nhiễm fluor:

Nhiễm fluor: Thường vùng tối sẫm màu vàng ở cổ răng, thường bị giống nhau ở

nhiều răng cả hàm trên và hàm dưới.

+ Răng mất: Không thấy thân răng trên cung hàm hoặc mất hoàn toàn cả thân và chân răng. Không tính trường hợp thiếu răng do răng sữa đến tuổi thay.

+ Răng đã được hàn nhưng sâu tái phát.

+ Răng đã được hàn nhưng không sâu tái phát.

+ Các trường hợp khác:

. Răng có chụp phục hình: Xác định nguyên nhân

. Răng chết tuỷ (ghi như răng tuỷ sống): Nếu không có mặt nào tổn thương hoặc đã hàn xem là răng bình thường.

. Răng thiểu sản: Nếu không sâu, không hàn chỉ do lý do thẩm mỹ

thì không ghi.

. Vết sắc tố: Không được xem là sâu

. Răng thừa: Không ghi

. Trường hợp có cả răng vĩnh viễn và răng sữa ở cùng vị trí: Chỉ tính răng vĩnh viễn

. Mặt răng có cả sâu và hàn phục hồi ghi cả hai

+ Chỉ số Sâu – Mất – Trám (SMT) răng là tổng số:

răng Sâu + Mất + Trám trên tổng số học sinh được khám.


2.2.5.2. Chỉ số nhu cầu điều trị quanh răng của cộng đồng (CPITN) [14]

- Mục đích: Khám phát hiện và hướng dẫn cá thể và nhóm cá thể nhu cầu điều trị quanh răng

- Lựa chọn răng khám:

+ Chia 2 hàm thành 6 vùng lục phân

+ Đánh giá mỗi vùng 1 răng


16

11

26

46

31

36

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 174 trang tài liệu này.

Đánh giá hiệu quả kiểm soát mảng bám răng trong dự phòng sâu răng, viêm lợi ở học sinh 12 tuổi tại một số trường ở ngoại thành Hà Nội - 8


+ Khi răng chỉ định không còn thì vùng đó không được tính

- Dụng cụ khám: Trâm thăm dò nha chu của WHO

+ Đầu bi tròn đường kính 0,5mm

+ Có các vạch đánh dấu các khoảng 2,0; 3,0; 3,5mm… (tổng cộng là 11,5mm)

- Sử dụng trâm

+ Xác định độ sâu của túi lợi, chảy máu và cao răng

+ Đưa đầu tròn của cây thăm dò nha chu vào túi lợi các răng đại diện trên với một lực khoảng 20 gram, nhẹ nhàng di chuyển đầu cây thăm dò theo hình giải phẫu của răng. Thăm dò mỗi răng sáu điểm là gần ngoài, giữa ngoài, xa ngoài, gần trong, giữa trong, xa trong. Đánh giá mức độ chảy máu lợi và cao răng.

+ Nhìn vào cột màu nhận biết túi sâu < 3,5mm; 3,5 – 5,5mm; >5,5mm Tiêu chuẩn đánh giá: Gồm 6 mã nhưng đối tượng nghiên cứu là trẻ em nên trong nghiên cứu này chỉ sử dụng 3 mã số chỉ mức độ:

Mã số 0: Tổ chức quanh răng bình thường

Mã số 1: Chảy máu nhẹ sau khi thăm dò túi lợi.


Mã số 2: Có cao răng trên hay dưới lợi

- Phân loại nhu cầu điều trị quanh răng: Bệnh nhân được phân loại các mức: 0 ;

I; II; III nhu cầu điều trị theo các mã số cao nhất khi đến khám.

0 = Không cần điều trị ( mã số 0 )

I = Hướng dẫn vệ sinh răng miệng (mã số 1 )

II = Hướng dẫn vệ sinh răng miệng + lấy cao răng và làm nhẵn mặt, loại trừ MBR, sữa lại các sai sót trong hàn răng, chụp răng (mã số 2 và 3).

2.2.5.3. Chỉ số mảng bám của Quigley và Hein: PI [14]

- Mục đích: Đánh giá mức độ sạch của miệng bởi mức bám các mảng bám và chất cặn trên bề mặt răng.

- Lựa chọn răng khám:

+ Chọn 6 răng đại diện: Khám mặt ngoài răng 16; 26; 11; 31

Khám mặt trong: Răng 36; 46

+ Khám 1/2 chu vi răng đại diện bao gồm cả mặt bên tới vùng tiếp giáp

- Cách khám: Dùng chỉ thị màu eosin 2% để phát hiện mảng bám.

- Tiêu chuẩn đánh giá:

Có 6 mức độ ghi nhận từ 0 - 5

+ 0 : Không có bám màu

+ 1 : Có các đám màu bám rải rác

+ 2: Có viền màu vòng theo cổ răng

+ 3: Nổi màu 1/3 mặt răng về phía cổ răng.

+ 4: Nổi màu trải rộng đến 1/3 giữa mặt răng

+ 5: Nổi màu trải rộng trên 2/3 giữa mặt răng

Các điểm từ 2 - 5 cũng được tính như khi có mảng bám ở mặt gần hay phía tiền đình xa.


2.2.5.4. Chỉ số vệ sinh răng miệng đơn giản OHI-S (Oral hygiene index simplified [14]: Greene và vermillion giới thiệu năm 1964

- Đánh giá tình trạng vệ sinh răng miệng của cá nhân và cộng đồng


- Bao gồm 2 thành phần: Chỉ số cao răng đơn giản (CI – S) và chỉ số cặn

bám đơn giản (DI – S)


- Chỉ số vệ sinh răng miệng đơn giản (OHI – S) = DI – S + CI – S


- Chọn răng và mặt răng khám: Chọn 6 răng đại diện khám.


Răng 16, 26, 11,31: Khám mặt ngoài, răng 36 và 46 khám mặt trong


- Cách khám: Khám 1/2 chu vi răng đại diện gồm cả mặt bên tới vùng tiếp giáp. Tối thiểu phải khám 2 trong 6 mặt cần khám, ghi mã số cặn.

- Tiêu chuẩn ghi các mã số của chỉ số cặn răng như sau:


+ Độ 0: Không có cặn răng hoặc vết bẩn


+ Độ 1: Cặn mềm dưới 1/3 bề mặt răng


+ Độ 2: Cặn mềm bám nhiều hơn 1/3 nhưng dưới 2/3 mặt răng.


+ Độ 3: Cặn mềm bám nhiều hơn 2/3 bề mặt răng


Tiêu chuẩn của chỉ số cao răng cũng tương tự như chỉ số cặn răng nhưng có

bổ sung thêm:


+ Trường hợp có cao răng dưới lợi thì ghi mã số 2


+ Trường hợp có một dải cao răng liên tục dưới lợi thì ghi mã số 3


Hình 2.1. Lựa chọn răng và đánh giá chỉ số DI-S theo các mức độ


Tóm lại: Khám dựa theo mẫu phiếu điều tra của WHO, ghi đầy đủ các mục

cần điều tra. Mã số trong phiếu được quy ước theo WHO.

- Đánh giá hiệu quả can thiệp bằng chỉ số hiệu quả trước sau qua các tỷ lệ và các chỉ số.

2.2.5.5. Đánh giá kiến thức, thái độ, thực hành về giữ gìn vệ sinh răng miệng bằng chấm điểm các câu trả lời trong bộ câu hỏi (Dựa trên yêu cầu tối thiểu về kiến thức, thái độ thực hành CSRM)

- Kiến thức: Là những hiểu biết cụ thể của học sinh về vấn đề chăm sóc RM khi được điều tra viên hỏi.

- Thái độ: Là cách bầy tỏ quan điểm thực tế của học sinh về vấn đề chăm sóc RM trước các câu hỏi của điều tra viên đưa ra.

- Thực hành: Là cách thực hành hiện tại về chăm sóc RM mà học sinh đang

thực hành hàng ngày.

- Cách chấm điểm kiến thức:

Xem tất cả 174 trang.

Ngày đăng: 04/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí