2.2.1.1. Nghiên cứu dich tễ học mô tả cắt ngang có phân tích
* Mục đích của nghiên cứu mô tả
- Xác định thực trạng bệnh sâu răng, viêm lợi và tình trạng MBR của học sinh
- Xác định thực trạng về kiến thức, thái độ, thực hành của học sinh về CSRM
- Xác định một số yếu tố liên quan đến bệnh sâu răng, viêm lợi
* Cỡ mẫu
Cỡ mẫu được tính theo công thức nghiên cứu dịch tễ học mô tả.
Z21- /2 p (1-p )
n = -------------------------x DE
d2
Trong đó:
- n: Cỡ mẫu tối thiểu
- p: Tỷ lệ học sinh bị sâu răng, viêm lợi của quần thể, p = 70% (theo nghiên cứu của Trần Văn Trường 2001 [50], Trần Bích Vân, Hoàng Tử Hùng 2007 [56], Lê Bá Nghĩa 2009 [26]).
- d : Sai số tuyệt đối cho phép, d = 4%
- Z1- /2 : Hệ số tin cậy, ứng với độ tin cậy 95% ( = 0,05 ) thì Z1- /2 = 1,96
- DE: Hệ số thiết kế = 2
Theo công thức: n = 1008 (Thực tế điều tra: 1022 HS)
* Cách chọn mẫu
- Chọn chủ đích huyện nghiên cứu: Huyện Quốc Oai và huyện Gia Lâm
- Lý do chọn:
+ Quốc Oai là một huyện ngoại thành của Hà Tây trước đây, chưa triển khai chương trình nha học đường, điều kiện kinh tế, mức sinh hoạt tương đối đầy đủ.
Bệnh sâu răng, viêm lợi rất phổ biến, do bị hạn chế về nhiều mặt nên việc phòng và chữa bệnh RM chưa được quan tâm đúng mức.
+ Gia Lâm là một huyện ngoại thành của Hà Nội, đã triển khai chương trình nha học đường (những năm tiểu học) nhưng hiệu quả còn chưa cao, điều kiện kinh tế và mức sinh hoạt tương đối khá, nhưng do công tác phòng và chữa bệnh chưa được quan tâm đúng mức, nên bệnh răng miệng còn phổ biến.
+ Chúng tôi chọn 2 huyện ngoại thành của Hà Nội để so sánh tình hình bệnh RM của một huyện ngoại thành cũ và một huyện ngoại thành mới của Hà Nội.
Vì theo số liệu của phòng giáo dục huyện Quốc Oai và huyện Gia Lâm thì mỗi trường có khoảng 165 đến 180 em học sinh 12 tuổi, nên chúng tôi lấy toàn bộ số HS lớp 6 của 6 trường, phù hợp với n = 1008 đã tính trong công thức trên.
Đã khám RM và phỏng vấn KAP về CSRM cho 1022 em.
- Chọn chủ đích trường nghiên cứu:
+ Huyện Quốc Oai: Trường trung học cơ sở (THCS) Đồng Quang, Thạch
Thán và Thị Trấn Quốc Oai
+ Huyện Gia Lâm: Trường THCS Cổ Bi, Thị Trấn Trâu Quỳ và Đa Tốn.
- Lý do chọn:
+ Theo số liệu của trung tâm y tế huyện Quốc Oai và huyện Gia Lâm thì 6
trường THCS trên có tỷ lệ bệnh RM cao nhất.
+ Các trường trên có cùng cảnh quan sinh thái (điều kiện tự nhiên), hoàn cảnh kinh tế khá tương đồng.
2.2.1.2. Nghiên cứu dịch tễ học can thiệp có đối chứng.
* Mục đích của nghiên cứu can thiệp
- Thử nghiệm phương pháp can thiệp kiểm soát MBR trên đối tượng nghiên cứu, trong đó đi sâu vào biện pháp giáo dục nha khoa, biện pháp cơ học: hướng dẫn
chải răng có giám sát theo phương pháp Bass cải tiến và biện pháp hoá học (dùng nước súc miệng).
- Đánh giá hiệu quả kiểm soát MBR qua các chỉ số mảng bám PI, chỉ số CI-S, DI-S, OHI-S, qua tình hình bệnh RM và kiến thức, thái độ, thực hành chăm sóc RM của học sinh.
Tiến hành nghiên cứu can thiệp theo sơ đồ sau
6 trường THCS huyện Quốc Oai, Gia Lâm
Chọn 4 trường (phân bố ngẫu nhiên vào 2 nhóm)
2 trường can thiệp (n=306) 2 trường chứng (n=303)
Học sinh lớp 6 Học sinh lớp 6
So sánh trước sau
So sánh trước sau
Điều tra trước CT – So sánh trước CT - Điều tra lần 1
Can thiệp Không can thiệp
Điều tra sau CT Điều tra lần 2
So sánh hiệu quả CT
Sơ đồ 2.1. Chọn mẫu và tổ chức nghiên cứu can thiệp
* Cỡ mẫu
Được tính theo công thức
Z 21 - /2 [(1 – p1)/ p1 + ( 1- p2)/ p2]
n1 = n2 = ----------------------------------------------------
[ln (1 - )] 2
Trong đó:
- p1: Tỷ lệ bệnh răng miệng của nhóm không can thiệp ước tính = 80%
(Theo điều tra của viện RHM năm 2001 ở lứa tuổi 12-14 có 78,4% mắc bệnh RM. Năm 2010 tai hội nghị nha khoa toàn quốc, viện RHM cho biết có trên 80% HS mắc bệnh RM).
- RR ≥ 2 -> p2 = 40%
- : Độ chính xác dự kiến của nhà nghiên cứu = 15%, thì [ln (1 - )] 2 = 0,026
- Z1- /2 : Hệ số tin cậy; ứng với độ tin cậy 95% ( = 0,05 ) thì Z1- /2 = 1,96
Theo công thức trên: n1 = n2 =259 (Thực tế điều tra HS của 2 nhóm: 609)
* Cách chọn mẫu
- Theo cỡ mẫu đã chọn, chúng tôi khám thực tế mỗi trường có 4 lớp 6, mỗi lớp có khoảng từ 38 -> 45 học sinh 12 tuổi, nên chúng tôi tiến hành chọn toàn bộ khối lớp 6 của 4 trường là đủ số mẫu can thiệp.
- 6 trường THCS của 2 huyện có điều kiện kinh tế gần tương đương nhau, số lượng HS gần bằng nhau, đều không triển khai chương trình NHĐ và có cùng cảnh quan sinh thái đồng bằng Sông Hồng.
- Trong 6 trường THCS chúng tôi chọn lấy 4 trường và phân bổ ngẫu nhiên vào 2 nhóm, nhóm can thiệp 2 trường 306 HS : Đồng Quang - huyện Quốc Oai (156
HS) và thị trấn Trâu Quỳ - huyện Gia Lâm (150 HS), nhóm chứng 2 trường 303 HS: Thị trấn Quốc Oai - huyện Quốc Oai (152 HS) và Đa Tốn - huyện Gia Lâm (151 HS).
- Khi tiến hành nghiên cứu để đảm bảo yếu tố đạo đức và công bằng chúng tôi lấy toàn bộ số học sinh khối lớp 6 (12 tuổi) của 4 trường trên.
2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu:
- Phỏng vấn đánh giá KAP về chăm sóc RM của học sinh theo bộ phiếu điều tra của viện RHM quốc gia năm 2009 (kèm theo ở phụ lục II)
- Khám lâm sàng phát hiện bệnh RM của học sinh 12 tuổi, sử dụng
phiếu điều tra sức khoẻ của WHO (kèm theo ở phụ lục I).
2.2.3. Các biến số và chỉ số nghiên cứu
Bảng 2.1 Các biến số và chỉ số nghiên cứu
Nhóm biến số | Chỉ số | PP thu thập | |
Mô tả tỷ lệ, sự | -Tình trạng bệnh | - Tỷ lệ sâu răng, viêm lợi trước | -Khám răng |
phân bố mảng bám răng, sâu | răng miệng | can thiệp | miệng |
răng, viêm lợi | -Tình trạng MBR | - Chỉ số mảng bám PI | |
-Tình trạng | - Tỷ lệ viêm lợi, cao răng, cặn | ||
VSRM | bám, chỉ số CPITN, OHI-S | ||
Mô tả thực trạng | - Kiến thức, thái | - Tỷ lệ học sinh có kiến thức, thái độ, thực hành đúng - Liên quan giữa kiến thức, thực hành của HS với tình trạng VSRM - Liên quan giữa tình trạng VSRM với bệnh sâu răng và viêm lợi | - Phỏng vấn |
kiến thức, thái độ, thực hành về | độ, thực hành của | bằng bộ câu | |
chăm sóc sức | học sinh | hỏi | |
khỏe răng miệng | |||
và một số yếu tố | |||
liên quan đến | |||
bệnh răng miệng | |||
Đánh giá hiệu | - Đánh giá hiệu | - So sánh trước và sau can | -Khám răng |
quả kiểm soát mảng bám răng | quả kiểm soát | thiệp và so sánh với nhóm | miệng |
trong dự phòng | mảng bám răng | chứng: | - Phỏng vấn |
sâu răng, viêm lợi của học sinh | qua tỷ lệ sâu răng, | + Tỷ lệ sâu răng, chỉ số SMT | bằng bộ câu |
12 tuổi | viêm lợi | + Tỷ lệ viêm lợi, chỉ số mảng | hỏi |
- Kiến thức, thái | bám PI, cao răng, cặn bám, chỉ | ||
độ, thực hành của | số CPITN, chỉ số OHI-S | ||
học sinh sau can | - Tỷ lệ học sinh có kiến thức, | ||
thiệp | thái độ, thực hành đúng |
Có thể bạn quan tâm!
- Đánh giá hiệu quả kiểm soát mảng bám răng trong dự phòng sâu răng, viêm lợi ở học sinh 12 tuổi tại một số trường ở ngoại thành Hà Nội - 4
- Kiến Thức, Thái Độ, Thực Hành Của Học Sinh Về Chăm Sóc Răng Miệng.
- Các Nghiên Cứu Can Thiệp Về Dự Phòng Sâu Răng Viêm Lợi
- Một Số Khái Niệm, Quy Ước Và Cách Tính Các Chỉ Số Dùng Trong Nghiên Cứu:
- Cách Tính Một Số Chỉ Số Cụ Thể:
- Thực Trạng Bệnh Sâu Răng, Viêm Lợi, Mảng Bám Răng, Kiến Thức, Thái Độ Thực Hành Về Chăm Sóc Răng Miệng Và Một Số Yếu Tố Liên Quan Đến Bệnh Răng
Xem toàn bộ 174 trang tài liệu này.
2.2.4. Các bước tiến hành nghiên cứu
2.2.4.1. Chuẩn bị
- Viện RHM quốc gia gửi công văn đến Sở y tế Hà Nội yêu cầu phối hợp thực hiện dự án này. Sở Y tế Hà Nội có công văn gửi sở giáo dục Hà Nội, trung tâm y tế, phòng giáo dục huyện Quốc Oai, huyện Gia Lâm phối hợp, giúp đỡ thực hiện chương trình.
- Phòng giáo dục huyện Quốc Oai, huyện Gia Lâm gửi công văn xuống 6 trường THCS yêu cầu phối hợp với thực hiện chương trình.
- Sở Y tế cũng có công văn gửi trung tâm “P/S bảo vệ nụ cười Việt Nam”, công ty Colgate Pamolive Việt Nam hỗ trợ bàn chải, kem đánh răng, nước súc miệng cho đề tài.
- Tiếp xúc với nhà trường, nơi sẽ khám để họ biết và tạo điều kiện cho việc
khám và can thiệp được dễ dàng, thuận lợi.
- Chuẩn bị phiếu khám RM, phiếu phỏng vấn học sinh
- Chuẩn bị dụng cụ khám răng miệng:
+ Bộ dụng cụ khám: Khay quả đậu, gương, thám châm, ...
+ Cây thăm dò nha chu của WHO
+ Dụng cụ để khử khuẩn (tủ sấy, nước ngâm dụng cụ …)
+ Kem đánh răng, bàn chải, nước súc miệng
+ Các dụng cụ khác: Bông cồn, găng tay, giấy lau tay...
- Chuẩn bị điều tra viên: Gồm 6 bác sĩ chuyên khoa RHM, tập huấn thống nhất cách khám và ghi chép theo phiếu điều tra. Sau khi thống nhất các điều tra viên được khám cùng một người bệnh ở hai lần khám khác nhau và các điều tra viên được khám trên cùng một người bệnh ở các lần khác nhau và được tính hệ số kappa để kiểm tra sự khác nhau giữa các lần khám và giữa các điều tra viên.
Kết quả hệ số kappa được tính từ 0,75 trở lên. Như vậy chênh lệch có thể chấp
nhận được cho việc điều tra cơ bản.
- Chuẩn bị tranh tuyên truyền, mô hình giảng dạy về kiến thức RM cho học sinh.
2.2.4.2. Phương pháp khám lâm sàng trong nghiên cứu mô tả cắt ngang
- Dưới ánh sáng tự nhiên nơi đủ ánh sáng, kết hợp đèn chiếu sáng, đúng phương pháp nghiên cứu.
- Bước 1: Phỏng vấn đánh giá kiến thức – thái độ - thực hành về CSRM của học sinh theo phiếu điều tra. Cán bộ điều tra chỉ làm rõ khi có thắc mắc, hạn chế giải thích nhiều câu hỏi phỏng vấn.
- Bước 2: Khám lâm sàng tình trạng bệnh sâu răng, viêm lợi và tình trạng VSRM, chỉ số mảng bám PI, cặn bám, cao răng của học sinh bằng mắt thường và kết hợp với nhuộm màu MBR, với thám châm qua các chỉ số và tiêu chuẩn đánh giá.
- Ghi vào phiếu đánh giá.
2.2.4.3. Phương pháp can thiệp
a. Giáo dục kiến thức về nha khoa cho học sinh:
- Giảng dạy theo các đề tài sau:
+ Bệnh sâu răng: Nguyên nhân – Diễn biến – Hậu quả - Cách phòng ngừa
+ Bệnh viêm lợi: Nguyên nhân – Diễn biến – Hậu quả - Cách phòng ngừa
+ Hậu quả mất răng sớm
+ Những thói quen xấu ảnh hưởng đến lệch lạc răng và hàm
+ Thức ăn tốt và không tốt cho răng và lợi
+ Những phương pháp lấy sạch mảng bám răng
+ Lựa chọn và giữ gìn bàn chải
+ Chải răng đúng kỹ thuật, đúng thời điểm, đủ thời gian