Kiến Thức, Thái Độ, Thực Hành Của Học Sinh Về Chăm Sóc Răng Miệng.



Rất cao


( >6,6)

Cao


( 4,5-6,5)

Trung bình


(2,7-4,4)

Thấp


(1,2-2,6)

Rất thấp


( 0-1,1)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 174 trang tài liệu này.

Đánh giá hiệu quả kiểm soát mảng bám răng trong dự phòng sâu răng, viêm lợi ở học sinh 12 tuổi tại một số trường ở ngoại thành Hà Nội - 5


Các nước phát triển

Các nước đang phát triển

Hình 1.5. Khuynh hướng phát triển của bệnh sâu răng

Chỉ số SMT lứa tuổi 12 ở một số nước: Úc năm 1997: 4,8 đến năm 2000 giảm còn 0,8; Nhật năm 1957: 2,8 đến năm 1993 tăng 3,6; Đan Mạch năm 1980 5,0

đến 2003 giảm 0,9. Mỹ năm 2004 là 1,19 [22], [130].

Theo WHO, năm 1997 các nước trong khu vực có trên 90% dân số bị SR và

viêm lợi. Chỉ số SMT lứa tuổi 12 ở mức cao từ 0,7 đến 5,5 [46], [68], [135].


Quốc gia

1994

2000 - 2003

Lào

2,4

4,4

Brunei

4,9

1,8

Campuchia

4,9

4,8

Trung Quốc

1994

1,0

Triều Tiên

1994

3,1


1.1.4.2. Việt Nam.

a. Tình hình diễn biến bệnh sâu răng.

Từ những năm của thập kỷ 60 thế kỷ trước đến nay đã có những nghiên cứu tình trạng sâu răng ở Việt Nam nói chung và ở trẻ em nói riêng. Năm 1977, Nguyễn Dương Hồng thông báo 77,0% trẻ em 6 tuổi ở Hà Nội và nông thôn bị sâu răng sữa, 30,0% trẻ em 13 tuổi sâu răng vĩnh viễn [12]. Năm 1978 bộ môn Răng Hàm Mặt trường Đại học Y Hà nội thông báo tỷ lệ sâu răng vĩnh viễn của trẻ em 6 tuổi trở lên khoảng 39,0%, sâu răng sữa 1 - 5 tuổi là 31,3% [1]. Năm 1981, Hoàng Tử Hùng đưa ra tỷ lệ sâu răng sữa ở một số tỉnh Miền Nam: 70,5%, ở Thuận Hải là 72,1% [53]. Lê Đình Giáp và cộng sự cho biết 75,9% trẻ 12 tuổi thuộc 4 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long mắc sâu răng vĩnh viễn [17]. Theo Wong

H.D chỉ số SMT tuổi 12 ở trẻ em Việt Nam năm 1982: 1,80.

Nhìn chung các nghiên cứu đều cho thấy sâu răng ở Việt Nam là bệnh phổ biến và tỷ lệ mắc cao. Càng về sau càng có nhiều nghiên cứu ở địa phương, nhiều lứa tuổi và có quy mô rộng hơn. Qua đó thấy rằng khi chưa có công tác nha học đường, tình trạng sâu răng ở trẻ em Việt Nam có chiều hướng tăng cao. Sâu răng ở Miền Bắc nói chung thấp hơn so với Miền Nam [66]. Đặc biệt có những điều tra cơ bản đã công bố tình trạng sâu răng trên phạm vi toàn quốc. Qua điều tra lần 1 năm 1990 thấy tỷ lệ sâu răng ở tuổi 12: Miền Bắc: 43,3%; SMT 1,2%; Miền Nam: 76,3%; SMT: 2,9. Toàn quốc là 55,7%; SMT: 1,8 [12].

Từ năm 1991 đến năm 1998 tiếp tục có nhiều nghiên cứu đưa ra tỷ lệ sâu răng và chỉ số SMT ở một số địa phương như Yên Bái, Hoà Bình, Nam Định, Hà Nội, Đà Nẵng…. và thấy tỷ lệ sâu răng dao động trong khoảng 34,5% - 62,0%, SMT từ 1,3 – 4,3 [14], [39], [48].


Viện Răng Hàm Mặt Hà Nội phối hợp với Viện nghiên cứu và thống kê sức khoẻ răng miệng Australia tiến hành điều tra bệnh răng miệng ở Việt Nam trong 3 năm từ 1999 đến 2001 thu được kết quả sau [52]:

Ở nhóm tuổi 6 – 8: Tỷ lệ sâu răng sữa: 84,9%; Chỉ số SMT: 5,4

Tỷ lệ sâu răng vĩnh viễn: 25,4%; Chỉ số SMT: 0,5 Ở nhóm tuổi 9 – 11: Tỷ lệ sâu răng sữa: 56,3%; Chỉ số SMT: 2,0

Tỷ lệ sâu răng vĩnh viễn: 54,6%; Chỉ số SMT: 1,2


Ở nhóm tuổi 12 – 14: Tỷ lệ sâu răng vĩnh viễn: 64,1%; Chỉ số SMT: 2,1

b. Tình hình diễn biến bệnh quanh răng :

Tại Việt Nam cũng đã có nhiều nghiên cứu về bệnh quanh răng và đưa ra nhận xét bệnh quanh răng là phổ biến, tỷ lệ mắc cao [1], [3], [53]. Theo điều tra năm 1990: Trẻ em 12 tuổi ở Miền Nam 63,6% chảy máu lợi, 91,5% có cao răng [3], 98,3% trẻ em 12 tuổi toàn quốc bị viêm lợi.

Từ năm 1991 đến năm 1998 có nhiều tác giả thông báo tình hình bệnh quanh răng ở lứa tuổi học sinh ở một số tỉnh như Yên Bái, Hải Hưng, Hà Nội, Nam Định, Đà Nẵng, Thái Bình… trong đó CPITN 1 giao động từ 4,8% đến 40,4%; CPITN 2 từ 10,5% đến 89,2% [4], [19], [53].

Theo Trần Văn Trường, năm 2001 Viện Răng Hàm Mặt Hà Nội phối hợp với Viện nghiên cứu và thống kê sức khoẻ răng miệng Australia tiến hành điều tra bệnh răng miệng ở Việt Nam trong 3 năm từ 1999 đến 2001 thu được kết quả sau [52]:


Tỷ lệ trẻ có cao răng

Tỷ lệ trẻ có chảy máu lợi

Trẻ 6 – 8 tuổi:

42,7%

25,5%

Trẻ 9 – 11 tuổi :

69,2%

56,8%

Trẻ 12 – 14 tuổi:

71,4%

78,4%


Qua đó thấy rằng bệnh răng miệng còn rất phổ biến, mặc dù nhờ có chương trình nha học đường, tỷ lệ bệnh răng miệng của học sinh đã giảm. Nhưng nhìn chung còn cao, ở mức báo động, đòi hỏi có những giải pháp phòng bệnh và điều trị hữu hiệu và tăng cường chương trình chăm sóc răng miệng trẻ em học đường là vô cùng cấp bách.

1.1.4.3. Tình hình bệnh răng miệng tại Hà Nội

Theo kết quả của Viện RHM năm 1991 tỷ lệ sâu răng lứa tuổi 12 của Hà Nội: 36,0%, tỷ lệ viêm lợi: 84,0%. Theo báo cáo của sở y tế Hà Nội năm 1998 tỷ lệ sâu răng của học sinh tiểu học: 40,8%.

Mặc dù chương trình nha học đường được triển khai tại Hà Nội, nhưng năm 2003 theo số liệu của sở y tế Hà Nội tỷ lệ bệnh răng miệng của học sinh tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông: 36,0%, năm 2004: 36,7%, như vậy tỷ lệ bệnh răng miệng của học sinh tiểu học, trung học cơ sở vẫn tăng theo thời gian [36], [37].

Theo Đào Thị Dung, Nguyễn Ngọc Trang, Lò Thị Hà 2007 tỷ lệ sâu răng của học sinh: 54,1%, viêm lợi: 5,4% [8]. Năm 2008 Đào Thị Dung cho biết tỷ lệ học sinh 12 tuổi sâu răng: 15,9%, viêm lợi: 6,1%, tỷ lệ sâu răng viêm lợi ở học sinh ngoại thành cao hơn học sinh nội thành [7].

Tác giả Nguyễn Quốc Trung năm 2011 nghiên cứu trên HS ở Từ Liêm Hà Nội cho biết kết quả sâu răng vĩnh viễn: 57,14% [47].

1.1.5. Kiến thức, thái độ, thực hành của học sinh về chăm sóc răng miệng.

1.1.5.1. Khái quát về thuật ngữ kiến thức, thái độ, thực hành [24], [25], [35].

Hành vi sức khoẻ, trong đó có hành vi chăm sóc răng miệng (CSRM) là một trong nhiều khái niệm liên quan đến hành vi con người. Hành vi sức khoẻ có vai trò rất quan trọng, tạo lập nên sức khoẻ cho mỗi cá nhân, gia đình, cộng đồng. Nghiên cứu về hành vi sức khoẻ là một phần quan trọng trong các nghiên


cứu hay hoạt động can thiệp tại cộng đồng. Người ta cho rằng hành vi con người là một phức hợp của nhiều hành động chịu ảnh hưởng bởi những yếu tố di truyền, môi trường, kinh tế- xã hội và chính trị.

Kiến thức (Knowledge), thái độ (Attitude) và thực hành (Practice) nói chung là tập tính, thói quen, cách sống, cách suy nghĩ, hành động của con người đối với môi trường bên ngoài, đối với bệnh tật.

Các yếu tố tạo nên hành vi thực hành của con người được tóm tắt:

Kiến thức Thái độ Thực hành K A P


(Knowledge)

(Attitude)

(Practice)

Sự hiểu biết (phụ

Tư duy, lập trường,

Các hoạt động của

thuộc vào yếu tố văn

quan điểm.

con người.

hoá, xã hội, kinh tế).




a. Kiến thức [25]

Kiến thức bao gồm những hiểu biết của con người, thường khác nhau (do khả năng tiếp thu khác nhau) và thường bắt nguồn từ kinh nghiệm sống hoặc của người khác truyền lại, kiến thức có được từ nhiều thông tin. Chọn lọc từ nhiều thông tin để có kiến thức (hiểu biết) đúng đắn, khoa học về 1 sự vật, hiện tượng... Hiểu biết nhiều khi không tương đồng với kiến thức mà chúng ta có thể tiếp thu thông qua những thông tin mà thầy cô giáo, cha mẹ người thân, bạn bè, sách báo cung cấp. Về kiến thức vệ sinh răng miệng và phòng bệnh sâu răng của học sinh (HS) trung học cơ sở tốt hơn và có sự khác biệt song song với kiến thức văn hoá so với HS tiểu học.


b. Thái độ [25]

Thái độ, bao gồm tư duy, lập trường quan điểm của đối tượng về một kiến thức (hiểu biết) nào đó. Ở lứa tuổi HS trung học cơ sở, các em sẽ có quan điểm rõ ràng, đúng đắn nếu được tiếp thu những kiến thức cơ bản nhờ phương pháp dạy khoa học của thầy cô, sự mẫu mực của cha mẹ, môi trường sống và học tập lành mạnh, thì từ đó các em sẽ có thái độ đúng đắn. Trong vấn đề SKRM, các em chịu tác động rất lớn từ môi trường giáo dục của nhà trường, sách báo, truyền hình... Đôi khi các em lại có vai trò tác động tích cực ngược lại đến gia đinh, bạn bè người thân.

c. Thực hành [117]

Về thực hành, xuất phát từ hiểu biết, có kiến thức và thái độ sẽ dẫn đến thực hành của đối tượng. Kiến thức và thái độ đúng sẽ có thực hành đúng và ngược lại. Ở lứa tuổi HS, các em thực hành về chăm sóc răng miệng còn chưa tốt. Nói chung các em vẫn còn chịu ảnh hưởng từ sự định hướng của nhà trường và gia đình. Tìm hiểu về kiến thức, thái độ, thực hành về CSRM của HS trung học cơ sở là việc làm cần thiết, đặc biệt là đánh giá mối liên quan với bệnh sâu răng, viêm lợi nó giúp chúng ta tìm ra được những biện pháp can thiệp đúng đắn, thích hợp. Như vậy xuất phát từ những hiểu biết, có kiến thức, thái độ sẽ dẫn đến thực hành của các em. Thái độ là biểu hiện sự bằng lòng hoặc phản đối một vấn đề nào đó. Kiến thức và thái độ ở mức độ nào thì thực hành sẽ ở mức độ ấy [28], [32]. Yếu tố thực hành còn nói đến kỹ năng, là biểu lộ khả năng con người thực hiện hoặc xử lý tốt một việc gì nhờ vào khả năng bẩm sinh được đào tạo và phát triển trong thực hành. Kỹ năng và kiến thức quan hệ chặt chẽ, kỹ năng là khả năng vận dụng kiến thức vào thực hành [28], [34].


1.1.6.2. Các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước về kiến thức, thái độ.

thực hành về CSRM của học sinh

Mahmoud K. Al-Omiri và CS nghiên cứu ở 557 học sinh độ tuổi trung bình là 13,5 ở một trường học phía bắc Jordan, báo cáo cho thấy 83,1% HS có dùng bàn chải đánh răng và kem đánh răng để VSRM: 36,4% chải răng buổi sáng; 52,6% chải răng buổi tối trước khi đi ngủ và 17,6% chải răng cả buổi sáng và buổi tối trước khi đi ngủ. Có 66% HS đi khám răng miệng định kỳ, 46,9% chỉ đến nha sỹ khi đau và 20,1% ít khi hoặc không bao giờ đến nha sỹ [98].

Zhu L và cộng sự nghiên cứu ở 4400 HS từ 12 – 18 tuổi ở Trung Quốc thấy 44% HS chải răng ít nhất 2 lần/ngày nhưng chỉ có 17% có sử dụng thuốc đánh răng có fluor; 29% HS 12 tuổi chỉ đến khám bác sỹ khi răng đã bị đau [139].

Ở Việt Nam, một số công trình nghiên cứu đã công bố:

Theo nghiên cứu của Trần Thị Mỹ Hạnh năm 2006 đã đánh giá KAP HS lứa tuổi 7 – 11 tại trường tiểu học Thanh Liệt Hà Nội cho kết quả: Về kiến thức 81,6% các em đạt điểm khá giỏi. Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về kiến thức răng miệng giữa nam và nữ [18]

Tác giả Lê Bá Nghĩa năm 2009 nghiên cứu mối liên quan giữa kiến thức, thái độ, thực hành chăm sóc răng miệng và sâu răng vĩnh viễn ở HS 12 – 15 tuổi tại trường trung học cơ sở Tân Mai- Hà Nội cho thấy: Kiến thức, thái độ, thực hành CSRM tốt của HS chiếm tỷ lệ tương đối cao: 99,3% HS biết được VSRM đúng cách là đề phòng sâu răng. Về thực hành: 90,9% đã từng đi khám răng, 94% chải răng ít nhất 2 lần/ngày, 70% chải răng từ 1 – 3 phút, tuy nhiên chỉ có 43,3% chải răng đúng cách [26].

1.2. Biện pháp kiểm soát mảng bám răng.

1.2.1. Biện pháp dự phòng chung về sâu răng, viêm lợi

1.2.1.1. Các biện pháp dự phòng sâu răng


Mục đích của dự phòng sâu răng trong cộng đồng là giảm tỷ lệ bệnh sâu răng trong cộng đồng và kiểm soát được bệnh sâu răng. Hiện nay quan điểm dự phòng sâu răng đã có nhiều thay đổi, liên quan đến sự phát triển của tổn thương sâu răng, các yếu tố ảnh hưởng đến sự hủy khoáng và tái khoáng đặc biệt là yếu tố môi trường miệng của từng cá nhân. Nhưng cơ bản để dự phòng bệnh sâu răng ở mức độ cộng đồng cần phải áp dụng các phương pháp sau: Hướng dẫn vệ sinh răng miệng, kiểm soát chế độ ăn uống, giảm số lượng vi khuẩn gây bệnh, sử dụng fluor để dự phòng sâu răng và trám bít hố rãnh răng.

a. Hướng dẫn vệ sinh răng miệng

Hướng dẫn chải răng, yêu cầu chải răng: Phải làm sạch được tất cả các mặt của răng nhất là các vùng hố rãnh của răng, vùng rãnh lợi và kẽ lợi. Chải răng đúng kỹ thuật, chải răng với kem đánh răng có fluor làm giảm quá trình hình thành mảng bám răng. Tuy nhiên kẽ răng là nơi có nhiều mảng bám răng nhất và khó đưa bàn chải nên có thể dùng một số biện pháp khác như là: Dùng chỉ tơ nha khoa, bàn chải kẽ răng, tăm răng…

b. Chế độ ăn, uống hợp lý phòng sâu răng

Kiểm soát các thức ăn và đồ uống có đường bao gồm các biện pháp:

- Kiểm soát các thực phẩm có đường ở nhà trường

- Giảm số lần ăn các thực phẩm có đường

- Giảm mức độ tiêu thụ đường ở tầm quốc gia

c. Chống sâu răng – làm giảm số lượng vi khuẩn gây sâu răng

- Phương pháp hóa học: Trên cơ sở khoa học sâu răng là bệnh nhiễm trùng và Mutans Streptococcus là vi khuẩn chủ yếu gây sâu răng, phương pháp hóa học được áp dụng trong việc phòng ngừa và điều trị sâu răng là sử dụng nước súc miệng để loại trừ vi khuẩn.

Xem tất cả 174 trang.

Ngày đăng: 04/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí