Đánh giá hiệu quả kiểm soát mảng bám răng trong dự phòng sâu răng, viêm lợi ở học sinh 12 tuổi tại một số trường ở ngoại thành Hà Nội - 4


Nghiên cứu trên người đã tìm thấy trong mảng bám có ít nhất 3 loại polyglucans được tổng hợp. Vì thế, vai trò gây sâu răng của Streptococcus mutans ở người bắt đầu bị nghi ngờ [23].

Ở Việt Nam khi nghiên cứu từ MBR của người Việt Nam người ta đã phân lập và nhận dạng hai chủng 74 và 94 thuộc chi Streptococus, có khả năng sinh axit mạnh, có sức sống cao đối với tác dụng của một số chất diệt khuẩn thí nghiệm [20], [21].

- Yếu tố di truyền

Răng đẹp hay xấu là từ gia đình. Những nghiên cứu về gia đình đó chỉ ra rằng con cái có những đặc điểm giống cha mẹ chúng. Nếu cha mẹ ít bị sâu răng, thì các con ít mắc sâu răng, ngược lại cha mẹ mắc sâu răng nhiều con cái cũng sâu răng nhiều tương tự.

Mansbridge nghiên cứu [89] thấy những điểm giống nhau nhiều ở các cặp anh em sinh đôi cùng trứng hoặc khác trứng hơn là những cặp trẻ em không có mối liên quan.

* Chế độ dinh dưỡng

Dinh dưỡng là yếu tố chủ quan vì mỗi cá nhân, tùy thuốc sở thích mà lựa chọn loại thức ăn phù hợp cho mình, có những người thích protein trong khi nhiều người lại thích các thức ăn giàu carbonhydrate.

Lady May Mellanby (1943) [89] là người đầu tiên cho rằng sự thiếu hụt

Vitamin D là yếu tố nguyên nhân gây ra thiểu sản và phát triển sâu răng.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 174 trang tài liệu này.

Các bằng chứng dịch tễ học cũng chỉ ra rằng sự thiếu hụt dinh dưỡng kéo dài trong thời kỳ phát triển của răng có thể dẫn tới thiểu sản và dẫn đến sâu răng. Do chế độ ăn ảnh hưởng lên sâu răng do tác động với bề mặt men răng và cung cấp chất nền cho vi khuẩn gây sâu răng. Đường sucrose được cho là nguyên nhân chính của bệnh sâu răng. Bằng chứng về mối liên quan của sâu răng và chế


Đánh giá hiệu quả kiểm soát mảng bám răng trong dự phòng sâu răng, viêm lợi ở học sinh 12 tuổi tại một số trường ở ngoại thành Hà Nội - 4

độ ăn được rút ra từ các nghiên cứu dịch tễ học. Thức ăn và đồ uống của mỗi người đều là chất nền cho quá trình lên men của vi khuẩn trong mảng bám răng, tạo ra các acid hữu cơ dẫn tới sự hủy khoáng cấu trúc răng và gây ảnh hưởng trực tiếp đến sâu răng. Thành phần thức ăn và thói quen ăn uống của mỗi cá nhân cũng ảnh hưởng tới sự phát triển loại sâu răng, thành phần vi khuẩn tìm thấy trong mảng bám răng, do đó gián tiếp ảnh hưởng tới quá trình sâu răng [118].

* Xã hội.

- Các stress về tinh thần

Các giai đoạn sang chấn tâm lý (stress) có liên quan tới nguy cơ mắc bệnh sâu răng nhiều ở mức độ cao, nhưng rất khó để xác định yếu tố này, vì sâu răng là một bệnh mạn tính, và cũng khó để xác định Stress. Những bệnh nhân tâm thần phân liệt ít mắc sâu răng có thể do tăng tiết nước bọt và do độ pH cao của nước bọt. Trong các bệnh hệ thống các rối loạn cảm xúc dường như dẫn tới giảm tiết nước bọt và tăng tỷ lệ sâu răng.

- Tình hình kinh tế xã hội

Rất khó để liên hệ sâu răng với tình hình kinh tế xã hội bởi tính chất phức tạp của nó. Nghiên cứu đầu tiên vào những năm 1930-1940 bởi Klien và Palmer chỉ ra rằng chỉ số SMT không giống nhau ở các nước tình hình kinh tế xã hội khác nhau. Nghiên cứu này cũng cho thấy những nước kinh tế xã hội thấp số lượng răng sâu và răng mất nhiều hơn nhưng số lượng răng được hàn. Từ những năm 1960, sau khi fluor và các biện pháp dự phòng sâu răng khác được biết đến, chỉ số SMT giảm ở các nước kinh tế xã hội cao nhiều hơn ở các nước kinh tế xã hội thấp.

* Môi trường

- Điều kiện địa lý

+ Vĩ độ: Ở Hoa Kỳ, các vùng Đông Bắc có tỷ lệ sâu răng cao nhất và các


vùng Trung Nam tỷ lệ thấp nhất, điều này cũng đúng với Liên Xô trước đây.

+ Khoảng cách so với bờ biển: Tỷ lệ sâu răng cao nhất ở vị trí ngay bờ

biển và càng xa bờ biển tỷ lệ này càng giảm đi.

Những yếu tố địa lý sau đây bi ảnh hưởng bởi hai thông số trên: Ánh nắng mặt trời, nhiệt độ, độ ẩm tương đối, lượng mưa, fluor ,độ cứng toàn phần của nước ....

- Quá trình đô thị hóa

Một nghiên cứu được thực hiện bởi WHO cho thấy tỷ lệ sâu răng ở nông thôn cao

hơn ở thành thị, nơi sử dụng nhiều thức ăn tinh chế hơn.

1.1.3.2. Bệnh viêm lợi

Khi lợi bị viêm ở các mức độ khác nhau sẽ có biểu hiện sự thay đổi màu sắc, hình thể trương lực của lợi.

a. Nguyên nhân, sinh bệnh học của viêm lợi

* Nguyên nhân

Qua nhiều nghiên cứu từ những năm 1960 của Greene, Ramfforg, Loe và cho tới ngày nay người ta khẳng định được sự hình thành và vai trò của MBR, một tác nhân ngoại lai quan trọng nhất trong những nguyên nhân của bệnh viêm lợi và bệnh viêm quanh răng [1].

Ngoài nguyên nhân gây nên bệnh viêm lợi và viêm quanh răng là mảng bám răng đã nêu ở trên còn phải kể đến các nguyên nhân khác gây nên bệnh viêm lợi: Virut Herpet, dùng thuốc trong điều trị, hàn răng không đúng kỹ thuật, do mọc răng và do bệnh toàn thân…

* Bệnh sinh

- Các vi khuẩn xâm nhập vùng quanh răng tác động gây bệnh có thể bằng cách

trực tiếp hoặc gián tiếp:

+ Tác động trực tiếp: Do vi khuẩn hoạt động và sản sinh ra các men như

hyaluronidaza gây phá huỷ tổ chức biểu mô của lợi, Collagennaza phá huỷ tổ


chức đệm...Ngoài các men vi khuẩn còn tiết ra các nội độc tố và những sản phẩm đào thải, chuyển hoá trung gian như NH3, Urê, hydrosunfua...

+ Tác động gián tiếp: Do tính chất kháng nguyên của vi khuẩn chúng

khuyếch tán qua biểu mô và khởi động những phản ứng miễn dịch tại chỗ cũng như toàn thân.

- Khi lợi bị viêm ở các mức độ khác nhau sẽ có biểu hiện ở sự thay đổi màu sắc, hình thể, trương lực của lợi.

- Vị trí biểu hiện dễ thấy là bề mặt lợi chảy máu, dịch viêm ở khe lợi.

- Không có túi lợi bệnh lý (không có sự di chuyển của biểu mô bám dính, không

có tiêu xương ổ răng).

- Viêm lợi thường thấy đi đôi với tình trạng vệ sinh răng miệng không tốt, có

nhiều mảng bám răng, cặn thức ăn, cao răng.

b. Các yếu tố liên quan tới bệnh viêm lợi [44]

* Tuổi, giới

- Tuổi

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng nhóm người lớn tuổi bị bệnh quanh răng nhiều hơn và nặng hơn so với nhóm tuổi trẻ [50], [132]. Một số nghiên cứu cũng cho biết người lớn tuổi có nhiều mảng bám răng hơn và bị viêm lợi nặng hơn nhóm tuổi trẻ. Một số nghiên cứu khác lại kết luận rằng sở dĩ người cao tuổi mắc bệnh quanh răng nặng hơn những người trẻ tuổi là do quá trình phá hủy tổ chức quanh răng tích tụ theo thời gian của đời người và nếu yếu tố VSRM được quan tâm đúng mức thì tuổi tác không còn là yếu tố nguy cơ đáng ngại đối với bệnh quanh răng [50].

- Giới tính

Các nhà nghiên cứu cũng cho thấy nam giới mắc bệnh quanh răng nhiều hơn nữ giới trong cùng độ tuổi so sánh. Theo báo cáo của trung tâm quốc gia về


thống kê sức khỏe Mỹ thì sở dĩ có sự khác biệt trên là do nam giới quan tâm đến VSRM ít hơn và không thường xuyên tới nha sỹ khám hơn so với nữ giới. Tuy nhiên, cũng trong một phân tích dựa trên cơ sở dữ liệu trên, khi đã điều chỉnh về tình trạng VSRM, điều kiện kinh tế xã hội, tuổi tác và số lần khám nha sỹ, người ta thấy rằng nam giới vẫn có tình trạng quanh răng nặng hơn nữ giới.

* Cơ địa

- Yếu tố tại chỗ

+ Hệ vi khuẩn quanh răng: Có hơn 400 chủng vi khuẩn khác nhau được tìm thấy trong dịch miệng ở người, tuy nhiên chỉ có số ít trong đó đóng vai trò là tác nhân gây bệnh, làm phát sinh và phát triển bệnh quanh răng.

+ Mảng bám răng và cao răng

- Yếu tố di truyền

Trong Y học hiện đại, người ta đã chú ý ảnh hưởng của di truyền tới tình trạng bệnh quanh răng. Các cách tiếp cận nghiên cứu bao gồm:

+ Phân tích sự kết hợp giữa bệnh quanh răng với các dấu ấn di truyền, như

nhóm máu hoặc kháng nguyên bạch cầu người.

+ Nghiên cứu trên các cặp song sinh.

+ Nghiên cứu tính đa hình di truyền trên những gien được chỉ định.

Một số nghiên cứu cho rằng có sự kết hợp giữa kháng nguyên bạch cầu người và gien trong bệnh quanh răng khu trú tuổi trẻ [115]. Khi nghiên cứu trên những cặp song sinh, các nhà khoa học cũng kết luận chiều cao xương ổ răng bị chi phối bởi gien di truyền. Mặt khác, các tác giả cũng phát hiện ảnh hưởng của di truyền đối với viêm lợi, độ sâu thăm dò túi lợi, mất bám dính quanh răng và MBR [104]. Trong một nghiên cứu khác, Van Schie và đồng nghiệp đã chứng minh kết hợp điều biến kiểu gien FcyRIIA-H/H131 và FcyRIIIB-NA2/NA2 tăng lên ở nhóm có bệnh quanh răng so với nhóm chứng (18,8% và 3,8%), trong khi


sự kết hợp kiểu gien FcyRIIA-R/H131 và FcyRIIIB-NA2/NA2 lại giảm ở nhóm có bệnh quanh răng (6,3%) so với nhóm chứng (22,9%). Nghiên cứu cũng kết luận do có sự giảm opsonin hóa, qua kết hợp kiểu gien, cuối cùng làm suy yếu khả năng thực bào những vi khuẩn gây bệnh quanh răng ở những cá thể mang những thụ thể nêu trên [127].

* Thói quen có hại

- Chế độ ăn uống mất cân đối

Chế độ ăn uống hợp lí, đầy đủ dưỡng chất đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe toàn thân nói chung và sức khỏe răng miệng nói riêng. Trong khẩu phần ăn hàng ngày, nếu thiếu hụt các vitamin và chất khoáng, đặc biệt là canxi và vitamin C sẽ là một yếu tố nguy cơ cho bệnh quanh răng.

+ Thiếu hụt can-xi:

Một phân tích gần đây dựa trên số liệu của NHANES III (1988-1992) (National Health and Nutrition Examination Survey-USA) chỉ ra rằng những người có khẩu phần ăn với hàm lương can-xi thấp có bệnh quanh răng nhiều hơn so với nhóm người có khẩu phần ăn với hàm lượng can-xi đầy đủ [107].

+ Thiếu hụt vitamin C:

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh vitamin C đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe của lợi. Cũng từ các số liệu của NHANES III (1988-1992), một nghiên cứu nhằm đánh giá mối liên quan giữa thiếu hụt vitamin C và bệnh quanh răng đã được thực hiện. Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng thiếu hụt vitamin C làm tăng nguy cơ bệnh quanh răng, đặc biệt ở nhóm hút thuốc lá thì tỷ suất chênh (OR) là 1,28 (95% CI: 1,04-1,59) và với những người có tiền sử hút thuốc lá thì OR là 1,21 (95% CI: 1,02-1,43) so với những người không hút thuốc. Nghiên cứu này cũng kết luận giảm lượng vitamin C trong khẩu phần ăn, đặc


biệt là ở những người hút thuốc hoặc có tiền sử hút thuốc lá sẽ làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh quanh răng [106].

- Hút thuốc lá

Ngoài tác động xấu gây các bệnh lý ở hệ hô hấp và tuần hoàn, người ta cũng biết đến các tác động bất lợi của hút thuốc lá tới sức khỏe quanh răng. Các nghiên cứu đều có chung kết luận hút thuốc lá là một yếu tố nguy cơ cao cho bệnh quanh răng sau khi đã điều chỉnh về tuổi tác, VSRM và tình trạng kinh tế xã hội [93]. Khái quát cơ chế tác động của hút thuốc lá đến mô quanh răng như sau:

+ Hút thuốc lá gây co thắt các mạch máu và mao mạch của lợi, dẫn tới làm chậm dòng chảy cung cấp chất dinh dưỡng và thải bỏ các chất độc hại cho tổ chức quanh răng [63].

+ Hút thuốc lá làm giảm chức năng hoạt động của các bạch cầu và đại thực bào trong nước bọt và dịch lợi, đồng thời làm giảm hóa ứng động và hoạt động của đại thực bào trong máu và của bạch cầu trung tính ở mô. Từ đó làm giảm đáp ứng bảo vệ trước vi khuẩn gây bệnh quanh răng [121].

+ Ngoài ra, hút thuốc lá có thể ảnh hưởng trực tiếp tới tổ chức quanh răng, các sản phẩm độc có trong thuốc lá có tính độc với tế bảo biểu mô lợi, ảnh hưởng đến tế bào tạo sợi, dẫn đến hiện tượng chậm lành thương tổn [113].

* Xã hội

- Điều kiện kinh tế

Theo báo cáo tổng kết thì bệnh viêm lợi ở châu Á, châu Phi cao hơn hẳn ở châu Âu, châu Úc và nước Mỹ. Người ta cũng cho rằng ở những nơi có đời sống vật chất và văn hóa cao thì ý thức chăm sóc răng miệng tốt hơn, dự phòng bệnh RM được chú trọng hơn, nên bệnh viêm lợi cũng vì thế mà giảm đi.

- Stress và các rối loạn tâm thần: Từ đầu những năm 50 của thế kỷ XX,

các nhà khoa học đã chứng minh stress và các rối loạn tâm thần có tác động bất


lợi đến sức khỏe quanh răng. Gần đây vai trò của stress và rối loạn tâm thần trong bệnh quanh răng đã được chú ý nghiên cứu và ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy chúng là những nguy cơ thật sự cho bệnh quanh răng [99], [105].

* Bệnh toàn thân khác

Hiện nay, các nhà khoa học cũng đã chứng minh một số bệnh toàn thân có ảnh hưởng tới sự phát sinh và phát triển bệnh quanh răng: Bệnh đái tháo đường, hội chứng Down, hội chứng HIV/AIDS.

1.1.4. Tình hình sâu răng và viêm lợi.

1.1.4.1. Thế giới.

- Từ năm 1969, WHO [128], [133] đã rất quan tâm và liên tục theo dõi tình trạng sức khoẻ răng miệng, đặc biệt là sâu răng ở các nước khác nhau và thông tin được lưu trữ trong ngân hàng dữ liệu về răng miệng toàn cầu ở Geneva. Đây là bộ dữ liệu khổng lồ được cung cấp qua nhiều kênh khác nhau.

Theo xác định của ngân hàng dữ liệu sức khoẻ răng miệng của WHO hiện nay, có 2 xu hướng chính của sức khoẻ răng miệng:

- Xu hướng xấu đi cho phần lớn các nước đang phát triển: (SMT trung

bình của trẻ 12 tuổi tăng từ 2 lên 4,1) .

- Xu hướng cải thiện cho phần lớn các nước công nghiệp hoá cao (SMT

trung bình của trẻ 12 tuổi đã tụt từ 7 - 10 xuống 2 - 4).


Ở các nước đang phát triển: Thập kỷ 60 thế kỷ trước, tình hình sâu răng ở mức thấp hơn nhiều so với các nước phát triển. Chỉ số SMT tuổi 12 ở thời kỳ này nói chung từ 1,3-3,0; Thậm chí một số nước dưới 1,0: Thái Lan, Uganda, Zaire. Gần đây, sâu răng có chiều hướng tăng lên trừ một số nước như Hồng Kông, Singapore, Malaysia [15], [136].

Xem tất cả 174 trang.

Ngày đăng: 04/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí