Về Khía Cạnh Kinh Tế - Xã Hội Của Phục Hồi Rừng Thứ Sinh Nghèo


tán rừng nhiệt đới (TSS); phương thức cải tạo rừng bằng chặt trắng trồng lại; phương thức trồng rừng kết hợp với nông nghiệp (Taungya).

Về trình tự xử lý, các phương thức lâm sinh còn có thể được chia ra:

(i)- Các PTLS lấy cải thiện làm mục tiêu trước mắt, như phương thức đồng nhất hoá tầng trên.

(ii)- Các PTLS nhằm tạo lập tái sinh làm mục tiêu chủ yếu, còn cải thiện chỉ là một phần của biện pháp tái sinh, như phương thức rừng đồng tuổi (MUS), phương thức chặt dần nhiệt đới ở Nijêria và Trinidat.

(iii)- Các PTLS nhằm đạt cả hai mục tiêu song song, tức là vừa cải thiện, vừa thúc đẩy tái sinh ở nơi cần thiết, mà dạng tổng quát của nó có liên hệ với hình thức của phương thức khai thác chọn.

1.2.2.4. Về khía cạnh kinh tế - xã hội của phục hồi rừng thứ sinh nghèo

Các nghiên cứu đều khẳng định hiện tượng mất rừng tập trung chủ yếu tại các nước đang phát triển vùng nhiệt đới. Bên cạnh các lý do khách quan như chiến tranh, núi lửa..., mất rừng có liên quan mật thiết với tỷ lệ tăng trưởng dân số. Dân số đông, đói nghèo và sự lạc hậu đã làm cho nhiều người dân chỉ nghĩ đến cái lợi trước mắt của việc tàn phá tài nguyên rừng mà không hề có sự suy tính để gìn giữ cho các thế hệ tương lai. Trong khi đó các thể chế, chính sách của các nước này lại không đủ sức để hạn chế, vận động hay hướng mọi người đến các hoạt động gìn giữ tài nguyên rừng. Hàng loạt những khu rừng nguyên sinh, thứ sinh vẫn đang tiếp tục bị tàn phá, thay thế vào đó là những diện tích đất trống hay những khu rừng thứ sinh nghèo kiệt đến mức tưởng chừng khó có thể phục hồi.

Điển hình cho hướng nghiên cứu về khía cạnh kinh tế - xã hội của phục hồi rừng thứ sinh nghèo là Lamb, Tomlinson (1994); Banerjee (1996); Ramakrishnan và cộng sự (1994); Chokkalingamand Ravindranath (2001); David lamb và Dongilmour (2003); (IUCN, WWF (2003).


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.

1.2.2.5. Về các giải pháp phục hồi rừng thứ sinh nghèo

Phục hồi rừng nghèo là một hệ thống các biện pháp tác động vào rừng nghèo nhằm giữ gìn và phục hồi lại nguồn tài nguyên đa dạng và giá trị tổng hợp của nó; là việc sử dụng một cách khôn khéo các nguồn tài nguyên và môi trường có được từ rừng. Dự báo và phòng chống những ảnh hưởng bất lợi của con người và các tác nhân khác đến rừng, đến các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác trong khu vực có rừng và môi trường sinh thái. Phục hồi rừng nghèo là điều khiển cả đầu vào, đầu ra và mọi hoạt động diễn ra trong vùng có rừng nhằm đạt được những mục tiêu định sẵn của chủ thể phục hồi.

Đánh giá hiệu quả giải pháp phục hồi rừng thứ sinh nghèo tại xã Yên Lương, huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ - 3

Nghiên cứu ở các nước đang phát triển đã cho thấy, vì thiếu biện pháp kinh tế - xã hội thích hợp mà những biện pháp kỹ thuật lâm sinh thường không được áp dụng hoặc được áp dụng một cách hình thức và không đạt được hiệu quả như mong muốn. Những vấn đề kinh tế - xã hội nhạy cảm nhất với tiến trình phục hồi rừng thường liên quan đến chính sách về quyền sở hữu và sử dụng rừng, chia sẻ lợi ích từ rừng, thuế tài nguyên, sự tham gia của cộng đồng trong quản lý rừng. Đôi khi các vấn đề kinh tế - xã hội liên quan cả với những vấn đề nhận thức và kiến thức, về tôn giáo và tín ngưỡng, phong tục và tập quán v.v... Trong một số trường hợp, người ta đã coi những giải pháp kinh tế - xã hội là "có trọng lượng hơn". Vì vậy, phần lớn những nghiên cứu đã khẳng định, để phục hồi rừng thì cùng với việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh đúng đắn, cần xây dựng và thực hiện những biện pháp về kinh tế - xã hội. Thậm chí phải đưa chúng vào các chương trình, hành động của mỗi quốc gia.

1.3. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam

1.3.1. Những nghiên cứu về cấu trúc rừng

Trong vòng vài chục năm qua, nghiên cứu về cấu trúc rừng là một trong những nội dung quan trọng nhằm đề xuất các giải pháp kỹ thuật phù hợp. Thái


Văn Trừng (1978), Trần Ngũ Phương (1970), cũng đã nghiên cứu cấu trúc sinh thái để làm căn cứ phân loại thảm thực vật rừng Việt Nam.

Trần Ngũ Phương (1970), đã chỉ ra những đặc điểm cấu trúc của các thảm thực vật rừng miền Bắc Việt Nam trên cơ sở kết quả điều tra tổng quát về tình hình rừng miền Bắc Việt Nam từ năm 1961 đến 1965. Nhân tố cấu trúc đầu tiên được nghiên cứu là tổ thành và thông qua đó một số quy luật phát triển của các hệ sinh thái rừng được phát hiện và ứng dụng vào thực tiễn sản xuất.

Khi nghiên cứu kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới ở nước ta Thái Văn Trừng (1963, 1970, 1978), đã đưa ra mô hình cấu trúc tầng như: tầng vượt tán (A1), tầng ưu thế sinh thái (A2), tầng dưới tán (A3), tầng cây bụi (B) và tầng cỏ quyết (C). Thái Văn Trừng đã vận dụng và cải tiến, bổ sung phương pháp biểu đồ mặt cắt đứng của Davit - Risa để nghiên cứu cấu trúc rừng Việt Nam, trong đó tầng cây bụi và thảm tươi được vẽ phóng đại với tỷ lệ nhỏ hơn và có ghi ký hiệu thành phần loài cây của quần thể đối với những đặc trưng sinh thái và vật hậu cùng biểu đồ khí hậu, vị trí địa lý, địa hình. Bên cạnh đó, tác giả này còn dựa vào 4 tiêu chuẩn để phân chia kiểu thảm thực vật rừng Việt Nam, đó là dạng sống ưu thế của những thực vật trong tầng cây lập quần, độ tàn che của tầng ưu thế sinh thái, hình thái sinh thái của nó và trạng mùa của tán lá. Với những quan điểm trên Thái Văn Trừng đã phân chia thảm thực vật rừng Việt Nam thành 14 kiểu. Như vậy, các nhân tố cấu trúc rừng được vận dụng triệt để trong phân loại rừng theo quan điểm sinh thái phát sinh quần thể.

Nguyễn Văn Trương (1983), khi nghiên cứu cấu trúc rừng hỗn loài đã xem xét sự phân tầng theo hướng định lượng, phân tầng theo cấp chiều cao một cách cơ giới. Từ những kết quả nghiên cứu của các tác giả đi trước, Vũ Đình Phương (1987), đã nhận định, việc xác định tầng thứ của rừng lá rộng thường xanh là hoàn toàn hợp lý và cần thiết, nhưng chỉ trong trường hợp rừng có sự phân tầng


rõ rệt có nghĩa là khi rừng đã phát triển ổn định mới sử dụng phương pháp định lượng để xác định giới hạn của các tầng cây.

Đào Công Khanh (1996), đã tiến hành nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc rừng lá rộng thường xanh ở Hương Sơn, Hà Tĩnh làm cơ sở đề xuất một số biện pháp lâm sinh phục vụ khai thác và nuôi dưỡng rừng.

Nguyễn Anh Dũng (2000), đã tiến hành nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc tầng cây gỗ cho hai trạng thái rừng là IIA và IIIA1 ở Lâm trường Sông Đà - Hoà Bình. Bùi Thế Đồi (2001), đã tiến hành nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc quần xã thực vật rừng trên núi đá vôi tại ba địa phương ở miền Bắc Việt Nam.

Về nghiên cứu định lượng cấu trúc rừng thì việc mô hình hoá cấu trúc đường kính D1.3 được nhiều người quan tâm nghiên cứu và biểu diễn chúng theo các dạng hàm phân bố xác suất khác nhau, nổi bật là các công trình của các tác giả sau: Đồng Sĩ Hiền (1974), dùng hàm Meyer và hệ đường cong Poisson để nắn phân bố thực nghiệm số cây theo cỡ đường kính cho rừng tự nhiên làm cơ sở cho việc lập biểu độ thon cây đứng ở Việt Nam. Nguyễn Hải Tuất (1982, 1986), đã sử dụng hàm phân bố giảm, phân bố khoảng cách để biểu diễn cấu trúc rừng thứ sinh và áp dụng quá trình Poisson vào nghiên cứu cấu trúc quần thể rừng, Bùi Văn Chúc (1996), đã nghiên cứu cấu trúc rừng phòng hộ đầu nguồn Lâm trường Sông Đà - Hoà Bình ở các trạng thái rừng IIA, IIIA1 và rừng trồng, làm cơ sở cho việc lựa chọn loài cây,...

Nhìn chung, các công trình nghiên cứu về cấu trúc rừng gần đây thường thiên về việc mô hình hoá các quy luật kết cấu lâm phần và việc đề xuất các biện pháp kỹ thuật tác động vào rừng thường ít đề cập đến các yếu tố sinh thái nên chưa thực sự đáp ứng mục tiêu kinh doanh rừng ổn định lâu dài. Muốn đề xuất được các biện pháp kỹ thuật lâm sinh chính xác, đòi hỏi phải nghiên cứu cấu trúc rừng một cách đầy đủ và phải đứng trên quan điểm tổng hợp về sinh thái học, lâm học và sản lượng.


1.3.2. Những nghiên cứu về tái sinh, phục hồi rừng thứ sinh nghèo

Ở nước ta, tài liệu nghiên cứu về phục hồi rừng còn ít, tuy nhiên có thể kể đến một số công trình chính như sau:

Công trình nghiên cứu của Hà Văn Tuế, Đỗ Hữu Thư, Lê Đồng Tấn (1985), nghiên cứu khả năng tái sinh và quá trình sinh trưởng phát triển thảm thực vật rừng trên đất sau nương rẫy ở Lâm trường Sơ Pai, kết quả cho thấy: tái sinh sau nương rẫy có số lượng loài nhiều ở năm thứ nhất giảm ở năm thứ hai, thứ ba và ổn định từ năm thứ tám trở đi. Thảm thực vật tái sinh sau nương rẫy nếu không bị tàn phá chắc chắn sẽ hình thành một thảm thực vật rừng đạt được những yêu cầu kinh tế và sinh thái.

Đỗ Hữu Thư, Trần Đình Lý, Lê Đồng Tấn (1994), dựa vào các trạng thái thực bì đã được phân chia trên cơ sở bảng phân loại của Loeschau (1966) và Quy phạm thiết kế kinh doanh rừng của Bộ Lâm Nghiệp và theo phương pháp của Thái Văn Trừng đã nghiên cứu các trạng thái thực bì kiểu IA, IB, IC, IIA, IIB đưa ra nhận xét, trong quá trình phục hồi tự nhiên thảm thực vật rừng trước khi đạt tới giai đoạn thuần thục, thành phần loài và số lượng cây gỗ trên một diện tích nhất định có xu hướng giảm dần, đơn giản hoá để tái ổn định. Tuy nhiên, trong giai đoạn đầu của quá trình tự phục hồi thảm thực vật rừng, quy luật này biểu hiện chưa rõ ràng và có thể có những xáo trộn.

Lê Trọng Cúc và Phạm Hồng Ban (1996), nghiên cứu động thái thảm thực vật rừng sau nương rẫy ở huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An chọn đối tượng là rừng tái sinh tự nhiên sau nương rẫy 1 năm, 2 năm, 4 năm, đã khẳng định trên cả ba khu rừng tái sinh tự nhiên sau nương rẫy từ 1 đến 4 năm có tổ thành các lớp tái sinh tự nhiên khá phong phú. Ngoài ra do ảnh hưởng của canh tác nương rẫy nên một số loài gặp ở chân đồi nhiều hơn và càng lên cao càng có xu hướng giảm dần. Từ khi nương rẫy bắt đầu bỏ hoá, quá trình phục hồi tự nhiên của thảm thực vật khi đạt tới một thời gian thành thục, thành phần loài và số


lượng cây gỗ trên một đơn vị diện tích nhất định có xu hướng giảm dần, đơn giản hoá để tái ổn định. Tuy nhiên khả năng tái sinh của các loài sau nương rẫy rất chậm, đó là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự suy thoái thảm thực vật rừng ở tỉnh Nghệ An. Ngoài ra tác giả còn đưa ra một số kiến nghị nhằm hạn chế việc phát nương làm rẫy của đồng bào các dân tộc miền núi.

Lâm Phúc Cố (1994, 1996), nghiên cứu quá trình PHR rừng thứ sinh sau nương rẫy ở Púng Luông, Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái đã phân chia thành 5 giai đoạn và kết luận: PHR thứ sinh sau nương rẫy theo hướng đi lên tiến tới rừng cao đỉnh. Tổ thành loài tăng dần theo các thời gian phát triển từ 4 loài (dưới 5 năm) tăng dần lên 5 loài (trên 25 năm). Rừng phục hồi có một tầng cây gỗ giao tán ở thời gian 10 tuổi và đạt độ tàn che 0,4.

Lê Đồng Tấn (1993-1999), nghiên cứu quá trình phục hồi tự nhiên một số quần xã thực vật sau nương rẫy tại Sơn La theo phương pháp kết hợp điều tra ô tiêu chuẩn 400m2 cho các đối tượng là thảm thực vật phục hồi sau nương rẫy và theo dõi ô định vị 2.000m2. Tác giả kết luận: mật độ cây tái sinh giảm dần từ chân đồi lên đỉnh đồi. Tổ hợp loài cây ưu thế trên ba vị trí địa hình và 3 cấp độ dốc là giống nhau. Sự khác nhau chính là hệ số tổ thành các loài trong tổ hợp đó.

Lê Đồng Tấn, Đỗ Hữu Thư (1998), nghiên cứu thảm thực vật tái sinh trên đất sau nương rẫy tại Sơn La qua 3 giai đoạn phát triển: giai đoạn I (tuổi từ 4 đến 5), giai đoạn II (tuổi 9 đến 10), giai đoạn III (tuổi 14 đến 15) và nhận xét: Trong 15 năm đầu, thảm thực vật tái sinh trên đất sau nương rẫy có số lượng loài đều tăng lên qua các giai đoạn phát triển. Sau 3 giai đoạn phát triển thảm thực vật tái sinh trên đất sau nương rẫy thể hiện một quá trình thay thế tổ thành rất rõ ràng, lượng tăng trưởng của thảm thực vật không cao.

Qua điều tra đánh giá thực trạng canh tác nương rẫy các tỉnh Tây Nguyên Đỗ Đình Sâm, Phạm Đình Tam, Nguyễn Trọng Khôi (2000), nhận thấy rằng:


sau khi bỏ hoá 1 năm thảm thực vật đã phục hồi đạt độ che phủ trên 50% và sau 8 năm nếu không có tác động đốt phá thì độ che phủ đạt 85% có nơi 95%. Đặc biệt là một số dạng nương rẫy trồng đậu xanh có thời gian đất nghỉ 1 năm là 8-9 tháng thì cây cỏ phục hồi cũng đạt độ che phủ 40%. Sau khi bỏ hoá từ 3 năm trở lên cây tái sinh mục đích đạt 1.500 cây/ha. Độ tàn che của những cây gỗ tái sinh cao trên 3m, đạt từ 0,2 ở đối tượng bỏ hoá 3 - 5 năm, đạt 0,3 ở đối tượng bỏ hoá trên 5 năm và đạt 0,4 ở đối tượng bỏ hoá trên 8 năm. Như vậy ở dạng bỏ hoá trên 5 năm đã có khả năng đạt được mức độ rừng thưa và nếu có biện pháp bảo vệ thì độ tàn che có thể càng tăng lên.

Phạm Hồng Ban (2000), nghiên cứu tính đa dạng sinh học của hệ sinh thái sau nương rẫy ở vùng Tây Nam Nghệ An, tác giả đã xác định thành phần loài, mật độ cá thể và phổ dạng sống của thảm thực vật phục hồi sau nương rẫy theo thời gian bỏ hoá. Theo tác giả, hệ thực vật sau nương rẫy ở vùng đệm Pù Mát (Nghệ An) khá đa dạng về thành phần loài, gồm 586 loài thuộc 334 chi, 105 họ thực vật bậc cao có mạch.

Đặng Kim Vui (2002), khi nghiên cứu cấu trúc rừng phục hồi sau nương rẫy ở huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên với đối tượng là rừng phục hồi tự nhiên ở các giai đoạn tuổi khác nhau, đã nghiên cứu về cấu trúc tổ thành loài, cấu trúc dạng sống, cấu trúc hình thái, mật độ, độ che phủ,... của các trạng thái rừng và kết luận: Tổng số loài cây của hệ sinh thái rừng phục hồi giảm dần khi giai đoạn tuổi tăng lên, đồng thời số loài cây gỗ tăng dần, số loài cây cỏ, cây bụi giảm nhanh. Theo quá trình phục hồi, trạng thái rừng có sự thay đổi về tầng thứ và thành phần thực vật ở các tầng, ở giai đoạn cuối của quá trình phục hồi (từ 10 - 15 tuổi) rừng có cấu trúc 5 tầng rõ rệt. Trên cơ sở đó tác giả đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả PHR sau nương rẫy.

Nghiên cứu sự biến động về mật độ và tổ thành loài tái sinh trong các trạng thái thực bì ở tỉnh Quảng Ninh, Nguyễn Thế Hưng (2003), nhận xét trong lớp


cây tái sinh tự nhiên ở rừng non phục hồi thành phần loài cây ưa sáng cực đoan giảm nhường chỗ cho nhiều loài cây ưa sáng sống định cư và có đời sống dài chiếm tỉ lệ lớn, thậm chí trong tổ thành cây tái sinh đã xuất hiện một số loài chịu bóng sống dưới tán rừng như Bứa, Ngát. Sự có mặt với tần số khá cao của một số loài ưa sáng định cư và một số loài chịu bóng là dấu hiệu chuyển biến tích cực của PHR. Tác giả kết luận khả năng tái sinh tự nhiên của các trạng thái thực vật có liên quan nhiều đến độ che phủ, mức độ thoái hoá của thảm thực vật, phương thức tác động của con người và tổ thành loài trong quần xã. Ở Quảng Ninh rừng thứ sinh có mức độ tái sinh trung bình với các loài khá phong phú. Những dạng thảm mới phục hồi hoặc ở mức độ thoái hoá chưa cao có khả năng tái sinh tự nhiên rất tốt bằng các hình thức tái sinh phong phú. Tuy nhiên, cây có triển vọng thuộc nhóm loài ưa sáng còn chiếm tỉ lệ cao trong các quần xã này.

Tìm hiểu đặc điểm quá trình tái sinh, PHR tự nhiên của thảm thực vật cây gỗ trên đất bỏ hoá sau canh tác nương rẫy ở Bắc Kạn. Tác giả Phạm Ngọc Thuờng (2003), cho rằng: Tổ thành cây gỗ phụ thuộc vào mức độ thoái hoá đất. Phân bố số cây tái sinh theo cấp chiều cao có dạng một đỉnh, từ giai đoạn II (3-6 năm), đến giai đoạn V (12-15 năm) được mô tả bởi phân bố Weibull. Phân bố số cây theo mặt phẳng ngang dưới 7 năm là phân bố cụm, từ 7-15 năm là phân bố ngẫu nhiên và có xu hướng tiến dần đến phân bố đều. Mật độ tái sinh giảm dần theo thời gian phục hồi. Từ kết quả trên tác giả cho biết nếu sau nương rẫy thảm thực vật tái sinh không bị phá hoại thì rừng thứ sinh được phục hồi thông qua con đường tái sinh tự nhiên là thuận lợi. Tuy nhiên, do tổ thành loài đơn giản nên trong điều kiện cho phép cần xúc tiến tái sinh tự nhiên bằng biện pháp tra dặm hạt giống, phát dây leo bụi dậm, kết hợp trồng bổ sung cây có giá trị kinh tế để nâng cao năng suất chất lượng rừng.

Nghiên cứu về rừng thứ sinh phục hồi tự nhiên trên đất sau nương rẫy ở tỉnh Sơn La tác giả Lê Đồng Tấn (2003), cho biết kết cấu tổ thành rừng thứ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 17/02/2023