Đánh giá hiệu quả giải pháp phục hồi rừng thứ sinh nghèo tại xã Yên Lương, huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ - 2


DANH MỤC CÁC HÌNH



STT

Tên hình

Trang

4.1

Phân bố N/D1.3 phục hồi rừng giai đoạn 5 - 10 năm

37

4.2

Phân bố N/D1.3 phục hồi rừng giai đoạn 10 - 15 năm

38

4.3

Phân bố N/D1.3 phục hồi rừng giai đoạn 15 - 20 năm

39

4.4

Phân bố N/Hvn PHR giai đoạn 5 - 10 năm và 10 - 15 năm

40

4.5

Sơ đồ so sánh 2 biện pháp phục hồi rừng

59

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.

Đánh giá hiệu quả giải pháp phục hồi rừng thứ sinh nghèo tại xã Yên Lương, huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ - 2


ĐẶT VẤN ĐỀ


Rừng là tài nguyên thiên nhiên quan trọng của sự sống con người, nó là chủ thể của HST lục địa, có tác dụng điều tiết cân bằng sinh thái, không thể thay thế được. Chất lượng rừng tốt hay xấu có quan hệ trực tiếp với việc phát huy các chức năng của rừng, tùy theo sự tăng thêm về diện tích và chất lượng rừng. Rừng tự nhiên có vai trò rất quan trọng trong việc cung cấp sản phẩm và DVMTR, như giữ nước, điều tiết dòng chảy, hạn chế lũ lụt, giảm xói mòn đất, điều hoà khí hậu v.v… Rừng tự nhiên là một bộ phận tài nguyên rất quan trọng, là một nhân tố đảm bảo cho sự phát triển ổn định và vững chắc của đất nước. Do một loạt các nhân tố ảnh hưởng như khai thác, chặt phá ngoài tầm quản lý, do chính sách chưa phù hợp, do phương thức phục hồi chưa hiệu quả, do sự can thiệp thường xuyên của con người, do điều kiện lập địa bị hạn chế v.v… đã làm cho một số diện tích RTN dẫn đến giảm về số lượng, sự hình thành rừng kém chất lượng, đã gần như mất hẳn chức năng kinh tế và phòng hộ của rừng. Xã Yên Lương là một xã miền núi nghèo nằm ở phía đông nam của huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ. Địa hình chủ yếu là đồi núi, diện tích đất đồi núi chiếm 76,99% diện tích của toàn xã. Vì vậy những năm gần đây ngành lâm nghiệp đã tiến hành một loạt các biện pháp phục hồi rừng nhưng cho đến nay việc đánh giá hiệu quả công tác này cũng chưa được tiến hành một cách đầy đủ và nghiêm túc, đặc biệt là ở huyện Thanh Sơn tỉnh Phú Thọ.

Chính vì lý do trên tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Đánh giá hiệu quả giải pháp phục hồi rừng thứ sinh nghèo tại xã Yên Lương, huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ”. Đây là một nhu cầu rất cấp bách và cần thiết, từ đó sẽ có cơ sở để rút kinh nghiệm và đề xuất các giải pháp có hiệu quả hơn trong phục hồi rừng tại khu vực nghiên cứu và các vùng lân cận.


Chương 1

TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1. Một số khái niệm về rừng và rừng thứ sinh nghèo

1.1.1. Khái niệm về rừng

Theo Điều 3 Tiêu chí xác định rừng: Một đối tượng được xác định là rừng nếu đạt được cả 3 tiêu chí sau (Thông tư số: 34/BNN&PTNT năm 2009)

1. Rừng là một hệ sinh thái, trong đó thành phần chính là các loài cây lâu năm thân gỗ, cau dừa có chiều cao vút ngọn từ 5,0 mét trở lên (trừ rừng mới trồng và một số loài cây rừng ngập mặn ven biển), tre nứa,…có khả năng cung cấp gỗ, lâm sản ngoài gỗ và các giá trị trực tiếp và gián tiếp khác như bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường và cảnh quan…

Rừng mới trồng các loài cây thân gỗ và rừng mới tái sinh sau khai thác, rừng trồng có chiều cao trung bình trên 1,5 m đối với loài cây sinh trưởng chậm, trên 3,0 m đối với loài cây sinh trưởng nhanh và mật độ từ 1.000 cây/ha trở lên được coi là rừng.

Các hệ sinh thái nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản có rải rác một số cây lâu năm là cây thân gỗ, tre nứa, cau dừa,… không được coi là rừng.

2. Độ tàn che của tán cây là thành phần chính của rừng phải từ 0,1 trở lên.

3. Diện tích liền khoảnh tối thiểu từ 0,5 ha trở lên, nếu là dải cây rừng phải có chiều rộng tối thiểu 20 mét và có từ 3 hàng cây trở lên, các diện tích tập trung dưới 0,5 ha hoặc dải rừng hẹp dưới 20 mét được gọi là cây phân tán.

1.1.2. Khái niệm về rừng thứ sinh

- Rừng thứ sinh: là rừng đã bị tác động bởi con người hoặc thiên tai tới mức làm cấu trúc rừng bị thay đổi.

- Rừng phục hồi: là rừng được hình thành bằng tái sinh tự nhiên trên đất đã mất rừng do nương rẫy, cháy rừng hoặc khai thác kiệt.

- Rừng sau khai thác: là rừng đã qua khai thác gỗ hoặc các loại lâm sản khác.


1.1.3. Khái niệm về rừng nghèo

Trữ lượng cây đứng từ 10 đến 100 m3/ha.

Rừng thứ sinh thường được dùng khi diễn tả một quần xã thực vật hình thành bởi quá trình phục hồi lại sau khi bị gián đoạn trong chuỗi diễn thế nguyên sinh (Phạm Xuân Hoàn, 2003). Những khu rừng thứ sinh nghèo được hình thành có sự tác động ở mức độ trực tiếp và cả gián tiếp của con người (Thái Văn Trừng, 1970, 1978; Trần Ngũ Phương, 1970). Đặc trưng của rừng thứ sinh nghèo là tính quy luật trong kết cấu lâm phần không rõ ràng, đặc biệt là cấu trúc tổ thành, cấu trúc tầng thứ, độ tàn che, cấu trúc mật độ và tuổi cây trong quần xã; làm cho cây bụi và dây leo phát triển cực kì mạnh. Rừng thứ sinh nói chung và rừng thứ sinh nghèo nói riêng đều có sản lượng và giá trị kinh tế kém. Mật độ thiếu đặc biệt là mật độ của những loài cây mục đích cũng là một đặc điểm dễ nhận thấy ở rừng thứ sinh (Phạm Xuân Hoàn, 2003). Phục hồi rừng trước hết là phục hồi lại thành phần chủ yếu của rừng là thảm thực vật cây gỗ. Phục hồi rừng là một quá trình sinh học gồm nhiều giai đoạn và kết thúc bằng sự xuất hiện một thế hệ mới thảm cây gỗ bắt đầu khép tán. Quá trình phục hồi rừng sẽ tạo điều kiện cho sự cân bằng sinh học xuất hiện, đảm bảo cho sự cân bằng này tồn tại liên tục và cũng vì thế mà chúng ta

có thể sử dụng chúng liên tục được (Võ Đại Hải và cộng sự, 2003).

1.1.4. Khái niệm về rừng phòng hộ

- Rừng phòng hộ là rừng được sử dụng chủ yếu để bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất, chống xói mòn, chống sa mạc hóa, hạn chế thiên tai, điều hòa khí hậu, bảo vệ môi trường sinh thái (Thông tư số: 34/TT-BNN&PTNT 2009).

- Rừng phòng hộ đầu nguồn: Nhằm điều tiết nguồn nước cho các dòng chảy, các hồ chứa để hạn chế lũ lụt, giảm xói mòn, bảo vệ đất, ngăn sự bồi lấp lòng sông, lòng hồ. Chủ yếu là những nơi đồi núi có độ dốc cao, yêu cầu đối với rừng phòng hộ đầu nguồn phải tạo thành vùng tập trung có cấu trúc hỗn loài, nhiều tầng, có độ che phủ của tán rừng là 0,6 trở lên.


1.1.5. Các quan điểm về rừng nghèo

Hiện nay có hai quan điểm về phân loại rừng nghèo được nhất trí cao trong giới khoa học quốc tế:

* Dựa vào đặc điểm hiện trạng thảm thực vật che phủ:

Điển hình cho quan điểm này là E.F. Bruenig (1998). Tác giả phân chia hệ sinh thái rừng bị suy thoái thành 5 loại chính và các biện pháp kỹ thuật lâm sinh nhằm phục hồi chúng, đó là các lâm phần rừng hỗn loài tự nhiên bị khai

thác quá mức, các lâm phần rừng thứ sinh ở các giai đoan phát triển khác

nhau. Các đám cây gỗ thứ sinh, trảng cỏ và các dạng thảm thực vật khác trên các loại hình thổ nhưỡng khác nhau.

* Dựa vào đặc điểm của sự tác động:

Quan điểm này được thể hiện rõ trong hướng dẫn phục hồi rừng của Tổ chức cây gỗ rừng nhiệt đới quốc tế (ITTO, 2002), theo đó rừng nghèo được phân chia thành 3 kiểu phụ là: Rừng nguyên sinh bị suy thoái (Degraded primary forest); Rừng thứ sinh (Secondary forest); đất rừng bị thoái hóa (Degraded forest land).

1.2. Nghiên cứu về phục hồi rừng ở trên thế giới

1.2.1. Nghiên cứu về cấu trúc rừng

Rừng tự nhiên là một hệ sinh thái cực kỳ phức tạp bao gồm nhiều thành phần với các quy luật sắp xếp khác nhau trong không gian và thời gian. Trong nghiên cứu cấu trúc rừng người ta chia thành ba dạng cấu trúc là cấu trúc sinh thái, cấu trúc không gian và cấu trúc thời gian. Cấu trúc của lớp thảm thực vật là kết quả của quá trình chọn lọc tự nhiên, là sản phẩm của quá trình đấu tranh sinh tồn giữa thực vật với thực vật và giữa thực vật với hoàn cảnh sống. Trên quan điểm sinh thái thì cấu trúc rừng chính là hình thức bên ngoài phản ánh nội dung bên trong của hệ sinh thái rừng.


Odum E.P (1971) đã hoàn chỉnh học thuyết về hệ sinh thái trên cơ sở thuật ngữ hệ sinh thái (ecosystem) của Tansley A.P, năm 1935. Khái niệm hệ sinh thái được làm sáng tỏ là cơ sở để nghiên cứu các nhân tố cấu trúc trên quan điểm sinh thái học.

Hiện tượng thành tầng là một trong những đặc trưng cơ bản về cấu trúc hình thái của quần thể thực vật và là cơ sở để tạo nên cấu trúc tầng thứ. Phương pháp vẽ biểu đồ mặt cắt đứng của rừng do Davit và P.W. Risa (1933 - 1934) đề xướng và sử dụng lần đầu tiên ở Guyan đến nay vẫn là phương pháp có hiệu quả để nghiên cứu cấu trúc tầng của rừng. Tuy nhiên phương pháp này có nhược điểm là chỉ minh hoạ được cách sắp xếp theo hướng thẳng đứng của các loài cây gỗ trong một diện tích có hạn. Cusen (1951) đã khắc phục bằng cách vẽ một số giải kề bên nhau và đem lại một hình tượng về không gian ba chiều.

Phương pháp biểu đồ trắc diện do Davit và Richards (1933 - 1934) đề xuất trong khi phân loại và mô tả rừng nhiệt đới phức tạp về thành phần loài và cấu trúc thảm thực vật theo chiều nằm ngang và chiều thẳng đứng.

Richards P.W (1952) đã phân biệt tổ thành thực vật của rừng mưa thành hai loại rừng mưa hỗn hợp có tổ thành loài cây phức tạp và rừng mưa đơn ưu có tổ thành loài cây đơn giản, trong những lập địa đặc biệt thì rừng mưa đơn ưu chỉ bao gồm một vài loài cây. Cũng theo tác giả này thì rừng mưa thường có nhiều tầng (có 3 tầng, trừ tầng cây bụi và tầng cây thân cỏ). Trong rừng mưa nhiệt đới, ngoài cây gỗ lớn, cây bụi và các loài thân cỏ còn có nhiều loài cây leo đủ hình dáng và kích thước, cùng nhiều thực vật phụ sinh trên thân hoặc cành cây.

Hiện nay, nhiều hệ thống phân loại thảm thực vật rừng đã dựa vào các đặc trưng như cấu trúc và dạng sống, độ ưu thế, kết cấu hệ thực vật hoặc năng xuất thảm thực vật. Ngay từ nửa đầu thế kỷ 19, Humboldt và Grisebach đã sử dụng dạng sinh trưởng (toàn bộ hình thái hoặc cấu trúc và trạng thái của thực vật) các loài cây ưu thế và kiểu môi trường sống của chúng để biểu thị cho


các nhóm thực vật. Phương pháp hình thái của Humboldt và Grisebach được các nhà sinh thái học Đan Mạch (Warming, 1904; Raunkiaer, 1934) tiếp tục phát triển. Raunkiaer đã phân chia các loài cây hình thành thảm thực vật thành các dạng sống và các phổ sinh học (phổ sinh học là tỉ lệ phần trăm các loài cây trong một quần xã có các dạng sống khác nhau). Tuy nhiên, nhiều nhà sinh thái học cho rằng phân loại hình thái, các phổ dạng sống của Raunkiaer kém ý nghĩa hơn các dạng sinh trưởng của Humboldt và Grisebach. Trong các phương pháp phân loại rừng dựa theo cấu trúc và dạng sống của thảm thực vật, phương pháp dựa vào hình thái bên ngoài của thảm thực vật được sử dụng nhiều nhất.

Như vậy, hầu hết các tác giả khi nghiên cứu về tầng thứ thường đưa ra những nhận xét mang tính định tính, việc phân chia tầng thứ theo chiều cao mang tính cơ giới nên chưa phản ánh được sự phân tầng phức tạp của rừng tự nhiên nhiệt đới.

1.2.2. Thành tưu

nghiên cứ u phuc

hồi rừ ng thứ sinh nghèo

1.2.2.1. Về tái sinh, phục hồi rừng

Nhiều công trình nghiên cứu đã phân tích các nguyên nhân ảnh hưởng tới tái sinh, phục hồi rừng tự nhiên và chia chúng ra thành hai nhóm:

* Nhóm nhân tố sinh thái ảnh hưởng đến tái sinh và phục hồi rừng không có sự can thiệp của con người (Baur G.N,1962;Anden. S,1981).

* Nhóm nhân tố sinh thái ảnh hưởng đến tái sinh và phục hồi rừng có sự can thiệp của con người. Các nhà lâm học như: Gorxenhin (1972, 1976); Bêlốp (1982) đã xây dựng thành công nhiều phương thức tái sinh và phục hồi rừng nghèo kiệt; đáng chú ý là một số công trình nghiên cứu của Maslacop

E.L (1981) về "Phục hồi rừng trên các khu khai thác", Mêlêkhốp I.C (1966) về "Ả nh hưởng của cháy rừng tới quá trình phục hồi rừng", Pabedinxkion (1966) về "Phương pháp nghiên cứu quá trình phục hồi rừng". Myiawaki


(1933), Yu cùng các cộng sự (1994), Goosem và Tucker (1995), Sun và cộng sự (1995), Kooyman (1996) cũng đã đưa ra nhiều hướng tiếp cận nhằm phục hồi hệ sinh thái rừng đã bị tác động ở vùng nhiệt đới. Kết quả ban đầu của những nghiên cứu này đã tạo nên những khu rừng có cấu trúc và làm tăng mức độ đa dạng về loài. Tuy nhiên, hạn chế của chúng là không thể áp dụng trên quy mô rộng, bởi các yêu cầu về nhân công và các nguồn lực khác trong quá trình thực hiện.

1.2.2.2. Về phân loại đối tượng rừng để tác động

Phân loại đối tượng rừng thứ sinh làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp phục hồi và phát triển rừng là việc làm có ý nghĩa thiết thực. Theo IUCN (2001), Dư Thân Hiểu (2001), để phân chia loại hình kinh doanh rừng thứ sinh, trước tiên cần xem xét đến loài cây ưu thế hoặc một số loài cây mục đích chủ yếu và tình hình điều kiện lập địa, sau đó quy nạp chúng vào những biện pháp kinh doanh tương ứng.

1.2.2.3. Về phương thức lâm sinh áp dụng trong phục hồi rừng thứ sinh nghèo

Cho đến nay, các phương thức lâm sinh (PTLS) cho phục hồi và phát triển rừng tự nhiên có hai dạng chính:

a/ Duy trì cấu trúc rừng tự nhiên không đều tuổi bằng cách lợi dụng lớp thảm thực vật tự nhiên hiện có và sự thuận lợi về điều kiện tự nhiên để thực hiện tái sinh tự nhiên, xúc tiến tái sinh tự nhiên, hoặc trồng bổ sung. Ngoài ra còn có thể sử dụng phương thức chặt chọn từng cây hay từng đám, phương thức cải thiện quần thể và chặt nuôi dưỡng rừng tự nhiên để dẫn dắt rừng có cấu trúc gần với cấu trúc của rừng tự nhiên nguyên sinh.

b/ Dẫn dắt rừng theo hướng đều tuổi, có một hoặc một số loài cây bằng phương thức chủ yếu là cải biến tổ thành rừng tự nhiên, tạo lập rừng đều tuổi bằng tái sinh tự nhiên đều tuổi, như các phương thức chặt dần tái sinh dưới

Xem tất cả 96 trang.

Ngày đăng: 17/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí