Kết Quả Bảo Vệ Và Phát Triển Rừng Qua Các Năm


quyền cơ sở thực sự vào cuộc, từ công tác vận động tuyên truyền, tổ chức, điều hành quản lý bảo vệ và phát triển rừng, phòng chống cháy chữa cháy rừng tốt hơn, ý thức của người dân trong công tác bảo vệ rừng ngày càng được nâng cao.

- Các chủ rừng, nhân dân đã quan tâm thường xuyên tuần tra, kiểm tra rừng của mình được giao, khoán và có trách nhiệm hơn trong việc bảo vệ rừng, đặc biệt là người dân được nhận tiền chi trả DVMTR đã thể hiện nhiệt tình và trách nhiệm cao hơn trong công tác bảo vệ rừng. Toàn huyện tổ chức thành lập được trên 100 tổ đội, nhóm hộ bảo vệ rừng, việc tổ chức lại cách thức bảo vệ rừng theo hình thức tổ, nhóm hộ, cộng đồng bản, phối hợp, hỗ trợ nhau trong tuần tra bảo vệ rừng, tạo sự đồng thuận và quyết tâm hơn trong việc đấu tranh nhằm chống các hành vi xâm hại tài nguyên rừng. Kết quả cho thấy rừng được bảo vệ tốt hơn, tình trạng vi phạm các quy định của pháp luật về bảo vệ, phát triển rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng trên địa bàn huyện giảm dần qua các năm. Duy trì độ che phủ của rừng, nâng cao chất lượng rừng và góp phần cải thiện môi trường sinh thái cụ thể theo bảng sau:

Bảng 4.6. Kết quả về công tác quản lý và bảo vệ rừng


TT

Nội dung

Năm

2012

2013

2014

2015

2016


1

Diện tích rừng cung ứng DVMTR được bảo vệ Ha




37.146,41


56.402,23


58.846,12

2

Số vụ vi phạm lâm luật vụ

195

114

111

81

62

3

Độ che phủ rừng %

75,3

75,4

75,9

76,7

76,7

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 135 trang tài liệu này.

(Nguồn: Hạt Kiểm lâm Quế Phong, 2016)

Theo bảng 4.6 số vụ vi phạm lâm luật trên địa bàn giảm dần qua các năm, tỷ lệ che phủ rừng hàng năm đều tăng từ 0,8 % đến 2 %, cụ thể:

- Năm 2012 số vụ vi phạm lâm luật là 195 vụ; độ che phủ rừng đạt 75,3 %.

- Năm 2013 số vụ vi phạm lâm luật là 114 vụ; độ che phủ rừng đạt 75,4

%, tăng 0,1 % so với năm 2012.


- Năm 2014 số vụ vi phạm lâm luật là 111 vụ; độ che phủ rừng đạt 75,9

%, tăng 0,5 % so với năm 2013.

- Năm 2015 số vụ vi phạm lâm luật là 81 vụ; độ che phủ rừng đạt 76,7 %, tăng 0,8 % so với năm 2014.

- Năm 2016 số vụ vi phạm lâm luật là 62 vụ; độ che phủ rừng đạt 76,7 %.


Biểu đồ 4 5 Kết quả bảo vệ và phát triển rừng qua các năm Từ biểu đồ 1


Biểu đồ 4 5 Kết quả bảo vệ và phát triển rừng qua các năm Từ biểu đồ 2

Biểu đồ 4.5. Kết quả bảo vệ và phát triển rừng qua các năm

Từ biểu đồ trên cho thấy - chính sách chi trả DVMTR đã góp phần không nhỏ vào công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, số vụ vi phạm lâm luật giảm dần qua các năm, đặc biệt là duy trì và nâng cao độ che phủ rừng, chất lượng rừng ngày càng được cải thiện.

4.3.2. ề tạo nguồn tài chính cho công tác bảo vệ và phát triển rừng

Việc thực hiện chính sách chi trả DVMTR ở huyện Quế Phong được đánh giá đạt hiệu quả cao. Diện tích rừng được chi trả DVMTR và mức chi trả cho công tác bảo vệ rừng được tăng dần qua các năm, tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cải thiện đời sống người làm nghề rừng.


Nhờ triển khai chính sách, thu nhập thực tế bình quân của các hộ gia đình tham gia bảo vệ rừng chi trả DVMTR được cải thiện. Qua triển khai chính sách trên địa bàn huyện (2014 - 2016) nguồn chi trả DVMTR cho công tác bảo vệ và phát triển rừng là 57.281.304.695 đồng, trong đó:

- Năm 2014 kinh phí chi trả cho công tác bảo vệ rừng là 12.563,4 triệu đồng, diện tích rừng được nghiệm thu, thanh toán là 37.146,41 ha của lưu vực Hủa Na, Cửa Đạt với đơn giá bình quân 338.212 đồng/ha/năm.

- Năm 2015 kinh phí chi trả cho công tác bảo vệ rừng là 21.775 triệu đồng, diện tích rừng được nghiệm thu, thanh toán là 56.402,23 ha, với đơn giá bình quân của các lưu vực Hủa Na, Cửa Đạt, Sao Va, Bản Cốc trên địa bàn huyện là 302.746 đồng/ha/năm.

- Năm 2016 kinh phí chi trả cho công tác bảo vệ rừng là 22.942,9 triệu đồng, diện tích rừng được nghiệm thu, thanh toán là 58.846,12 ha, với đơn giá bình quân của các lưu vực Hủa Na, Cửa Đạt, Sao Va, Bản Cốc trên địa bàn huyện là 333.969 đồng/ha/năm.

Biểu đồ 4 6 Diện tích rừng và kinh phí được chi trả qua các năm 4 3 3 Tác 3



Biểu đồ 4 6 Diện tích rừng và kinh phí được chi trả qua các năm 4 3 3 Tác 4

Biểu đồ 4.6. Diện tích rừng và kinh phí được chi trả qua các năm


4.3.3. Tác động của chính sách đến xã hội

Việc triển khai chính sách chi trả DVMTR đã cho xã hội thấy một giải pháp mới trong quá trình phát triển và bảo vệ rừng, góp phần nâng cao giá trị của rừng trong cuộc sống sinh hoạt của người dân, đặc biệt là đem lại nguồn vốn để phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn huyện.

Thực tế cho thấy đa số những người cung cấp DVMTR ở Quế Phong là các hộ nghèo. Vì vậy, chính sách triển khai đã góp phần quan trọng trong việc thực hiện chủ trương xóa đói giảm nghèo và xây dựng chương trình nông thôn mới của Đảng và Nhà nước, từng bước xã hội hóa nghề rừng, đồng thời huy động, hình thành một nguồn tài chính mới bền vững cho công tác bảo vệ rừng để ổn định đời sống người dân hạn chế tiêu cực và góp phần ổn định an sinh xã hội.

Từ khi triển khai thực hiện chính sách chi trả DVMTR đã từng bước nâng cao ý thức trách nhiệm của các bên tham gia, huy động được nguồn nhân lực lớn trong xã hội tham gia công tác quản lý bảo vệ rừng một cách thường xuyên, đẩy mạnh công tác xã hội hóa nghề rừng, góp phần ổn định, bảo đảm an sinh xã hội, kinh tế, chính trị ở địa phương. Tại các xã Đồng Văn, Thông Thụ tiền chi trả DVMTR của cộng đồng ngoài việc phục vụ cho công tác bảo vệ và phát triển rừng tại địa phương, còn được sử dụng hiệu quả cho phúc lợi cộng đồng góp phần rất lớn trong công cuộc xây dựng nông thôn mới như: Xây dựng nhà văn hóa, sửa chữa đường liên bản, các công trình nước sạch để sinh hoạt…trong 03 năm 2014 - 2016) với tổng kinh phí trên 2 tỷ đồng.

Việc triển khai thực hiện chính sách chi trả DVMTR có những tác động tích cực tới công tác quản lý bảo vệ rừng. Qua khảo sát các chủ rừng, các cộng đồng bản có những biện pháp tích cực trong việc bảo vệ rừng, họ đề ra quy ước người dân trong thôn, bản không được phá rừng trái phép, các hộ phối hợp với nhau thành lập tổ, nhóm thường xuyên tuần tra, bảo vệ rừng, bên cạnh đó họ còn kết hợp với các ban ngành, chính quyền địa phương tuyên truyền vận động nhân dân không được phá rừng, lấn chiếm đất rừng trái phép, với cách làm này đã tăng cường sức mạnh đoàn kết toàn dân bảo vệ rừng. Do đó tình trạng phá rừng, làm nương rẫy, khai thác gỗ trái phép…đã giảm dần qua các năm. Chất lượng rừng ngày một năng cao, tăng


khả năng phòng hộ, phát huy được vai trò, giá trị của rừng trong việc cung cấp chất lượng DVMTR.

Qua triển khai thực hiện chính sách trên địa bàn huyện Quế Phong không những từng bước nâng cao ý thức trách nhiệm của chủ rừng, nâng số hộ nhận khoán bảo vệ rừng mà còn huy động được một nguồn kinh phí, nguồn nhân lực lớn phục vụ cho công tác quản lý, bảo vệ rừng. Số lượng chủ rừng hưởng lợi từ chi trả DVMTR tăng dần qua các năm và số tổ chức, hộ gia đình, cá nhân tham gia nhận khoán bảo vệ rừng cũng tăng, cụ thể: Năm 2014 số chủ rừng thụ hưởng tiền DVMTR là 01chủ rừng là tổ chức với số lượng hợp đồng khoán 101 hợp đồng; năm 2015 số chủ rừng là 487 chủ rừng và tổng số lượng hợp đồng khoán là 163; Đến năm 2016, số chủ rừng là 642 và tổng số lượng hợp đồng khoán là 169, trong đó gồm 01 chủ rừng là tổ chức, 05 UBND xã, 636 hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng được giao đất lâu dài.


SỐ CHỦ RỪNG THAM GIA BVR

700.0

600.0

500.0

400.0

300.0 Số chủ rừng

200.0

100.0

-

2014 2015

2016

Năm


SỐ HỢP ĐỒNG KHOÁN BVR QUA

Hợp đồng

200.0

CÁC NĂM

150.0


100.0

Số HĐ khoán

50.0


-

Năm

2014 2015 2016


Biểu đồ 4.7. Số chủ rừng và số hợp đồng khoán bảo vệ rừng


4.3.4. Tác động của chính sách đến cải thiện sinh kế, thu nhập của người làm nghề rừng và cộng đồng địa phương

Nhờ triển khai chính sách, thu nhập bình quân của các hộ gia đình tham gia bảo vệ rừng phục vụ chi trả DVMTR đã từng bước được cải thiện. Cùng với các thu nhập khác từ rừng và rừng được bảo vệ tốt hơn đã góp phần tạo thêm nhiều công ăn, việc làm, xoá đói giảm nghèo, cải thiện sinh kế, giúp người dân yên tâm gắn bó với rừng, góp phần ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tại các địa phương. Thu nhập từ chi trả DVMTR không ngừng tăng lên theo từng năm, do kinh phí và đơn giá chi trả ngày càng cao. Đơn giá chi trả bình quân của lưu vực thủy điện Hủa Na, Cửa Đạt năm 2014 là 338.212 đ/ha/năm, năm 2015, 2016 là 400.000 đ/ha/năm; Đơn giá chi trả bình quân của lưu vực thủy điện Bản Cốc năm 2015 là 302.282 đ/ha/năm, tăng lên năm 2016 là 401.907 đ/ha/năm; Đơn giá chi trả bình quân của lưu vực thủy điện Sao Va năm 2015 là 205.957 đ/ha/năm và năm 2016 là 200.000 đ/ha/năm. Nhờ triển khai chính sách, thu nhập thực tế bình quân của các hộ gia đình, cá nhân nhận khoán bảo vệ rừng đã từng bước cải thiện, cụ thể như sau:

- Tại lưu vực thuỷ điện, trong đó mỗi hộ dân nhận khoán bảo vệ 30 ha rừng theo hợp đồng nhận khoán thì thu nhập từ tiền DVMTR đạt 12.000.000 đồng/hộ/năm.

- Tại lưu vực thuỷ điện Bản Cốc, năm 2015, 2016 với đơn giá bình quân

350.000 đ/ha/năm, trong đó mỗi hộ dân nhận khoán bảo vệ 30 ha rừng theo hợp đồng nhận khoán có thu nhập từ tiền DVMTR đạt 10.500.000 đồng/hộ/năm.

- Tại lưu vực thuỷ điện Sao Va, năm 2015, 2016 với đơn giá bình quân

200.000 đ/ha/năm, trong đó mỗi hộ dân nhận khoán bảo vệ 30 ha rừng theo hợp đồng nhận khoán thì thu nhập từ tiền DVMTR đạt 6.000.000 đồng/hộ/năm.

Đối với các hộ nhận khoán có diện tích thấp nhất là 15 ha, với đơn giá thấp nhất là 200.000 đ/ha/năm cũng đạt 3.000.000 đồng/hộ/năm. Như vậy việc thực hiện chính sách trên địa bàn huyện Quế Phong đã thực sự đem lại những hiệu quả đáng khích lệ cả về môi trường, kinh tế và hiệu ứng xã hội. Mức thu nhập bình quân của người dân từ chính sách chi trả DVMTR hàng năm đạt từ 6 đến 8 triệu đồng/hộ/năm. Cùng với thu nhập khác, tiền DVMTR đã góp phần


xoá đói giảm nghèo, cải thiện sinh kế, giúp người dân yên tâm gắn bó với rừng, góp phần ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tại các địa phương thuộc khu vực miền núi, biên giới.

Bên cạnh thu nhập của các hộ nhận khoán bảo vệ rừng, hàng năm trên địa bàn huyện Quế Phong số tiền chi trả DVMTR cho các cộng đồng bản để bảo vệ rừng gần 6 tỷ đồng, thay vì phải đóng góp tiền các cộng đồng bản ngoài việc đầu tư cho công tác bảo vệ và phát triển rừng và nâng cao đời sống người dân, còn được sử dụng hiệu quả cho việc xây dựng các trình nông thôn mới. Gắn kết trách nhiệm người dân với việc bảo vệ và phát triển rừng.

Ở các xã Đồng Văn, Thông Thụ, huyện Quế Phong, hiện nay tiền chi trả DVMTR là một nguồn thu lớn cho cộng đồng, năm 2016 trên địa bàn nghiên cứu có bản nguồn thu cho công tác bảo vệ rừng tại cộng đồng bản lớn, cụ thể:

- Các cộng đồng bản có nguồn thu DVMTR cho công tác bảo vệ rừng trên 300 triệu đồng/năm như các bản: Đồng Mới, Na Chảo, Mường Hinh xã Đồng Văn.

- Các cộng đồng bản có nguồn thu DVMTR cho công tác bảo vệ rừng trên 250 triệu đồng/năm như các bản: Khủn Na, Tục, Đồng Tiến xã Đồng Văn và bản Mường Phú xã Thông Thụ.

- Các cộng đồng bản có nguồn thu DVMTR cho công tác bảo vệ rừng trên 150 triệu đồng/năm như các bản: Huổi Lướm, Lốc xã Thông Thụ và bản Pang xã Đồng Văn và nhiều bản có nguồn thu DVMTR cho công tác bảo vệ rừng trên 50 triệu đồng/năm trên địa bàn huyện, nguồn kinh phí này sẽ nhiều hơn gấp 2 lần trong năm 2017 và các năm tiếp theo do tăng định mức đơn giá lên 36 đồng/KWh đối với điện thương phẩm theo Nghị định 147/2016/NĐ-CP ngày 02/11/2016 và các cơ sở sản xuất thủy điện đang xây dựng và sắp đi vào hoạt động. Vì vậy nếu quản lý và sử dụng nguồn lực này có hiệu quả sẽ có những tác động tích cực cho phát triển sinh kế hộ gia đình. Xuất phát từ vấn đề trên, năm 2015 được sự hỗ trợ của tư vấn Dự án rừng và đồng bằng Việt Nam VFD đã khảo sát, nghiên cứu cơ chế quản lý và sử dụng tiền chi trả DVMTR với mục tiêu nhằm nâng cao năng lực và trách nhiệm của cộng đồng dân cư đối với công tác quản lý và bảo vệ rừng, thúc đẩy các hoạt động phát triển kinh tế của các hộ


gia đình trong thôn bản thông qua việc sử dụng có hiệu quả nguồn tiền DVMTR và tăng cường sự tham gia quản lý, kiểm tra và giám sát việc sử dụng tiền chi trả DVMTR.

Đến nay đã có 04 bản trên địa bàn huyện Quế Phong, gồm các bản: Na Chảo, Đồng Tiến xã Đồng Văn và Huổi Lướm, Lốc xã Thông Thụ đã thành lập Ban quản lý thôn/bản làm nhiệm vụ tổ chức tiếp nhận, quản lý và sử dụng tiền DVMTR hiệu quả như:

- Triển khai các hoạt động quản lý bảo vệ rừng cung ứng DVMTR trên diện tích được giao cho cộng đồng thôn bản quản lý bảo vệ.

- Thay mặt cộng đồng thôn bản ký kết hợp đồng giao khoán bảo vệ rừng với chủ rừng là tổ chức, UBND xã hoặc với tổ chức chi trả cấp huyện.

- Tiếp nhận và lập kế hoạch sử dụng tiền chi trả DVMTR, tổ chức các cuộc họp lấy ý kiến cộng đồng thôn bản về kế hoạch BVR và tình hình tiếp nhận, quản lý và sử dụng tiền cũng như việc thực hiện quy chế có hiệu quả…

- Quy định quản lý tiền DVMTR, báo cáo kết quả sử dụng tiền DVMTR

- Giám sát quản lý và sử dụng tiền DVMTR

- Khen thưởng, đề xuất cấp trên khen thưởng và xử phạt vi phạm quy chế.

Kết quả cho thấy, bên cạnh kinh phí phục vụ tốt cho công tác quản lý bảo vệ rừng tại các bản trên, còn được sử dụng hiệu quả vào xây dựng các công trình phúc lợi cộng đồng tại địa phương, đặc biệt hơn là tạo nguồn vốn riêng cho các hộ dân vay quay vòng để phát triển sinh kế góp phần tạo việc làm, nâng cao thu nhập của hộ gia đình các thành viên. Tại các thôn bản thực hiện quy chế tiếp nhận, quản lý tiền chi trả DVMTR, nhu cầu vay vốn phát triển sinh kế của các hộ gia đình khá cao, trong đó các loại hình sản xuất, đầu tư mang lại hiệu quả cao như nuôi bò, nuôi lợn, nuôi gà, trồng cây Chanh leo, cây Bon bo, trồng rừng sản xuất và một số mô hình trồng trọt khác có hiệu quả…

4.3.5. Tác động của chính sách đến môi trường‌

Thực hiện chi trả DVMTR đã góp phần giảm thiểu mất rừng, suy thoái rừng và nâng cao chất lượng rừng, làm tăng khả năng phòng hộ của rừng để đảm bảo rừng giữ vai trò giữ và cấp nước cho ngành thuỷ điện, thuỷ lợi, nước sạch và du lịch sinh thái.. phát triển, đảm bảo cân bằng sinh thái cho huyện Quế Phong và các vùng lân cận và góp phần giảm thiểu sự biến đổi khí hậu, hạn chế được

Xem tất cả 135 trang.

Ngày đăng: 18/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí