Phương Pháp Xử Lý Và Phân Tích Số Liệu‌


Chương 2‌

MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU‌‌

2.1. Mục tiêu nghiên cứu

- Tổng hợp thực trạng chi trả DVMTR ở tỉnh Nghệ An.

- Thực trạng và hiệu quả thực hiện chính sách chi trả DVMTR trên địa bàn huyện Quế Phong.

- Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi chính sách chi trả DVMTR theo hướng bền vững tại khu vực nghiên cứu.

2.2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

2.2.1. Đối tượng nghiên cứu‌

Các loại DVMTR được bên sử dụng dịch vụ chi trả tiền cho bên cung ứng DVMTR trên địa bàn huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An, theo quy định tại Nghị định số 99/2010/NĐ-CP ngày 24/9/2010 của Chính phủ.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 135 trang tài liệu này.

2.2.2. Phạm vi nghiên cứu‌

2.2.2.1. Phạm vi về nội dung

- Luận văn tập trung vào việc phân tích, xác định thực trạng, đánh giá hiệu quả chi trả DVMTR đến công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, tạo việc làm, cải thiện sinh kế, tăng thu nhập, nâng cao đời sống của người làm nghề rừng.

- Các giải pháp nâng cao hiệu quả chi trả DVMTR trên địa bàn nghiên cứu.

2.2.2.2. Phạm vi về không gian

- Các cơ sở sử dụng DVMTR đã chi trả tiền cho bên cung ứng DVMTR, bao gồm thủy điện: Hủa Na, Sao Va, Bản Cốc và thủy điện Cửa Đạt nằm trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa nhưng có lưu vực ở huyện Quế Phong.

- Trên địa bàn 05 xã đã triển khai chính sách chi trả DVMTR Đồng Văn, Thông Thụ, Hạnh Dịch, Nậm Giải, Châu Kim) thuộc huyện miền núi Quế Phong của tỉnh Nghệ An.

2.2.2.3. Phạm vi về thời gian

Các số liệu về chi trả DVMTR trên địa bàn huyện Quế Phong được thu thập từ năm 2014 - 2016.

2.3. Nội dung nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu tập trung vào các nội dung chủ yếu sau:


- Tổng hợp tình hình chi trả DVMTR tại Nghệ An.

- Đánh giá thực trạng chi trả DVMTR trên địa bàn huyện Quế Phong:

+ Xác định đối tượng được chi trả.

+ Đối tượng có nghĩa vụ phải chi trả DVMTR.

+ Các điều kiện chi trả DVMTR trên địa bàn nghiên cứu

- Đánh giá hiệu quả chi trả DVMTR trên địa bàn huyện Quế Phong qua các tiêu chí:

+ Công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng: Chất lượng rừng, số lượng rừng được chi trả, diện tích rừng được chi trả, diện tích rừng giao khoán cho cá nhân, hộ gia đình và cộng đồng, số người tham gia tuần tra bảo vệ rừng, diện tích chi trả DVMTR bị phá, cháy, số vụ vi phạm lâm luật…

+ Tạo thêm việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện sinh kế cho người làm nghề rừng cho đồng bào miền núi của huyện.

+ Tạo sự chuyển biến tích cực, tác động đến kinh tế, xã hội và môi trường.

- Đánh giá những thuận lợi, khó khăn, tồn tại và thách thức trong triển khai chính sách chi trả DVMTR tại địa bàn nghiên cứu.

- Những bài học kinh nghiệm qua triển khai chính sách chi trả DVMTR.

- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả chi trả DVMTR ngày càng thiết thực, hiệu quả và bền vững hơn.

2.4. Phương pháp nghiên cứu

2.4.1. Phương pháp kế thừa‌

- Thu thập, tổng hợp thông tin, số liệu sẵn có về điểu kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và kinh nghiệm về chính sách chi trả DVMTR từ các tài liệu trên sách, báo, internet… quy định về triển khai chính sách từ Trung ương đến địa phương.

- Các tài liệu liên quan đến hệ thống quản lý Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng (Quỹ BVPTR), UBND huyện Quế Phong, tổ chức chi trả cấp huyện, chủ rừng là tổ chức và các địa phương liên quan trên địa bàn huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An.


- Thu thập các ý kiến, quan điểm, nhận xét về chính sách chi trả DVMTR của các chuyên gia và, sử dụng có chọn lọc các kết quả nghiên cứu, các số liệu của các dự án, các chương trình liên quan về chi trả DVMTR.

2.4.2. Phương pháp thu thập số liệu‌

- Điều tra khảo sát thực tế và thu thập tài liệu, số liệu, thông tin cần thiết hiện có liên quan đến hoạt động chi trả DVMTR của Quỹ BVPTR tỉnh Nghệ An, UBND huyện Quế Phong, tổ chức chi trả cấp huyện (Hạt Kiểm lâm Quế Phong), Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt; Các cơ sở sử dụng DVMTR và một số chủ rừng liên quan trên địa bàn huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An.

- Sử dụng một số công cụ RRA phương pháp đánh giá nhanh nông thôn , và PRA đánh giá nông thôn có sự tham gia). Bộ câu hỏi được thiết kế cho các bên liên quan tham gia thực hiện chính sách.

+ Đối với hộ gia đình, thực hiện phỏng vấn 30 hộ là chủ rừng và nhận khoán BVR được nhận tiền chi trả DVMTR, trong đó: 10 hộ được nhận tiền cao nhất, 10 hộ nhận tiền thấp nhất và 10 hộ nhận tiền trung bình (Xem Phụ biểu số 04).

+ Đối với trưởng bản, thực hiện phỏng vấn 11 bản, trong đó: 04 bản có số tiền chi trả DVMTR cao nhất, 03 bản có số tiền chi trả DVMTR trung bình, 04 bản có số tiền chi trả DVMTR thấp nhất (Xem Phụ biểu số 04).

- Khai thác có chọn lọc cơ sở dữ liệu của Quỹ BVPTR tỉnh, tổ chức chi trả cấp huyện (Hạt Kiểm lâm Quế Phong), chủ rừng là tổ chức và các địa phương liên quan trên địa bàn huyện Quế Phong.

- Kết quả nghiệm thu cấp cơ sở và nghiệm thu cấp quản lý hàng năm.

- Tham khảo các tài liệu; Các số liệu, tài liệu do các chuyên gia tư vấn đã thu thập trong các chương trình khảo sát trước đây về Chính sách chi trả DVMTR.

2.4.3. Phương pháp chuyên gia‌

Được sử dụng thông qua trao đổi tham vấn ý kiến, quan điểm nhận xét của các chuyên gia, nhà quản lý có kinh nghiệm về chi trả DVMTR gắn với công tác bảo vệ và phát triển rừng. Thực hiện trao đổi với 12 chuyên gia có kinh nghiệm, trong đó: Tổng cục Lâm nghiệp 01 người, Quỹ BV&PTR Trung ương


02 người, Chi cục Kiểm lâm 01 người, Quỹ BV&PTR tỉnh 02 người, UBND huyện Quế Phong 01 người, Hạt Kiểm lâm Quế Phong 01 người, Ban quản lý Khu BTTN Pù Hoạt 01 người, 02 chuyên gia tư vấn về chính sách và 01 cán bộ dự án VFD, các thông tin đã được ghi chép đầy đủ (Xem Phụ biểu số 04).

2.4.4. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu‌

- Tổng hợp, phân tích số liệu thu thập để đánh giá thực trạng chi trả DVMTR trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

- Tổng hợp, phân tích và đánh giá hiệu quả chi trả DVMTR trên địa bàn huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An.

- Sử dụng phần mềm quản trị dữ liệu thông tin về chi trả DVMTR để phân tích các chỉ tiêu thực hiện chính sách tại địa phương nghiên cứu.

- Từ thông tin, số liệu điều tra thu thập được tiến hành tổng hợp, phân tích và đánh giá thực trạng chi trả DVMTR tại Nghệ An (hiệu quả, chưa hiệu quả, khó khăn, tồn tại, nguyên nhân, bài học kinh nghiệm trong chi trả DVMTR… , đặc biệt là phân tích, đánh giá được thực trạng và hiệu quả chi trả DVMTR trên địa bàn huyện Quế Phong.

- Tổng hợp, phân loại, xử lý số liệu thu thập được bằng phần mềm Excel trên máy tính PC.


Chương 3

ĐẶC ĐIỂM VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KINH TẾ XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU‌‌‌

3.1. Đặc điểm tự nhiên

3.1.1. ị trí địa lý‌

Huyện Quế Phong có tổng diện tích tự nhiên 189.086,5 ha, trong đó có 38.984,4 ha rừng và đất rừng đặc dụng; 52,300,9 ha rừng và đất rừng phòng hộ; 81.924,5 ha rừng và đất rừng sản xuất phân bố trên địa bàn 13 xã và một thị trấn.

- Tọa độ địa lý:

+ Từ 19 27’ 42 đến 19 59 52 độ vĩ Bắc;

+ Từ 104 37’ 53 đến 105 11’ 17 kinh độ Đông.

- Ranh giới:

+ Phía Bắc giáp Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên và các xã Xuân Lệ, Xuân Chinh, Xuân Liên, Vạn Xuân thuộc huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa.

+ Phía Đông giáp xã Châu Bính, Châu Tiến, huyện Qùy Châu.

+ Phía Nam giáp xã Yên Tĩnh huyện Tương Dương.

+ Phía Tây giáp nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào và huyện Tương Dương.


Hình 3 1 Sơ đồ vị trí hành chính huyện Quế Phong 3 1 2 Địa hình địa 1

Hình 3.1. Sơ đồ vị trí hành chính huyện Quế Phong


3.1.2. Địa hình - địa mạo‌

3.1.2.1. Địa hình đồi núi cao

Là địa hình đặc trưng trong khu vực, gồm các dải núi có độ cao hơn 1.000m, địa hình bị chia cắt mạnh bởi các dãy núi cao và hệ thống sông suối khá dày đặc, điển hình dãy núi cao Trường Sơn từ 1.600 - 1.828m, đỉnh cao nhất là Pù Hoạt (2.457m), núi Pả Môn (1.197m), núi Canh Cỏ (1.123m), núi Mong

1.071m . Địa hình có độ dốc thường trên 30, dễ gây hiện tượng sạt lở, trượt đất, dạng địa hình này chiếm gần 52% diện tích tự nhiên, đây cũng là vùng thượng lưu của hai con sông lớn là sông Chu và sông Hiếu. Thảm thực vật chủ yếu là rừng cây tự nhiên có ý nghĩa duy trì độ che phủ đất rừng tự nhiên phòng hộ, tạo nguồn sinh thủy điều hòa khí hậu trong vùng.

3.1.2.2. Địa hình núi trung bình và núi thấp

Bao gồm các dãy núi có độ cao trung bình từ 250m đến 850m; là vùng chuyển tiếp khu vực núi cao và vùng thấp, nằm ở phía Tây Nam của huyện, tập trung ở các xã Quang Phong, Mường Nọc, Quế Sơn, Tiền Phong. Diện tích chiếm 50% diện tích tự nhiên, thảm thực vật chủ yếu là rừng tự nhiên và rừng trồng đặc sản (quế), rừng nguyên liệu gỗ như keo lai, mỡ, trám... Trên địa hình này còn diện tích đất đồi núi chưa sử dụng có khả năng khai thác vào sản xuất nông nghiệp như trồng cây ăn quả, làm nương rẫy, làm ruộng bậc thang, trồng rừng theo mô hình nông, lâm kết hợp...

3.1.2.3. Địa hình bằng, thấp

Gồm những thung lũng nằm dưới chân núi cao hoặc dải đất bằng nằm dọc hai ven bờ suối, có những nơi diện tích rộng từ 300 đến 400 ha, phân bố tập trung ở các xã Tiền Phong, Châu Kim, Mường Nọc, Quế Sơn, Tri Lệ… Với độ dốc thường từ 3 đến 5 độ rất thuận lợi cho canh tác, đây là vùng sản xuất lúa, rau, màu tập trung với sản lượng lớn của huyện Quế Phong.

3.1.3. Địa chất thổ nhưỡng‌

Được chia thành 2 nhóm chính:

* Nhóm đất phù sa:

Phù sa ngòi suối Py : Diện tích khoảng 3.972 ha bằng 2,1% diện tích tự nhiên của huyện. Đất Py là sản phẩm phù sa của các con sông suối của sông Hiếu và sông Chu, phân bố dọc hai bên bờ sông ở nơi có địa hình thấp, tạo thành


những dải đất bằng, h p. Đất có hàm lượng chất dinh dưỡng ở mức trung bình, M= 1,2 -1,5%. Lân , Kali dễ tiêu ở thường là trung bình 10-15 lđl/100 gam đất. Thành phần cơ giới thường thịt nh hoặc cát pha. Loại đất này hiện được sử dụng để trồng lúa nước và cây rau màu cho hiệu quả kinh tế khá cao.

* Nhóm đất đỏ vàng:

- Đất nâu đỏ trên sản phẩm đá vôi FV : Diện tích 4.163 ha, bằng 2,2% diện tích tự nhiên của huyện, có ở xã Quang Phong. Đất này phân bố ngay ở dưới chân núi đá vôi do sự hoà tan gột rửa đá vôi. Đất có tỷ lệ mùn trung bình, giàu đạm, lân khá, Kali tổng số và dễ tiêu đều giàu. Thành phần cơ giới đất là thịt nặng, độ xốp cao, lớp đất mịn tương đối dày, khả năng giữ nước và giữ màu khá. Đây là loại đất tốt, địa hình thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, như cây công nghiệp cà phê, chè, cây ăn quả.

- Đất Feralít biến đổi do trồng lúa nước Fl : Diện tích khoảng 410 ha, bằng 0,22% diện tích tự nhiên toàn huyện có ở Thông Thụ, Đồng Văn, Mường Nọc . Bản chất là đất đồi, do quá trình cải tạo làm ruộng lúa nước và sự biến đổi qua thời gian đã hình thành đất Fl. Hiện tại loại đất này đang được người dân địa phương sử dụng có hiệu quả để trồng lúa nước và hoa màu.

- Một số đất đỏ vàng còn lại Fs, Fj, Fq, Hs,HJ : Diện tích 131413 ha, chiếm 69,3% diện tích tự nhiên của huyện, các loại đất này có tới 80% diện tích nằm trên địa hình đồi núi cao và trung bình, còn lại diện tích loại Fs, Fj, Fq nằm trên đồi núi thấp và đất thung lũng tập trung ở xã Đồng Văn, Tiền Phong, Cắm Muộn . Diện tích đất trên địa hình đồi núi cao và trung bình chủ yếu để phát triển lâm nghiệp. Diện tích còn lại trên địa hình đồi núi thấp có điều kiện đưa vào sản xuất nông nghiệp như trồng cây lâu năm, làm nương cố định, đồng cỏ chăn thả tự nhiên.

3.1.4. Khí hậu, thủy văn‌

3.1.4.1. Khí hậu

Huyện Quế Phong nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm mưa nhiều, khu vực chịu ảnh hưởng lớn của khí hậu dãy Trường Sơn Bắc.

- Nhiệt độ trung bình năm 23,5 độ C. Nhiệt độ cao nhất 40 độ C (tháng 6), thấp nhất 10 độ C (tháng 12).

- Độ ẩm trung bình năm 85%.


- Lượng mưa trung bình năm 1.800mm. Mùa mưa từ tháng 7 đến tháng 9 hàng năm, do địa hình cao dốc nên mỗi khi mưa lớn thường gây lũ nhanh, lũ lớn trên các con sông. Lượng mưa thấp ở các tháng về mùa khô (1-3).

- Gió: Trong khu vực có hai loại gió chính, đó là: Gió mùa Đông Bắc xuất hiện từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, thổi mạnh vào tháng 11, 12 và tháng 1, mỗi đợt 3 - 4 ngày, có khi kéo dài cả tuần. Gió mùa Đông Bắc về gây giá rét, thường kéo theo mưa phùn. Gió Lào thổi từ tháng 5 đến tháng 7, khi có gió Lào, nhiệt độ lên cao, có khi lên đến 39 độ C, độ ẩm xuống thấp, gây khô nóng.

3.1.4.2. Thủy văn

- Sông Chu ở phía Bắc bắt nguồn từ nước bạn Lào với tên là Nậm Xấm chảy qua huyện Hửa Phăn, vào Việt Nam với tên là sông Chu, chảy qua các xã Thông Thụ, Đồng Văn huyện Quế Phong về Thanh Hóa với chiều dài đi qua hơn 64km. Lưu vực của sông Chu chiếm diện tích lớn, hệ động thực vật phong phú và đa dạng, đây là tiềm năng rất lớn cho việc cung ứng DVMTR. Trong lưu vực của sông Chu có rất nhiều khe suối lớn như: Nậm Hàn, Nậm Liêm, Nậm Cấn, Tộ Noọng, Suối Cam, suối Câng, suối Phanh, suối Muông, suối Cà Dai, suối Lạc To, suối Pa, suối Hinh, suối Ke, suối Chà Là, suối Cát, suối Piệt, suối Nậm Nam, suối Dinh… vô số các khe suối lớn nhỏ đổ nước về sông Chu, tạo thành một hệ thủy văn có lưu lượng nước lớn, nước chảy mạnh quanh năm. Đây là hệ thống thủy lợi lớn, nổi tiếng phong phú về các loài thủy sinh, cá, lưỡng cư cả về thành phần loài và số lượng. Dọc hai bên sông, bên các suối lớn là vùng sinh sống và canh tác của cộng đồng các dân tộc thuộc hai xã Thông Thụ và Đồng Văn.

- Sông Hiếu có lưu vực lớn bắt nguồn trên địa bàn huyện Quế Phong là hệ thống thủy lớn thứ hai trong khu vực với các chi lưu Nậm Việc, Nậm Giải, Nậm Quàng:

+ Sông Nậm Việc bắt nguồn từ xã Hạnh Dịch, Tiền Phong, lưu lượng nước rất lớn, chảy quanh năm. Hệ thủy này được tạo bởi khá nhiều khe suối lớn bắt nguồn từ biên giới Việt Lào, từ các đỉnh núi cao đổ về như: suối Hạt; suối Phùng; suối Hiên; suối Co; suối Vải Ôm; suối Nậm Lan.

+ Sông Nậm Quàng bắt nguồn từ biên giới Việt Lào ở xã Tri Lễ, dài 71km, diện tích lưu vực 594,8 km2.

+ Sông Nậm Giải bắt nguồn từ biên giới Việt Lào ở xã Nậm Giari dài 43 km chảy qua các xã Châu Kim, Mường Nọc.

Xem tất cả 135 trang.

Ngày đăng: 18/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí