sử dụng DVMTR nợ đọng. Đặc biệt là năm 2015 thực hiện truy thu hết từ các cơ sở sử dụng DVMTR số tiền nợ đọng của các năm trước nên số tiền thu được từ 04 nhà máy thủy điện trên lên đến 29.153.875.440 đồng.
4.2.2.3. ác định đối tượng và diện tích được chi trả DVMTR
Tính đến hết năm 2016, trên địa bàn huyện Quế Phong đã xác định được các chủ rừng có cung ứng DVMTR được chi trả tiền cho công tác bảo vệ rừng gồm:
- Chủ rừng là tổ chức được nhà nước giao rừng để sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích lâm nghiệp (Ban quản lý Khu BTTN Pù Hoạt) với tổng diện tích bảo vệ rừng được hưởng từ nguồn chi trả DVMTR trong 03 năm là 112.491,44 ha.
- Các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn có hợp đồng nhận khoán bảo vệ rừng ổn định lâu dài với Ban quản lý Khu BTTN Pù Hoạt, với tổng số hợp đồng nhận khoán trong 03 năm là 433 hợp đồng.
- Các chủ rừng là nhóm hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao rừng để sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích lâm nghiệp trên địa bàn 5 xã thuộc huyện Quế Phong trong 03 năm là 7.129,72 ha.
- UBND các xã: Đồng Văn, Thông Thụ, Hạnh Dịch, Châu Kim, Nậm Giải thuộc huyện Quế Phong có diện tích quản lý được chi trả tiền DVMTR của các lưu vực thủy điện Cửa Đạt, Hủa Na, Sao Va, Bản Cốc cho công tác bảo vệ rừng trong 03 năm là 32,894.60 ha, với 88 cộng đồng, 13 tổ bảo vệ rừng và 26 nhóm hộ.
Chi tiết các chủ rừng có cung ứng DVMTR cho các cơ sở sử dụng dịch vụ được chi trả tiền phục vụ công tác bảo vệ rừng trên địa bàn theo bảng sau:
Bảng 4.4.Tổng hợp diện tích các chủ rừng được chi trả tiền DVMTR
Chỉ tiêu | ĐVT | Tổng | Năm 2014 | Năm 2015 | Năm 2016 | |
I. Tổng diện tích rừng hưởng chi trả DVMTR | ||||||
1 | Chủ rừng là tổ chức (Ban quản lý Khu BTTN Pù Hoạt | Ha | 112,491.44 | 37,146.41 | 37,146.41 | 38.089,13 |
2 | Chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư | Ha | 7,129.72 | 2,787.30 | 4342.42 | |
3 | UBND xã | Ha | 32,894.60 | 16,468.53 | 16.414,57 |
Có thể bạn quan tâm!
- Sản Xuất Công Nghiệp, Tiểu Thủ Công Nghiệp Và Dịch Vụ
- Diện Tích Các Loại Rừng Và Đất Lâm Nghiệp Phân Theo Chủ Quản Lý
- Khó Khăn, Tồn Tại, Vướng Mắc Trong Quá Trình Triển Khai
- Kết Quả Bảo Vệ Và Phát Triển Rừng Qua Các Năm
- Nhận Biết Của Người Dân Về Giá Trị Của Rừng
- Giải Pháp Về Nâng Cao Năng Lực Hệ Thống Chi Trả
Xem toàn bộ 135 trang tài liệu này.
1 | Chủ rừng là tổ chức | |||||
1.1 | Khoán quản lý bảo vệ | Ha | 112,491.44 | 37,146.41 | 37,146.41 | 38.089,13 |
1.2 | Số lượng hợp đồng khoán | Hợp đồng | 433 | 101 | 163 | 169 |
2 | Chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân | Chủ rừng | 1129 | 487 | 642 | |
3 | UBND xã | Chủ rừng | 88 CĐ, 13 Tổ BVR, 26 Nhóm hộ | 39 CĐ, 7 Tổ BVR, 14 Nhóm hộ | 49 CĐ, 6 Tổ BVR, 12 Nhóm hộ |
(Nguồn: Tổng hợp từ tổ chức chi trả cấp huyện; Ban quản lý Khu BTTN Pù Hoạt)
4.2.2.4. ác định tiền chi trả DVMTR cho các chủ rừng qua các năm
* Phương pháp xác định đơn giá
Theo Điểm a, Khoản 1, Điều 16 Nghị định số 99/2010/NĐ-CP quy định một khu rừng cung cấp được nhiều DVMTR thì được hưởng các khoản chi trả của các dịch vụ. Theo đó, nếu thực hiện sẽ có vấn đề bất cập về đơn giá chi trả DVMTR giữa các lưu vực là rất lớn cụ thể là tại huyện Quế Phong, cùng trên địa bàn 02 xã liền kề như Đồng Văn và Thông Thụ đơn giá 770.000 đồng/ha đối với phần thượng lưu lưu vực thủy điện Hủa Na) so với 30.000 đồng/ha đối với phần hạ lưu lưu vực thủy điện Cửa Đạt). Như vậy, nếu không có sự điều chỉnh thì trên cùng địa bàn một huyện, các xã liền kề nhau lại có đơn giá bảo vệ rừng chênh lệch quá xa. Xuất phát từ thực tiễn trên UBND tỉnh Nghệ An ban hành Văn bản số 1092/UBND-NN ngày 05/3/2014 và Văn bản số 4216/UBND-NN ngày 24/6/2015, trong đó quy định các nội dung về cơ chế lồng ghép các nguồn vốn thực hiện nhiệm vụ bảo vệ rừng và xác định đơn giá chi trả DVMTR trên địa bàn tỉnh như:
- Không sử dụng trùng lặp nhiều nguồn vốn khác nhau trên cùng một đơn vị diện tích, cụ thể: Đối với những diện tích đã được hưởng các nguồn vốn như vốn như vốn sự bảo vệ rừng theo Nghị quyết 30a, Quyết định số 59/2010/QĐ-
UBND, vốn sự nghiệp kinh tế theo Quyết định số 57/QĐ-TTg và các nguồn vốn hợp pháp khác thì không hưởng kinh phí bảo vệ rừng từ nguồn DVMTR.
- Đối với các lưu vực Nhà máy thủy điện Hủa Na + Cửa Đạt cho phép thực hiện đơn giá bình quân chi trả DVMTR đối với lưu vực thủy điện bậc thang (trên cùng một dòng sông).
- Các lưu vực Nhà máy thủy điện còn lại thực hiện theo quy định tại Nghị định số 99/2010/NĐ-CP.
Đơn giá chi trả bình quân 01 ha rừng xác định theo công thức sau:
Tổng kinh phí chi trả cho chủ rừng cung ứng DVMTR
Đơn giá chi trả bình quân/ha =
Diện tích rừng trong lưu vực đưa vào tính đơn giá
Cụ thể:
B1 Q1
C= S
Ltg
- Tổng kinh phí chi trả cho chủ rừng cung ứng DVMTR=B1 - Q1 + Ltg Trong đó:
+ B1: là số tiền thực thu về chi trả dịch vụ môi trường rừng trong năm tại Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh (tính đến 31/12 hàng năm). Riêng Lưu vực thủy điện Hủa Na - Cửa Đạt: Bằng tổng số tiền thực thu của hai nhà máy thủy điện (theo CV 1092/UBND-NN ngày 5/3/2014).
+ Q1: chi phí quản lý tại Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh (10%);
+ Ltg: Lãi tiền gửi kinh phí chi trả cho chủ rừng
- Diện tích rừng trong lưu vực đưa vào tính đơn giá S = S1 - S2 - S3(Theo Văn bản số 4216/UBND-NN ngày 24/6/2015)
Trong đó:
+ S1: Diện tích theo kết quả lập hồ sơ TKKT và kết quả rà soát lưu vực
+ S2: Diện tích rừng trong lưu vực được khoán BVR từ nguồn vốn khác (Nghị quyết số 30a, Sự nghiệp kinh tế, Nghị định số 75/2015/NĐ-CP, nguồn Ngân sách khác).
+ S3: Diện tích không được nghiệm thu.
- Đơn giá chi trả bình quân/ha C: bằng tổng kinh phí chi trả cho chủ rừng cung ứng DVMTR chia cho diện tích rừng trong lưu vực đưa vào tính đơn giá của từng lưu vực thủy điện.
Đối với một số lưu vực có đưn giá thấp dưới 200.000 đồng/ha được sử dụng nguồn kinh phí kết dư chưa chi và kinh phí dự phòng để bổ sung đơn giá.
* Kinh phí bảo vệ rừng của các chủ rừng qua các năm
Từ phương pháp xác định đơn giá chi trả DVMTR ở trên, xác định được đơn giá chi trả DVMTR trên địa bàn huyện Quế Phong của các lưu vực thủy điện Hủa Na, Cửa Đạt; Sao Va; Bản Cốc của các năm 2014, 2015, 2016 theo bảng sau:
Bảng 4.5. Tổng hợp kinh phí bảo vệ rừng của các chủ rừng
Lưu vực thủy điện | Cộng | Năm | |||
2014 | 2015 | 2016 | |||
1 | Hủa Na + Cửa Đạt | ||||
1.1 | Kinh phí chi trả cho chủ rừng đồng) | 54.263.513.342 | 12.563.357.342 | 20.462.716.000 | 21.237.440.000 |
1.2 | Diện tích rừng được chi trả (ha) | 37.146,41 | 51.156,79 | 53.093,60 | |
1.3 | Đơn giá lưu vực đồng/ha) | 338.212 | 400.000 | 400.000 | |
2 | Bản Cốc | ||||
2.1 | Kinh phí chi trả cho chủ rừng đồng) | 1.832.711.701 | 728.046.197 | 1.104.665.504 | |
2.2 | Diện tích rừng được chi trả (ha) | 2.408,50 | 2.748,56 | ||
2.3 | Đơn giá đồng/ha) | 302.282 | 401.907 | ||
3 | Sao Va | ||||
3.1 | Kinh phí chi trả cho chủ rừng đồng) | 1.185.079.652 | 584.287.652 | 600792000 | |
3.2 | Diện tích rừng được chi trả (ha) | 2.836,94 | 3.003,96 | ||
3.3 | Đơn giá đồng/ha) | 205.957 | 200.000 | ||
Tổng kinh phí | 57.281.304.695 | 12.563.357.342 | 21.775.049.849 | 22.942.897.504 |
(Nguồn: Tổng hợp từ tổ chức chi trả cấp huyện; Ban quản lý Khu BTT Pù Hoạt)
Hàng năm căn cứ vào kết quả diện tích rừng được nghiệm thu và số tiền thực tế thu được, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh tính toán đơn giá và thực hiện chi trả cho các chủ rừng theo quy định. Qua bảng 4.5 cho thấy, qua 3 năm 2014 - 2016) triển khai chính sách chi trả DVMTR trên địa bàn huyện Quế Phong, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Nghệ An đã chi trả cho các chủ rừng có cung ứng DVMTR là 57.281.304.695 đồng, cụ thể như sau:
- Năm 2014: Tổng kinh phí bảo vệ rừng cho các chủ rừng trên địa bàn huyện là 12.563.357.342 đồng, mức chi trả lưu vực Hủa Na + Cửa Đạt, với đơn giá 338.212 đ/ha/năm cho 37.146,41 ha rừng ; lưu vực Bản Cốc, Sao Va thuộc chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, UBND xã chưa có hồ sơ để chi trả.
- Năm 2015: Tổng kinh phí bảo vệ rừng cho các chủ rừng trên địa bàn huyện là 21.775.049.849 đồng, mức chi trả lưu vực Hủa Na + Cửa Đạt là:
400.000 đ/ha/năm cho 51.156,79 ha rừng; lưu vực Bản Cốc là: 302.282 đ/ha/năm cho 2.408,50 ha rừng; lưu vực Sao Va là: 205.957 đ/ha/năm cho 2.836,94 ha rừng.
- Năm 2016: Tổng kinh phí bảo vệ rừng cho các chủ rừng trên địa bàn huyện là 22.942.897.504 đồng, mức chi trả lưu vực Hủa Na + Cửa Đạt là:
400.000 đ/ha/năm; lưu vực Bản Cốc là: 401.907 đ/ha/năm; lưu vực Sao Va là:
200.000 đ/ha/năm.
Năm 2015, do thực hiện quyết liệt việc thu từ Trung ương đến các địa phương nên số tiền thu và truy thu tiền nợ đọng của các năm trước nên số tiền thực thu trong năm đạt cao. Vì vậy, đơn giá chi cho công tác bảo vệ rừng năm 2015 của lưu vực Hủa Na, Cửa Đạt cao hơn 1,5 lần so với năm trước và đơn giá kế hoạch. Từ vấn đề trên, để tránh sự xáo trộn, chênh lệch đơn giá chi trả DVMTR giữa các năm quá lớn và phù hợp với Nghị định 75/2015/NĐ-CP; Quỹ BV&PTR đã trình UBND tỉnh chấp thuận đơn giá chi trả tiền DVMTR năm 2015 tại lưu vực thủy điện Hủa Na, Cửa Đạt là 400.000 đồng/ha/năm, số tiền còn lại để hỗ trợ, điều tiết, bổ sung đơn giá các năm sau cho cùng lưu vực (Công văn số 626/UBND-NN ngày 01/02/2016).
Đơn giá chi trả DVMTR tại các lưu vực trên sẽ được tăng lên 1,8 lần trong năm 2017 và các năm tiếp theo do tăng đơn giá điện thương phẩm đối với
các cơ sở sản xuất thủy điện lên 36 đồng/KWh theo quy định tại Nghị định 147/2016/NĐ-CP ngày 02/11/2016.
4.2.2.5. Vai trò của các bên thực hiện chính sách chi trả DVMTR
Chi trả DVMTR là chính sách mới lại có tính đặc thù và chưa có tiền lệ về nội dung và cách thức tiếp cận. Vì vậy, vai trò của các bên trung gian như Nhà nước, các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức ở địa phương... trong đó nhà nước đóng vai trò quan trọng trong việc ban hành chính sách, xây dựng khung pháp lý thực hiện, hỗ trợ kỹ thuật, tài chính, thúc đẩy, kiểm tra, giám sát các quá trình hoạt động và giao dịch của hệ thống chi trả DVMTR nhằm xác lập mối quan hệ kinh tế bền vững giữa người cung ứng DVMTR với người sử dụng DVMTR.
Trên cơ sở khung pháp lý chung, để chỉ đạo, triển khai chính sách, tại huyện Quế Phong và 05 xã có diện tích rừng cung ứng DVMTR đã thành lập Ban Chỉ đạo cấp huyện, xã. Việc thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện chính sách chi trả DVMTR là hết sức quan trọng và cần thiết, là tổ chức đại diện cho cấp chính quyền địa phương có đủ uy tính, năng lực để quản lý điều hành và giải quyết những vấn đề quan trọng trong quá trình thực hiện về kiện toàn hệ thống quản lý, xây dựng, điều chỉnh hoàn thiện phương thức hoạt động chi trả phù hợp với địa phương. Ban chỉ đạo có nhiệm vụ tổ chức triển khai kế hoạch, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát, thúc đẩy nhanh quá trình thực hiện chính sách, tìm hiểu ý kiến nguyện vọng của các bên, trả lời những yêu cầu kiến nghị, giải quyết khiếu nại, khiếu kiện đảm bảo sự công bằng cho các bên.
- Sở Nông nghiệp và PTNN là cơ quan thường trực, chủ trì tham mưc thực hiện chính sách dưới sự quản lý chỉ đạo của UBND tỉnh Nghệ An phối hợp với UBND các huyện, các đơn vị có liên quan tuyên truyền, phổ biến rộng rãi chính sách đến các cấp, các ngành, cộng đồng dân cư, đặc biệt là các đối tượng liên quan đến triển khai thực hiện chính sách. Chỉ đạo, tham mưu tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong việc thực hiện chính sách chi trả DVMTR trên địa bàn tỉnh. Định kỳ hàng quý, năm hoặc đột xuất báo cáo UBND tỉnh về tình hình, kết quả thực hiện chính sách chi trả DVMTR.
- UBND huyện Quế Phong quán triệt, tuyên truyền thực hiện chính sách chi trả DVMTR đến mọi tầng lớp nhân dân, các đối tượng phải chi trả và được chi trả dịch DVMTR trên địa bàn tổ chức thực hiện chính sách, theo dõi, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định về giao, cho thuê rừng gắn với giao đất và khoán bảo vệ rừng cho các hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng, giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về sử dụng rừng và đất lâm nghiệp. Định kỳ hàng quý, năm hoặc đột xuất báo cáo với UBND tỉnh, Sở Nông nghiệp và PTNT về tình hình, kết quả triển khai chính sách chi trả DVMTR trên địa bàn quản lý.
- Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Nghệ An có vai trò là cơ quan tài chính của Nhà nước nhận tiền uỷ thác từ các đơn vị phải chi trả DVMTR và chuyển trả lại cho bên cung ứng DVMTR, có nhiệm vụ hướng dẫn các đơn vị chủ rừng lập hồ sơ thực hiện chi trả DVMTR cho chủ rừng; phối hợp với các ban ngành, chính quyền địa phương thực hiện việc kiểm tra, giám sát, tạm ứng, thanh toán tiền chi trả DVMTR cho chủ rừng; đình chỉ, giảm trừ, thu hồi kinh phí chi trả khi kiểm tra phát hiện diện tích rừng của các chủ rừng bị chặt phá, bị lấn chiếm trái phép… Về quyền lợi được sử dụng tối đa 10% của tổng số tiền uỷ thác chuyển về để phục vụ cho các hoạt động quản lý, triển khai chính sách của Quỹ.
- Chi cục Kiểm lâm là cơ quan thẩm định, nghiệm thu và quản lý rừng có biện pháp tổ chức, kiểm tra, quản lý chặt chẽ nhằm ngăn chặn kịp thời những hành vi, tác nhân xâm hại đến rừng. Đồng thời tuyên truyền và tổ chức tập huấn công tác phòng cháy, chữa cháy rừng, chủ động chuẫn bị sẵn sàng về lực lượng, phương tiện để tham gia chữa cháy khi có cháy rừng xảy ra.
- Quyền lợi và nghĩa vụ của bên sử dụng DVMTR: Được cơ quan nhà nước thông báo tình hình bảo vệ và phát triển rừng, kết quả chi trả tiền DVMTR đến các chủ rừng, được tham gia vào việc kiểm tra, giám sát cung ứng DVMTR. Ngoài ra, còn được yêu cầu các đơn vị có chức năng, thẩm quyền xem xét điều chỉnh tiền chi trả DVMTR trong trường hợp bên cung ứng DVMTR không thực hiện việc QLBVR, dẫn đến số lượng và chất lượng rừng bị suy giảm không đảm bảo được giá trị cung ứng DVMTR. Về nghĩa vụ: bên sử dụng DVMTR phải có nghĩa vụ chi trả tiền DVMTR một cách đầy đủ và đúng hạn, để trả lại tiền công cho những người làm nghề rừng vì những giá trị môi trường mà họ đã tạo ra.
- Hạt Kiểm lâm Quế Phong được UBND tỉnh giao nhiệm vụ làm đầu mối chi trả DVMTR cấp huyện (gọi tắt là tổ chức chi trả cấp huyện), ngoài chức năng
theo quy định, có nhiệm vụ tham mưu thống kê danh sách các chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn, bản trình UBND huyện phê duyệt sau khi có xác nhận của UBND xã. Hướng dẫn các chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn, bản ký cam kết bảo vệ rừng với UBND xã hàng năm hoặc ổn định trong nhiều năm. Tổ chức cho bên nhận khoán ký hợp đồng bảo vệ rừng với UBND xã đối với diện tích rừng do UBND xã quản lý. Tổ chức nghiệm thu kết quả bảo vệ rừng hàng năm theo quy định, chịu trách nhiệm về các loại hồ sơ, thủ tục để tạm ứng, thanh toán tiền DVMTR tại Quỹ tỉnh, tổ chức chi trả cho các chủ rừng rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn, bản và phối hợp với UBND các xã được giao quản lý rừng để chi trả DVMTR. Quản lý, sử dụng kinh phí quản lý được phân bổ theo hình thức hạch toán báo sổ với Quỹ tỉnh và theo các quy định hiện hành.
Các chủ rừng, đối tượng nhận khoán bảo vệ rừng với vai trò là người trực tiếp tham gia bảo vệ và phát triển rừng cung ứng DVMTR có trách nhiệm thực hiện tốt công tác quản lý bảo vệ rừng, nếu để mất rừng hoặc suy giảm chất lượng rừng sẽ bị trừ tiền hoặc cắt hợp đồng giao khoán. Về quyền lợi, các hộ nhận khoán được hưởng đầy đủ theo đơn giá chi trả DVMTR theo quy định.
Chủ rừng là tổ chức (Ban quản lý Khu BTTN Pù Hoạt) hàng năm ký hợp đồng chi trả DVMTR với Quỹ BV&PTR, phải lập hồ sơ bảo vệ rừng, ký cam kết bảo vệ rừng với Sở Nông nghiệp và PTNT, ký hợp đồng giao khoán với đối tượng nhận khoán, tạm ứng, thanh toán tiền công giao khoán QLBVR kịp thời đến các hộ nhận khoán; Về quyền lợi các chủ rừng là tổ chức, được sử dụng tối đa 10% tổng số tiền DVMTR để phục vụ cho các hoạt động kiểm tra, giám sát, nghiệm thu, tuyên truyền…trong chi trả tiền DVMTR.
4.3. Đánh giá hiệu quả chi trả dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn huyện Quế Phong
4.3.1. Tác động của chính sách đến công tác bảo vệ và phát triển rừng
- Qua 4 năm thực hiện chính sách người dân đã nhận thức rõ hơn về quyền lợi, trách nhiệm của mình nên đã có ý thức hơn trong việc bảo vệ rừng, người được khoán bảo vệ rừng cho các tổ chức cũng đã có sự phối hợp chặt chẽ hơn giữa đơn vị chủ rừng với chính quyền địa phương trong công tác bảo vệ rừng. Cấp ủy, chính