Sản Xuất Công Nghiệp, Tiểu Thủ Công Nghiệp Và Dịch Vụ‌


Nhờ hệ thống sông suối khá dày đặc, cùng với địa hình tương đối cao, là cơ hội lớnđể phát triển các công trình thủy điện phục vụ lợi ích quốc gia, lợi ích dân tộc và toàn xã hội. Hiện nay, trên địa bàn huyện nhiều công trình thủy điện được đầu tư xây dựng gồm: Thủy điện Hủa Na, Bản Cốc, Sao Va, Sông Quang, Nhãn Hạc, Đồng Văn, Châu Thắng, Tiền Phong, Nậm Giải, Châu Thôn với tổng công suất trên 350 MW, trong đó có các công trình đã được đưa vào vận hành và hòa vào mạng lưới điện quốc gia là thủy điện Hủa Na, Bản Cốc, Sao Va, Châu Thắng và thủy điện Cửa Đạt nằm trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa nhưng có lưu vực ở huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An. Vì vậy việc triển khai chính sách trên địa bàn huyện Quế Phong là rất phù hợp và có nhiều thuận lợi.

3.2. Điều kiện kinh tế xã hội

Trong những năm qua, nền kinh tế huyện Quế Phong có bước phát triển khá, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao; cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực giảm dần tỷ trọng kinh tế nông-lâm nghiệp, tăng nhanh kinh tế công nghiệp và dịch vụ.

3.2.1. Tình hình sản xuất nông - lâm ngư nghiệp‌

- Sản xuất nông, ngư nghiệp: Đã huy động tối đa diện tích lúa nước hiện có, việc đầu tư các giống lúa có chất lượng cao, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật tiếp tục được chú trọng. Tổ chức thực hiện các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc Chương trình 135 năm 2015 và các mô hình khuyến nông, nghiên cứu áp dụng khoa học công nghệ vào các mô hình sản xuất nông nghiệp bước đầu cho kết quả tốt, các mô hình sản xuất nông nghiệp có hiệu quả cao tiếp tục được nhân rộng.

Tổng đàn gia súc gia cầm trên địa bàn phát triển tương đối nhanh về số lượng nhờ du nhập con giống qua các Chương trình dự án trên địa bàn huyện và trong năm không xuất hiện dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Diện tích nuôi trồng thủy sản đạt 239 ha, đạt 104% kế hoạch.

- Phát triển lâm nghiệp: Hoàn thành công tác kiểm kê rừng năm 2015, mức độ hoàn thành tốt. Các đơn vị, chủ rừng thực hiện tốt công tác khoanh nuôi, bảo vệ diện tích rừng hiện có theo chức năng, nhiệm vụ được giao. Thực hiện giao khoán bảo vệ rừng tự nhiên năm 2015 với tổng diện tích: 93.865,27 ha, trồng rừng mới tập trung đạt 1.260/700 ha tăng 80% kế hoạch, diện tích rừng trồng tăng nhanh nhờ các chính sách phát triển rừng sản xuất theo Quyết định


147/2007/QĐ-TTg , trong đó cây cao su trồng mới 110ha/500ha, đạt 20,2% kế hoạch năm, nâng tổng số diện tích cây cao su lên 950ha; diện tích trồng rừng phân tán đạt 337 ha tương đương 542 nghìn cây các loại); Thực hiện giao rẫy đúng vùng khoanh, ngăn chặn kịp thời phát nương làm rẫy sai nơi quy định.

- Phát triển kinh tế hợp tác xã và trang trại: Hoạt động của các hợp tác xã từng bước được nâng cao. Triển khai thực hiện Dự án Sinh kế bền vững cho Thanh niên nâng cao năng lực xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm tập trung thông qua HTX cho các đối tượng là đoàn viên, thanh niên xây dựng các mô hình và cán bộ HTX trên địa bàn huyện; hỗ trợ cho 20 trang trại nông lâm hỗn hợp; Kinh tế trang trại, gia trại 168 trang trại, 678 gia trại vừa và nhỏ được quan tâm, kích cầu đúng hướng, các trang trại sản xuất theo đúng vùng quy hoạch.

- Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng (MTQG XD) nông thôn mới: Huyện đã chủ động lồng ghép các nguồn lực đầu tư theo các chương trình mục tiêu, chính sách trên địa bàn để thực hiện chương trình MTQG XD nông thôn mới. Năm 2015, nguồn lực huy động xây dựng nông thôn mới ước đạt 48.720 triệu đồng. Các tiêu chí xây dựng nông thôn mới đạt thấp so với lộ trình đề ra, hiện nay mới chỉ có 04 xã đạt trên 10 tiêu chí trong đó xã Quế Sơn đạt 11 tiêu chí, xã Mường Nọc đạt 10 tiêu chí , có 07 xã đạt từ 6-8 tiêu chí và 02 xã đạt 03 tiêu chí.

Triển khai làm đường bê tông giao thông nông thôn theo cơ chế của Tỉnh và Huyện, năm 2015 đã nhận 1.306,7/2.329,2 tấn xi măng hỗ trợ, cùng với sự ủng hộ và đóng góp của người dân (bằng tiền; vật liệu: cát sỏi, đá; ngày công lao động, hiến đất đã làm được 8,419/16 km đường bê tông giao thông nông thôn.

3.2.2. Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ‌

Trong những năm qua, ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn huyện đã có nhiều chuyển biến nhưng vẫn còn rất nhiều khó khăn, hạn chế.

Tổng giá trị sản xuất công nghiệp, đạt 111 tỷ đồng, trong đó tiểu thủ công nghiệp chiếm 12,9%, giá trị sản lượng đạt 12,1 tỷ đồng.

Trong những năm qua, ngành công nghiệp xây dựng tiếp tục phát huy các ngành nghề truyền thống, phát triển làng nghề, làng có nghề. Giới thiệu, tìm kiếm


thị trường trong và ngoài huyện để định hướng cho nhân dân sản xuất tại địa bàn. Hiện đang tập trung chỉ đạo thu hút và sử dụng tốt nguồn vốn hỗ trợ từ quỹ khuyến nông của tỉnh để đào tạo nghề tiểu thủ công nghiệp cho nhân dân nhằm quảng bá giới thiệu sản phẩm dệt thổ cẩm, mây tre đan tại một số hội chợ thương mại; khảo sát, lựa chọn và xây dựng quy hoạch khu tiểu thủ công nghiệp nhỏ tập trung.

Các sản phẩm chủ yếu có tốc độ tăng trưởng cao, tạo được nhiều việc làm, thu nhập cho nhân dân và đóng góp vào ngân sách là: Khai thác tận dụng gỗ từ việc mở tuyến đường Tây Nghệ An nối vơi Thanh Hóa, khai thác đá, cát sỏi; sản xuất gạch nung và không nung; sản xuất đồ mộc dân dụng, sơn hàn...

Hiện nay một loạt các công trình thuỷ điện lớn, nhỏ và vừa đang được xây dựng trên địa bàn, lớn nhất là thuỷ điện Hủa Na 180 MW, Nhạn Hạc 45 MW, Châu Thôn 18 MW, Sông Quàng 10 MW, Sao Va 3 MW... Xây dựng và đóng điện cho các tuyến đường dây 35 KV: Châu Thôn - Quang Phong. tuyến vào Piếng Phả Mựt, Trung tâm cụm xã Đồng Văn; xây dựng đường 0,4 KV và lắp đặt các trạm biến áp cho các bản: Đỏn Phạt, Cắm xã Cắm Muộn ; bản Chiềng, Quyn, Páo (xã Quang Phong)...

3.2.3. Thực trạng cơ sở hạ tầng‌

3.2.3.1. Hệ thống giao thông

Diện tích đất giao thông của huyện hiện tại có 584,31 ha, trong những năm qua được sự quan tâm của nhà nước, các cấp, các ngành và sự góp sức đáng kể của nhân dân địa phương, hệ thống giao thông trên địa bàn toàn huyện phát triển khá mạnh. Hiện tại trên địa bàn huyện 14/14 xã, thị trấn có đường ô tô, loại hình giao thông duy nhất của huyện là đường bộ với 498,33 km đường các loại. Các tuyến đường quốc lộ, tỉnh lộ được đầu tư nâng cấp, xây dựng và từng bước hoàn thiện. Một số đường giao thông huyết mạch như đường Tây Nghệ An, đường 48 kéo dài đến của khẩu Thông Thụ đã tạo điều kiện cho phát triển kinh tế.

3.2.3.2. Hệ thống thông tin liên lạc

Ngành Bưu chính - Viễn thông đã bám sát nhiệm vụ trọng tâm của ngành là đảm bảo thông tin liên lạc phục vụ cho sự chỉ đạo của Đảng, chính quyền các cấp và nhu cầu giao lưu của nhân dân. Hệ thống cơ sở vật chất ngành bưu chính viễn


thông liên tục được đầu tư nâng cấp, toàn huyện có 1 bưu điện huyện và 11 điểm bưu điện văn hoá xã.

Với quỹ đất rất khiêm tốn, ngành bưu chính viễn thông của toàn huyện mới có được 0,14 ha. Nhưng công tác phát thanh, truyền hình, điện thoại cố định, điện thoại di động đang được thực hiện khá tốt tại huyện.

Có 14 xã, thị trấn có điện thoại về trung tâm, đạt tỷ lệ 5 máy/100 dân.

3.2.3.3. Hệ thống thủy lợi

Theo số liệu thống kê năm 2013, diện tích đất thuỷ lợi của huyện có 130,43 ha, với tổng số 33 công trình vừa và nhỏ (nhỏ là chủ yếu trong đó có 11 công trình phát huy hiệu quả tốt, tổng năng lực thiết kế 1.329 ha đạt 53,16% diện tích ruộng 2 vụ) song thực tế mới chủ động tưới tiêu 931 ha. Hệ thống kênh mương phần lớn chưa được đầu tư kiên cố hóa (trừ tuyến mương cấp 1,2 thuộc hệ thống thủy lợi Nậm Giải - Mương Cuồng và một số đoạn kênh dẫn nước từ đập đến vùng tưới, hệ thống kênh mương nội đồng không đáng kể).

Được sự quan tâm của các cấp, trong những năm qua thông qua chương trình định canh định cư, chương trình 135…Quế Phong có điều kiện xây dựng nhiều hồ đập nhỏ, nhiều công trình thuỷ lợi phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Toàn huyện đã đầu tư nâng cấp và xây dựng mới một số công trình thuỷ lợi vừa và nhỏ. Đặc biệt chính phủ cho khởi công xây dựng công trình thuỷ điện Hủa Na, Bản Cốc, Châu Thôn, Nhãn Hạc, Sông Quàng... là những công trình quan trọng nhằm hạn chế lũ lụt, điều hoà và cung cấp nguồn nước. Hệ thông kênh mương từng bước được bê tông hoá.

3.3. Tình hình văn hóa xã hội

3.3.1. Dân số, dân tộc và lao động‌

- Huyện Quế Phong nơi quần tụ của 5 đồng bào dân tộc sinh sống, gồm Thái, Kinh, Khơ Mú, Thổ, H’Mông, đại đa số sống chủ yếu vào rừng và có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển và bảo tồn rừng. Tổng dân số trong toàn huyện có 1.457 hộ, gần 67.000 nhân khẩu.

- Trên địa bàn có 41.670 lao động. Trong đó, lao động làm lĩnh vực nông, lâm nghiệp 38.097 người chiếm 91,23% tổng số lao động. Qua đó cho thấy, nguồn thu nhập chủ yếu là nông lâm nghiệp đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh


tế địa phương. Đây là lực lượng có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển bền vững của rừng trên địa bàn huyện Quế Phong.

- Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 12,16% cho thấy mức tăng dân số trong khu vực còn ở mức cao. Điển hình ở các thành phần dân tộc H’Mông, Khơ Mú, bình quân có 6-7 người/hộ.

- Mỗi một dân tộc đều có cách sinh sống, phong tục tập quan, phương thức canh tác…khác nhau, biểu hiện bản sắc riêng. Chính vì thế, Quế Phong là huyện có nhiều thành phần dân tộc sinh sống nhất tỉnh Nghệ An, bởi vậy bản sắc văn hoá cũng đa sắc màu. Các hoạt động mưu sinh hàng ngàn đời nay của các công đồng dân cư bản địa có ảnh hưởng rất lớn đến tài nguyên thiên nhiên đất, nước, khoáng sản, tài nguyên rừng… . Sự gia tăng dân số càng cao, áp lực lên tài nguyên rừng ngày càng lớn, dẫn đến suy giảm tài nguyên rừng, làm mất cân bằng sinh thái, ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu…

- Dân số trong vùng chủ yếu làm nghề rừng và nông nghiệp, trình độ dân trí, chất lượng lao động thấp, ngành nghề công nghiệp, thiểu thủ công nghiệp chưa phát triển.

- Trong những năm gần đây cùng với chủ trương thu hút nhân tài về làm việc, huyện đã có chính sách phù hợp để các cấp, các ngành, các hiệp hội chuyển giao, phổ cập kiến thức cơ bản cho nhân dân, trong đó chú trọng công tác khuyến nông, công, lâm nghiệp. Do đó trình độ dân trí nói chung, kiến thức để người dân thực hiện sản xuất kinh doanh nói riêng ngày càng đương nâng lên.

3.3.2. Giáo dục - đào tạo‌

Những năm qua Quế Phong đã thực hiện kiên cố hóa các trường, lớp học trong huyện từ giáo dục mầm non đến giáo dục phổ thông. Nhìn chung cơ sở vật chất của ngành đã được huyện quan tâm đầu tư phát triển. Hệ thống trường lớp bậc tiểu học đã mở đến thôn bản. Tuy nhiên cơ sở vật chất ở vùng cao, vùng xa thiếu thiết bị dạy học và vẫn còn hiện tượng học sinh bỏ học dẫn đến chất lượng của học sinh chưa cao.

- Kết thúc năm học 2015 số học sinh hoàn thành chương trình Tiểu học là 1281/1284 dạt tỷ lệ 99,76%; số học sinh tốt nghiệp lớp 9 bậc THCS là 836/842 đạt tỷ lệ 99,28%; Có 13/14 xã, thị trấn đạt chuẩn phổ cập trẻ 5 tuổi; Tổng số


trường đạt chuẩn Quốc gia: 24 trường tăng 03 trường so với năm 2014 , trong đó khối Mầm non: 04 trường; Tiểu học: 15 trường; THCS: 05 trường.

- Thực hiện tốt các phong trào xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực giúp cho học sinh mạnh dạn hơn, tự tin hơn trong việc giao tiếp và học tập. Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý dạy và học, tích cực xây dựng hệ thống trường chuẩn Quốc gia.

3.3.3. Y tế‌

Mạng lưới y tế với các xã đã hình thành và hoạt động tốt. Mặc dù các trạm y tế xã đã được đầu tư sửa chữa, nâng cấp, tuy nhiên trang thiết bị còn thiếu thốn, cơ sở vật chất và nguồn lực con người còn gặp nhiều khó khăn trong việc thực hiện các chương trình, mục tiêu về y tế quốc gia và công tác phòng chống dịch bệnh, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ y tế còn nhiều hạn chế nên kết quả khám chữa bệnh còn thấp.

Công tác khám chữa bệnh tiếp tục được quan tâm chỉ đạo và thực hiện có hiệu quả, chất lượng điều trị được nâng cao. Công tác tuyên truyền chủ động phòng ngừa, không để dịch bệnh về người xảy ra; các chương trình mục tiêu quốc gia về y tế được triển khai thực hiện tốt. Tăng cường công tác kiểm tra thực hiện y đức trong đội ngũ cán bộ y tế; Tiếp tục triển khai Nghị quyết chuyên đề ‘Tăng cường năng lực thực hiện cải cách hành chính tại khoa khám bệnh, bệnh viện công lập góp phần nâng cao chất lượng khám chữa bệnh’

3.3.4. An ninh quốc phòng‌

Duy trì chặt chẽ chế độ trực chỉ huy, trực ban; phối hợp chặt chẽ với các lực lượng nắm chắc tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn, nhất là tuyến biên giới. Làm tốt công tác đối ngoại quân sự với huyện bạn nước Lào.

Tổ chức các đợt tuần tra biên giới, trong quá trình tuần tra không phát hiện thấy các hoạt động chống phá của địch trên tuyến biên giới, bảo đảm an toàn tuyệt đối về người và trang bị vũ khí.


3.4. Thực trạng các hoạt động lâm nghiệp nói chung và chi trả dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn huyện Quế Phong

3.4.1. Hiện trạng đất lâm nghiệp và tài nguyên rừng‌

3.4.1.1. Diện tích các loại rừng

Tỷ lệ che phủ rừng của huyện Quế Phong là 76,7% trong đó rừng tự nhiên là 76,2% và rừng trồng các loại là 0,5% . Như vậy, tỷ lệ che phủ của rừng Quế Phong cao hơn nhiều so với bình quân chung của tỉnh Nghệ An (57,2%).

Bảng 3.1. Hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp phân theo 3 loại rừng



TT


Loại đất

Tổng diện tích 3 loại rừng

Rừng SX

Rừng PH

Rừng Đặc dụng

Diện tích (ha)

Tỷ lệ

%

Diện tích (ha)

Tỷ lệ

%

Diện tích (ha)

Tỷ lệ

%


Tổng diện tích TN

189.086,5








Đất lâm nghiệp

174.330,4

82.850,7

43,8

52.458,4

27,7

39.021,3

20,6

1,0

Đất có rừng

141.239,4

62.175,3

32,9

43.878,7

23,2

35.185,5

18,6

1.1

Rừng tự nhiên

140.239,5

61.176,4

32,4

43.877,7

23,2

35.185,5

18,6

1.1.1

Rừng nguyên sinh

44.540,7

8.789,4

4,6

16.877,8

8,9

18.873,4

10,0

a

Rừng giàu

9.824,0

890,6

0,5

2.545,3

1,3

6.388,0

3,4

b

Rừng trung bình

34.716,7

7.898,8

4,2

14.332,5

7,6

12.485,4

6,6

1.1.2

Rừng thứ sinh

72.853,3

39.000,5

20,6

20.009,8

10,6

13.843,0

7,3

a

Rừng sau khai thác nghèo

31.970,2

15.751,7

8,3

7.194,3

3,8

9.024,1

4,8

b

Rừng phục hồi nghèo

40.883,1

23.248,7

12,3

12.815,5

6,8

4.818,9

2,5

1.1.3

Rừng hỗn giao xen tre nứa

17.356,2

9.981,5

5,3

5.199,4

2,7

2.175,4

1,2

a

Gỗ xen tre nứa

2.214,9

1.558,4

0,8

656,5

0,3



b

Gỗ xen Lùng

12.965,9

8.423,0

4,5

4.542,9

2,4

0,0

0,0

1.1.4

Rừng tre nứa thuần loài

5.489,4

3.405,0

1,8

1.790,7

0,9

293,6

0,2

a

Tre nứa

3.736,1

158,1

0,1

3.578,0

1,9



b

Lùng

4.211,8

3.246,9

1,7

964,9

0,5



1.2

Rừng trồng

999,9

998,9

0,5

1,0

0,0



2,0

Đất chưa có rừng

33.090,9

20.675,5

10,9

8.579,7

4,5

3.835,8

2,0


2.1

Đất trống có cây gỗ tái sinh quy hoạch cho

LN


10.099,2


4.155,1


2,2


4.226,9


2,2


1.717,1


0,9


2.2

Đất trống không có cây gỗ tái sinh QH LN


22.991,8


16.520,3


8,7


4.352,8


2,3


2.118,6


1,1

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 135 trang tài liệu này.

Đánh giá hiệu quả chi trả dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An - 5

(Nguồn: Kết quả kiểm kê rừng huyện Quế Phong và điều tra thực địa năm 2016)


a) Rừng tự nhiên

Tổng diện tích rừng tự nhiên là 140.239,5 ha, chiếm 99,3% diện tích đất có rừng và chiếm 74,2% diện tích tự nhiên toàn huyện. Rừng tự nhiên còn nhiều ở tất cả các xã của huyện Quế Phong, và diện tích lớn nhất là Đồng Văn, Thông Thụ. Trong đó diện tích rừng tự nhiên là rừng đặc dụng là 35.185,5 ha chiếm 18,6% tổng diện tích tự nhiên, rừng phòng hộ là 43.877,7 ha chiếm 23,2% tổng diện tích tự nhiên, rừng sản xuất là 61.176,4 ha chiếm 32,4% tổng diện tích tự nhiên.

Toàn bộ diện tích rừng tự nhiên đều là rừng gỗ, rừng hỗn giao gỗ xen tre nứa và rừng tre nứa thuần loài. Tuy nhiên, diện tích rừng có Lùng chủ yếu tập trung ở rừng phòng hộ và rừng sản xuất. Cụ thể như sau:

- Rừng nguyên sinh:

+ Rừng giàu (trữ lượng 201-300 m3/ha): diện tích 9.824,0 ha chiếm 5,2% tổng diện tích tự nhiên. Đây là loại rừng ít bị khai thác, còn các loài gỗ tốt, có giá trị kinh tế và bảo tồn, trữ lượng bình quân 252 m3/ha. Loại rừng này hiện chỉ có ở xã Đồng Văn, Thông Thụ, Hạnh Dịch, Nậm Giải, Mường Nọc, Châu Thôn, thường phân bố vùng sâu, nơi cao, xa, địa hình khó khăn, phức tạp, độ dốc lớn.

+ Rừng trung bình (trữ lượng 101-200 m3/ha): diện tích 34.716,7 ha chiếm

chiếm 18,4% tổng diện tích tự nhiên. Đây là loại rừng bị khai thác, còn các loài gỗ tốt, có giá trị kinh tế và bảo tồn, trữ lượng bình quân 151 m3/ha. Loại rừng này hiện chỉ có ở xã Quang Phong, Châu Kim, Nậm Giải, Tiền Phong, Hạnh Dịch, Thông Thụ, Đồng Văn, cũng thường phân bố vùng sâu, nơi cao, xa, địa hình khó khăn, phức tạp, độ dốc lớn.

- Rừng thứ sinh:

+ Rừng sau khai thác nghèo (trữ lượng 10-100m3/ha): diện tích 31.970,2 ha chiếm 16,9% tổng diện tích tự nhiên. Đây là loại rừng đã bị khai thác đi khai thác lại nhiều lần, nên kết cấu tầng tán bị phá vỡ, các loài gỗ tốt, có giá trị kinh tế và bảo tồn hầu như không còn, trữ lượng bình quân 73 m3/ha. Loại rừng này hiện chỉ có ở tất cả các xã, thường phân gần khu dân cư.

+ Rừng phục hồi nghèo (trữ lượng 10-100m3/ha): diện tích 40.883,1 ha

chiếm 21,6% tổng diện tích tự nhiên. Đây là loại rừng đã bị khai thác đi khai thác lại nhiều lần, được khoanh nuôi bảo vệ nên đã bắt đầu phục hồi, trữ lượng

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 18/01/2023