Khó Khăn, Tồn Tại, Vướng Mắc Trong Quá Trình Triển Khai


* Kết quả huy động các nguồn thu

Tính đến hết năm 2016 Quỹ BVPTR tỉnh Nghệ An đã thu được: 271.249 triệu đồng, Trong đó: Năm 2012: 43.281 triệu đồng, Năm 2013: 44.336 triệu

TÌNH HÌNH THU TIỀN DVMTR QUA CÁC NĂM


69,261

70,000

64,963

60,000

50,000

40,000

30,000

20,000

10,000

0

43,281

44,336

49,408

Tổng thu

Năm Năm Năm Năm Năm 2012 2013 2014 2015 2016

(Năm)

Triệu đồng

đồng, Năm 2014: 49.408 triệu đồng, Năm 2015: 69.261 triệu đồng, Năm 2016: 64.963 triệu đồng. Nguồn thu này sẽ được tăng lên 2 lần trong những năm tới do đơn giá được điều chỉnh theo quy định tại Nghị định 147/2016/NĐ-CP ngày 02/11/2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 99/2010/NĐ-CP. Đồng thời mở rộng nguồn thu từ các cơ sở sản xuất công nghiệp có sử dụng nguồn nước, các dịch vụ du lịch có hưởng lợi từ DVMTR, dịch vụ cung ứng bãi đẻ, nguồn thức ăn và con giống tự nhiên, nuôi trồng thủy sản…


Biểu đồ 4.1. Kết quả huy động nguồn thu qua các năm


* Kết quả giải ngân

Luỹ kế đến hết kế hoạch giải ngân năm 2016 Quỹ BVPTR đã giải ngân tổng số tiền là 224.091 triệu đồng. Kết quả giải ngân qua các năm cụ thể như sau: Năm 2012: 17.564 triệu đồng, Năm 2013: 20.494 triệu đồng, Năm 2014: 27.336

triệu đồng, Năm 2015: 78.120 triệu đồng, Năm 2015: 80.576 triệu đồng


TỔNG CHI TIỀN DVMTR QUA CÁC NĂM


90000.0

80000.0

Triệu đồng

70000.0

60000.0

50000.0

40000.0

30000.0

20000.0

10000.0

-


Năm 2012


Năm 2013


Năm 2014


Năm 2015


Năm 2016


Tổng chi


78120.209

80576.201

20494.018

27335.536

17563.501

Năm


Biểu đồ 4.2. Tình hình giải ngân qua các năm

* Tác động đến công tác bảo vệ và phát triển rừng

Thực tế cho thấy, cùng với các giải pháp chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, UBND tỉnh và các bên liên quan, chính sách chi trả DVMTR đã phát huy tác dụng, có tác động rất tích cực tới công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng. Rừng được bảo vệ tốt hơn, tình trạng vi phạm các quy định của pháp luật về bảo vệ, phát triển rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng giảm dần qua các năm. Năm 2011 số vụ vi phạm lâm luật trên địa bàn tỉnh là 1.366 vụ, năm 2012 là 1.267 vụ, năm 2013 là 1.141 vụ, năm 2014 là 856 vụ, năm 2015 là 695 vụ, năm 2016 số vụ vi phạm giảm xuống chỉ còn 275 vụ (Số liệu do Chi cục Kiểm lâm Nghệ An cung cấp).


SỐ VỤ VI PHẠM TRONG QUẢN LÝ, BVR QUA CÁC NĂM


1,500


Số vụ

1,000


500


-


2011 2012 2013 2014 2015 2016


Số vụ vi phạm


1,366

1,267

1,141

856

695

275

Năm


Biểu đồ 4.3. Số vụ vi phạm lâm luật qua các năm


Chính sách đã từng bước góp phần ổn định, đảm bảo diện tích rừng, duy trì độ che phủ của rừng, nâng cao chất lương rừng và góp phần cải thiện chất lượng môi trường sinh thái. Diện tích giao khoán BVR có xu hướng tăng nhanh hàng năm, khẳng định sự kỳ vọng, tin tưởng của chủ rừng, của người dân vào lợi ích mà chính sách mang lại cụ thể: Năm 2013 là 47.034,72 ha, năm 2014 là 95.112,57 ha, năm 2015 tổng diện tích khoán BVR đã được lập hồ sơ và thực hiện chi trả là 228.106,85 ha ( theo kết quả lập hồ sơ TKKT B R được cấp thẩm quyền phê duyệt và diện tích được nghiệm thu), đến năm 2016 tổng diện tích khoán BVR được lập hồ sơ là: 274.600,97ha


TỔNG HỢP DIỆN TÍCH CUNG ỨNG DV

QUA CÁC NĂM


274.600,9

228.106,85

95.112,57

47.034,72 47.034,72

300.000,00

Diện tích (ha)

250.000,00

200.000,00

150.000,00

100.000,00

50.000,00

Biểu đồ 4.4. Diện tích cung ứng DVMTR qua các năm

* Cải thiện sinh kế của người làm nghề rừng

Kết quả từ việc thực hiện chính sách chi trả DVMTR không những từng bước nâng cao ý thức trách nhiệm của chủ rừng, nâng số hộ nhận khoán bảo vệ rừng mà còn huy động được một nguồn nhân lực lớn cho công tác tuần tra bảo vệ rừng một cách thường xuyên. Số lượng chủ rừng hưởng lợi từ chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng tăng từng năm song song với đó số tổ chức, hộ gia đình cá nhân tham gia nhận khoán bảo vệ rừng tăng lên. Cụ thể: Năm 2012 số chủ rừng thụ hưởng tiền DVMTR là 3 chủ rừng là tổ chức với số lượng hợp đồng khoán 765 hợp đồng; Đến năm 2016, số chủ rừng là 6.351 và tổng số lượng hợp đồng khoán là 1.756, trong đó gồm 11 chủ rừng là tổ chức, 51 UBND xã, 6.289 hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng được giao đất lâu dài.

Nhờ triển khai chính sách, thu nhập thực tế bình quân của các hộ gia đình, cá nhân nhận khoán bảo vệ rừng đã từng bước cải thiện. Như tại lưu vực thuỷ


điện Hủa Na/Cửa Đạt, năm 2015 mỗi hộ dân nhận khoán bảo vệ 30 ha rừng thì thu nhập từ tiền DVMTR đạt 12.000.000 triệu đồng/hộ/năm. Cùng với thu nhập khác, tiền DVMTR đã góp phần tạo công ăn, việc làm, xoá đói giảm nghèo, cải thiện sinh kế, giúp người dân yên tâm gắn bó với rừng, góp phần ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tại các địa phương thuộc khu vực miền núi, biên giới.

4.1.3. Khó khăn, tồn tại, vướng mắc trong quá trình triển khai

- Việc thực hiện trách nhiệm kê khai và nộp tiền uỷ thác của một số cơ sở sử dụng DVMTR còn chậm, chưa kịp thời theo tiến độ quy định làm ảnh hưởng đến công tác hạch toán và tính đơn giá.

- Sự chênh lệch lớn về đơn giá chi trả giữa các lưu vực trong tỉnh nên ảnh hưởng không nhỏ đến việc thực hiện chính sách. Đơn giá chi tiền DVMTR trên một số lưu vực rất thấp (Khe Bố, Sao Va, Nậm Pông, Nậm ơn, Chi Khê…) dẫn đến chủ rừng suy bì, so sánh. Đối với lưu vực đơn giá chi trả thấp, khó khuyến khích người dân tích cực bảo vệ, phát triển rừng.

- Việc truy thu tiền chuyển đổi mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác theo Nghị định số 05/2008/NĐ-CP từ năm 2012 trở về trước còn gặp nhiều khó khăn. Đồng thời tại Thông tư 26/2015/TT-BNNPTNT ngày 29/7/2015 quy định trồng rừng thay thế chỉ được bố trí trồng rừng phòng hộ, đặc dụng là rất khó khăn, ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện trồng rừng thay thế.

4.1.4. Đánh giá chung và bài học kinh nghiệm

4.1.4.1. Đánh giá chung

- Về hoạt động của Quỹ BVPTR

Quỹ BV&PTR đã triển khai tốt chính sách chi trả DVMTR trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên mô hình tổ chức và cách thức hoạt động chưa thống nhất và đồng bộ từ trung ương xuống địa phương, nên một số nội dung có sự chỉ đạo đồng thời của nhiều cơ quan nên có lúc có sự chồng chéo trong chỉ đạo, điều hành. Bên cạnh đó, việc thực hiện cơ chế tự chủ chưa thống nhất và chưa tương đồng giữa tự chủ tài chính và tự chủ về tổ chức và hoạt động nên chưa phát huy hết vai trò của Quỹ.

- Về chính sách chi trả DVMTR

Qua 5 năm thực hiện, Chính sách chi trả DVMTR trên địa bàn tỉnh Nghệ An đã đạt nhiều kết quả khả quan và những bài học kinh nghiệm quý trong quá


trình tổ chức thực hiện. Kết quả thực hiện cho thấy đây là chính sách đúng đắn và phù hợp với thực tiễn công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng bền vững trên địa bàn Nghệ An nói riêng và cả nước nói chung. Chính sách đã dần đi vào cuộc sống, gắn kết lợi ích giữa người sử dụng DVMTR và người bảo vệ rừng, tạo ra mối liên kết kinh tế mang tính bền vững giữa bên sử dụng và bên cung ứng DVMTR. Hầu hết cán bộ và nhân dân trong vùng được chi trả DVMTR đã nhận thức sâu sắc về ý nghĩa và tầm quan trọng việc thực hiện chính sách, thấy được trách nhiệm và quyền lợi của người cung ứng dịch vụ thông qua việc bảo vệ rừng và công tác bảo vệ rừng ngày càng tốt lên.

4.1.4.2. Bài học kinh nghiệm

- Vai trò của chính quyền địa phương và sự phối hợp của người dân rất quan trọng trong việc thực hiện chính sách chi trả DVMTR;

- Công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức về ý nghĩa của chính sách chi trả DVMTR là rất cần thiết, có vai trò rất quan trọng quyết định đến sự thành công trong việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ thu, chi tiền DVMTR, nên phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, quán triệt đầy đủ nội dung chính sách đến các cơ quan, tổ chức có liên quan, đặc biệt là các đối tượng có quyền và nghĩa vụ thực hiện chính sách chi trả DVMTR;

- Việc thống kê phân loại đối tượng phải chi trả tiền DVMTR, xác định diện tích rừng, hiện trạng rừng đến từng chủ rừng được chi trả tiền DVMTR là khâu rất quan trọng để thực hiện chính sách chi trả DVMTR. Để có cơ sở chi trả tiền DVMTR đến chủ rừng, đối tượng cung ứng DVMTR nhanh chóng thì công tác rà soát, lập hồ sơ thiết kế giao khoán bảo vệ rừng cần phải triển khai kịp thời và chính xác;

- Cần có sự phối hợp đồng bộ, quyết liệt giữa các cấp, các ngành trong việc phân công nhiệm vụ và tổ chức thực hiện, triển khai đồng bộ về cơ chế, hệ thống chi trả tiền DVMTR các cấp từ tỉnh, huyện, xã cho phù hợp với điều kiện của từng địa phương là việc làm cần thiết để thực hiện công tác chi trả tiền DVMTR;

- Cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát về hoạt động chi trả, tổ chức bảo vệ rừng, các cơ chế, quản lý sử dụng và nội dung liên quan đến chính sách chi trả DVMTR;

- Là mô hình hoạt động mới, chính sách mới nên cần thường xuyên nghiên cứu để tham mưu sửa đổi, bổ sung các quy định, hướng dẫn cho phù hợp với thực tế của địa phương.


(Kèm theo Phụ biểu 01: Tổng hợp các chỉ tiêu thực hiện chính sách trên địa bàn tỉnh Nghệ An).

4.2. Thực trạng chi trả dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An

4.2.1. Quy trình thực hiện chi trả dịch vụ môi trường rừng‌

Để thực hiện chính sách, UBND huyện Quế Phong đã thành lập Ban chỉ đạo triển khai và thực hiện chính sách chi trả DVMTR trên địa bàn huyện do Chủ tịch UBND huyện làm Trưởng ban. Cùng với hệ thống chi trả DVMTR của tỉnh, ở Quế Phong tiền DVMTR được Quỹ BVPTR tỉnh chi trả qua 02 đầu mối:

- Chi trả qua chủ rừng là tổ chức: Ban quản lý Khu BTTN Pù Hoạt thực hiện chi trả cho các đối tượng nhận khoán bảo vệ rừng tổ trạm của đơn vị, các tổ chức, hộ gia đình, nhóm hộ đối với diện tích thuộc quản lý của Ban quản lý.

Rừng được bảo vệ

- Chi trả qua tổ chức chi trả cấp huyện: Giao cho Hạt Kiểm lâm Quế Phong là cơ quan đầu mối chi trả DVMTR cấp huyện thực hiện chi trả cho phần diện tích của chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn/bản và UBND xã quản lý.


Công ty sử dụng DVMTR

Quỹ BV&PTR Trung ương

Chủ rừng là tổ chức

Công ty sử dụng DVMTR

Quỹ BV&PTR cấp tỉnh

Tổ chức chi trả cấp huyện (Hạt Kiểm lâm huyện)

Các hộ dân nhận khoán

Các chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn, bản và

UBND xã

Rừng được bảo vệ


Hình 4.2. Sơ đồ chi trả ủy thác tiền dịch vụ môi trường rừng


4.2.2. Các điều kiện thực hiện chính sách chi trả DVMTR‌

4.2.2.1. ác định đối tượng phải chi trả và mức chi trả DVMTR

Đến thời điểm hiện tại trên địa bàn huyện Quế Phong đã xác định đối tượng phải chi trả DVMTR gồm các nhà máy thủy điện trong và ngoài tỉnh có sử dụng DVMTR trên địa bàn gồm 05 nhà máy đã hoạt ký hợp đồng ủy thác chi trả DVMTR, trong đó nhà máy thủy điện Châu Thắng đã hoàn thành việc xây dựng và có kế hoạch phát điện vào đầu quý II năm 2017, và 06 cơ sở đang xây dựng. Đây là điều kiện rất thuận lợi cho việc triển khai chính sách chi trả DVMTR trên địa bàn huyện Quế Phong.

Bảng 4.2. Danh sách các nhà máy thủy điện sử dụng DVMTR trên địa bàn huyện Quế Phong


TT

Tên nhà máy

Công ty quản lý, vận hành

Địa điểm Xây dựng nhà

máy

Công suất nhà máy (MW)

Thời gian chi trả DVMTR

I. Các nhà máy thủy điện đã ký hợp đồng ủy thác chi trả DVMTR


1


Thủy điện Cửa Đạt


Công ty CP ĐT&PT Năng lượng Vinaconex

Xã Xuân Cẩm, huyện Thường Xuân,Thanh Hoá


100


2013

2

Thủy điện

Hủa Na

Công ty Cổ phần

Thủy điện Hủa Na

Xã Đồng Văn,

Quế Phong

180

2013

3

Thủy điện

Bản Cốc

Công ty CP thủy điện

Quế Phong

Xã Châu Kim,

Quế Phong

18

2011

4

Thủy điện

Sao Va

Công ty TNHH MTV

thủy điện Sao Va

Xã Mường Nọc,

huyện Quế Phong

3

2011

5

Thủy điện

Châu Thắng

Công ty Cổ phần Prime

Quế Phong

Xã Châu Thôn,

huyện Quế Phong

14

Quý II/2017

III. Các nhà máy thủy điện đang xây dựng trên địa bàn huyện

1

Thủy điện

Sông Quang

Công ty CP phát triển

năng lượng Sơn Vũ

Xã Châu Thôn,

huyện Quế Phong

12

Đang xây

dựng

2

Thủy điện

Châu thôn

Công ty CP phát triển

năng lượng Sơn Vũ

Xã Châu Thôn,

huyện Quế Phong

27

Đang xây

dựng

3

Thủy điện

Nhãn Hạc

Công ty CP Za Hưng

Xã Quế Sơn,

huyện Quế Phong

59

Đang xây

dựng

4

Thủy điện

Đồng Văn

Công ty CP thủy điện

Đakrông

Xã Đồng Văn,

huyện Quế Phong

28

Đang xây

dựng

5

Thủy điện Tiền

Phong

Công ty Cổ phần Prime

Quế Phong

Xã Tiền Phong,

huyện Quế Phong

6

Đang xây

dựng

6

Thủy điện

Nậm Giải

Công ty CP Thủy điện

dầu khí Nghệ An

Xã Nậm Giải,

huyện Quế Phong

4

Đang xây

dựng

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 135 trang tài liệu này.

Đánh giá hiệu quả chi trả dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An - 7

Nguồn: Sở Công Thương, Quỹ bảo vệ và phát triển rừng tỉnh ghệ An)


4.2.2.2. ác định số tiền chi trả DVMTR qua các năm

Tính đến hết năm 2016, có 04 cơ sở sử dụng DVMTR trên địa bàn huyện Quế Phong ký hợp đồng ủy thác và chi trả tiền DVMTR, với tổng kinh phí thu được là 80.033.549.286 đồng, bình quân mỗi năm 20 tỷ đồng (chiếm trên 30% tổng thu của cả tỉnh). Số tiền này sẽ tăng gấp gần 2 lần trong năm 2017 và các năm tiếp theo và được tăng đều qua các năm do phát sinh của các cơ sở sử dụng DVMTR mới và tăng đơn giá điện thương phẩm đối với các cơ sở sản xuất thủy điện lên 36 đồng/KWh, nước thương phẩm đối với các cơ sở sản xuất và cung cấp nước sạch lên 52 đồng/m3 theo quy định tại Nghị định 147/2016/NĐ-CP

ngày 02/11/2016 của Chính phủ. Đây là nguồn kinh phí ổn định, bền vững phục vụ công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn.

Bảng 4.3. Tổng hợp thu tiền ủy thác từ các cơ sở sử dụng DVMTR


TT

Tên Thủy điện

Tổng thu

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

Năm 2016

1

Hủa Na

48.556.426.980

5.183.742.000

12.851.856.000

17.455.446.320

13.065.382.660

2

Cửa Đạt

25.860.000.000

3.000.000.000

5.900.000.000

10.460.000.000

6.500.000.000

3

Sao Va

810.394.210

190.842.950

193.830.940

173.886.560

251.833.760

4

Bản Cốc

4.806.728.096

1.162.653.090

1.313.682.560

1.064.542.560

1.265.849.886


Tổng


80.033.549.286


9.537.238.040


20.259.369.500


29.153.875.440


21.083.066.306

Nguồn: Quỹ bảo vệ và phát triển rừng tỉnh ghệ An) Qua số liệu ở bảng trên cho thấy, sau 04 năm triển khai chính sách chi trả DVMTR trên địa bàn huyện (2013-2016), nhìn chung các cơ sở sử dụng DVMTR nộp đầy đủ về Quỹ BVPTR. Tuy nhiên trong những năm đầu thực hiện chính sách một số cơ sở sử dụng DVMTR nhận thức chưa cao về trách nhiệm của doanh nghiệp đối với xã hội, trong khi đó chưa có chế tài để thực hiện nên vẫn còn tình trạng chây ỳ, nợ đọng kéo dài qua các năm. Đến nay Chính phủ đã ban hành Nghị định số 40/2015/NĐ-CP ngày 27/4/2015 về sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 157/2013/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản. Trong đó có nội dung xử phạt vi phạm quy định về chi trả DVMTR nên tính đến hết năm kế hoạch 2015 và 2016 không còn cơ sở

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 18/01/2023