Đánh giá hiệu quả chi trả dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An - 2


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ


STT

Tên biểu đồ

Trang

4.1

Kết quả huy động nguồn thu qua các năm

40

4.2

Tình hình giải ngân qua các năm

41

4.3

Số vụ vi phạm trong quản lý, bảo vệ rừng qua các năm

41

4.4

Diện tích cung ứng DVMTR qua các năm

42

4.5

Kết quả bảo vệ và phát triển rừng qua các năm

57

4.6

Diện tích rừng và kinh phí được chi trả qua các năm

58

4.7

Số chủ rừng và số hợp đồng khoán bảo vệ rừng

60

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 135 trang tài liệu này.

Đánh giá hiệu quả chi trả dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An - 2


DANH MỤC CÁC HÌNH


STT

Tên hình

Trang

1.1

Sơ đồ chi trả dịch vụ môi trường rừng ở Việt Nam

15

3.1

Sơ đồ hành chính huyện Quế Phong

20

4.1

Sơ đồ bộ máy tổ chức, hoạt động của Quỹ

37

4.2

Sơ đồ chi trả ủy thác tiền dịch vụ môi trường rừng

45

4.3

Nhận biết của người dân về giá trị của rừng

64


ĐẶT VẤN ĐỀ‌

Rừng có vai trò hết sức quan trọng đối với con người, là tài nguyên vô cùng quý giá của đất nước, có giá trị to lớn về kinh tế và gắn liền với đời sống của nhân dân các dân tộc miền núi, lợi ích mang lại từ rừng là vô cùng quan trọng. Ngoài việc cung cấp gỗ, củi và các lâm sản khác, rừng còn có vai trò to lớn trong việc phòng hộ, bảo vệ đất, điều tiết nguồn nước, hạn chế xói mòn, hấp thụ CO2, hạn chế lũ lụt, chống cát bay, đa dạng sinh học và cảnh quan thiên nhiên... Những giá trị này của rừng đã vượt xa giá trị cung cấp gỗ, lâm sản truyền thống, đặc biệt là vai trò quan trọng trong ứng phó với những biến đổi khí hậu toàn cầu...các chức năng này của rừng được hiểu là các giá trị môi trường rừng.

Nhận thức về vai trò của rừng, đặc biệt là giá trị to lớn của dịch vụ môi trường do rừng mang lại ở Việt Nam. Chính phủ đã ban hành Chính sách thí điểm chi trả dịch vụ môi trường rừng theo Quyết định 380/QĐ-TTg ngày 10/4/2008 áp dụng tại 2 tỉnh Sơn La và Lâm Đồng.

Từ những thành công bước đầu của quá trình thí điểm và là bước ngoặt về chính sách cho người làm nghề rừng ở Việt Nam, ngày 24/9/2010 Chính phủ chính thức ban hành Nghị định số 99/2010/NĐ-CP để triển khai chính sách chi trả DVMTR trên phạm vi toàn quốc. Qua triển khai Chính sách đã cho thấy tính hữu dụng trong công tác bảo vệ rừng, bước đầu tạo ra một nguồn kinh phí cho việc phục hồi, bảo vệ, duy trì bền vững các giá trị của hệ sinh thái rừng.

Nghệ An có tổng diện tích tự nhiên 1.649.853,2 ha, trong đó diện tích đất lâm nghiệp 1.176.150,3 ha, có đủ các vùng sinh thái như: vùng núi, trung du, đồng bằng ven biển... Đây là tiềm năng rất lớn cho việc cung ứng DVMTR. Vì vậy, việc triển khai thực hiện chính sách chi trả DVMTR có nhiều thuận lợi, tạo tiền đề làm thay đổi nhận thức của cả bên sử dụng và bên cung ứng dịch vụ, góp phần giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước đầu tư cho công tác bảo vệ và phát triển rừng.

Quế Phong là huyện miền núi nằm về phía Tây Bắc tỉnh Nghệ An, có tổng diện tích tự nhiên 189.086,50 ha, trong đó diện tích đất Lâm nghiệp 174.333,06


ha chiếm hơn 92% tổng diện tích tự nhiên toàn huyện, diện tích đất có rừng 145.032,28 ha, độ che phủ 76,7%. Hiện tại trên địa bàn huyện Quế Phong có các nhà máy thủy điện đã hoạt động và chi trả tiền DVMTR như: Hủa Na, Sao Va, Bản Cốc và thủy điện Cửa Đạt nằm trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa nhưng có lưu vực ở huyện Quế Phong. Với tổng số kinh phí chi trả DVMTR hàng năm gần 20 tỷ đồng, đây là nguồn kinh phí ổn định, bền vững góp phần thực hiện thành công kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng tại địa phương. Bên cạnh đó còn có tiềm năng lớn các dự án thủy điện đang xây dựng như: Sông Quang, Nhãn Hạc, Đồng Văn, Châu Thắng, Tiền Phong, Nậm Giải, Châu Thôn...

Việc triển khai Chính sách chi trả DVMTR trên địa bàn huyện cho thấy sự hiệu quả của chính sách mang lại, khẳng định hướng đi đúng đắn, từng bước đi vào cuộc sống, tạo nên một nguồn lực tài chính mới ngoài ngân sách, mang tính ổn định, bền vững, phục vụ công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, góp phần tạo ra nhiều việc làm, cải thiện sinh kế, tăng thu nhập, nâng cao đời sống của người làm nghề rừng.

Bên cạnh những kết quả đạt được còn có một số khó khăn, tồn tại, vì đây là mô hình hoạt động mới lại có tính chất đặc thù; các văn bản hướng dẫn về cơ chế, chính sách chưa đồng bộ, thống nhất, một số nội dung chưa sát với tình hình thực tế tại địa phương. Xuất phát từ tình hình thực tế trên đề tài “Đánh giá hiệu quả chi trả dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An” được thực hiện góp phần hạn chế những tồn tại, đồng thời phát huy tốt hơn nữa những kết quả đạt được, rút ra những bài học kinh nghiệm, cách làm phù hợp đồng thời chỉ ra nguyên nhân và định hướng cần thiết để chính sách ngày càng thiết thực, hiệu quả và bền vững.


Chương 1‌

TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU


1.1 Cơ sở khoa học và thực tiễn của vấn đề nghiên cứu‌

1.1.1 Các khái niệm liên quan đến chi trả dịch vụ môi trường rừng‌

1.1.1.1. Dịch vụ môi trường rừng (DVMTR)

Là công việc cung ứng các giá trị sử dụng của môi trường rừng để đáp ứng các nhu cầu của xã hội và đời sống của nhân dân (Nghị định 99/2010/NĐ-CP).

1.1.1.2. Môi trường rừng

Bao gồm các hợp phần của hệ sinh thái rừng: thực vật, động vật, vi sinh vật, nước, đất, không khí, cảnh quan thiên nhiên. Môi trường rừng có các giá trị sử dụng đối với nhu cầu của xã hội và con người, gọi là giá trị sử dụng của môi trường rừng, gồm: Bảo vệ đất, điều tiết nguồn nước, phòng hộ đầu nguồn, phòng hộ ven biển, phòng chống thiên tai, đa dạng sinh học, hấp thụ và lưu giữ các bon, du lịch, nơi cư trú và sinh sản của các loài sinh vật, gỗ và lâm sản khác.

1.1.1.3. Chi trả dịch vụ môi trường rừng (PES)

Là quan hệ cung ứng và chi trả giữa bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng trả tiền cho bên cung ứng dịch vụ môi trường rừng.

1.1.1.4. Hình thức chi trả dịch vụ môi trường rừng

a. Chi trả trực tiếp

- Là bên sử dụng DVMTR trả tiền trực tiếp cho bên cung ứng DVMTR.

- Chi trả trực tiếp được áp dụng trong trường hợp bên sử dụng DVMTR có khả năng và điều kiện thực hiện việc trả tiền thẳng cho bên cung ứng DVMTR không thông qua tổ chức trung gian. Chi trả trực tiếp được thực hiện trên cơ sở hợp đồng thỏa thuận tự nguyện giữa bên sử dụng và cung ứng DVMTR phù hợp với quy định tại nghị định này, trong đó mức chi trả không thấp hơn mức do Nhà nước quy định đối với cùng một loại DVMTR.

b. Chi trả gián tiếp

- Chi trả gián tiếp là bên sử dụng DVMTR trả tiền cho bên cung ứng DVMTR ủy thác qua Quỹ bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam hoặc Quỹ bảo vệ


và phát triển rừng cấp tỉnh hoặc cơ quan, tổ chức làm thay nhiệm vụ của Quỹ bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định.

- Chi trả gián tiếp được áp dụng trong trường hợp bên sử dụng DVMTR không có khả năng và điều kiện trả tiền trực tiếp cho bên cung ứng DVMTR mà thông qua tổ chức trung gian theo quy định. Chi trả gián tiếp có sự can thiệp và hỗ trợ của Nhà nước, giá DVMTR do Nhà nước quy định.

Cùng với hệ thống chi trả của cả nước, Nghệ An hiện đang áp dụng hình thức chi trả gián tiếp ủy thác qua Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng.

1.1.2. Dịch vụ môi trường rừng và chi trả dịch vụ môi trường rừng‌

Mặc dù giá trị môi trường đã được khẳng định và nghiên cứu từ lâu song chúng thường được coi là những giá trị công cộng. Mọi người đều có thể tự do tiếp cận, sử dụng và hưởng lợi từ giá trị môi trường rừng, nhất là ở những nước nghèo, đã không khuyến khích người lâm nghiệp bảo vệ và phát triển những giá trị môi trường rừng, dẫn đến thiệt hại cho nhiều ngành sản xuất và đời sống nói chung. Thực tế đó đã buộc người ta phải hợp tác với nhau giữa người làm rừng và những người hưởng lợi chính từ giá trị môi trường rừng, chia sẻ với nhau trách nhiệm trong việc bảo vệ và phát triển những giá trị môi trường rừng. Trong quá trình đó những giá trị môi trường rừng được phân tích, lượng giá, mua bán, trao đổi như những hàng hoá và dịch vụ khác. Những lợi ích môi trường của rừng được đưa ra trao đổi, mua bán như vậy là DVMTR. Những chính sách khuyến khích việc trao đổi, mua bán giá trị DVMTR được gọi là chính sách chi trả DVMTR.

Đến nay trên thế giới đã có nhiều chương trình chi trả DVMTR. Chúng được chia thành nhóm các chương trình PES tự nguyện và PES Chính phủ. Trong chương trình PES tự nguyện, cả người cung cấp dịch vụ môi trường và người sử dụng dịch vụ đều tự nguyện trên cơ sở hợp đồng. Ngược lại, trong các chương trình PES Chính phủ tài trợ thường chỉ tự nguyện ở bên nhà cung cấp, còn người sử dụng DVMTR sẽ chi trả qua các dạng phí và lệ phí bắt buộc.

Trên cơ sở các thông tin về chi trả dịch vụ môi trường rừng trên thế giới cho phép đi đến một số nhận xét sau:

- Cho đến nay các chương trình PES chủ yếu vẫn là các chương trình Chính phủ. Thực tế, người làm rừng ít có khả năng quản lý được giá trị DVMTR


nên để thực hiện được chi trả DVMTR thường cần sự hỗ trợ của nhà nước và khi đó việc chi trả DVMTR được xem là bắt buộc.

- Các chương trình PES đều được hình thành trong những năm gần đây, sớm nhất là chương trình dịch vụ bảo tồn ở Mỹ được khởi xướng năm 1983, còn lại chủ yếu từ những năm 90 của Thế kỷ XX trở lại đây.

- Mục tiêu của PES rất đa dạng, trong đó có bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đa dạng sinh học, bảo vệ cảnh quan, bảo vệ đất, bảo vệ động vật hoang dã, kiểm soát sự nhiễm mặn, tích lũy Carbon... Tuy nhiên, phổ biến nhất vẫn là các chương trình bảo vệ nguồn nước. Đây là một trong những hiệu quả môi trường quan trọng nhất của rừng. Các chương trình PES tự nguyện chủ yếu hướng vào bảo vệ nguồn nước.

- Các chương trình PES ưu tiên cho các hoạt động bảo tồn rừng, trồng rừng, công nghệ mới trong chăn nuôi bò sữa, nông lâm kết hợp, canh tác nông nghiệp thân thiện, bảo vệ đa dạng sinh học, thay đổi sử dụng đất... Tuy nhiên, tập trung nhiều nhất vẫn là bảo tồn hệ sinh thái rừng hướng tới thân thiện với môi trường.

- Đối tượng chi trả DVMTR gồm nhiều thành phần từ Trung ương đến chính quyền địa phương, tập đoàn điện lực, Cơ quan lâm nghiệp, quỹ tư nhân, tài trợ quốc tế, người dân sử dụng nước. Phần lớn trong số họ là các tổ chức và cơ quan chính phủ và phi chính phủ.

- Đối tượng hưởng lợi từ PES là người sử dụng nguồn nước ở địa phương, nông dân, người không sử dụng đồng hồ đo nước, cơ quan tổ chức trên lưu vực sông, người sử dụng nước ở hạ lưu, khách du lịch, công đồng bảo tồn toàn cầu... Nhìn chung, đối tượng được hưởng lợi là cả cộng đồng và toàn xã hội.

- Đối tượng khởi xướng PES chủ yếu là các Chính phủ, tổ chức phi chính phủ, tổ chức hưởng lợi, chính quyền Trung ương, Bộ Tài nguyên nước, Lâm nghiệp và Môi trường, các trường đại học, chính quyền địa phương... Đây là những cơ quan và tổ chức có khả năng liên kết và hỗ trợ đàm phán hoặc ra quyết định, lập chính sách...

- Vùng thực hiện PES chủ yếu là các vùng thượng nguồn lưu vực sông, đất dốc vùng đầu nguồn, vùng đất cao nguyên, đồng cỏ, ven biển, đất cộng đồng


và quy mô toàn quốc. Như vậy, một số chương trình tập trung vào những vùng sinh thái nhạy cảm, còn gần 50% chương trình có quy mô toàn quốc.

- Hình thức của PES phần lớn là chi trả tiền mặt thông qua các tổ chức hoặc qua cơ quan của Chính phủ. Mức chi trả thường phụ thuộc nhiều vào kết quả đàm phán giữa người cung cấp và người chi trả DVMTR. Nó được hiểu là một phần chứ không phải toàn bộ giá trị DVMTR.

- Thời gian chi trả thường là vào những thời điểm nhất định trong năm theo hợp đồng hoặc theo quy định của chính phủ. Việc chi trả ở hầu hết các chương trình là theo loại rừng và điều kiện lập địa. Có mức chi trả cao nhất là các rừng nguyên sinh, rừng tự nhiên, rừng ở những nơi có nhu cầu phòng hộ cao.

- Thời gian kéo dài của các chương trình PES ít nhất là 5 năm, một số chương trình kéo dài 10-20 năm. Có những chương trình không hạn định thời gian.

Trên cơ sở phân tích về nhận thức kiến thức và thực tiễn áp dụng chi trả DVMTR của thế giới có thể rút ra một số kết luận áp dụng cho Việt Nam như sau:

- Chi trả DVMTR là công cụ quan trọng để thúc đẩy quản lý rừng tốt hơn ở các vùng đầu nguồn, những vùng sinh thái nhạy cảm.

- DVMTR quan trọng nhất ở các vùng hồ thuỷ điện là dịch vụ: Bảo vệ đất, hạn chế xói mòn và bồi lắng lòng hồ, lòng sông, lòng suối, đặc biệt là dịch vụ lưu giữ nước mưa để cung cấp cho hồ thuỷ điện trong thời kỳ không mưa.

- Đối với các vùng đầu nguồn việc chi trả DVMTR phải được xem là các chương trình PES của Chính phủ. Cần có những quy định của nhà nước để việc cung cấp DVMTR là tự nguyện, còn chi trả DVMTR là bắt buộc.

- Các chương trình PES ở vùng hồ thuỷ điện nên khuyến khích vào hoạt động quản lý rừng và tái trồng rừng để đảm bảo quyền lợi của nhiều bên liên quan.

- Để các chương trình PES phát triển bền vững theo hướng cơ chế thị trường cần phân loại rừng để chi trả, phải có hệ số hiệu chỉnh về mức chi trả DVMTR tính đến giá trị môi trường do rừng tạo ra, đến nhu cầu phòng hộ và mức khó khăn trong việc bảo vệ rừng.


1.2. Tổng quan các công trình đã công bố về vấn đề nghiên cứu

1.2.1. Cơ chế chi trả DVMTR ở một số quốc gia trên thế giới

Các nước phát triển ở Mỹ La Tinh đã áp dụng thực hiện các mô hình Chi trả DVMTR sớm nhất. Ở châu u, chính phủ một số nước cũng đã quan tâm đầu tư và thực hiện nhiều chương trình, mô hình. Chi trả dịch vụ rừng phòng hộ đầu nguồn hiện được thực hiện tại các quốc gia Costa Rica, Ecuador, Bolivia, Nam Phi, Mexico và Hoa Kỳ. Trong đó, hầu hết là thực hiện tối đa hóa các dịch vụ rừng phòng hộ đầu nguồn thông qua các hệ thống chi trả đều mang lại kết quả góp phần giảm nghèo. Ở Australia đã lập pháp hóa quyền phát thải cacbon từ năm 1998, cho phép các nhà đầu tư đăng ký quyền sở hữu hấp thụ cacbonic của rừng. PES cũng đã được phát triển và thực hiện thí điểm ở châu Á như Ấn Độ, Indonesia, Philippines, Trung Quốc, Nepal và Việt Nam bước đầu đã xây dựng được các chương trình PES có quy mô lớn, chi trả cho các chủ rừng để thực hiện bảo vệ rừng nhằm tăng cường cung cấp các dịch vụ bảo tồn đa dạng sinh học, chống xói mòn, hấp thụ cacbonic, cảnh quan du lịch sinh thái, và đã thu được một số thành công nhất định trong công cuộc bảo tồn đa dạng sinh học và xóa đói giảm nghèo cho nhân dân vùng đầu nguồn.

Từ năm 2002, Trung tâm nghiên cứu Nông lâm kết hợp thế giới ICRAF đã tích cực giới thiệu khái niệm chi trả DVMTR vào Việt Nam. Quỹ phát triển Nông nghiệp quốc tế IFAD đã hỗ trợ dự án đền đáp cho người nghèo vùng cao cho các PES mà họ cung cấp tại Indonesia, Philippines và Nepal là xây dựng cơ chế mới để cải thiện sinh kế và an ninh tài nguyên cho cộng đồng nghèo vùng cao ở châu Á thông qua xây dựng các cơ chế nhằm đền đáp người nghèo vùng cao về các PES họ cung cấp cho các cộng đồng trong nước và trên phạm vi toàn cầu. Cho đến nay, hàng trăm sáng kiến mới về dịch vụ môi trường đã được xây dựng trên khắp toàn cầu, như:

1.2.1.1. Tại châu Mỹ

- Tại Hoa Kỳ, là quốc gia nghiên cứu và tổ chức thực hiện các mô hình PES sớm nhất, ngay từ giữa thập kỷ 80 cuả thế kỷ XX, Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ đã thực hiện Chương trình duy trì bảo tồn , ở Hawaii đã áp dụng chính sách mua lại đất hoặc mua nhượng quyền để bảo tồn bảo vệ rừng đầu nguồn, duy trì, cải thiện nguồn nước mặt và nước ngầm, phục vụ đời sống sinh hoạt, phát triển du lịch, nông nghiệp và các ngành nghề khác. Ở bang Oregon đã áp dụng chính

Xem tất cả 135 trang.

Ngày đăng: 18/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí