Các Chỉ Số Theo Dõi Chăm Sóc Sản Khoa Thiết Yếu [113]


được đào tạo về y tế và tỉnh Ninh Thuận là 121 học sinh. Đây là số liệu phản ánh bức tranh về công tác phát triển nhân lực y tế trong tương lai tại các tỉnh trên. Các nhà quản lý, lãnh đạo của tỉnh cần chú trọng, dành nguồn ngân sách và đưa ra các chính sách đãi ngộ nhằm thu hút và phát triển nguồn nhân lực tại các địa phương.

Theo báo cáo về cung cấp dịch vụ CSSKSS của Bộ Y tế chỉ có 33,5% số xã trong toàn quốc có YTTB được tập huấn cả 5 nội dung chuyên môn tính từ tháng 1 năm 2008 đến thời điểm điều tra. Nội dung mà YTTB ở nhiều xã nhất được đào tạo lại là “phòng chống suy dinh dưỡng” (80% xã có YTTB được đào tạo); tiếp đến là “kỹ năng truyền thông, tư vấn” (63,1% xã có). Ba nội dung cũng quan trọng khác là “chăm sóc bà mẹ, trẻ sơ sinh”, “kế hoạch hóa gia đình” và “thống kê, báo cáo số liệu hàng năm về sức khỏe bà mẹ, trẻ em” nhưng chỉ có trên dưới 50% xã có YTTB được đào tạo [10].

Nhân lực thiếu và yếu là lý do cơ bản khiến cho nhiều địa phương không có đủ điều kiện để triển khai các dịch vụ LMAT (như truyền máu tại chỗ và mổ đẻ). Đây là những dịch vụ cấp cứu sản khoa toàn diện, quyết định tỷ lệ tử vong mẹ và trẻ sơ sinh. Theo TCYTTG và Quỹ Dân số Liên hiệp quốc muốn làm giảm được tỷ số tử vong mẹ và tỷ suất tử vong sơ sinh thì cần phải thỏa mãn các yêu cầu ở bảng 4.2.


Bảng 4.2. Các chỉ số theo dõi chăm sóc sản khoa thiết yếu [113]


Chỉ số

Mức độ tối ưu

1. Tỷ lệ các ca đẻ được cán bộ y tế đỡ

Theo ICPD: 60% các ca đẻ

Theo MDG: 90% các ca đẻ

2. Số lượng các cơ sở cấp cứu sản khoa cơ bản và toàn diện sẵn có/số dân

Với mỗi 500,000 người, nên có:

- Ít nhất 4 cơ sở cấp cứu sản khoa cơ bản

- Có ít nhất 1 cơ sở cấp cứu sản khoa toàn diện

3. Phân bố theo địa lý của các cơ sở chăm sóc sản khoa thiết yếu (các chỉ số nhỏ: thời gian để đi đến các cơ sở chăm sóc sản khoa thiết yếu và tỷ lệ hộ gia đình đi đến cơ sở chăm sóc sản khoa thiết yếu

cơ bản trong vòng 2 tiếng)

Lý tưởng nhất là các cơ sở cấp cứu sản khoa cơ bản nên đặt tại nơi mà người dân mất nhiều nhất là 2 tiếng để đi đến nơi. Cơ sở cấp cứu sản khoa toàn diện nên đặt tại nơi mà người dân mất nhiều nhất là 12

tiếng để đi đến nơi.

4. Tỷ lệ sinh tại các cơ sở cấp cứu sản khoa cơ bản và toàn diện

Ít nhất là 15%các ca sinh đẻ tại cộng đồng được thực hiện tại các cơ sở cấp cứu

sản khoa cơ bản hoặc toàn diện

5. Đáp ứng được yêu cầu về chăm sóc sản khoa thiết yếu: tỷ lệ phụ nữ gặp các tai biến được điều trị tại các cơ sở chăm

sóc sản khoa thiết yếu

100% phụ nữ gặp các tai biến được điều trị tại các cơ sở chăm sóc sản khoa thiết yếu

6. Tỷ lệ mổ đẻ/tổng các ca đẻ

Số mổ đẻ không nên dưới5% và không nên quá 15% trong tổng số ca đẻ

7. Tỷ lệ chết/mắc biến chứng sản khoa

Tỷ lệ chết của những phụ nữ gặp tai biến

tại các cơ sở chăm sóc sản khoa thiết yếu nên dưới 1%.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 201 trang tài liệu này.

Đánh giá hiệu quả can thiệp làm mẹ an toàn ở các bà mẹ có con dưới 2 tuổi tại 5 tỉnh Việt Nam giai đoạn 2006 - 2012 - 19

Lý do được xác định thiếu bác sỹ là chưa có chế độ thu hút bác sỹ và tuyến dưới. Các CBQL mong muốn nhà nước có chính sách thu hút hiệu quả thì sẽ giúp tăng cường việc cung cấp dịch vụ ở tuyến dưới.Việc đào tạo ra một CBYT có khả năng thực hiện được cấp cứu sản khoa (mổ đẻ, mổ cắt tử cung bán phần, mổ cấp cứu, mổ chửa ngoài tử cung) là cần phải thời gian đào tạo và rèn luyện tay nghề. Bác sỹ mới ra trường chưa có khả năng thực hiện được


những công việc đó. Do vậy thiếu nhân lực y tế ở cơ sở khiến cho việc cử người đi đào tạo để thực hiện được những kỹ thuật đó là rất khó khăn, do vậy cơ sở đã khó khăn lại càng khó khăn trong việc triển khai cung cấp dịch vụ LMAT.

Một bất cập nữa ở địa phương là việc điều động cán bộ y tế sau đào tạo chuyên khoa sang làm những công việc quản lý khác. Theo nhận xét của chuyên gia, có những địa phương có cán bộ sau tập huấn được nâng cao trình độ thì lại được điều chuyển sang làm ở các vị trí quản lý khác như ở trung tâm y tế dự phòng hoặc ở vị trí quản lý như Phó Chủ tịch huyện. Do vậy cơ sở y tế lại quay về vị trí là không có người để thực hiện dịch vụ và lại phải mất vài năm để đào tạo được người có thể thực hiện được công việc. Điều kiện cơ sở vật chất, TTBYT còn thiếu và sử dụng chưa hiệu quả. Theo thống kê tình hình trang thiết bị tại 5 tỉnh nghiên cứu cho thấy:

Bảng 4.3. Phân bố tình hình trang thiết bị của 5 tỉnh


Tỉnh

X

quang

Siêu âm

Lồng ấp

sơ sinh

Xe cứu

thương

Monitor

Máy thở

Hà Giang

9

8

0

7

14

15

Phú Thọ

20

29

1

11

18

34

Hòa Bình

12

20

10

15

12

21

Kom Tum

16

12

3

23

26

42

Qua đó chúng ta cũng có thể thấy rằng 2 tỉnh Hòa Bình và Kon Tum lãnh đạo tỉnh rất quan tâm và trang thiết bị y tế đã được cung cấp khá đủ so với các tỉnh khác, tuy nhiên số trạm y tế xã đạt chuẩn tại 2 tỉnh này lại chưa cao, Hòa bình 9,1% và Kon Tum là 5,2%. Điều này chỉ ra rằng công tác đào tạo, giám sát chỉ đạo trong việc thực hiện còn chưa đạt hiệu quả và đây là những yếu tố ảnh hưởng mà chúng tôi cũng muốn nhấn mạnh trong nghiên cứu này.


Đi sâu phỏng vấn và phân tích các khó khăn về cơ sở vật chất, các trạm y tế không đủ khoa phòng để bố trí theo đúng yêu cầu, phải kết hợp nhiều phòng với nhau: phòng đẻ với phòng kỹ thuật và khám phụ khoa (Thạch Khoán, Thanh Sơn – Phú Thọ) hoặc thậm chí kết hợp cả 3 phòng: khám phụ khoa, khám thai và phòng sản vào cùng một phòng (Tumorong – Kontum) là những bất cập chính trong triển khai cung cấp dịch vụ chăm sóc sản khoa và trẻ sơ sinh. Mặc dù dự án đã hỗ trợ nhiều về TTB, tuy nhiên khảo sát thực tế vẫn cho thấy rằng nhiều địa phương còn thiếu một số TTB hết sức cơ bản như thiếu tủ thuốc, bàn chăm sóc trẻ sơ sinh hoặc đã bị hỏng trong quá trình sử dụng chưa được thay thế. Đặc biệt, bộ ống nghe tim thai cần được bảo đảm cung cấp đầy đủ và tốt nhất nên được thay thế bằng máy Doppler tim thai vì quá cần thiết và không quá đắt.

Bên cạnh thiếu TTB, vấn đề sử dụng TTBYT còn chưa hiệu quả, chưa đồng bộ (cung cấp, bảo dưỡng và sửa chữa) cũng là một điểm cần lưu ý. Nhiều khi TTB hỏng lại không được sửa chữa kịp thời khiến cho việc vận hành để cung cấp dịch vụ bị đình trệ. Ở một số địa phương, do điều kiện khó khăn cho nên nếu dù có bố trí kinh phí để trang bị máy điều hòa, máy sưởi ấm thì cũng không có khả năng kinh phí vận hành hoạt động. Do vậy cần phải đảm bảo được điều kiện cơ sở vật chất của địa phương cho đồng bộ với trang thiết bị máy móc ngành y tế trang bị thì mới phát huy được hiệu quả của TTB.

Việc cung cấp TTB tại cơ sở cũng chưa đồng bộ. Các bộ phận của máy CPAP không đồng bộ cho nên sử dụng được một thời gian thì hỏng hoặc khó vận hành. Bộ hồi sức sơ sinh được cung cấp chưa được hoàn chỉnh, thiếu bóng bóp, mặt nạ, lò sưởi sơ sinh (Thạch Khoán, Thanh Sơn – Phú Thọ). Số lượng cung cấp thấp hơn với đề xuất thực tế, chỉ có 3 đèn chiếu vàng mà có 4 giường sơ sinh. Dụng cụ không đúng kích cỡ, dụng cụ dùng cho sơ sinh thì quá to, không sử dụng được.


Theo kết quả khảo sát của Bộ Y tế cho thấy: Hai loại bộ trang thiết bị có đầy đủ ở nhiều TYT nhất là bộ đỡ đẻ và bộ đặt, tháo dụng cụ tử cung (trên dưới 50% TYT có đủ ít nhất 1 bộ mỗi loại). Tiếp đến là bộ cắt khâu tầng sinh môn (30,2% TYT có). Bộ hồi sức sơ sinh, do chỉ cần thiếu một vài chi tiết nhỏ như ống hút, đầu nối… thì cũng không vận hành được, nên tỷ lệ TYT có đủ bộ chiếm rất thấp (17,5%). Bộ khám thai, bộ kiểm tra cổ tử cung và bộ khám phụ khoa có ở đa số TYT nhưng không đầy đủ (trên 78% TYT). Còn hai loại khác, bộ hồi sức sơ sinh và bộ hút thai chân không bằng tay 01 van, thiếu ở nhiều TYT nhất (trên 46% TYT không có) [10].

Tính đồng bộ về cơ sở vật chất và nhân lực cũng là một điểm cần lưu ý. Mặc dù dự án đã chú trọng vào đào tạo nhân lực ngay từ khi triển khai, nhưng trên thực tế nhân lực thiếu khiến cho TTB được cung cấp không phát huy được hiệu quả.Ví dụ như ở Kon Tum, TTB đã được trang bị đầy đủ ở góc sơ sinh của BV huyện nhưng không sử dụng được vì không có nhân lực để sử dụng. Do vậy giám sát viên đã đề xuất điều chuyển sang nơi khác vì trong giai đoạn tới cũng chưa có khả năng dùng được sớm.

Bên cạnh những bất cập liên quan đến cung cấp và sử dụng TTB, việc thiếu ngân hàng máu ở các bệnh viện huyện khiến cho công tác triển khai truyền máu trong các cấp cứu sản khoa còn gặp nhiều khó khăn. Hơn nữa những hướng dẫn về công tác truyền máu lại do ngành huyết học trực tiếp đưa ravà Vụ SKBMTE không có khả năng hỗ trợ nhiều về lĩnh vực đó, khiến cho việc triển khai công tác thực hiện truyền máu ở địa phương có những điểm còn bất cập và do tỉnh chủ động triển khai và không chịu sự điều phối trực tiếp của ban quản lý dự án trung ương [10]. Như vậy điều kiện cơ sở vật chất, TTB thiếu thốn và sử dụng chưa hiệu quả là một trong những rào cản khiến cho việc triển khai cung cấp dịch vụ còn gặp nhiều khó khăn.

4.2.2. Công tác theo dõi giám sát còn chưa được đồng bộ


Mặc dù chương trình can thiệp đã cố gắng thiết lập được hệ thống theo dõi giám sát khá hiệu quả, tuy nhiên vẫn còn một số điểm còn bất cập. Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng ngành y tế hiện nay vẫn chưa đưa ra được một cách toàn diện các chỉ số để theo dõi giám sát tiến độ thực hiện của các chương trình can thiệp về LMAT, đặc biệt là các chỉ số quá trình. Điều này cũng là một khó khăn trong việc đánh giá kết quả thực hiện của chương trình.

Việc huy động được đội ngũ giám sát viên có cam kết cao còn gặp nhiều khó khăn vì công việc của họ quá bận, chúng ta chưa có hệ thống giám sát riêng biệt cho CSSKSS, các cán bộ giám sát vẫn chính là các cán bộ y tế đang công tác tại các bệnh viện hoặc các cơ sở y tế. Mặt khác trình độ chuyên môn cũng như kỹ năng giám sát của các cán bộ y tế hiện nay còn nhiều hạn chế khiến cho việc hỗ trợ tuyến dưới triển khai công việc rất khó, đặc biệt những kỹ thuật yêu cầu người giám sát phải có thời gian và trình độ trong công tác giám sát.

Mặc dù là công tác giám sát hỗ trợ kỹ thuật từ tuyến trên xuống tuyến dưới được ghi nhận là rất có hiệu quả, tuy nhiên, về tính khả thi trong nhân rộng thì còn nhiều băn khoăn do chi phí quá cao. Nếu không có kinh phí dự án thì khó có khả năng thực hiện được.

Công tác giám sát của chương trình can thiệp về LMAT tại 5 tỉnh được thực hiện theo các tuyến khác nhau. Chương trình can thiệp đào tạo các cán bộ giám sát tuyến trung ương. Các cán bộ giám sát tuyến này thường là các cán bộ của các bệnh viện trung ương. Họ có nhiệm vụ đào tạo cán bộ giám sát tuyến tỉnh và trực tiếp giám sát dịch vụ LMAT tại tuyến tỉnh là chính nhưng cũng có tham gia các hoạt động giám sát tuyến huyện và tuyến xã nhưng không thường xuyên. Các cán bộ giám sát tuyến tỉnh thường là các cán bộ của các bệnh viện tỉnh. Họ có nhiệm vụ đào tạo cán bộ giám sát tuyến huyện và trực tiếp giám sát dịch vụ LMAT tại tuyến huyện là chính nhưng cũng có


tham gia các hoạt động giám sát tuyến xã nhưng không thường xuyên. Tương tự, các cán bộ giám sát tuyến huyện thường là các cán bộ của các bệnh viện huyện hoặc trung tâm y tế huyện. Họ có nhiệm vụ trực tiếp giám sát dịch vụ LMAT tại tuyến xã và phối hợp với cán bộ y tế xã giám sát các hoạt động của “cô đỡ thôn bản”.

4.2.3. Sử dụng dịch vụ tuyến dưới ngày càng ít

Xu thế ít sử dụng dịch vụ tuyến cơ sở đã được xác định ở các địa bàn dự án. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới việc ít sử dụng dịch vụ y tế ở tuyến cơ sở. Một trong những yếu tố chính có liên quan tới địa bàn sống. Người dân sống ở các vùng miền xa xôi, đặc biệt là các huyện vùng núi phía bắc, đường giao thông chưa thuận tiện có xu hướng ít sử dụng dịch vụ y tế do điều kiện kinh tế thấp, trình độ dân trí thấp cũng như đường xá đi lại khó khăn ít đi khám chữa bệnh. Tương tự như vậy, ở những địa bàn khi có địa hình phức tạp, đi lại khó khăn (Kon Tum), thì người dân cũng ít sử dụng dịch vụ y tế ở các cơ sở y tế, theo nhận định của cán bộ xã tại tỉnh Kon Tum.

Điều kiện kinh tế khó khăn cũng hạn chế việc sử dụng dịch vụ y tế tại các cơ sở y tế địa phương. Có những huyện như Tu mơ rông và Kon PLong có trên 90% bà con là người dân tộc thiểu số. Bên cạnh đó việc đi lại rất là khó khăn và không có tiền chi trả dịch vụ là những rào cản chính khiến cho người dân không sử dụng dịch vụ tại cơ sở y tế.

Ngược lại với xu hướng trên, ở những khu vực có điều kiện giao thông thuận tiện giữa xã và huyện, người dân có điều kiện kinh tế thì thường có xu hướng sử dụng dịch vụ y tế ở tuyến cao hơn do tin rằng chất lượng dịch vụ y tế ở đó tốt hơn là tuyến cơ sở - theo nhận định của CBQL tuyến tỉnh ở Phú Thọ.

Bên cạnh yếu tố về kinh tế, đường giao thông thì phong tục tập quán, ngôn ngữ có ảnh hưởng nặng nề tới hành vi CSSKSS của người dân địa


phương. Ở những địa phương như Tu mơ rông thì việc đi khám và đẻ tại cơ sở y tế còn gặp nhiều rào cản. Người dân cảm thấy xấu hổ, không muốn khám, và cho rằng đẻ tại nhà thì thoải mái và thuận tiện hơn, phỏng vấn cán bộ quản lý xã Mang Ri, Tumorong, tỉnh Kon Tum.

Một lý do khác được xác định liên quan đến địa điểm đăng ký BHYT. Hiện nay, BHYT cho người nghèo mới bắt buộc phải khám ở tuyến xã. Còn những loại BHYT khác thì người dân chủ động đăng ký sử dụng dịch vụ y tế ở tuyến trên. Điều này cũng ảnh hưởng tới việc cung cấp dịch vụ tại TYT, mặc dù chất lượng rất tốt như ở Phú Thọ.

Ở Kon Tum, thì đại đa số người dân lại đăng ký sử dụng BHYT tại tuyến xã, rất ít ca đăng ký khám chữa bệnh tại tuyến huyện. Những người có BHYT thì được thanh toán 100%.

Như vậy, xu hướng ít sử dụng dịch vụ y tế (khám thai, sinh con) ngày càng ít tại tuyến xã xuất hiện gần đây và có thể tạo ra các ảnh hưởng không tốt như lãng phí nguồn lực, đầu tư không đúng tại các khu vực dự án ở xã. Do vậy, ngay cả những nhà quản lý cũng cần đưa ra những yêu cầu thiết thực cơ cấu danh mục trang thiết bị cho trạm y tế xã để phù hợp với tình hình thực tế trong giai đoạn hiện nay.

4.2.4.Khả năng tiếp cận dịch vụ làm mẹ an toàn

4.2.4.1. Tiếp cận về địa lý

Tiếp cận về địa lý tới các dịch vụ LMAT không chỉ bao gồm khoảng cách từ nhà đến cơ sở y tế mà còn phụ thuộc vào chất lượng của đường xá, sự sẵn có của các loại phương tiện giao thông. Sự khan hiếm của các phương tiện đi lại, đặc biệt ở những vùng sâu vùng xa và điều kiện đường xá không đảm bảo đã ảnh hưởng đến việc tiếp cận cơ sở y tế của phụ nữ. Ở nhiều nơi khó khăn, phụ nữ đi bộ đến cơ sở y tế là việc thường gặp. Nhìn chung, khoảng cách đến cơ sở y tế thường được đo lường bằng thời gian đến cơ sở y

Xem tất cả 201 trang.

Ngày đăng: 16/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí