Hiệu Quả Can Thiệp Về Chăm Sóc Trước Trong Và Sau Sinh Ở Các Bà Mẹ


tế bởi các phương tiện thông thường. Bảng 4.1. ở trên đã cho thấy vai trò của khả năng tiếp cận đến các cơ sở y tế có giá trị như thế nào đến giảm tử vong mẹ và giảm tử vong trẻ sơ sinh. Theo TCYTTG và UNFPA tại tất cả các quốc gia, chương trình làm mẹ an toàn chỉ có thể có hiệu quả nếu như các cơ sở cấp cứu sản khoa cơ bản nên đặt tại nơi mà người dân mất nhiều nhất là 2 tiếng để đi đến nơi. Cơ sở cấp cứu sản khoa toàn diện đặt tại nơi mà người dân mất nhiều nhất là 12 tiếng để đi đến nơi [113]. Phân tích đa biến bảng 3.36, 3.37.

3.38 đều cho thấy khoảng cách đến các cơ sở y tế là một trong các yếu tố có ảnh hưởng đến số lần khám thai, sinh tại các cơ sở y tế và sau can thiệp của nghiên cứu thì các yếu tố trên đã không ảnh hưởng tới các bà mẹ nữa.

Các yếu tố ảnh hưởng đến việc tìm kiếm dịch vụ chăm sóc trước sinh là địa điểm của cơ sở y tế và sự sẵn có của phương tiện đi lại. Nếu thời gian đến cơ sở y tế trên 30 phút bằng các phương tiện đi lại thông thường tại địa phương thì nhìn chung các bà mẹ sẽ ít đến cơ sở y tế mặc dù họ có nhu cầu chăm sóc thật sự [113]. Điều này được giải thích bởi vấn đề tài chính và chi phí cơ hội quá cao. Thêm vào đó người phụ nữ phải bỏ thời gian để đi một quãng đường quá dài mà có thể cán bộ y tế lại không có mặt tại cơ sở y tế. Yếu tố địa lý có ảnh hưởng trực tiếp tới tiếp cận dịch vụ. Bảng 4.1. cho chúng ta cũng cho diện tích của 2 tỉnh Hà Giang và Kon Tum là những tỉnh có địa bàn rộng và đi lại khó khăn, đây cũng là một minh chứng về yếu tố tiếp cận địa lý ảnh hưởng đến tiếp cận dịch vụ. Tỷ lệ phụ nữ sinh con tại cơ sở y tế ở 2 tỉnh này sau can thiệp vẫn ở mức thấp Hà Giang 57,1% và Kon Tum 61,0% (Bảng 3.22.).Tại Hà Giang và Ninh Thuận có những địa bàn từ thôn đi tới trạm y tế phải mất 4 tiếng đi bộ; các xã càng xa trung tâm, tỷ lệ bà con tiếp cận tới cơ sở y tế, đặc biệt là dịch vụ đẻ tại trạm càng thấp vì không thể vận chuyển sản phụ đến trạm vì điều kiện đường xá, đi lại khó khăn [90].

4.2.4.2. Tiếp cận về kinh tế


Khả năng tiếp cận về mặt kinh tế được đo lường bằng khả năng chi trả các loại chi phí trực tiếp (bằng tiền túi của mình) để được chăm sóc y tế (gồm các loại chi phí chính thức và không chính thức, phí vận chuyển, ăn ở, chi phí cho người theo nuôi...). Phân tích đa biến bảng 3.36, 3.37. 3.38 đều cho thấy các bà mẹ ở tỉnh có điều kiện kinh tế và văn hóa tốt hơn có xu hướng khám thai trên 3 lần, sinh tại các cơ sở y tế cao hơn các bà mẹ ở các tỉnh có điều kiện kém hơn. Sau can thiệp của nghiên cứu thì các yếu tố trên đã không ảnh hưởng tới việc khám thai cũng như lựa chọn nơi sinh.

Một số nhà nghiên cứu còn đề nghị ngoài việc đo lường khả năng chi trả cho chăm sóc sức khỏe còn cần phải dựa vào thu nhập cá nhân và gia đình của người chi trả. Nghiên cứu ở các nước khác trên thế giới cho thấy chi phí là một yếu tố cản trở hầu hết phụ nữ sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khoẻ bà mẹ và những những người nghèo hơn thì thường tìm đến những cơ sở kém chất lượng hơn. Điều đó cũng có nghĩa là những người có thu nhập cao thì đến những cơ sở y tế có chất lượng chăm sóc tốt cho dù khoảng cách có xa hơn [95], [96], [109], [115].Trong nghiên cứu này đặc trưng của các phụ nữ tham gia nghiên cứu nói chung là những phụ nữ có trình độ trung học phổ thông trở xuống (chiếm trên 96%), chỉ có 3,9% có trình độ cao đẳng và đại học cho thấy việc có đủ khả năng để chi trả chi phí chăm sóc sức khỏe cao của các phụ nữ ở đây khó khăn và vì thế tỷ lệ phụ nữ vẫn sinh con tại nhà do các bà mụ, chồng và người trong gia đình đỡ đẻ là vẫn còn nhiều chiếm tỷ lệ 16,2% trước can thiệp và sau can thiệp giảm là 9,8%. Thu nhập bình quân đầu người ở Kon Tum đạt 22,12 triệu đồng/năm, và tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 22,7% số hộ gia đình [49].Điều này giúp cho việc lý giải tại sao tỷ lệ phụ nữ sinh con tại nhà vẫn còn cao.Tại Ninh Thuận các yếu tố có liên quan đến sự tiếp cận và sử dụng dịch vụ CSSKSS tại trạm y tế của bà mẹ là khu vực, khoảng cách từ trung tâm xã đến trung tâm y tế, bệnh viện tỉnh, trạm y tế xã


đã đạt Chuẩn Quốc gia về y tế, dân tộc và trình độ văn hoá của bà mẹ [63]. Những người phụ nữ nghèo thường ở nhà và tự điều trị bằng những thuốc y học cổ truyền hoặc đến các y tá tư gần nhà. Ở nhiều vùng của Châu Phi,điều kiện kinh tế là yếu tố ảnh hưởng quan trọng tới việc tiếp cận dịch vụ y tế. Bên cạnh đó, mùa màng và vụ thu hoạch cũng phần nào ảnh hưởng tới việc sử dụng dịch vụ y tế. Ở châu Phi, 13 bà mẹ chết trên tổng số 20 người thường xảy ra vào vụ mùa thu hoạch, đó là thời gian mà phụ nữ phải làm việc vất vả trên đồng ruộng không có thời gian đến cơ sở y tế [115].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 201 trang tài liệu này.

Nghiên cứu định tính tiến hành tại Bình Định cho thấy “nghèo” ảnh hưởng trực tiếp tới quyết định sử dụng dịch vụ y tế của người dân tộc thiểu số. Mặc dù họ đã được miễn viện phí không phải chi trả, tuy nhiên để đến được bệnh viện họ phải tự bỏ tiền trả cho việc đi lại từ nhà tới bệnh viện và các chi phí ăn ở cho người vận chuyển sản phụ, cho người nuôi sản phụ. Tại cơ sở y tế đôi khi cán bộ y tế còn yêu cầu họ trả tiền cho việc mua bím, tả, sữa cho trẻ sơ sinh điều mà họ không phải làm khi sinh tại nhà [55].Tuy nhiên khi mà điều kiện đi lại thuận tiện thì người dân lại có xu hướng tìm đến các cơ sở y tế chất lượng cao hơn và thực tế này diễn ra không chỉ ở các huyện ở gần thị xã như Phú Thọ, Hòa Bình mà còn là tình trạng phổ biến ở nhiều nơi gần các khu vực thành phố, trung tâm văn hóa. Chất lượng dịch vụ thấp cũng là rào cản đối với tiếp cận dịch vụ sức khỏe của thai phụ.

4.2.4.3. Tiếp cận về văn hoá

Đánh giá hiệu quả can thiệp làm mẹ an toàn ở các bà mẹ có con dưới 2 tuổi tại 5 tỉnh Việt Nam giai đoạn 2006 - 2012 - 20

Tỷ lệ tử vong mẹ thường bị tác động bởi hủ tục truyền thống và văn hóa mà thường cản trở phụ nữ có được sự chăm sóc sức khỏe trước trong và sau sinh [29]. Sự tiếp cận văn hóa được đo lường bằng sự phù hợp về văn hoá, phong tục tập quán và khả năng giao tiếp với các nhóm thiểu số không nói được ngôn ngữ phổ thông. Niềm tin văn hoá, cấu trúc xã hội và đặc tính của mỗi cá nhân cũng rấ tquan trọng. Một cuộc điều tra ở Ấn Độ cho thấy khoảng


60% phụ nữ cảm thấy chăm sóc thai nghén là không cần thiết. Ở một số nơi, mang tha được xem như vấn đề sức khoẻ bình thường không cần phải chăm sóc y tế, hoặc sự chăm sóc chỉ cần thiết khi người phụ nữ mang thai cảm thấy có vấn đề. Sự thiếu hiểu biết của phụ nữ về thai sản là một vấn đề chính. Sự mang thai ngoài ý muốn cũng là lý do làm cho các bà mẹ không đi khám thai. Số người mang thai ngoài ý muốn không nhận được chăm sóc thai nghén là 60% [104]. Yếu tố bình đẳng về giới cũng là một vấn đề quan trọng ở nhiều vùng trên thế giới. Việc quyết định sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khoẻ cho bà mẹ nhiều khi được quyế tđịnhbởi mẹ chồng, chồng hoặc các thành viên khác trong gia đình, còn tiếng nói của bản thân người phụ nữ lại rất ít trọng lượng. Ở nhiều nơi trên thế giới, phụ nữ thích sinh con ở nhà với sự giúp đỡ của các bà mụ vườn hoặc người thân [94]. Một trong những nguyên nhân đó là do yếu tố văn hoá. Bên cạnh đó, còn có một vài lý do khác như môi trường chăm sóc y tế không thânthiện hoặc sự thiếu cảm thông của nhân viên y tế. Ở một vài nơi khác sự có mặt của các nam nhânviên y tế là điều không thể chấp nhận được đối với nền văn hoá của một số dân tộc[107]. Theo nhận định của cán bộ y tế xã Mang Ri, Tumorong, tỉnh Kon Tum, nhiều gia đình do ảnh hưởng của phong tục, xấu hổ nên rất ngại đến thăm khám tại các trạm y tế, một lý do nữa là do đồng bào dân tộc bất đồng ngôn ngữ, không nói được tiếng Kinh nên học chỉ muốn mời các bà mụ hoặc người thân trong gia đình đỡ đẻ. Trong nghiên cứu cũng đã được thấy rõ ràng là trước can thiệp, khoảng cách đến các cơ sở y tế xa, sinh sống tại các tỉnh có điều văn hóa và kinh tế thấp hơn, việc hiểu không tốt tiếng Việt của các bà mẹ tham gia nghiên cứu đã ảnh hưởng tới việc đi khám thai, lựa chọn nơi sinh và người đỡ đẻ. Sau can thiệp làm mẹ an toàn tại 5 tinh nghiên cứu kết quả đã thực sự tác động tới các bà mẹ, sự hài lòng của các bà mẹ tại các cở sở y tế tuyến xã, huyện, tỉnh (bảng 3.35, 3.36, 3.37) đều ảnh hưởng đến việc tăng số bà mẹ đi khám thai đủ 3 lần,


chọn sinh có cán bộ y tế đỡ và chọn nơi sinh là các cơ sở y tế. Qua phân tích trên đã chứng minh cho thấy yếu tố văn hóa là một trong những yếu tố tác động đến các bà mẹ và được quan tâm chú trong công tác tuyên truyền trong chương trình làm mẹ gan toàn trong thời gian tới.

Một số yếu tố kinh tế - xã hội được kể đến như học vấn thấp, tuổi trẻ, tín ngưỡng (thiên chúa giáo), dân tộc thiểu sốvà thu nhập thấp của bà mẹ có tác động rõ rệt đến các thực hành sau sinh. Các yếu tố khác được coi là cản trở cho phụ nữ có thể tiếp cận chăm sóc trước sinh và chăm sóc sau sinh như hiểu biết kém, khoảng cách giữa các lần sinh, xấu hổ khi tiếp cận dịch vụ và yếu tố về di cư, thói quen, phong tục của người dân địa phương trong việc chăm sóc bà mẹ tại nhà [94]. Với các tập quán chăm sóc sau sinh truyền thống, các thực hành sinh tại nhà này được tạo ra do văn hóa và các yếu tố xã hội. Niềm tin tại địa phương, tập quán, phụ nữ có quan hệ thân thuộc có ảnh hưởng quyết định việc các bà mẹ tuân thủ những hành vi này. Thêm vào đó, văn hóa, truyền thống, gia đình và các yếu tố kinh tế cũng là yếu tố thuận lợi cản trở sự tiếp cận của phụ nữ đến dịch vụ chăm sóc SKSS. Quyết định về địa điểm sinh bị chi phối bởi nhiều yếu tố khác nhau như truyền thống đẻ tại nhà, đường đến các cơ sở y tế xa, thiếu người trông coi gia đình khi phụ nữ sinh tại cơ sở y tế, chi phí và quan niệm về dịch vụ y tế còn kém tại trạm y tế xã. Sau khi sinh tại các cơ sở y tế, các bà mẹ trở về nhà và phải tuân theo rất nhiều các phong tục truyền thống theo thiết chế gia đình và cộng đồng. Nhiều nghiên cứu định tính và định lượng về các tập quán truyền thống chăm sóc sau sinh đã được thực hiện. Tập quán này bao gồm rất nhiều các thực hành như chế độ ăn, vệ sinh, nghỉ ngơi và chăm sóc… Nhiều các tập quán này được thực hiện với niềm tin là “tránh gió” như ngồi hơ lửa, tránh ra khỏi nhà, không tắm sau sinh. Thời gian cho mỗi tập quán theo mô tả có thể từ 7 đến 100 ngày. Các thực hành sau khi sinh có khác biệt giữa các dân tộc. Một số


thực hành được xếp là có lợi, tuy thế, rất nhiều các tập quán khác là trung tính hoặc có hại [26].Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, tỷ lệ phụ nữ tại 5 tỉnh trên được người nhà giúp đỡ chuẩn bị cho lần sinh đẻ gần nhất cũng tăng sau can thiệp với chỉ số hiệu quả tăng từ 3,4% lên 16,8%, tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê.

Kết quả nghiên cứu “Đánh giá hành vi tìm kiếm và sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản của phụ nữ dân tộc thiểu số” cho thấy kiến thức, hiểu biết của phụ nữ dân tộc thiểu số Tây Nguyên về chăm sóc sức khoẻ trước, trong và sau sinh còn rất hạn chế, mơ hồ, thậm chí còn hiểu sai. Mô hình hành vi tìm kiếm dịch vụ chăm sóc sức khoẻ còn mang tính bị động. Tại đây còn tồn tại nhiều phong tục tập quán, thói quen có ảnh hưởng xấu đến hành vi chăm sóc sức khoẻ, coi việc sinh nở là chuyện kín đáo, cúng bái, tin vào các bà đỡ. Bên cạnh đó thì khoảng cách địa lý, điều kiện kinh tế xã hội của địa phương, năng lực kinh tế của gia đình, trình độ học vấn, ngôn ngữ cũng ảnh hưởng rất lớn đến nhận thức, thái độ và hành vi tìm kiếm dịch vụ chăm sóc sức khoẻ bà mẹ của phụ nữ dân tộc thiểu số. Ngoài ra, sự tham gia của cộng đồng như chồng, người thân đối với hoạt động chăm sóc sức khoẻ bà mẹ, chưa khuyến khích được phụ nữ tiếp cận nhiều hơn với các dịch vụ y tế [62]. Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ phụ nữ mang thai được chồng đưa đi đẻ sau can tăng thiệp lên từ 76,2% lên 80,8% và 2 tỉnh đạt tỷ lệ cao cả trước và sau can thiệp là Hòa Bình và Phú Thọ đều trên 90%. Tuy nhiên chỉ 2 tỉnh Ninh Thuận và Kon Tum tỷ lệ phụ nữ được chồng đưa đi đẻ trong lần sinh gần nhất là tăng lên có ý nghĩa thống kê với chỉ số hiệu quả đạt 13,7% và 62,0%, có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Kết quả can thiệp thông tin – giáo dục – truyền thông của chương trình phần nào đã tác động đến các phụ nữ và cả người chồng trong gia đình.Những hình thức truyền thông phong phú và đa dạng, dưới nhiều hình thức phù hợp là cần thiết để tác động đến không chỉ các bà mẹ mà cả những thành viên trong


gia đình nhất là người chồng, mẹ chồng sẽ góp phần tác động đến việc thay đổi hành vi và tiến tới thay đổi thực hành của các bà mẹ.

Một nghiên cứu định tính tiến hành tại đây cho thấy người dân tộc chọn góc nhà làm nơi sinh đẻ, tư thế khi sinh của người dân tộc là quỳ gối; bếp lửa đóng vai trò quan trọng trong cuộc đẻ; tục cúng lễ được thực hành phổ biến trước và trong lúc sản phụ sinh đẻ; tục uống nước sắc từ một số rễ cây, thảo dược; người phụ nữ dân tộc e ngại phải để lộ bộ phận sinh dục khi khám thai hay khi đẻ tại cơ sở y tế trước sự có mặt của người ngoài gia đình, nhất là nam giới trong quá trình sinh nở; họ còn e ngại khi sinh tại cơ sở y tế vì sợ bị cắt và khâu tầng sinh môn [63].

Tuy nhiên,nghiên cứu của chúng tôi mới chỉ dừng lại trong việc tiếp cận với đối tượng định là phía cung cấp dịch vụ. Đây là một hạn chế của nghiên cứu và chúng tôi cũng mong muốn trong thời gian tới sẽ có những nghiên cứu tiếp theo đi sâu theo hướng quan tâm tới đối tượng sử dụng dịch vụ là các bà mẹ để giúp các nhà hoạch định chính sách có một cách nhìn tổng quát hơn trong việc đưa ra các chính sách trong công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe bà mẹ và trẻ em.


KẾT LUẬN


1. Hiệu quả can thiệp về chăm sóc trước trong và sau sinh ở các bà mẹ

- Chương trình can thiệp đã có hiệu quả rất rõ nâng cao kiến thức và thực hành chăm sóc trước sinh: tỷ lệ bà mẹ có kiến thức về cần được khám thai đủ từ 3 lần trở lên tăng lên sau can thiệp (tăng từ 84,4% lên 90,4%), dấu hiệu nguy hiểm (8,1% lên 31,2%). Tỷ lệ bà mẹ thực hành khám thai đủ 3 lần tăng lên sau can thiệp (72,2% lên 84,8%).

- Hiệu quả can thiệp cũng đã tác động tăng kiến thực và thực hành chăm sóc trong khi sinh: tỷ lệ các bà mẹ thay đổi kiến thức về cán bộ y tế là người đỡ đẻ tốt nhất trước và sau can thiệp (tăng từ 81,7% lên 92%), kiến thức của các bà mẹ về dấu hiệu nguy hiểm khi sinh như đau bụng dữ dội khi chuyển dạ (tăng từ 28% lên 41,4%), chảy máu khi chuyển dạ (36,7% lên 53,6%), co giật (4,3% và 16,8%), vỡ ối sớm trước chuyển dạ (17,8% và 35,2%). Sau can thiệp, thực hành của bà mẹ về nơi sinh tại cơ sở y tế tăng cao từ 73,4% lên 80,7%, tỷ lệ các bà mẹ được cán bộ y tế đỡ đẻ tăng nhẹ từ 83,5% lên 88,6%, tỷ lệ phụ nữ được chồng đưa đi đẻ tăng từ 76,2% lên 80,8.

- Kiến thức và thực hành của các bà mẹ về chăm sóc sau khi sinh đã tăng lên sau can thiệp: tỷ lệ các bà mẹ biết các dấu hiệu nguy hiểm sau khi sinh tăng từ 5,5% 29,1%, tỷ lệ bà mẹ biết về các biện pháp tránh thai hiện đại tăng từ 77,7% lên 80,3%, tỷ lệ bà mẹ có kiến thức cho trẻ bú ngay trong vòng 30’ đến 1 giờ sau sinh tăng từ 13% lên 20,3%. Thực hành khám lại sau khi sinh trongvòng 6 tuần của các bà mẹ tăng nhanh từ 38,2% lên 56,8%.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 16/11/2022