Kiến Thức Về Các Dấu Hiệu Nguy Hiểm Sau Khi Sinh Và Quyền Khách Hàng


56,8%. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p>0,05), chỉ số hiệu quả48,7%. Sau can thiệp thực hành về khám lại sau sinh trong vòng 6 tuần của các phụ nữtại 5 tỉnh đều có sự thay đổi tăng lên từ 26,2 đến 178,5, nhưng chỉ có 2 tỉnh Hòa Bình và Kon Tum, sự thay đổi có ý nghĩa thống kê (p< 0,05). Trong nghiên cứu của trường đại học y tế công cộng về việc đánh giá việc cung cấp và sự dụng dịch vụ làm mẹ an toàn thì tỷ lệ phụ nữ khám lại sau sinh luôn thấp hơn so với tỷ lệ phụ nữ khám thai dao động từ 23,8% đến 70% phụ thuộc từng tỉnh [90]. Trong nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ khám thai đủ 3 lần trước sinh là 84,8% và khám sau sinh là 77,8%. Tỷ lệ khám sau sinh trong nghiên cứu của chúng tôi tuy có thấp hơn so với khám thai trước sinh nhưng cả 2 tỷ lệ này đều cao hơn so với kết quả của nghiên cứu trên.

Khám lại cho các bà mẹ và trẻ sơ sinh sau khi sinh có vai trò rất quan trọng, giúp theo dõi chặt chẽ và chăm sóc sản phụ nhằm phát hiện sớm những bất thường của cả sản phụ và sơ sinh, đồng thời giúp cấp cứu sớm các tai biến sản khoa. Trên thế giới có khoảng 4 triệu trẻ sơ sinh chết hàng năm, trong đó 75% trẻ sơ sinh chết trong tuần đầu tiên sau khi sinh. Các trường hợp tử vong có liên quan chặt chẽ đến chăm sóc trẻ sơ sinh như ủ ấm trẻ để phòng giảm thân nhiệt, cho trẻ bú sớm và tắm cho trẻ 24 giờ sau đẻ; Bệnh tật và tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh phụ thuộc vào việc chăm sóc trẻ rất nhiều. Ở các nước đang phát triển, tỉ lệ tử vong mẹ xảy ra cao nhất ở thời điểm sau sinh chiếm 60,6% [121].

Tại Việt Nam hầu hết các phụ nữ tử vong trong giai đoạn sau sinh chết ngay trong ngày đầu tiên sau đẻ dao động trong khoảng 80-83%; số còn lại chủ yếu chết trong tuần lễ đầu tiên [26]. Những can thiệp đơn giản, giá thành thấp nhưng góp phần đáng kể trong việc hạ thấp tỷ lệ tử vong mẹ và bé sơ sinh đó là theo dõi sát tình trạng bà mẹ và bé, cho trẻ tiêm vitamin K để dự


phòng xuất huyết não màng não [42], thăm khám lại bà mẹ sau sinh, ủ ấm trẻ, cho bú sớm, tắm trẻ sau 24 giờ sau sinh.

Tại Lào, theo báo cáo thống kê năm của Viện Bà mẹ và trẻ em Trung ương Lào 2008 cho thấy số thai phụ được khám thai là 222.198 ca trong khi đó số bà mẹ được thăm khám và theo dõi sau sinh chỉ có 30.016 ca. Riêng ở tỉnh Bo Lị Khăm Xay số phụ nữ có thai được khám là 9.515 và thăm khám và theo dõi sau sinh là 2.014 bà mẹ[80].

Kết quả nghiên cứu tại Lào cho thấy tỷ lệ bà mẹ đi khám lại trong vòng 42 ngày sau sinh là 25,3%, thấp hơn so với một số nghiên cứu tại Ấn Độ là 44% [80], [104], tại Palestin là 36,6% [89], tại Nepal là 34% [86], tại Bangladesh là 28% [79]. Tỷ lệ bà mẹ được khám lại sau sinh ở một số tỉnh tại Việt Nam như Thừa Thiên Huế là 74,9% [38], Thái Nguyên là 52,9% [27], Đà Nẵng là 71,5% [45], tại Bình Định năm 2005 là 75,3% [55], và tại Long An, Bến Tre và Quảng Ngãi là 88,4% [87].

Kết quả chung cho cả 5 tỉnh, trước can thiệp chỉ có 5,5% phụ nữ sau sinh biết các dấu hiệu nguy hiểm sau sinh nhưng sau can thiệp tỷ lệ phụ nữ sau sinh biết các dấu hiệu nguy hiểm sau sinh tăng lên 29,1%.Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,001 và chỉ số hiệu quả đạt 429%.Năm dấu hiệu nguy hiểm sau sinh bao gồm: chảy máu kéo dài và tăng lên, ra dịch âm đạo có mùi hôi, sốt cao kéo dài, đau bụng kéo dài và tăng lên và một số dấu hiệu khác. Cho từng dấu hiệu nguy hiểm riêng biệt, sau can thiệp tất cả 4 dấu hiệu nguy hiểm sau sinh là đau bụng dữ dội, chảy nhiều máu, sốt cao, co giật đều gia tăng có ý nghĩa thống kê. Trước can thiệp chỉ có 36,7% biết chảy máu nhiều và sau can thiệp có 51,6% phụ nữ biết dấu hiệu này. Trước can thiệp chỉ có 5% biết dấu hiệu co giật và sau can thiệp có 18,5% phụ nữ biết dấu hiệu này.Khi tính hiệu quả can thiệp, tại cả 5 tỉnh tỷ lệ phụ nữ có kiến thức đầy đủ


về 5 dấu hiệu nguy hiểm sau sinhđều tăng mang ý nghĩa thống kê với p<0,05 và CSHQ tăng từ 100-3.678%.

4.1.4.2. Kiến thức về các dấu hiệu nguy hiểm sau khi sinh và quyền khách hàng

Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ phụ nữ chung của cả 5 tỉnh đều có tăng hiểu biết về các dấu hiệu nguy hiểm sau sinh lên 29,1%, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,001 và chỉ số hiệu quả đạt 429%. Trong 5 dấu hiệu nguy hiểm thì chảy máu nhiều sau sinh được các bà mẹ biết nhiều nhất tăng từ 36,7% lên 51,6% với chỉ số hiệu quả là 40,6%. Kết quả bài báo của tác giả Nguyễn Viết Tiến cũng cho thấy tỷ lệ phụ nữ không biết về dấu hiệu nguy hiểm sau khi sinh là 29,7% tương tự nghiên cứu của chúng tôi [44]. Sự tăng hiểu biết của bà mẹ sau can thiệp trong nghiên cứu đã phản ánh được hiệu quả của chương trình và điều này sẽ tác động thay đổi hành vi của các phụ nữ trong việc thực hành tìm kiếm các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản. Điều này góp phần củng cố thêm cho các kết quả nghiên cứu “Đánh giá hành vi tìm kiếm và sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản của phụ nữ dân tộc thiểu số tại Việt Nam” cho thấy kiến thức, hiểu biết của phụ nữ dân tộc thiểu số Tây Nguyên về chăm sóc sức khoẻ trước, trong và sau sinh còn rất hạn chế, mơ hồ, thậm chí còn hiểu sai và chưa thật cụ thể sát với thực tế tại các địa phương, vùng miền, dân tộc [62], cần có những chương trình can thiệp để nâng cao và đẩy mạnh sự hiểu biết và thực hành của người dân trong cộng đồng về chăm sóc sức khỏe sinh sản.

Bên cạnh các kiến thức về dấu hiệu nguy hiểm sau sinh, các bà mẹ tham gia nghiên cứu tại 5 tỉnh đều tăng lên hiểu biết về quyền khách hàng và sự gia tăng thể hiện cải thiện đáng kể từ 16% lên 31,2% có ý nghĩa thống kê với chỉ số hiệu quả đạt 95%. Kết quả bài báo của tác giả Nguyễn Viết Tiến cho thấy đánh giá sự hiểu biết chung về quyền khách hàng khi chưa có can thiệp sự hiểu biết của các cán bộ quản lý chương trình là cao nhất chiếm tỷ lệ


21,3 %, của nhóm đối tượng trong cộng đồng rất thấp 3% [43]. Nghiên cứu cũng đồng thời chỉ ra rằng các bà mẹ trong nghiên cứu đã có nhận thức cao về quyền được cung cấp thông tin, tiếp cận dịch vụ chăm sóc sản khoa, tự do lựa chọn các biện pháp tránh thai, chỉ số hiệu quả tăng từ 48,6% đến 227,7%. Hiện nay nghiên cứu quan tâm tới quyền khách hàng chưa được thực hiện nhiều và vì vậy chưa có nhiều số liệu để cho chúng ta so sánh thấy được bức tranh tổng thể giúp Bộ Y tế sẽ xây dựng các chiến lược, chính sách cho thực sự đi vào thực tiễn và giúp cho người dân sẽ được hưởng nhiều lợi ích từ các dịch vụ y tế chăm sóc sức khỏe tại Việt Nam. Với việc nghiên cứu định tính phỏng vấn trong nghiên cứu này, chúng tôi cũng kỳ vọng sẽ tìm hiểu sâu thêm những yếu tố ảnh hưởng giúp cho các nhà hoạch định chính sách có những bằng chứng cụ thể hơn trong việc đưa ra các chính sách phù hợp thực tiễn nước ta.

4.1.4.3 Thời gian cho trẻ bú sớm lần đầu ngay sau sinh:

Trong nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ bà mẹ có kiến thức cho trẻ bú ngay từ trên 30’ đến 1 giờ sau sinh tăng nhanh từ 16,4% lên 21,8%, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p>0,05, chỉ số hiệu quả đạt 32,9%. Rõ ràng các bà mẹ đã nhận thức được tầm quan trọng của việc nuôi con bằng sữa mẹ và tỷ lệ trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn so với điều tra của Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho thấy, tỷ lệ trẻ được nuôi bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời chỉ đạt 19,4 %[75]. Tỷ lệ các bà mẹ có kiến thức cho trẻ bú ngay trong vòng 30’ sau sinh có giảm nhẹ từ 75,1% xuống 73,8% nhưng không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Bên cạnh tỷ lệ các bà mẹ tăng hiểu biết về cho con bú sau sinh, tỷ lệ các bà mẹ chung cho cả 5 tỉnh thực hành cho trẻ bú sớm sau đẻ lại có chiều hướng thay đổi âm tính chỉ số hiệu quả giảm trong khoảng từ -2,5% xuống -7,3% nhưng không có ý nghĩa thống kê với p>0,05. Điều này có thể giải thích vì tuy có kiến thức về tầm quan trọng của việc cho


trẻ bú sớm khi sinh nhưng các bà mẹ nếu muốn cho trẻ bú ngay sau sinh 30’ là khó thực hiện vì lúc này các bà mẹ chưa được đưa về giường cũng như trẻ còn đang được làm rốn và ủ ấm.

Kết quả nghiên cứu tại Bình Định cho thấy hầu hết các bà mẹ dân tộc Bana, Chăm và Hrê tại Bình Định đều cho trẻ bú sớm ngay sau sinh đây là thực hành phổ biến thường gặp cũng giống như các bà mẹ dân tộc Hmông tại Hà Giang [60]. Kết quả nghiên cứu cho trẻ bú sớmtại Nghệ An 70,6% [56], Đà Nẵng là 67,7% [45], Thái Nguyên là 67,9% [67], Huế là 39,4% [105]và Hà Nội là 46% [82]. Nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ bà mẹ cho trẻ bú sớm sau sinh là 63,4% thấp hơn so với các nghiên cứu tại Nghệ An, Đà Nẵng, Thái Nguyên nhưng cao hơn so với tại Huế và Hà Nội [56], [93].Kết quả nghiên cứu tại Thái Nguyên, bà mẹ dân tộc vắt bỏ sữa non cao gấp 3,3 lần bà mẹ người kinh (CI: 1,7 - 6,1) [27]. Nghiên cứu tại Huế, bà mẹ học vấn dưới trung học phổ thông vắt bỏ sữa non cao gấp 10 lần các bà mẹ khác (CI: 0,01 - 0,9). Lý do của thực hành không tốt này trong nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với nghiên cứu tại Đà Nẵng vì các bà mẹ thiếu hiểu biết về lợi ích của sữa non và do phong tục tập quán cũ và lâu đời của địa phương [28],[45].


4.1.4.4. Áp dụng các biện pháp tránh thai ngay sau sinh

Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ các bà mẹ có kiến thức về việc áp dụng các biện pháp tránh thai chung cho cả 5 tỉnh đã có sự cải thiện khi tăng từ 77,7% lên 80,3% nhưng sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05) với chỉ số hiệu quả đạt 3,3%. So sánh với tỷ lệ bà mẹ có thực hành áp dụng các biện pháp tránh thai chung cho cả 5 tỉnh cũng tăng từ 10% lên 13,7% với chỉ số hiệu quả đạt 37% và có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Điều này là một minh chứng cho việc chuyển đổi từ thay đổi nhận thức đã thực sự dẫn đến sự thay đổi hành vi của các bà mẹ. Trong các tỉnh tham gia nghiên cứu thì Hòa Bình là tỉnh có tỷ lệ các bà mẹ áp dụng các biện pháp tránh thai sau sinh cao


nhất là 24,3% và thấp nhất là Kon Tum 6,2%. Năm 2012, cả nước có 76,9% số người trong độ tuổi sinh đẻ đang sử dụng biện pháp tránh thai [35], tỷ lệ trong nghiên cứu của chúng tôi là thấp hơn so với tỷ lệ chung của toàn quốc.Các kết quả này cũng là một gợi ý cho công tác dân số kế hoạch hóa gia đình của tỉnh Kon Tum cần chú trọng hơn trong việc tuyên truyền, tư vấn cho các bà mẹ về vấn đề áp dụng các biện pháp tránh thai để giảm việc có thai ngoài ý muốn và giãn khoảng cách giữa các lần sinh.

4.2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả can thiệp

4.2.1. Thiếu nhân lực y tế‌

Trong bất kỳ chương trình can thiệp nào dù ở lĩnh vực y tế cũng như ở các lĩnh vực kinh tế xã hội khác, nhân lực là một trong những yếu tố quan trọng nhất đóng góp vào sự thành công của chương trình can thiệp. Theo niên giám thống kê y tế năm 2008, số nhân lực cán bộ y tế của các tỉnh phân bố tại tuyến xã của 5 tỉnh nghiên cứu [5]:

Bảng 4.1. Phân bố thực trạng nhân lực cán bộ y tế tại 5 tỉnh


Tỉnh

Dân số (nghìn)

Diện tích (km2)

Bác sĩ

Y tá, NHS

Y sĩ

Y tá, NHS

sơ học

Hà Giang

705

7945

64

275

406

53

Phú Thọ

1365

3528

262

161

765

86

Hòa Bình

817

4595

122

208

552

186

Kom Tum

401

9690

19

93

190

145

Ninh Thuận

583

3358

28

48

157

66

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 201 trang tài liệu này.

Đánh giá hiệu quả can thiệp làm mẹ an toàn ở các bà mẹ có con dưới 2 tuổi tại 5 tỉnh Việt Nam giai đoạn 2006 - 2012 - 18

Tình hình cán bộ y tế ở 5 tỉnh nghiên cứu trên, ở tỉnh Ninh Thuận mật độ dân số khá thưa và tình trạng cán bộ y tế tuyến xã là mỏng hơn so với các tỉnh còn lại tỷ lệ điều dưỡng, nữ hộ sinh, y sĩ là 9/100.000 dân. Tại Kon Tum và Ninh Thuận có tỷ lệ bác sĩ rất thấp so với các tỉnh nghiên cứu chỉ có 5/100.000 dân so với Hòa Bình là 20/100.000, Hà Giang là 9/100.000, Phú


Thọ là 19/100.000. Dễ nhận thấy là các tỉnh miền núi, vùng sâu, vùng xa việc thiếu nhân lực y tế là một thực trạng đáng chú ý. Điều này cũng do các chính sách đãi ngộ, điều kiện làm việc đã không thu hút và làm cho các cán bộ y tế khi được phân công về công tác tại địa bàn khó khăn. Một số ít bỏ nghề làm công tác khác thu nhập cao hơn.Thống kê tình hình y tế thôn bản cho thấy Hà Giang và Kon Tum là 2 tỉnh có tỷ lệ trạm y tế xã có bác sĩ thấp nhất chỉ có 31,8% và 27,8%, 2 tỉnh chiếm tỷ lệ trong bình là Hòa Bình và Ninh Thuận 51,9% và 53,9%. Trên 90% các xã trong nghiên cứu đều có y sĩ sản nhi hoặc nữ hộ sinh làm việc. Tuy nhiên tại 2 tỉnh Hòa Bình và Kon Tum số trạm y tế xã đạt chuẩn còn rất thấp dưới 10%, Hòa Bình có 9% số xã và KonTum chỉ có 5,15 số xã đạt chuẩn quốc gia [5].

Qua các cuộc phỏng vấn sâu với lãnh đạo y tế các cấp, thiếu nhân lực y tế là một trong những điểm khó khăn chính được nêu lên ở địa phương. Số lượng CBYT còn rất thiếu ở tất cả các tuyến. Ở một xã thuộc huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ, dân số đông tới 11.760 người, tuy nhiên số lượng biên chế CBYT xã không được tăng thêm do phía trên cho rằng địa bàn xã gần với bệnh viện đa khoa huyện, khiến cho việc triển khai công việc gặp khó khăn, trạm y tế phải ký hợp đồng thêm với CBYT để thực hiện công việc. Tương tự, ở một xã khác của huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ cũng như tại các 4 tỉnh còn lại việc thiếu y sỹ/ bác sỹ, đặc biệt là các CBYT làm việc trong lĩnh vực làm mẹ an toàn cũng được nêu lên rõ ràng. Theo báo cáo cuả Vụ SKBMTE, trung bình mỗi TYT có chưa đến 6 cán bộ hiện đang làm việc (bao gồm cả cán bộ chuyên môn và những cán bộ khác). Cán bộ có ở nhiều TYT nhất là YSĐK (gần 80% số TYT), tiếp đến là NHS trung học (70,6%). Số BSĐK có ở 52,3% TYT. YSSN có ở 41,7% TYT. Cán bộ y tế làm công tác khám chữa bệnh trong hệ thống Sản Nhi đặc biệt là nhi khoa còn thiếu về số lượng và hạn chế về chất lượng, đặc biệt là ở các khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng


khó khăn [10], [15]. Cũng theo báo cáo trên 62,9% TYT hiện đã có bác sỹ. Bác sỹ được nói đến ở đây là bất kể cán bộ nào có trình độ đại học y trở lên, bao gồm: BSĐK, BSCK I, II hoặc chuyên khoa định hướng Sản/Nhi, và BS chuyên khoa khác. Tỷ lệ TYT trên cả nước có NHS trung học trở lên là 73,3%. Tỷ lệ TYT có NHS hoặc YSSN là 93,7% và TYT có NHS trung học trở lên hoặc YSSN là 91,3% [11], [10].

Ở những địa phương như Kon Tum, việc thiếu CBYT còn trầm trọng hơn. Cán bộ của các trạm y tế không đủ để đi xuống hết các địa bàn các thôn để thực hiện các việc hỗ trợ cho các sản phụ khi sinh con và nhiều trường hợp rất đau xót khi mà có những sản phụ đến khi mà trở dạ thì không kịp đưa ra trạm y tế và cuối cùng là dẫn đến tử vong cả mẹ lẫn con.

Theo nhận định của CBQL bệnh viện huyện, do thiếu bác sỹ cho nên bệnh viện không thể có người bố trí đi đào tạo thêm một kíp mổ và gây mê. Cả bệnh viện chỉ có một kíp mổ và gây mê. Nếu vắng thì bắt buộc phải chuyến tuyến. Ở Tumorong, trung tâm y tế huyện chỉ có 5 bác sỹ, trong đó có 4 bác sĩ ở khu điều trị và khu phòng khám có một bác sỹ.

Thiếu nhất hiện nay là bác sỹ nhi, hầu như các bệnh viện huyện không có bác sỹ nhi. Khiến cho việc triển khai các công tác chăm sóc sơ sinh hiện nay chủ yếu là do bác sỹ sản khoa đảm nhiệm.

Bên cạnh thiếu nhân lực, trình độ cán bộ y tế yếu cũng được xác định là một trong những rào cản trong triển khai các dịch vụ y tế tại cơ sở. Đại đa số bác sỹ ở tuyến dưới là đào tạo cử tuyển và theo địa chỉ, chuyên tu, không có bác sỹ chuyên khoa sản, cho nên trình độ yếu.Theo báo cáo thống kê y tế năm 2008, tình hình đào tạo cán bộ địa phương của 5 tỉnh tham gia nghiên cứu cho thấy Hà Giang (1.310 học sinh), Hòa Bình (1.552 học sinh) và Kon Tum (942 học sinh) có số học sinh đang được đào tạo tại các trường y tế tương đối cao so với cả nước. Tuy nhiên tại 2 tỉnh còn lại Phú Thọ chỉ có 91 học sinh đang

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 16/11/2022