thiệp tăng 41,8%. Đặc biệt, tỷ lệ phụ nữ đi khám thai ở cơ sở y tế tư nhân tăng nhanh sau can thiệp (tăng từ 17,3% lên 33,2%). Như vậy, hiệu quả can thiệp của chương trình không chỉ cho y tế công lập mà còn làm tăng vai trò của y tế tư nhân trong công tác khám thai cho phụ nữ. Có được kết quả này là do chương trình không chỉ can thiệp vào y tế công mà còn can thiệp cho cả y tế tư nhân. Kết quả nghiên cứu của nghiên cứu can thiệp cộng đồng trong mô hình chăm sóc sức khỏe sinh sản liên tục từ gia đình đến bệnh viện của Tổ chức Cứu trợ Trẻ em quốc tế cũng tương tự như kết quả nghiên cứu của chúng tôi [47].
4.1.2.5. Thay đổi về thực hành tiêm uốn ván
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tỷ lệ phụ nữ tiêm phòng uốn ván chung cho 5 tỉnh nghiên cứu giảm từ 71,8% trước can thiệp xuống còn 68,6% sau can thiệp. Tỷ lệ này thấp hơn so với tỷ lệ tiêm phòng uốn ván chung của cả nước năm 2013 là 80% [4]. Tuy nhiên, sự khác biệt không mang ý nghĩa thống kê với p>0,05 và chỉ số can thiệp giảm 4,5%. Tỷ lệ các bà mẹ được tiêm phòng uốn ván tại 3 tỉnh Phú Thọ, Hà Giang và Hòa Bình đều giảm không nhiều sau can thiệp, tuy nhiên sự suy giảm này không có ý nghĩa thống kê với p>0,05. Sự suy giảm này có thể được cắt nghĩa ở những lý do sau:
(1) Tỷ lệ các bà mẹ đã được tiêm phòng đủ liều uốn ván đã cao nên việc nâng cao tỷ lệ tiêm phòng uốn ván là khó khăn hơn;
(2) Ở một số vùng núi khả năng tiếp cận của phụ nữ tới dịch vụ tiêm phòng uốn ván thấp. Tỷ lệ các bà mẹ được tiêm phòng uốn ván tại 2 tỉnh còn lại là Ninh Thuận và Kon Tum đều gia tăng không nhiều sau can thiệp, sự gia tăng này không có ý nghĩa thống kê với p>0,05.
(3) Sau can thiệp, không có sự tăng hiểu biết kiến thức về tiêm phòng uốn ván trong khi mang thai của các bà mẹ do đó việc thực hành tiêm phòng uốn ván đều giảm là có thể giải thích được. Điều quan trọng rút ra trong vấn
đề này là chúng ta cần nâng cao vai trò của công tác tư vấn và truyền thông cho các bà mẹ để có thể tăng khả năng hiểu biết nhận thức để rồi từ đó chuyển sang thực hành, thay đổi hành vi.
Uốn ván sơ sinh là một trong 5 tai biến sản khoa có thể phòng chống được nếu trong thời gian mang thai người phụ nữ được tiêm đủ 2 mũi uốn ván. Tiêm phòng uốn ván là một yếu tố quan trọng của việc chăm sóc thai sản, vì bệnh uốn ván là một trong 5 tai biến sản khoa thường gặp, đây là một bệnh nặng liên quan đến tỷ lệ tử vong cao cho mẹ và trẻ sơ sinh [121]. Theo TCYTTG, khoảng 550.000 trẻ sơ sinh chết vì uốn ván rốn mỗi năm, trong đó có 220.000 trường hợp ở khu vực Đông Nam Á, chiếm 37% uốn ván rốn trên thế giới [121]. Theo Giám đốc điều hành UNICEF, một trong những nguyên nhân làm cho phụ nữ mang thai ít nhận được các dịch vụ chăm sóc trước sinh là do những ưu điểm của nó chưa được nhấn mạnh và chịu ảnh hưởng của trình độ văn hoá cũng như điều kiện kinh tế của bà mẹ [112].
Có thể bạn quan tâm!
- Thay Đổi Về Tỷ Lệ Phụ Nữ Có Kiến Thức Về Các Quyền Của Khách Hàng Trong Csskss Chung Cho 5 Tỉnh
- Công Tác Theo Dõi Giám Sát Còn Chưa Được Đồng Bộ
- Hiệu Quả Can Thiệp Về Chăm Sóc Trước Trong Và Sau Sinh Ở Các Bà Mẹ
- Kiến Thức Về Các Dấu Hiệu Nguy Hiểm Sau Khi Sinh Và Quyền Khách Hàng
- Các Chỉ Số Theo Dõi Chăm Sóc Sản Khoa Thiết Yếu [113]
- Hiệu Quả Can Thiệp Về Chăm Sóc Trước Trong Và Sau Sinh Ở Các Bà Mẹ
Xem toàn bộ 201 trang tài liệu này.
4.1.3. Hiệu quả can thiệp về kiến thức và thực hành chăm sóc trong sinh
4.1.3.1 Thay đổi kiến thức về người đỡ đẻ là cán bộ y tế
Theo qui định của Chuẩn quốc gia về CSSKSS cũng như theo khuyến cáo của TCYTTG, phụ nữ mang thai ở những vùng xa xôi, cách xa các trung tâm y tế, không cần thiết phải đẻ tại các cơ sở y tế mà chỉ cần có người đỡ đẻ là cán bộ y tế[9]. Trong nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ các bà mẹ thay đổi kiến thức về cán bộ y tế là người đỡ đẻ tốt nhất trước và sau can thiệp tăng từ 81,7% lên 92%. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,01. Tỷ lệ các bà mẹ thay đổi kiến thức về bà đỡ địa phương là người đỡ đẻ tốt nhất trước và sau can thiệp giảm từ 4,3% xuống 0,7%. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,01. Tỷ lệ các bà mẹ thay đổi kiến thức về những người khác là chồng, người thân, tự mình đỡ và không biết ai là người đỡ đẻ tốt nhất trước và sau can thiệp đều giảm, tuy nhiên, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với
p>0,05.Tỷ lệ bà mẹ hiểu biết cán bộ y tế là người đỡ đẻ tốt nhất trước và sau can thiệp tăng rõ rệt có ý nghĩa thống kê tại 3 tỉnh Hà Giang (tăng từ 68,6% lên 81,9%), Ninh Thuận (tăng từ 83,3% lên 95,7%) và Kon Tum (tăng từ 58,1% lên 82,4%).Hai tỉnh còn lại là Phú thọ, Hòa Bình là 2 tỉnh miền bắc là 2 tỉnh có kiến thức về người đỡ đẻ tốt nhất là cán bộ y tế đều giữ ở mức cao xấp xỉ 100%. Như vậy, hiểu biết của người dân đã được nâng cao sau can thiệp. Hiểu biết về vấn đề này sẽ giúp cho phụ nữ mang thai và gia đình của họ sẽ có thực hành chọn lựa người đỡ đẻ tốt đảmbảochocuộcđẻantoàn và dẫn đến giảm tử vong mẹ và trẻ sơ sinh. Các phụ nữ mang thai có hai lựa chọn: sinh ngoài cơ sở y tế (sinh tại nhà và sinh ở nhà các bà mụ vườn) và sinh tại cơsở y tế (TTYT và các cơ sở y tế tuyến cao hơn). Hiện nay ở các tỉnh miền núi ngành y tế đã xây dựng được hệ thống “cô đỡ thôn bản” được đào tạo 6-9 tháng. Hệ thống “cô đỡ thôn bản” đã hoạt động tốt ở những tỉnh này và đã đóng góp tích cực cho việc nâng cao kiến thức cho phụ nữ mang thai [13].
4.1.3.2. Thay đổi kiến thức về dấu hiệu nguy hiểm khi sinh và xử trí
Trong quá trình mang thai và sinh đẻ thì chuyển dạ là một quá trình quan trọng nhất. Quá trình này rất dễ xảy ra các tai biến nhất cho cả mẹ và thai nhi, đặc biệt là các bà mẹ có nguy cơ mắc tai biến sản khoa.Vì vậy kiến thức của các bà mẹ về cần được theo dõi chuyển dạ tại cơ sở y tế để được chăm sóc chu đáo nhằm hạn chế tối đa các biến cố như chảy máu, sa dây rau, vỡ ối sớm, kiệt sức khi chuyển dạ. Sự hiểu biết về các dấu hiệu nguy hiểm xảy ra với người mẹ trong quá trình chuyển dạ là rất quan trọng, giúp phát hiện sớm và kịp thời xử trí các dấu hiệu nguy hiểm có thể xảy ra, tránh những hậu quả đáng tiếc cho mẹ và con. Các nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam đều cho các kết quả dự phòng tai biến sản khoa tốt khi bà mẹ hiểu được các dấu hiệu nguy hiểm khi sinh [27], [29], [38], [77], [80], [100].Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng cho thấy tỷ lệ bà mẹ hiểu biết các dấu hiệu nguy hiểm trong
khi chuyển dạ tăng rõ rệt sau can thiệp có ý nghĩa thống kê với p<0,01. Tỷ lệ bà mẹ hiểu triệu chứng đau bụng dữ dội khi chuyển dạ tăng từ 28% trước can thiệp lên 41,4% sau can thiệp. Tỷ lệ bà mẹ hiểu triệu chứng ra nhiều máu khi chuyển dạ tăng từ 36,7% trước can thiệp lên 53,6% sau can thiệp. Tỷ lệ bà mẹ hiểu triệu chứng co giật, vỡ ối sớm khi chuyển dạ tăng từ 4,3% và 17,8% trước can thiệp lên 16,8% và 35,2% sau can thiệp. Đặc biệt tỷ lệ bà mẹ không biết một triệu chứng nào giảm từ 38,6% xuống còn 27% sau can thiệp.Trước can thiệp, tỷ lệ bà mẹ có kiến thức về ít nhất 3 dấu hiệu nguy hiểm khi chuyển dạ chiếm 5,7% và tăng lên 28,1% sau can thiệp.So sánh với kết quả trong bài báo của tác giả Nguyễn Viết Tiến cũng cho kết quả tương tự với 31,4% phụ nữ hiểu về dấu hiệu đau bụng dữ dội khi sinh, và 33,7% phụ nữ không biết dấu hiệu nguy hiểm nào [44].
Kết quả nghiên cứu của Khamphanh năm 2013 tại Lào cho thấy có 9,3% bà mẹ biết từ 3 dấu hiệu nguy hiểm trở lên xảy ra đối với sản phụ trong khi chuyển dạ, cao hơn so với kết quả điều tra về thực trạng cung cấp dịch vụ và chăm sóc sức khỏe tại 7 tỉnh do UNFPA tiến hành vào năm 2005 tại Việt Nam với 7,9% nam giới và 4,7% nữ giới biết từ 3 dấu hiệu nguy hiểm trở lên [30], [114]. Tuy nhiên,nghiên cứu cũng chỉ ra rằng có 48,5% bà mẹ không biết bất kỳ dấu hiệu nguy hiểm nào xảy ra trong chuyển dạ, cao hơn so với nghiên cứu của UNFPA tại Việt Nam năm 2005 với tỷ lệ này ở nam giới là 44,3%, nữ giới là 33,7% [114]. Kết quả này cao hơn báo cáo điều tra cơ bản về chương trình tử vong mẹ và tử vong sơ sinh với tỷ lệ 41,9% phụ nữ không biết bất kỳ một dấu hiệu nguy hiểm nào khi chuyển dạ [31]. Mặc dù tỷ lệ các bà mẹ biết từ 3 dấu hiệu trở lên cao hơn một số nghiên cứu nhưng số bà mẹ không biết bất kỳ dấu hiệu nguy hiểm nào trong nghiên cứu này còn rất cao (chiếm gần 1/2 số bà mẹ). Việc trang bị các kiến thức cơ bản về dấu hiệu nguy hiểm trong chuyển dạ cho các bà mẹ là một can thiệp rất có hiệu quả
giúp các bà mẹ có thể tự nhận biết sớm được một số dấu hiệu nguy hiểm có thể xảy ra, góp phần hạn chế tối đa các tai biến đối với bà mẹ và thai nhi trong khi chuyển dạ. Kết quả nghiên cứu tại Lào cho thấy dấu hiệu nguy hiểm khi chuyển dạ mà nhiều bà mẹ biết đến là ngôi thai bất thường chiếm tỷ lệ cao nhất (27,9%); tiếp đến là chảy máu nhiều (17,7%), sa dây rau (12,8%) và đau đầu, mờ mắt, co giật (9,9%). Trong khi đó, tỷ lệ các bà mẹ biết dấu hiệu nguy hiểm khác xảy ra khi chuyển dạ chiếm tỷ lệ rất thấp. Điều đó cho thấy, kiến thức của các bà mẹ về từng dấu hiệu nguy hiểm xảy ra trong chuyển dạ còn rất thấp. Đặc biệt, chỉ có 17,7% các bà mẹ biết chảy máu nhiều đó là một trong những dấu hiệu nguy hiểm khi chuyển dạ, trong khi đây chính là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong của mẹ trong khi sinh [30]. Các nghiên cứu trên thế giớicho thấy tỷ lệ này là từ 37% đến 55,0% [95], [96].
Kết quả các nghiên cứu tại Lào cho thấy dấu hiệu nguy hiểm sau sinh mà bà mẹ biết đến nhiều nhất là chảy máu nhiều chiếm 33,0%, thấp hơn kết quả nghiên cứu tại Ethiopia (50%) và tại 14 tỉnh ở Việt Nam (50,7%) [30]. Đây là dấu hiệu nguy hiểm quan trọng nhất trong giai đoạn sau sinh và là nguyên nhân dẫn đến khoảng 30% tử vong mẹ trên toàn thế giới [92]. Tại các nước đang phát triển rất cần những chương trình can thiệp có hiệu quả để giúp nâng cao nhận thức cho các bà mẹ về vấn đề này. Cần triển khai các chương trình giáo dục sức khỏe sinh sản nhằm nâng cao kiến thức và thực hành của các bà mẹ về các dấu hiệu nguy hiểm nghiêm trọng có thể xảy ra sau sinh kết hợp với chăm sóc trước và trong sinh. Từ đó giúp họ có thể phát hiện sớm các biến cố bất lợi và có được thực hành tốt trong chăm sóc sức khỏe mẹ và con. 4.1.3.3.Thay đổi về thực hành chăm sóc trong khi sinh
Nghiên cứu tại 5 tỉnh chúng tôi nghiên cứu nơi bà mẹ sinh con là cơ sở y tế nhà nước tăng cao hơn sau can thiệp (73,4% trước can thiệp so với 80,8% sau can thiệp). Tuy nhiên, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).
Nơi bà mẹ sinh con tại nhà cũng giảm sau can thiệp (26,5% trước can thiệp so với 18,8% sau can thiệp). Tại cả 5 tỉnh, tỷ lệ bà mẹ sinh con tại cơ sở y tế đều gia tăng sau can thiệp. Tuy nhiên, sự gia tăng này chỉ có ý nghĩa thống kê ở tỉnh Kon Tum, nơi có tỷ lệ bà mẹ sinh con thấp nhất trước can thiệp (tăng từ 41,0% lên 59,5%) với p<0,05. Trước can thiệp, các yếu tố: bà mẹ là dân tộc Kinh, khả năng nói tiếng Việt tốt, ở gần các cơ sở y tế và sinh sống tại các tỉnh có điều kiện kinh tế và văn hóa tốt hơn có xu hướng đẻ tại các cơ sở y tế cao hơn. Tuy nhiên, sau can thiệp các yếu tố trên không còn ảnh hưởng đến việc lựa chọn nơi sinh của các bà mẹ tại 5 tỉnh nghiên cứu. Đây cũng là một minh chứng việc can thiệp về làm mẹ an toàn đã có hiệu quả trên các bà mẹ.
Sinh con tại cơ sở y tế, đặc biệt là ở các bệnh viện đang là một lựa chọn phổ biến, đặc biệt ở những khu đô thị, có điều kiện kinh tế và đường xá đi lại thuận tiện. Mặt khác, sinh con tại nhà còn gặp ở các khu vực miền núi, xa xôi và có nhiều người dân tộc sinh sống. Kết quả nghiên cứu tại Lào cho thấy tỷ lệ bà mẹ đã sinh con tại cơ sở y tế chiếm 54,7%; trong đó hầu hết là sinh con tại cơ sở y tế nhà nước (54,5%) [30]. Tại các nước khác như Ấn Độ, tỷ lệ này là 31% [108], Zimbabwe là 50% [99]. Một số nghiên cứu khác tại tỉnh Khăm Muồn và Chăm Pa Sắc chiếm tỷ lệ 17,2% [80], tại tỉnh ở miền Bắc của Lào chiếm tỷ lệ 8,4% [30], tại các quốc gia Nam Á dao động từ 50-70% [76], [79], [85], [86], và tại các nước châu Phi dao động từ 30-60% [98], [99], [101] [106]. Tại Việt Nam cho thấy tỷ lệ bà mẹ sinh con tại cơ sở y tế nhà nước là 81,7% (năm 2003) và 88,2% (năm 2005) [57], [58],tại Trung Quốc là 87% [116], tại Nam Phi là 55,9% [102].Hiện nay, tại đa số quốc gia trên thế giới sinh con ở tại cơ sở y tế hiện trở thành lựa chọn phổ biến, vì đây là nơi có đủ các trang thiết bị y tế cần thiết và đội ngũ cán bộ y tế có đủ trình độ để chăm sóc tốt nhất cho sức khỏe của bà mẹ cũng như của thai nhi.
Nghiên cứu của chúng tôi cũng cho thấy tỷ lệ các bà mẹ được cán bộ y tế đỡ đẻ tăng nhẹ sau can thiệp (từ 83,5% lên 88,5%). Tuy nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê. Tỷ lệ các bà mẹ được các bà mụ vườn và người thân trong gia đình đỡ đẻ giảm rõ rệt sau can thiệp (từ 4,9% xuống 2% và từ 7,7% xuống 4,9%). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Kết quả chung cho cả 5 tỉnh, trước can thiệp chỉ có 83,5% phụ nữ sinh con được cán bộ y tế đỡ đẻ nhưng sau khi can thiệp tỷ lệ phụ nữ sinh con được đỡ đẻ đã cải thiện tăng lên 88,6%. Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p>0,05.Khi tính hiệu quản can thiệp về tỷ lệ phụ nữ sinh con do cán bộ y tế đỡ đẻ cho từng tỉnh, chỉ có tỉnh Kon Tum trước can thiệp có 63,3% phụ nữ sinh con được cán bộ y tế đỡ đẻ nhưng sau khi can thiệp tỷ lệ phụ nữ sinh con được đỡ đẻ đã cải thiện nhiều tăng lên 79%. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05 và chỉ số hiệu quả là 24,8%. Bốn tỉnh còn lại, tỷ lệ phụ nữ sinh con do cán bộ y tế đỡ đẻ có tăng nhẹ sau can thiệp và không có ý nghĩa thống kê với p>0,05. Phân tích trên mô hình hồi qui đa biến cũng cho thấy việc chọn nơi sinh là cơ sở y tế có xu hướng cao hơn ở các bà mẹ người Kinh, khoảng cách đến các cơ sở y tế gần hơn và các tỉnh có điều kiện văn hóa và kinh tế cao hơn, sau can thiệp các yếu tố trên đều không ảnh hưởng và điều đó đã chứng tỏ việc can thiệp đã góp phần tác động tới các bà mẹ và gia đình trong công tác làm mẹ an toàn.
Việc sinh con tại nhà có thể là bình thường khi có cán bộ y tế đỡ đẻ. Một nghiên cứu tại các nước phát triển cho thấy những phụ nữ khỏe mạnh có mong muốn được sinh tại nhà không làm tăng nguy cơ có hại cho cả bà mẹ và trẻ sơ sinh[77], [91].Lý do của việc mong muốn sinh con tại nhà là do khi phụ nữ sinh con ở nhà đều có các bác sỹ và nữ hộ sinh chăm sóc, mặt khác khi có bất thường thì việc chuyển sản phụ đến nhà cũng rất dễ dàng và nhanh chóng.Tuy nhiên, tỷ lệ bà mẹ sinh con tại nhà trong nghiên cứu tại nước Ấn
Độ 37% bà mẹ sinh con tại nhà, 32% sinh tại phòng khám tư nhân và 31% sinh con tại cơ sở y tế [104], [108]. Nghiên cứu tại Lào cũng chỉ ra rằng chỉ có 56,3% bà mẹ đã được các nhân viên y tế đỡ đẻ trong lần sinh vừa qua, trong khi đó tỷ lệ bà mẹ được mụ vườn đỡ đẻ là 13,6% và còn tỷ lệ lớn bà mẹ được người khác đỡ đẻ (như mẹ, chồng, bạn bè…), chiếm 30,1% [30]. Nguyên nhân chủ yếu là do hiểu biết, kiến thức của người dân tại Lào về vấn đề này còn thấp, mặt khác có thể do các cơ sở y tế tại đây chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân. Vì vậy cần giáo dục nâng cao kiến thức cho người dân, cũng như xây dựng hệ thống cơ sở y tế để đáp ứng nhu cầu dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản cho người dân tại địa phương[30].
Tổ chức Y tế Thế giới ước tính mỗi năm trên toàn thế giới có khoảng 136 triệu ca sinh; tại các nước đang phát triển có ít hơn hai phần ba ca sinh do cán bộ y tế có chuyên môn đỡ sinh còn tại các nước ít phát triển nhất chỉ có một phần ba ca sinh do cán bộ y tế có chuyên môn đỡ sinh [118].
Kết quả của các nghiên cứu cho thấy tỷ lệ các bà mẹ đã được các nhân viên y tế đỡ đẻ trong lần sinh vừa qua tại Tanzanialà 17,6% năm 2002, và 30% năm 2005[98], Thừa Thiên Huế là 80,2% [37],Bắc Ninh là 90% [39], tại
Đà Nẵng là 99% [45], và tại Bình Định năm 2005 là 95,6% [55]. Một số nghiên cứu khác tại Việt Nam cũng cho thấy tỷ lệ này dao động từ 60-99% [26], [27], [29], [34], [48].
4.1.4. Hiệu quả can thiệp về kiến thức và thực hành chăm sóc sau sinh 4.1.4.1.Khám lại sau sinh
Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, tỷ lệ các bà mẹ ở cả 5 tỉnh có kiến thức đi khám lại sau sinh đã tăng từ 53,7% lên 77,8% sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Điều này thực sự phù hợp với tỷ lệ thay đổi về thực hành khám lại sau sinh của kết quả điều tra chung cho cả 5 tỉnh cho thấy, tỷ lệ phụ nữ có thay đổi về thực hành khám lại sau sinh tăng từ 38,2% lên đến