Phân Bố Nhóm Tuổi, Trình Độ Học Vấn Của Các Bà Mẹchung Cho 5 Tỉnh Trước Và Sau Can Thiệp‌

73



Kiến thức và thực hành

của các bà mẹ

Đặc trưng cá nhân:

- Tuổi

- Học vấn

- Tôn giáo

- Khả năng nói tiếng việt

- Số lần mang thai

Gia đình và xã hội:

- Số con

- Tỉnh

- Khoảng cách địa lý

Cơ sở y tế

Cán bộ y tế

Đào tạo nâng cao kiến thức và kỹ năng cung cấp dịch vụ LMAT


Giám sát hỗ trợ cho CBYT làm CSSKSS

Can thiệp làm mẹ an

toàn

Cung cấp trang thiết bị thiết yếu

LMAT

Khung lý thuyết can thiệp làm mẹ an toàn



Chăm sóc trước sinh:

Chăm sóc khi sinh:

Chăm sóc sau khi sinh:

-Khám thai đủ 3 lần

-Đẻ tại cơ sở y tế

-Khám lại sau sinh

-Tiêm phòng uốn ván đủ 2 lần

-Khi sinh có CBYT

-Sử dụng các biện pháp tránh thai

-Nơi khám thai

đỡ

-Cho trẻ bú sớm sau khi sinh

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 201 trang tài liệu này.

Đánh giá hiệu quả can thiệp làm mẹ an toàn ở các bà mẹ có con dưới 2 tuổi tại 5 tỉnh Việt Nam giai đoạn 2006 - 2012 - 10


2.3.7. Quản lý và phân tích số liệu

2.3.7.1. Phân tích số liệu định lượng


Toàn bộ số phiếu nhận từ thực địa đã được nhóm xử lý số liệu kiểm tra lại trước khi nhập vào máy tính. Ngoài kiểm tra bằng chương trình EPI-INFO

6.04 để hạn chế những sai sót khi nhập số liệu, tất cả phiếu đều được vào máy hai lần do hai cán bộ nhập số liệu, sau đó sử dụng chương trình kiểm tra phát hiện và sửa những sai sót do nhập số liệu. Số liệu được phân tích, tính toán và trình bày theo bảng, biểu đồ, sử dụng phối hợp các chương trình phần mềm của EPI- INFO 6.04, Visual FOXPRO Version 7.0, Microsoft Excel.

Số liệu được phân tích và trình bày dưới dạng tần số và tỷ lệ % và phân tích trên mô hình hồi qui tuyến tính đa biến để xác định mối liên quan, ảnh hưởng giữa các biến trong nghiên cứu.

Hiệu quả của chương trình can thiệp được đo lường bằng chỉ số hiệu quả can thiệp. Cách tính chỉ số hiệu quả như sau:

Tỷ lệ sau can thiệp (P2) - Tỷ lệ trước can thiệp (P1) CSHQ (%) = ------------------------------------------------------- x100

Tỷ lệ trước can thiệp (P1)


Khi nhận định đánh giá hiệu quả của nghiên cứu can thiệp dựa trên sự phối hợp chặt chẽ giữa giá trị p và chỉ số hiệu quả. Đôi khi chỉ số hiệu quả rất cao nhưng lại không có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê giữa trước và sau can thiệp. Chỉ số hiệu quả có giá trị thực sự khi sự khác biệt trước và sau can thiệp có ý nghĩa thống kê.

2.3.7.2. Phân tích số liệu định tính

Số liệu định tính thông qua các cuộc phỏng vấn sâu được phân tích theo kỹ thuật “phân tích nội dung” (content analysis). Các thông tin được phân tích, tổng hợp và khái quát lại và kết luận theo nội dung nghiên cứu đã đề ra.


2.3.8. Sai số, giới hạn và hạn chế của nghiên cứu

- Sai số do thu thập thông tin:Bỏ sót thông tin, khi ghi chép các câu trả lời của đối tượng trong quá trình phỏng vấn. Cán bộ tiến hành phỏng vấn sâu chưa có đủ kinh nghiệm để khai thác thêm đối tượng phỏng vấn. Bà mẹ không hợp tác hoặc cung cấp các số liệu sai lệch do giữ thể diện, hoặc vì các yếu tố mang tính tập quán.

Cách khắc phục: tập huấn kỹ bộ câu hỏi, giám sát quá trình lấy thông tin. Lựa chọn các nghiên cứu viên có kinh nghiệm và trách nhiệm. Tổ chức rút kinh nghiệm trong nhóm nghiên cứu và giám sát sau mỗi đợt điều tra.

- Sai số do nhập số liệu: Lỗi số liệu do người nhập liệu bỏ sót hoặc vào nhầm số liệu.

Cách khắc phục: làm sạch bảng hỏi trước khi xử lý, chỉ những bảng hỏi được điền đủ thông tin mới được chuyển giao cho nhóm nghiên cứu.

2.3.9. Đạo đức trong nghiên cứu

Đề cương nghiên cứu đã được sự phê duyệt và hội đồng đánh giá của Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương thông qua vấn đề y đức.

Đối tượng nghiên cứu đã được thông báo về mục đích của nghiên cứu và hoàn toàn tự nguyện tham gia nghiên cứu, được đảm bảo quyền lợi.

Giữ hoàn toàn bí mật thông tin của những người tham gia và chỉ sử dụng cho mục đích nghiên cứu.

Không được sử dụng bất cứ thông tin nghiên cứu cho bất cứ mục đích nào khác và số liệu thu thập được hoàn toàn chỉ phục vụ mục đích nghiên cứu khoa học.


Chương 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU


3.1. Một số đặc trưng cá nhân của các bà mẹ‌

3.1.1 Tuổi và trình độ học vấn:

Bảng 3.1. Phân bố nhóm tuổi, trình độ học vấn của các bà mẹchung cho 5 tỉnh trước và sau can thiệp‌


Đặc trưng cá nhân

Trước can thiệp

Sau can thiệp

P

Số lượng

Tỷ lệ %

Số lượng

Tỷ lệ %

Nhóm tuổi






≤ 18 tuổi

38

3,6

50

4,8

>0,05

19-29

795

75,8

750

71,4

>0,05

30-39

204

19,4

233

22,2

>0,05

≥ 40

13

1,2

17

1,6

>0,05

Tổng

1050

100

1050

100


Học vấn






Không biết chữ

133

12,7

122

11,6

>0,05

Tiểu học

284

27,0

295

28,1

>0,05

Trung học cơ sở

439

41,8

450

42,9

>0,05

Trung học phổ thông

153

14,6

121

11,5

>0,05

Cao đẳng/đại học

41

3,9

62

5,9

>0,05

Tổng

1050

100

1050

100



Kết quả bảng trên cho thấy phân bố nhóm tuổi trước và sau nghiên cứu không có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê. Tương tự, không có sự khác


biệt mang ý nghĩa thống kê giữa trình độ học vấn của bà mẹ trước và sau can thiệp.Trong số 1050 bà mẹ được nghiên cứu, phần lớn các bà mẹ ở độ tuổi 19- 29, chiếm 75,8%, tiếp theo là độ tuổi 30-39 chiếm 19,4%. Đặc biệt, tỷ lệ bà mẹ có con dưới 18 tuổi chiếm 3,6%. Tuổi trung bình của các bà mẹ là 26,2 ± 5,58, thấp nhất 15 tuổi và cao nhất 49 tuổi.

Tỷ lệ bà mẹ có trình độ học vấn ở mức trung học cơ sở chiếm 41,8%, tiếp theo là trình độ tiểu học, chiếm 27%. Đặc biêt, tỷ lệ mù chữ của các bà mẹ chiếm tỷ lệ không nhỏ, chiếm 12,7%. Trình độ học vấn trung bình của các bà mẹ là 7,2± 1,5 lớp.

3.1.2 Dân tộc và tôn giáo:

Bảng 3.2. Phân bố dân tộc, tôn giáo của các bà mẹchung cho 5 tỉnh trước và sau can thiệp‌

Đặc trưng cá nhân

Trước can thiệp

Sau can thiệp

P

Số lượng

Tỷ lệ %

Số lượng

Tỷ lệ %

Dân tộc






Kinh

490

46,7

510

48,6

>0,05

Thiểu số

560

53,3

540

51,4

>0,05

Tổng

1050

100

1050

100


Tôn giáo






Không

916

87,2

850

81,0

>0,05

Khác

134

12,8

200

19,0

>0,05

Tổng

1050

100

1050

100



Kết quả bảng trên cho thấy phân bố người dân tộc trước và sau nghiên cứu không có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê. Tương tự, không có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê giữa tôn giáo của bà mẹ trước và sau can thiệp. Tỷ lệ bà mẹ là người dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ cao hơn so với bà mẹ


là người Kinh (51,4% so với 48,6%). Các bà mẹ là người dân tộc phổ biến là người Mường ở Hòa Bình, người H’mông ở Hà Giang, người Chăm ở Ninh Thuận và người Ba Na ở Kon Tum. Tỷ lệ bà mẹ là không theo tôn giáo nào mà chủ yếu là thờ ông bà tổ tiên chiếm 81,0% và có 19,0% bà mẹ theo các đạo như Thiên chúa và Tin lành.

3.1.3. Số con sống:

Bảng 3.3. Phân bố số con sống của các bà mẹchung cho cho 5 tỉnh trước và sau can thiệp


Số con sống

Trước can thiệp

Sau can thiệp


P

Số lượng

Tỷ lệ %

Số lượng

Tỷ lệ %

1-2 con

897

85,4

920

86,6

>0,05

Từ 3 con trở lên

153

14,6

130

12,4

>0,05

Tổng

1050

100

1050

100



Tỷ lệ bà mẹ có từ 1-2 con chiếm tỷ lệ rất cao 85,4% và tỷ lệ bà mẹ có từ 3 con trở lên chiếm 14,6%. Số con trung bình của 1 bà mẹ là 1,8 ± 1,1 con. Số con thấp nhất/bà mẹ là 1 con và số con cao nhất/bà mẹ là 10 con.Tuy nhiên, không có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê giữa số con/bà mẹ trước và sau can thiệp.


3.2. Hiệu quả can thiệp về kiến thức chăm sóc trước trong và sau sinh ở các bà mẹ‌

3.2.1. Hiệu quả can thiệp nâng cao kiến thức và thực hành chăm sóc trướcsinh

3.2.1.1. Hiệu quả can thiệp về kiến thức chăm sóc thai trước sinh Khám thai trước khi sinh

Bảng 3.4. Thay đổi kiến thức về số lần khám thai trước và sau can thiệpchungcho 5 tỉnh

Kiến thức về số lần khám thai

Trước can thiệp

Sau can thiệp


CSHQ (%)


p

Số

lượng

Tỷ lệ

%

Số

lượng

Tỷ lệ

%

Một lần

15

1,4

8

0,8

53,3

>0,05

Hai lần

79

7,5

43

4,1

45,3

>0,05

Ba lần +

886

84,4

949

90,4

12,1

<0,05

Không cần

7

0,7

10

0,9

12,5

>0,05

Không biết

63

6,0

40

3,8

36,6

>0,05

Tổng

1050

100

1050

100




Tỷ lệ bà mẹ có kiến thức về cần được khám thai ít nhất 1 lần trước can thiệp chiếm 93,3% tăng lên sau can thiệp là 95,3%. Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p>0,05. Tỷ lệ bà mẹ có kiến thức về cần được khám thai đủ từ 3 lần trở lên trước can thiệp chiếm 84,4% tăng lên sau can thiệp là 90,4%, sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê với p<0,05 và CSHQ=12,1%. Tỷ lệ bà mẹ cho rằng không biết hoặc không cần khám thai giảm từ 6,7% xuống 4,7%.


90,4

84,4

100


95


90


85


80


75

Trước can thiệp Sau can thiệp


* CSHQ:7,1%

Biểu đồ 3.1.Thay đổi kiến thức về khám thai ít nhất 3 lần cho một lần mang thai trước và sau can thiệp chung cho cho 5 tỉnh


Biểu đồ trên cho thấy hiệu quả thay đổi kiến thức về khám thai đủ từ 3 lần trở lên cho một lần mang thai theo Chuẩn Quốc gia về sức khỏe sinh sản của Bộ Y tế. Trước can thiệp, tỷ lệ bà mẹ có kiến thức khám thai từ 3 lần trở lên chiếm 84,4% và sau can thiệp tỷ lệ bà mẹ có kiến thức khám thai từ 3 lần trở lên chiếm 90,4%. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05 và CSHQ là 7,1%. Số lần khám thai trung bình/bà mẹ khi mang thai là 2,7±0,82 lần.

Xem tất cả 201 trang.

Ngày đăng: 16/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí