cứu đã được đã thử nghiệm bộ câu hỏi nghiên cứu khi tham gia trả lời các câu hỏi trong bộ câu hỏi trước can thiệp và sau can thiệp lại sử dung lại bộ câu hỏi lúc đầu để đánh giá, người trả lời phỏng vấn có thể biết cách trả lời và trả lời tốt hơn trước. Vấn đề bộ câu hỏi được sử dụng trước và sau can thiệp này không ảnh hưởng đến kết quả nghiên cứu do các nội dung trong bộ câu hỏi trùng hợp với nội dung được TTGDSK trong chương trình can thiệp của nghiên cứu. Thứ ba là ảnh hưởng củasự trưởng thành, những thay đổi về thời gian, cũng như sự phát triển của con người có thể tác động đến kết quả của chương trình can thiệp.Tác động của sự trưởng thành không ảnh hưởng đến nghiên cứu này do đối tượng nghiên cứu can thiệp của nghiên cứu là những người dân từ 15 tuổi trở lên và nội dung can thiệp là truyền thông, giáo dục sức khỏe nhằm nâng cao kiến thức, thái độ,thực hành của người dân về phòng, chống SLGN. Thứ tư, hành vi đo lường qua bộ câu hỏi do người dân tự khai báo và vì muốn làm hài lòng người hỏi nên người ta có thể trả lời theo hướng về các hành vi tốt. Bên cạnh những hạn chế nêu trên trong quá trình triển khai can thiệp cũng gặp một số khó khăn do một số người dân địa phương có nghề đi biển nên ít khi có mặt ở nhà vì vậy cán bộ truyền thông phải sắp xếp thời gian hợp lý khi tới thăm hộ gia đình để tư vấn cho người dân về các biện pháp phòng, chống SLGN. Bộ câu hỏi thiếu biến số về tiền sử điều trị/ tẩy giun trong vòng 6 tháng vừa qua cho đối tượng không phát hiện trứng SLGN trong phân đây là hạn chế của nghiên cứu.
4.4.3. Bài học kinh nghiệm từ nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện chương trình chúng tôi cũng rút ra được những bài học có giá trị nhằm giúp thay đổi hành vi phòng chống SLGN có hiệu quả hơn như:
(1) Cần quan tâm đến lợi ích cá nhân của đối tượng; (2) Trao đổi càng cụ thể càng tốt với đối tượng về những lợi ích sẽ đạt được và những mối nguy hại sẽ giảm đi khi thực hiện hành vi mới có lợi cho sức khỏe, các hành vi liên quan đến phòng chống SLGN như không ăn gỏi cá, cá nấu chưa chín kỹ; không nuôi gia súc thả rông; không cho chó, mèo ăn cá sống; không sử dụng phân tươi để sản xuất, chăn nuôi; sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh; không phóng ếu, đại tiện bừa bãi xuống ao hồ, sông suối; không sử dụng chung dụng cụ chế biến thức ăn sống và thức ăn chín dùng ăn ngay v.v.; (3) Hướng dẫn người dân thực hành những hành vi có lợi, dễ thực hiện hoặc
phù hợp với đối tượng trước, sau đó mới hướng dẫn các hành vi có lợi khác khó thực hiện hơn; (4) Chỉ rõ cho đối tượng nghiên cứu biết rằng hành vi có lợi như không ăn gỏi cá, cá nấu chưa chín kỹ; không nuôi gia súc thả rông; không cho chó, mèo ăn cá sống; không sử dụng phân tươi để sản xuất, chăn nuôi; sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh; không phóng ếu, đại tiện bừa bãi xuống ao hồ, sông suối; không sử dụng chung dụng cụ chế biến thức ăn sống và thức ăn chín dùng ăn ngay; v.v. là những hành vi được cộng đồng và xã hội chấp nhận, ủng hộ; nhiều người đã thực hiện thành công; (5) Đưa ra những hướng dẫn và lời khuyên cụ thể về cách thực hành hành vi có lợi nêu trên và cách thức vượt qua khi gặp trở ngại; (6) Cần đặc biệt quan tâm đến những người không ủng hộ sự thay đổi hành vi, tập trung vào việc thuyết phục những người này để làm gương cho người khác; (7) Dùng những “tấm gương” cụ thể để chỉ cho mọi người thấy cách thức thực hành hành vi có lợi cũng như những hiệu quả, lợi ích có được do việc thực hành hành vi có lợi mang lại.
Những bài học kinh nghiệm rút ra từ nghiên cứu này có thể áp dụng cho các địa phương có tập quán ăn gỏi cá, cá nấu chưa chín và có tỉ lệ nhiễm SLGN tương tự như ở thị trấn Rạng Đông, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định.
KẾT LUẬN
Từ kết quả đề tài nghiên cứu can thiệp cộng đồng phòng, chống sán lá gan nhỏ cho người dân tại thị trấn Rạng Đông, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định, chúng tôi đưa ra một số kết luận như sau:
1. Tỉ lệ nhiễm sán lá gan nhỏ ở người
- Tỉ lệ nhiễm SLGN ở người dân từ 01 tuổi trở lên là 15,8%, chưa phát hiện thấy người nhiễm SLGN từ 14 tuổi trở xuống, tỉ lệ nhiễm SLGN ở người dân từ 15 tuổi trở lên là 18,5%.
- Loài SLGN ký sinh ở người tại thị trấn Rạng Đông là Clonorchis sinensis.
- Có 6/7 loài cá nước ngọt nhiễm ấu trùng SLGN gồm cá diếc 30,0%; cá mè 14,0%; cá chép 10,0%; cá chuối 10,0%; cá trôi 6,0%; cá rô phi 4,0%.
2.Thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành phòng, chống nhiễm sán lá gan nhỏ và một số yếu tố liên quan đến nhiễm sán lá gan nhỏ của người dân
- Kiến thức, thái độ và thực hành phòng, chống nhiễm sán lá gan nhỏ của người dân trước can thiệp còn thấp
+ Có 28,2% người dân có kiến thức đúng về đường lây truyền bệnh, 32,9% cho rằng bệnh SLGN nguy hiểm, kiến thức phụ thuộc vào trình độ học vấn (OR=16,7)
+ Có 58,5% đã từng ăn gỏi cá, cá nấu chưa chín; 42,4% dùng chung dụng cụ chế biến thức ăn sống và thức ăn chín và 73,8% có sử dụng phân tươi của người hoặc gia súc bón ruộng, nuôi cá.
- Nguy cơ nhiễm sán lá gan nhỏ ở Rạng Đông liên quan đến giới tính, học vấn, nghề nghiệp, kiến thức và thực hành phòng chống bệnh sán lá gan nhỏ
Nam giới có nguy cơ nhiễm SLGN cao cao gấp 5,3 lần (OR = 5,3; p < 0,01) so với nữ giới. Những người có trình độ học vấn thấp có nguy cơ nhiễm SLGN cao gấp 2,7 lần (OR = 2,7; p < 0,05) so với những người có trình độ học vấn cao.
Những người không hiểu về đường lây truyền SLGN có nguy cơ nhiễm SLGN cao gấp 3,2 lần (OR = 3,2; p < 0,05) so với những người có hiểu đúng về đường lây truyền SLGN. Những người cho rằng SLGN là bệnh không nguy hiểm nguy cơ nhiễm SLGN cao gấp 4,1 lần (OR = 4,1; p < 0,01) cho rằng SLGN là bệnh nguy hiểm.
Những người có ăn gỏi cá, cá sống hoặc cá nấu chưa chín có nguy cơ nhiễm SLGN cao gấp 66,3 lần (OR = 66,3; p < 0,01) so với những người không ăn gỏi cá, cá sống hoặc cá nấu chưa chín.
Những người có dùng phân tươi của người hoặc gia súc để bón ruộng, nuôi cá có nguy cơ nhiễm SLGN cao gấp 6,5 lần (OR = 6,5; p < 0,01) so với những người không dùng.
3. Hiệu quả can thiệp cộng đồng phòng, chống sán lá gan nhỏ ở người dân sau 2 năm can thiệp
Tỉ lệ người dân biết về đường lây truyền bệnh SLGN tăng (28,2% so với 98,2%). CSHQ là 248,2%; Tỉ lệ người dân cho rằng bệnh SLGN có thể phòng chống tăng (31,5% so với 98,5%). CSHQ là 212,7%.
Tỉ lệ người dân đồng tình cho rằng nhiễm SLGN là nguy hiểm tăng (32,9% so với 97,9%). CSHQ là 197,6%; Tỉ lệ người dân có ủng hộ việc phòng chống SLGN tăng (17,9% so với 98,2%). CSHQ là 450,3%.
Tỉ lệ người dân có ăn gỏi cá, cá nấu chưa chín giảm (58,5% so với 0,9%). CSHQ là 98,5%; Tỉ lệ người dân có sử dụng chung dụng cụ chế biến thức ăn sống và thức ăn chín dùng ăn ngay giảm (42,4% so với 1,8%). CSHQ là 95,8%; Tỉ lệ người dân có dùng phân tươi của người, gia súc bón ruộng, nuôi cá giảm (73,8% so với 0,3%). CSHQ là 99,6%.
Tỉ lệ sạch trứng SLGN sau 24 tháng can thiệp là 100,0%; Tỉ lệ giảm trứng sau 6 tháng, 12 tháng lần lượt là 75,8%; 100,0%; Tỉ lệ tái nhiễm sau 6 tháng là 3,2%; Sau 12 tháng là 1,6% và sau 24 tháng là 0,0%. Tỉ lệ nhiễm mới sau 24 tháng là 0,0%.
KHUYẾN NGHỊ
1. Chính quyền địa phương cần quan tâm và chỉ đạo trạm y tế và các ban, ngành, đoàn thể trên địa bàn tiếp tục duy trì các hoạt động phòng, chống SLGN.
2. Ban chỉ đạo liên ngành vệ sinh an toàn thực phẩm của thị trấn hằng năm, cần xây dựng nội dung phòng, chống SLGN vào kế hoạch triển khai công tác đảm bảo an toàn thực phẩm của địa phương.
3. Trạm y tế là đơn vị đầu mối tham mưu với Uỷ ban nhân dân thị trấn tăng cường phối hợp liên ngành và xã hội hóa công tác phòng, chống SLGN, hằng năm xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện lồng ghép nội dung phòng, chống SLGN vào các buổi sinh hoạt định kỳ của trạm y tế và các ban, ngành, đoàn thể tại địa phương
4. Các Hội đoàn thể (Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Người Cao tuổi, Đoàn TNCSHCM) tiếp tục lồng ghép nội dung phòng, chống SLGN vào các buổi sinh hoạt định kỳ của các tổ chức đoàn thể trên địa bàn.
5. Cần tiếp tục nghiên cứu và đề xuất các giải pháp nhằm kiểm soát được sự nhiễm SLGN ở các loài cá nước ngọt.
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1. Lương Thị Phương Lan, Nguyễn Văn Đề (2012), “Sử dụng phương pháp hình thái học và sinh học phân tử xác định loài ký sinh trùng truyền qua thực phẩm tại Nam Định”, Tạp chí Y học Thực hành, Số 842, tr. 268-272.
2. Lương Thị Phương Lan, Nguyễn Văn Đề (2012), “Tình trạng nhiễm SLGN và hiệu quả điều trị bằng praziquantel liều 75mg/kg/24 giờ tại một điểm thuộc đồng bằng bắc bộ”, Tạp chí Y học Thực hành, Số 842, tr. 275-278.
3. Lương Thị Phương Lan, Nguyễn Văn Đề, Nguyễn Đình Dũng (2015), “Xác định ô nhiễm mầm bệnh SLGN truyền bệnh cho người trên một số loài cá nuôi tại thị trấn Rạng Đông, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định” (2014), Tạp chí Y học Dự phòng, tập XXV, Số 5 (165), 2015, trang 446-450 (Đã trình bày tại Hội Nghị Y học dự phòng năm 2015).
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Nguyễn Văn Ba và Cs (2011), “Một số đặc điểm về an toàn vệ sinh thực phẩm theo nguồn thực phẩm tại các cơ sở trồng trọt và chăn nuôi tại Nam Định ”, Tạp chí phòng chống Sốt rét và các bệnh ký sinh trùng, Số 5/2011, Tr. 54-61. | |
2 | Bộ Y tế (2007), Ký Sinh trùng, NXB Y học, Hà Nội. |
3 | Bộ Y tế (2007), Dược lý học, tập 2, NXB Y học, Hà Nội. |
4 | Bộ Y tế (2009), Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh giun sán ở Việt Nam, Hà Nội, Tr24-28. |
5 | Bộ Y tế (2009), Ký sinh trùng,Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam, Hà Nội, tr 60-63. |
6 | Bộ Y tế (2013), Cẩm nang xét nghiệm chẩn đoán giun sán, NXB Y học, Hà Nội. |
7 | Bộ Y tế (2015), Dịch tễ học ký Sinh trùng y học, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr 424-427. |
8 | Lê Văn Châu, Kiều Tùng Lâm (1997), “Xác định vật chủ dự trữ mầm bệnh và vật chủ trung gian sán lá gan”, Kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa học 1991 – 1996 Viện Sốt rét-KST-CT Trung ương, NXB Y học, Hà Nội. |
9 | Nguyễn Văn Chương, Bùi Văn Tuấn (1998), “Biến động của tỉ lệ nhiễm SLGN tại một số xã ven biển miền Trung Việt Nam”, Hội thảo Quốc gia phòng chống các bệnh giun sán 1998 – 2000 và đến 2005, Bộ Y tế - Dự án phòng chống các bệnh giun sán, tr 51 – 56. |
10 | Nguyễn Văn Chương (2000), Nghiên cứu môt số đặc điểm của ổ bệnh SLGN mới được phát hiện ở ven biển miền trung Việt Nam, Luận án tiến sỹ y học, Đại học y Hà Nội. |
11 | Nguyễn Văn Chương, Bùi Văn Tuấn, Nguyễn Văn Khá, Triệu Thị Ninh, Nguyễn Hữu Giáo (2000), “Nghiên cứu sự phân bố bệnh giun sán ở 10 tỉnh ven biển miền Trung – Việt Nam”,Kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa học 1996 – 2000. Viện Sốt rét-KST-CT Trung ương, NXB Y học, tr |
Có thể bạn quan tâm!
- Một Số Yếu Tố Liên Quan Đến Nhiễm Sán Lá Gan Nhỏ Của Người Dân Tại Thị Trấn Rạng Đông, Huyện Nghĩa Hưng, Tỉnh Nam Định Trước Can Thiệp
- Sự Phù Hợp, Khả Năng Duy Trì Và Tính Bền Vững Của Mô Hình Can Thiệp Lồng Ghép Hoạt Động Phòng, Chống Nhiễm Sán Lá Gan Nhỏ Dựa Vào Cộng Đồng Ở
- Ưu Điểm, Hạn Chế Và Bài Hoc Kinh Nghiệmcủa Nghiên Cứu
- Đánh giá hiệu quả can thiệp cộng đồng phòng, chống nhiễm sán lá gan nhỏ của người dân tại thị trấn Rạng Đông, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định năm 2009 - 2012 - 20
- Đánh giá hiệu quả can thiệp cộng đồng phòng, chống nhiễm sán lá gan nhỏ của người dân tại thị trấn Rạng Đông, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định năm 2009 - 2012 - 21
- Đánh giá hiệu quả can thiệp cộng đồng phòng, chống nhiễm sán lá gan nhỏ của người dân tại thị trấn Rạng Đông, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định năm 2009 - 2012 - 22
Xem toàn bộ 204 trang tài liệu này.
601 – 607. | |
12 | Nguyễn Văn Chương, Bùi Văn Tuấn và ctv (2001), “Nghiên cứu loài SLGN O. Viverrini ở ven biển miền Trung Việt Nam”,Kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa học 1996 – 2000. Viện Sốt rét-KST-CT Trung ương, NXB Y học, tr 628 – 635. |
13 | Nguyễn Văn Chương, Nguyễn Văn Khá và ctv (2003), “Nghiên cứu thực trạng nhiễm SLGN và đánh giá hiệu quả của một số biện pháp can thiệp ở 3 xã của huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định”, Hội nghị khoa học ngành Y tế - Bình Định. |
14 | Nguyễn Văn Chương và CTV (2004), “Nghiên cứu thực trạng SLGN ở một số tỉnh miền trung Việt Nam và bước đầu thử nghiệm một số giải pháp can thiệp”, Tạp chí Y học thực hành. Báo cáo NCKH chuyên đề Ký sinh trùng toàn quốc lần thứ 31. Quy Nhơn, Số 477/2004, Tr. 49-56 |
15 | Nguyễn Văn Chương, Triệu Nguyên Trung, Nguyễn Văn Khá, Bùi Văn Tuấn, Nguyễn Hữu Giáo và ctv (2006), “Nghiên cứu thực trạng nhiễm SLGN ở một số tỉnh miền trung Việt Nam, bước đầu thử nghiệm một số giải pháp can thiệp”, Kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa học – Báo cáo tại Hội nghị khoa học toàn quốc chuyên ngành sốt rét – ký sinh trùng-côn trùng – giai đoạn 2001-2005, tập 2 Ký sinh trùng và côn trùng y học, NXB Y học, tr 68-79. |
16 | Nguyễn Văn Chương, Bùi Văn Tuấn, Triệu Nguyên Trung, Nguyễn Văn Khá và CTV (2009), “Tình hình nhiễm SLGN O. Viverrini sau thời gian can thiệp tại 2 tỉnh Phú Yên và Bình Định”,Tạp chí phòng chống Sốt rét và các bệnh ký sinh trùng, Số 1/2009, Tr. 78 – 83 |
17 | Đỗ Mạnh Cường (2013), “Thực trạng nhiễm SLGN tại phường Hòa Nghĩa, quận Dương Kinh, thành phố Hải Phòng”,Tạp chí phòng chống Sốt rét và các bệnh ký sinh trùng, Số 6/2013, Tr. 23-28 |
18 | Đỗ Trung Dũng, Trần Thanh Dương, Hoàng Quang Vinh, Nguyễn Thị Hợp, Nguyễn Ngọc Hà (2016), “Đánh giá tình trạng nhiễm ấu trùng sán lá |