Ưu Điểm, Hạn Chế Và Bài Hoc Kinh Nghiệmcủa Nghiên Cứu


nhu cầu tìm hiểu về bệnh SLGN các ngày trong tuần và thứ 3, thứ 5 hàng tuần phát thuốc miễn phí điều trị sán SLGN cho người dân khi xét nghiệm có trứng SLGN trong phân.

Mô hình can thiệp lồng ghép hoạt động phòng, chống nhiễm sán lá gan nhỏ dựa vào cộng đồng ở thị trấn Rạng Đông là phù hợp, có khả năng duy trì và có tính bền vững cao.

- Tính phù hợp của mô hình can thiệp lồng ghép hoạt động phòng, chống SLGN dựa vào cộng đồng

Nghiên cứu này cho thấy những người có hiểu biết về bệnh SLGN; đường ra của SLGN từ cơ thể vật chủ ra môi trường ngoài; sự tái nhiễm của SLGN; SLGN có thể phòng, chống; món ăn có nguy cơ gây nhiễm SLGN đều có tỉ lệ nhiễm SLGN thấp hơn so với những người không có những hiểu biết về các nội dung trên. Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, tỉ lệ hiểu biết của người dân về bệnh SLGN và cách phòng, chống SLGN là còn thấp. Do vậy, việc tăng cường truyền thông, giáo dục sức khỏe phòng, chống SLGN là cần thiết. Trong nghiên cứu này, chương trình can thiệp đã thiết kế theo các bước thay đổi hành vi của con người, giai đoạn đầu tiên tìm hiểu xem đối tượng nghiên cứu đã biết gì và làm gì để phòng, chống SLGN, trên cơ sở đó cung cấp thêm thông tin mà đối tượng chưa biết về tác hại và lợi ích của phòng, chống SLGN qua các phương tiện thông tin đại chúng (loa phát thanh địa phương tuyên truyền về bệnh SLGN,tờ rơi, áp phích có nội dung về phòng, chống SLGN dán ở những nơi công cộng nhằm cung cấp thông tin về bệnh SLGN, tác hại và biện pháp phòng, chống, tiếp đó là khuyến khích người dân, cộng đồng và chính quyền địa phương vận dụng, sáng tạo để đa dạng hóa các loại hình truyền thông như phát động các cuộc thi tìm hiểu về bệnh SLGN cho học sinh tiểu học, THCS và THPT trên địa bàn, thi sáng tác thơ, bài hát có nội dung phòng, chống SLGN tại các đơn vị, đoàn thể trên địa bàn .v.v. nhằm chuyển tải đến người dân các thông tin chính xác, cập nhật, sáng tạo trong cách thức chuyển tải nội dung TTGDSK phòng, chống SLGN phù hợp với tình hình địa phương giúp người dân nhận ra hành vi có hại, nhận thức đúng về lợi ích của việc thay đổi thái độ, thực hành phòng, chống SLGN theo hướng có lợi cho sức khỏe và môi trường sống. Bởi


vì, thái độ, niềm tin, giá trị và nhận thức của cá nhân cung cấp cơ sở và động cơ cho hành vi định sẵn. Đối tượng sẽ không thay đổi hành vi khi không tin tưởng vào hành vi mới, không đủ tự tin để thay đổi và không ủng hộ cho việc thay đổi hành vi theo hướng có lợi cho sức khoẻ và môi trường sống.Thay đổi hành vi là một quá trình thông qua nhiều bước từ việc nhận ra hành vi có hại đến việc quan tâm đến hành vi có lợi rồi đặt ra mục đích để thay đổi hành vi, chấp nhận và làm thử các hành vi có lợi và rồi duy trì hành vi, quá trình trên khi thì thay đổi nhanh, khi thì thay đổi chậm. Do đó, để thay đổi hành vi đòi hỏi phải có thời gian. Trong quá trình lập kế hoạch chương trình truyền thông, giáo dục sức khỏe thay đổi hành vi phòng, chống SLGN nghiên cứu sinh đã thiết kế các can thiệp nhằm nâng cao sức khỏe cộng bằng truyền thông, giáo dục sức khoẻ, xét nghiệm phân và điều trị miễn phí cho những người xét nghiệm phân có trứng SLGN và giun, sán khác (giun đũa, giun tóc, giun móc, giun mỏ, sán lá ruột nhỏ) đều được tư vấn và phát thuốc miễn phí, các cán bộ trạm y tế thị trấn Rạng Đông được tập huấn để có kiến thức và kỹ năng tư vấn, hướng dẫn người dân trong việc dự phòng và điều trị SLGN. Các cán bộ y tế sẵn sàng tư vấn miễn phí cho mọi người dân của thị trấn Rạng Đông nếu có nhu cầu vào các ngày làm việc tại trạm y tế, trạm y tế có bố trí hai ngày thứ ba và thứ năm để phát thuốc miễn phí cho bệnh nhân phát hiện có nhiễm SLGN, người dân cũng được cung cấp kiến thức thông qua sinh hoạt tại các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội, tổ chức xã hội như Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Người cao tuổi, Đoàn TNCSHCM, trường học được tuyên truyền về vệ sinh ăn uống; phòng, chống SLGN trong các dịp đầu năm học và tổng kết học kỳ, tuyên truyền kiến thức về phòng, chống SLGN qua loa truyền thanh của địa phương, cán bộ y tế thăm hộ gia đình tư vấn về các biện pháp phòng, chống SLGN, cán bộ y tế và các cán bộ các đoàn thể sáng tạo, chủ động trong các hình thức thông tin, giáo dục, truyền thông phòng, chống SLGN. Các tổ chức chính trị -xã hội, tổ chức xã hội trên địa bàn ngoài việc lồng ghép các nội dung phòng, chống SLGN trong các buổi sinh hoạt chi, tổ Hội định kỳ, còn phát động phong trào hội viên sáng tác thơ, ca, hò, vè có nội dung tuyên truyền về phòng, chống SLGN đến các hội viên và người dân trong cộng đồng.v.v. nhằm giúp tạo ra sự phong phú trong nội dung sinh hoạt và hoạt


động truyền thông, khích thích người dân tham gia tìm hiểu về SLGN để sáng tác các tác phẩm và trình bày tại các buổi sinh hoạt chi, tổ hội của các tổ chức đoàn thể từ đó giúp thay đổi hành vi phòng, chống SLGN theo hướng có lợi cho sức khỏe của người dân và phù hợp với từng bước của quá trình thay đổi hành vi, cũng như giúp duy trì, củng cố tính bền vững của các hành vi có lợi trong cộng đồng như không ăn gỏi cá, cá nấu chưa chín kỹ; không nuôi gia súc thả rông; không cho chó, mèo ăn cá sống; không sử dụng phân tươi để sản xuất, chăn nuôi; sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh; không phóng ếu, đại tiện bừa bãi xuống ao hồ, sông suối; không sử dụng chung dụng cụ chế biến thức ăn sống và thức ăn chín dùng ăn ngay v.v. Ngoài ra, đội ngũ tuyên truyên viên là cán bộ trạm y tế và y tế thôn, cùng nghiên cứu sinh cũng tham gia các hoạt động tư vấn, giám sát, phát động các phong trào vệ sinh môi trường và có các bài thuyết trình trước học sinh, phụ huynh học sinh để trao đổi về vấn đề vệ sinh ăn uống, vệ sinh môi trường thúc đẩy việc tạo môi trường văn hóa, xã hội lành mạnh, xóa bỏ những phong tục, tập quán truyền thống lạc hậu trong ăn uống và vệ sinh môi trường cản trở quá trình thay đổi hành vi.

Chương trình can thiệp được thiết kế nhằm đề cao vai trò, trách nhiệm của chính quyền địa phương, ngành y tế và đặc biệt là vai trò, trách nhiệm của các tổ chức đoàn thể tham gia vào công tác phòng, chống SLGN nhằm giúp ngành y tế và chính quyền địa phương kiểm soát tốt hơn việc phòng, chống SLGN trong cộng đồng. Niềm tin của người dân đối với cán bộ đoàn thể đã tăng lên chứng tỏ hiệu quả của chương trình can thiệp đã tăng cường thêm kiến thức, nhận thức của cán bộ các đoàn thể khi tham gia các hoạt động tập huấn từ chương trình can thiệp và kỹ năng truyền thông tư vấn của cán bộ lãnh đạo đoàn thể cũng đã được nâng lên so với trước can thiệp đã tạo lòng tin cho người dân trong cộng đồng vào chính quyền và các đoàn thể ở địa phương, các tổ chức đoàn thể ở địa phương chính là cánh tay nối dài của y tế cơ sở trong khi nguồn nhân lực và vật lực đầu tư cho y tế còn chưa đáp ứng được nhu cầu chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho người dân thì việc xã hội hoá y tế và sự tham gia của các tổ chức chính trị - xã hội và tổ chức xã hội vào sự nghiệp chăm sóc nhân dân sẽ giúp ngành y tế giảm tải được áp lực về việc thiếu nhân lực, vật lực cho y tế tuyến cơ sở, từ đó tăng cường thêm trách nhiệm của chính quyền và

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 204 trang tài liệu này.


đoàn thể trong việc chăm sóc sức khoẻ người dân ở tuyến cơ sở giảm tải cho chi phí đi khám chữa bệnh do phải chuyển lên tuyến trên của người bệnh. Các đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội tham gia vào chương trình phòng, chống SLGN đã tăng tính xã hội hóa cho các hoạt động phòng, chống SLGN và phát huy được sự tham gia của cả hệ thống chính trị ở địa phương vào công tác chăm sóc sức khoẻ cho người dân nói chung và phòng, chống SLGN nói riêng.Trong khi nguồn kinh phí cho hoạt động phòng, chống SLGN ở thị trấn Rạng Đông là không có thì sự tham gia tích cực của chính quyền, các ban, ngành và đặc biệt là các đoàn thể ở địa phương là vô cùng quan trọng vì công tác phòng, chống SLGN đòi hỏi sự tham gia liên ngành.

Đánh giá hiệu quả can thiệp cộng đồng phòng, chống nhiễm sán lá gan nhỏ của người dân tại thị trấn Rạng Đông, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định năm 2009 - 2012 - 18

Ngoài ra, mô hình can thiệp được thiết kế theo hướng lồng ghép này đã giảm được thủ tục hành chính, giảm chi phí cho duy trì hoạt động của Ban chỉ đạo phòng, chống SLGNvà tiết kiệm thời gian, kinh phí và tăng thêm sự phong phú cho các buổi sinh hoạt định kỳ của các Hội đoàn thểtrên địa bàn do việc lồng ghép tuyên truyền, tập huấn nội dung phòng, chống SLGN vào các buổi sinh hoạt định kỳ của các tổ chức đoàn thể trên địa bànthay cho việc tổ chức riêng các buổi tập huấn chỉ có nội dung phòng, chống SLGN như trong nghiên cứu của Trương Tiến Lập [46].

- Khả năng duy trì mô hình can thiệp lồng ghép hoạt động phòng, chống nhiễm sán lá gan nhỏ dựa vào cộng đồng

Mô hình can thiệp trong nghiên cứu này của chúng tôi đã được xây dựng phù hợp Quyết định số 255/2006/ QĐ-TTg ngày 09 tháng 11 năm 2006 của chính phủ về việc phê duyệt chiến lược quốc gia y tế dự phòng Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 trong đó mục 3, định hướng đến năm 2020 nêu “Tiếp tục triển khai các hoạt động nhằm khống chế, loại trừ tiến tới thanh toán các bệnh truyền nhiễm gây dịch lưu hành như các bệnh lây truyền theo đường tiêu hoá (tả, lỵ, thương hàn, giun, sán...)” và Quyết định số 20/QĐ-TTg ngày 04 tháng 01 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược quốc gia An toàn thực phẩm giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn 2030 trong đó điểm b, mục 3, các giải pháp chủ yếu thực hiện Chiến lược có nội dung “Nâng cao năng lực phòng chống ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm” đây là cơ sở tốt cho tính bền vững


của chương trình. Các bên liên quan gồm các đối tượng tham gia triển khai và đối tượng hưởng lợi trực tiếp đều nhận định rằng chương trình phòng chống SLGN tại thị trấn Rạng Đông là phù hợp với sinh hoạt, tập quán sống của người dân trong thị trấnvà chương trình cũng đã mang lại lợi ích thiết thựccho người dân. Chương trình can thiệp cũng nhận được sự ủng hộ của các bên liên quan là chính quyền địa phương, trạm y tế thị trấn, các tổ chức xã hội, tổ chức chính trị xã hội và của người dân cho rằng nên tiếp tục duy trì và nhân rộng mô hình vì các hoạt động này đã góp phần vào chăm sóc sức khỏe cho người dân, dễ thực hiện và tạo được lòng tin của người dân.

- Tính bền vững của mô hình can thiệp lồng ghép hoạt động phòng, chống SLGN dựa vào cộng đồng

Việc lồng ghép nội dung phòng, chống SLGN vào nội dung hoạt động của Ban chỉ đạo An toàn vệ sinhh thực phẩm thị trấn Rạng Đông và lồng ghép nội dung phòng, chống SLGN vào các buổi sinh hoạt định kỳ của các tổ chức đoàn thể trên địa bàn như Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Người cao tuổi, Đoàn TNCSHCM giúp tăng cường vai trò, trách nhiệm của lãnh đạo chính quyền địa phương trong việc chỉ đạo công tác phòng, chống SLGN, nhất là vai trò Ủy ban nhân dân cấp xã, phường thị trấn và y tế cơ sở cũng như các tổ chức chính trị , xã hội trên địa bàn tham gia tích cực vào công tác phòng, chống SLGN, việc lồng ghép vào các buổi sinh hoạt định kỳ của các tổ chức đoàn thể sẽ giảm được kinh phí do cho chuẩn bị các buổi tập huấn riêng cho chủ đề phòng, chống SLGN như nghiên cứu của Trương Tiến Lập [46], đồng thời việc lồng ghép nội dung phòng, chống SLGN vào sinh hoạt định kỳ của cácHội đoàn thể trên địa bàn sẽ làm phong phú hơn nội dung sinh hoạt của các tổ chức Hội đoàn thể ngoài việc không tốn kinh phí tổ chứcmà thời lượng cho tuyên truyền cũng phù hợp không gây nhàm chán cho người nghe, đồng thời huy động được sự tham gia tích cực từ phía cộng đồng cho công tác phòng, chống SLGN vì các buổi sinh hoạt chi, tổ Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Đoàn TNCSHCM và Hội người cao tuổi, được các hội viên tham gia tích cực do các hội viên tham gia sinh hoạt chi hội ngoài được nghe các thông tin liên quan đến phòng, chống SLGN, hội viên cònđược gắn với nhiều quyền lợi khác của hội viênkhi tham gia sinh hoạt ở


các Hội đoàn thể như được vay vốn, được hướng dẫn sản xuất, chăn nuôi.v.v. nên thu hút được Hội viên đến sinh hoạtmột cách tự nguyện và các tổ chức Hội cũng có quy chế sinh hoạt định kỳ hàng tháng rõ ràng do vậy nếu lồng ghép sẽ đảm bảo được tính bền vững của hoạt động TTGDSK phòng, chống SLGN và cung cấp cho người dân những kiến thức mới, cập nhật nhất cho công tác phòng, chống SLGN.Cách thức triển khai này khác với nghiên cứu của Trương Tiến Lập trước đây là tổ chức các buổi tập huấn riêng về chủ đề phòng, chống SLGN cho người dân [46] mà không có sự kết hợp lồng ghép như nghiên cứu này, trong khi nguồn nhân lực, vật lực cho y tế cơ sở còn hạn chế thì việc lồng ghép là hiệu quả và có tính bền vững cao, việc triển khai theo mô hình này đã giúp huy động được cả hệ thống chính trị cùng tham gia, ủng hộ cho các hoạt động phòng, chống SLGN một cách có tổ chức, có kế hoạch theo chỉ đạo củaBan chỉ đạo liên ngành về an toàn vệ sinh thực phẩm thị trấn Rạng Đông hàng năm.

4.4. Ưu điểm, hạn chế và bài hoc kinh nghiệmcủa nghiên cứu

4.4.1. Ưu điểm của nghiên cứu

Thiết kế một nhóm đánh giá trước – sau, là phù hợp với nghiên cứu đánh giá hiệu quả chương trình truyền thông triển khai trên địa bàn nhỏ ở một thị trấn nhằm nâng cao kiến thức, thái độ và thực hành phòng, chống SLGN cho một vấn đề như chủ đề phòng, chống SLGN. Vì hiện nay bệnh SLGN vẫn là một trong số các bệnh bị lãng quên, ít được quan tâm, chú trọng, theo đánh giá của Tổ chức Y tế thế giới, do vậy ít bị ảnh hưởng ngoại lai trong quá trình triển khai các các can thiệp do đối tượng của chương trình có thể tiếp xúc, phơi nhiễm với những điều kiện ngoại lai khácvà đưa lại những tác động không mong muốn, không kiểm soát được lên kết quả mong đợi của chương trình can thiệp. Với thiết kế này có thể đo lường chiều hướng (tăng hoặc giảm) về kiến thức, thái độ và hành vi của đối tượng trước và sau khi chương trình can thiệp triển khai. Các thay đổi này được quy cho hiệu quả của chương trình can thiệp.

Trong nghiên cứu này, số liệu định lượng đã được tiến hành trước can thiệp qua xét nghiệm phân tìm trứng SLGN và phỏng vấn cá nhân bằng phiếu phỏng vấn có cấu trúc để xác định tỉ lệ nhiễm, cường độ nhiễm SLGN và một số yếu tố liên


quan với tình trạng nhiễm SLGN ở người và xác định tỉ lệ nhiễm ấu trùng SLGN ở cá, sau đó tiến hành triển khai chương trình can thiệp bằng xét nghiệm phân cho các đối tượng tham gia nghiên cứu, điều trị cho những đối tượng xét nghiêm phân có phát hiện trứng SLGN trong cộng đồng kết hợp với truyền thông, giáo dục phòng, chống SLGN. Dựa trên kết quả nghiên cứu trước can thiệp, chúng tôi chọn giải pháp can thiệp bằng kết hợp giữa điều trị đặc hiệu với praziquantel 25mg/kg x 3 lần/ngày x 1 ngày cho đối tượng xét nghiệm phân có trứng SLGN kết hợp với lồng ghép các hoạt động truyền thông, giáo dục sức khỏe trong phòng, chống SLGN vào chương trình đảm bảo an toàn thực phẩm của thị trấn và vào các buổi sinh hoạt của các tổ chức đoàn thể xã hội và tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn do nghiên cứu sinh, các chuyên gia của trường Đại học Y Hà Nội, Đại học Y tế công cộng, Chi Cục an toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Nam Định, Trung tâm Y tế dự phòng huyện Nghĩa Hưng và lãnh đạo Uỷ Ban Nhân dân và lãnh đạo trạm y tế thị trấn Rạng Đông lập kế hoạch, xây dựng nội dung, tần suất, thời gian triển khai các hoạt động can thiệp bằng truyền thông, giáo dục sức khoẻ và điều trị, theo dõi sau điều trị các trường hợp người dân có nhiễm SLGN.

Hình thức truyền thông bằng thăm hộ gia đình và tư vấn về phòng chống SLGN cho người dân tại hộ gia đình của cán bộ y tế thôn được người dân ủng hộ và xem là hình thức truyền thông trực tiếp phù hợp với điều kiện ở thị trấn Rạng Đông. Chương trình phòng, chống SLGN đã nhận được nhiều sự ủng hộ của chính quyền địa phương, các bên liên quan là trạm y tế, các tổ chức đoàn thể và cộng đồng. Đây là chương trình can thiệp cộng đồng phòng, chống SLGN đầu tiên được triển khai tại thị trấn Rạng Đông có các hoạt động cụ thể xuống đến đối tượng đích là người dân. Chương trình đề cao việc xã hội hóa công tác phòng, chống SLGN nhờ việc huy động người dân, cộng đồng cùng sự tham gia của các ban, ngành, đoàn thể trên địa bàn vào chương trình can thiệp. Chương trình can thiệp không thành lập Ban Chỉ đạo riêng mà sử dụng Ban chỉ đạo liên ngành về vệ sinh an toàn thực phẩm của thị trấn Rạng Đông để chỉ đạo các hoạt động phòng, chống SLGN ở cộng đồng đã giảm được các thủ tục hành chính cho việc thành lập mới Ban Chỉ đạo cho hoạt động phòng, chống SLGN so với các kết quả của các nghiên cứu trước đây và việc


làm này cũng giúp duy trì tính bền vững cho chương trình. Tất cả các đối tượng tham gia chương trình can thiệp đều được xét nghiệm phân, phát thuốc điều trị cho những trường hợp xét nghiệm phân có trứng SLGN, theo dõi kết quả điều trị định kỳ 6 tháng/ lần và tư vấn miễn phí. So với kết qủa nghiên cứu của Đặng Thị Cẩm Thạch chỉ triển khai điều trị mà không có truyền thông, giáo dục phòng, chống SLGN thì tỉ lệ sạch trứng SLGN và giảm trứng SLGN đều giảm sau 12 tháng can thiệp so với 1 tháng,3 tháng và 6 tháng trước đó, tỉ lệ tái nhiễm SLGN (10,2%) cũng cao hơn nghiên cứu của chúng tôi (tỉ lệ tái nhiễm là 0,0%). Kết quả của nghiên cứu cho thấy sau hai năm can thiệp bằng điều trị đặc hiệu kết hợp với truyền thông, giáo dục sức khỏe phòng, chống SLGN kiến thức, thái độ, thực hành của người dân thị trấn Rạng Đông, huyện Nghĩa Hưng đã thay đổi theo hướng tích cực nhằm góp phần bảo vệ môi trường và nâng cao sức khỏe cộng đồng.

4.4.2. Một số hạn chế của nghiên cứu

Bên cạnh những ưu điểm nêu trên, chương trình còn gặp những hạn chế như chưa thực hiện được giải pháp về nuôi cá sạch.Ngoài ra, nghiên cứu cũng chưa đánh giá được mức độ thiệt hại của nhiễm SLGN đối với những chi phí xã hội do bệnh SLGN gây ra cũng chưa được lượng hoá.

Thiết kế nghiên cứu là thiết kế một nhóm đánh giá trước sau, bên cạnh ưu điểm dễ thực hiện, đỡ tốn kém hơn nhưng có thể gặp ảnh hưởng đến tính giá trị của kết quả đánh giá như: thứ nhất là tác động ngoại lai do không kiểm soát được các ảnh hưởng khác ngoài can thiệp làm thay đổi các chỉ số đánh giá kết quả chương trình (vì không có nhóm chứng nên không so sánh được số liệu giữa nhóm can thiệp và nhóm chứng). Tuy nhiên, qua tổng hợp các số liệu từ kế hoạch, báo cáo, sổ sách ghi chép, qua trao đổi với Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân thị trấn Rạng Đông phụ trách văn xã, Trạm trưởng trạm y tế thị trấn Rạng Đông và theo dõi trong thời gian triển khai can thiệp của nghiên cứu này chúng tôi nhận thấy các chương trình đều được thực hiện theo kế hoạch như các năm trước đây và không có thêm, bớt chương trình, dự án, đề tài nghiên cứu nào có thể ảnh hưởng đến kết quả, hiệu quả của chương trình can thiệp của nghiên cứu này.Thứ hai là tác động của thử nghiệm đó là sự thay đổi về kiến thức và hành vi sức khoẻ đơn giản là do các đối tượng nghiên

Xem tất cả 204 trang.

Ngày đăng: 28/03/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí