Đánh giá hiệu quả can thiệp cộng đồng phòng, chống nhiễm sán lá gan nhỏ của người dân tại thị trấn Rạng Đông, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định năm 2009 - 2012 - 22


PHỤ LỤC


Phụ lục 1: BỘ PHIẾU PHỎNG VẤN.

Phụ lục2. PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH. Phụ lục 3. PHƯƠNG PHÁP XÉT NGHIỆM KATO – KATZ.

Phụ lục 4. ĐỊNH LOẠI SÁN LÁ GAN NHỎ Ở NGƯỜI VÀ ẤU TRÙNG NANG (METACERCARIA) THU THẬP ĐƯỢC Ở CÁ BẰNG KỸ THUẬT SINH HỌC PHÂN TỬ (PCR).

Phụ lục 5.VẬT LIỆU VÀ KỸ THUẬT PHÂN LOẠI ẤU TRÙNG SÁN LÁ TRONG CÁ NƯỚC NGỌT.

Phụ lục 6. TÀI LIỆU TRUYỀN THÔNG DÙNG TRONG CAN THIỆP CỘNG ĐỒNG.

Phụ lục 7. BIỂU ĐỒ GRANTT VỀ CÁC HOẠT ĐÔNG CAN THIỆP BẰNG TRUYỀN THÔNG GIÁO DỤC SỨC KHOẺ HÀNG NĂM.


Phụ lục 1: BỘ PHIẾU PHỎNG VẤN


TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

138 Giảng Võ, Ba Đình, Hà Nội ĐT: (04) 2662299


GIẤY ĐỒNG Ý THAM GIA TRẢ LỜI PHỎNG VẤN

Nghiên cứu “Đánh giá hiệu quả can thiệp cộng đồng phòng, chống nhiễm sán lá gan nhỏ của người dân tại thị trấn Rạng Đông, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam

Định năm 2009-2012”.

Giới thiệu về nghiên cứu:

Đây là đề tài nghiên cứu của Ths. Lương Thị Phương Lan, hiện là nghiên cứu sinh khóa 5 của Trường Đại học Y tế Công cộng (ĐHYTCC) phối hợp với trạm y tế thị trấn Rạng Đông, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định thực hiện nhằm thu thập ý kiến của người dân về các vấn đề liên quan đến phòng, chống nhiễm sán lá gan nhỏ cho cộng đồng. Sự tham gia của bác/ anh/chị /cháu vào nghiên cứu này sẽ góp phần quan trọng trong việc xây dựng các chương trình phòng, chống SLGN phù hợp với tình hình thực tế của thị trấn Rạng Đông, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định, giúp cải thiện sức khỏe và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.

Ngoài bác/anh/chị/ cháu ra, có hơn 400 người khác tại thị trấn Rạng Đông, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định cũng tham gia vào nghiên cứu này. Cuộc phỏng vấn sẽ kéo dài khoảng 30 phút.

Sự tham gia là tự nguyện:

Việc tham gia vào nghiên cứu này là hoàn toàn tự nguyện. Trong khi phỏng vấn, nếu bác/anh/chị/cháu thấy có những câu hỏi khó trả lời hoặc không muốn trả lời thì đề nghị bác/anh/chị/cháu không trả lời chứ không nên trả lời một cách thiếu chính xác. Việc bác/anh/chị/cháu trả lời đúng là vô cùng quan trọng đối với nghiên cứu. Vì vậy, chúng tôi mong rằng bác/anh/chị/cháu sẽ hợp tác và giúp chúng tôi có được những thông tin chính xác nhất.


Để đảm bảo tính riêng tư, toàn bộ thông tin bác/anh/chị/cháu cung cấp sẽ được chúng tôi tổng hợp cùng với thông tin thu được từ các đối tượng nghiên cứu khácvà không gắn với tên người trả lời, nên sẽ không ai khác biết được bác/anh/chị/cháu đã trả lời cụ thể những gì.

Địa chỉ liên hệ khi cần thiết:

Nếu bạn muốn biết thêm thông tin hoặc có câu hỏi gì liên quan đến nghiên cứu, bạn có thể hỏi tôi bây giờ hoặc trao đổi qua số điện thoại 0913305774.

Bạn đồng ý tham gia trả lời cho nghiên này của chúng tôi chứ?

[ ] Đồng ý [ ] Từ chối

Nam Định,, ngày / /20....


BỘ CÂU HỎI PHỎNG VẤN

Chào Bác/anh/chị/cháu chúng tôi là nghiên cứu sinh của trường Đại học Y tế công cộng; cán bộ của Chi Cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Nam Định, cán bộ của Trạm Y tế thị trấn Rạng Đông đang thực hiện nghiên cứu nhằm đánh giá hiệu quả can thiệp cộng đồng phòng chống sán lá gan nhỏ tại thị trấn Rạng Đông, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định. Xin Bác/anh/chị/cháu vui lòng trả lời các câu hỏi, các câu trả lời của Bác/anh/chị/cháu sẽ được giữ kín và chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu.

Hướng dẫn trả lời bộ câu hỏi

Người phỏng vấn sẽ khoanh tròn vào các số ứng với phần trả lời trong mỗi câu hỏi.Nếu người trả lời muốn thay đổi ý kiến thì người phỏng vấn gạch chéo để bỏ câu trả lời cũ và khoanh tròn vào các số tương ứng với câu trả lời muốn thay đổi.

Số phiếu: (Người trả lời không cần ghi): ID:...... …..Ngày phát phiếu: / /


Tt

Câu hỏi

Trả lời

1. Thông tin chung

TT1

Tuổi (theo năm dương lịch)

……………………..

TT2

Giới tính?

1. Nam


2. Nữ

TT3

Dân tộc ?

1. Kinh


2. Khác (ghi rõ)…………

TT4

Nghề nghiệp ?

1. Làm ruộng


2. Cán bộ, công chức

3. Học sinh

4. Còn nhỏ

5. Khác (ghi rõ):.................

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 204 trang tài liệu này.

Đánh giá hiệu quả can thiệp cộng đồng phòng, chống nhiễm sán lá gan nhỏ của người dân tại thị trấn Rạng Đông, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định năm 2009 - 2012 - 22


TT5

Trình độ học vấn?

0. Còn nhỏ chưa đi học


1. Cấp I/tiểu học

2. Cấp II/ THCS

3. Cấp III/ PTTH

5. Trung cấp/Học nghề trở lên

6. Mù chữ

99. Không trả lời

2. Kiến thức phòng chống sán lá gan nhỏ

KT6

Bác/Anh/chị/cháu đã bao giờ nghe nói về bệnh sán lá gan nhỏ chưa?

1.Có


2. Không (chuyển câu 16)

KT7

Theo bác/ anh/ chị / cháu bệnh sán lá gan nhỏ có thể gây nên những tác hại như thế nào cho sức khỏe?


(Có thể chọn nhiều câu trả lời)

1.Rối loạn tiêu hóa


2. Gây tổn thương gan, mật

3. Toàn thân

4. Khác (ghi rõ):………

0. Không biết

99. Không trả lời

KT8

Theo bác/ anh/ chị / cháu con người có thể bị nhiễm sán lá gan nhỏ qua con đường nào?


(Có thể chọn nhiều câu trả lời)

1. Di truyền


2. Hô hấp


3. Tiêu hoá


4. Khác (ghi rõ)..................

0. Không biết

99. Không trả lời


KT9

Theo bác/ anh/ chị / cháu trứng sán lá gan nhỏ từ cơ thể vật chủ ra môi trường xung quanh bằng con đường nào ?


(Có thể chọn nhiều câu trả lời)

1. Qua phân

2. Qua da

3. Qua máu


4. Khác (ghi rõ)..................


0. Không biết

99. Không trả lời

KT10

Theo bác/anh/ chị/cháu bệnh sán lá gan nhỏ có thể bị tái nhiễm không ?

1. Có


2. Không

0. Không biết

99. Không trả lời

KT11

Theo bác/anh/ chị/cháu nhiễm sán lá gan có thể phòng, chống được không?

1. Có


2. Không

0. Không biết

99. Không trả lời

KT12

Theo bác/anh/chị/cháu làm thế nào để phòng, chống nhiễm sán lá gan nhỏ cho mình và người khác?


(Có thể chọn nhiều câu trả lời)

1.Vệ sinh môi trường (quản lý phân);


2.Vệ sinh ăn uống (ăn cá nấu chín, không ăn gỏi cá);

3. Bảo vệ vật nuôi (chó, mèo); 4.Giảm mầm bệnh (phát hiện và điều trị triệt để cho người mắc bệnh);

5. Khác (ghi rõ):.................

0. Không biết

99. Không trả lời


KT13

Bác/Anh/chị/cháu biết các thông tin về phòng, chống sán lá gan nhỏ từ đâu?


(Có thể chọn nhiều câu trả lời)

1. Báo chí, tivi, đài


2. Sách vở, trường học

3. Cán bộ, nhân viên y tế

4. Bạn bè, người thân

5. Tờ rơi do cán bộ phát

6. Pano, apphich, tranh treo tường nơi công cộng

7. Sổ tay phòng, chống SLGN

8. Loa truyền thanh của địa phương

9. Được tập huấn

10. Khác (ghi rõ):………

0. Không nhớ

99. Không trả lời

KT14

Bác/anh/chị/cháu có biết sán lá gan nhiễm vào cơ thể người qua món ăn nào không?

1. Gỏi cá, món ăn có cá sống


2. Thịt và các sản phẩm từ thịt

3. Món khác (Ghi rõ):.........

0. Không biết

99. Không trả lời

KT15

Theo Bác/anh/chị/cháu phòng, chống sán lá gan là trách nhiệm của ai ?


(Có thể chọn nhiều câu trả lời)

1. Tất cả mọi người

2. Chính quyền

3. Ngành y tế

4. Ban ngành, đoàn thể

5. Khác (ghi rõ)..................

0. Không biết

99. Không trả lời

3. Thái độ phòng chống sán lá gan nhỏ


TĐ16

Bác/anh/chị/cháu đã bao giờ nhìn thấy người ăn gỏi cá, cá nấu không chín chưa?

1. Có


2. Không (Chuyển câu 18)

TĐ17

Khi nhìn thấy người khác ăn gỏi cá, cá nấu chưa chín Bác/anh/chị/cháu thường khuyên như thế nào?

1.Khuyên không nên ăn gỏi cá, cá nấu chưa chín


2. Không khuyên gì cả

99. Không trả lời

TĐ18

Khi nghi ngờ rằng mình bị nhiễm sán lá gan nhỏ và cần được tư vấn bác/anh/chị/cháu thường tin tưởng, làm theo lời khuyên của ai?


(Có thể chọn nhiều câu trả lời)

1.Người thân trong gia đình


2. Bạn bè

3. Thầy cô giáo

4. Cán bộ y tế/bác sỹ

5. Tuyên truyền viên của các đoàn thể tại địa phương

6. Lãnh đạo chính quyền địa phương

7. Người khác (Ghi rõ):…

8. Không biết hỏi ai

99. Không trả lời

TĐ19

Nhiễm sán lá gan nhỏ là bệnh nguy hiểm, bác/anh/chị/cháu có đồng tình hay không?

1. Hoàn toàn đồng ý


2. Đồng ý

3. Không đồng ý

4. Hoàn toàn không đồng ý

0. Không biết

99. Không trả lời

TĐ20

Bác/anh/chị/cháu có ủng hộ cho chính sách phòng chống sán lá gan nhỏ không ?

1.Có


2. Không

99. Không trả lời

Xem tất cả 204 trang.

Ngày đăng: 28/03/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí