Trong nghiên cứu này, chỉ có 31,5% người dân biết bệnh SLGN có thể phòng, chống trước can thiệp, sự hiểu biết này không khác nhau theo nhóm tuổi, giới tính, nghề nghiệp nhưng khác nhau theo trình độ học vấn, những người có trình độ học vấn trên THCS biết bệnh SLGN có thể phòng, chống cao hơn những người có trình độ học vấn THCS và tiểu học (54,7% so với 26,1% và 3,7%), p<0,05.Kết quả tỉ lệ người dân biết bệnh SLGN có thể phòng chống (31,5%) trong nghiên cứu này thấp hơn so với nghiên cứu ở những người từ 15 tuổi trở lên tại xã Nga An, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hoá có 66,4% người dân cho rằng bệnh nhiễm SLGN có thể phòng ngừa được [39] và tại xã Mỹ Quang, Huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định có 54,7% đối tượng nghiên biết bệnh SLGN có thể phòng, chống [68].
Tỉ lệ người dân có hiểu biết đúng về đường lây truyền bệnh SLGN (28,2%) và biết bệnh SLGN có thể phòng chống (31,5%) trong nghiên cứu này thấp hơn so với nghiên cứu so với các nghiên cứu như đã nêu ở trên là do người dân có thái độ chưa đúng đối với việc phòng, chống SLGN, đa số người dân ở thị trấn Rạng Đông chưa thực sự quan tâm đến bệnh sán lá gan nhỏ, khi được hỏi chỉ có 32,9% người dân cho rằng bệnh SLGN là nguy hiểm và người dân cũng chưa quan tâm đến các chủ trương, chính sách về phòng, chống bệnh SLGN khi được hỏi chỉ có 17,9% người dân ủng hộ chính sách phòng, chống SLGN. Nguồn thông tin tuyên truyền về bệnh SLGN ở địa phương còn hạn chế trong nghiên cứu này cho thấy người dân biết về bệnh SLGN và cách phòng, chống chủ yếu qua cán bộ y tế, ở trường học, sách; bạn bè, người thân và báo, ti vi, đài.
Về thực hành phòng, chống bệnh sán lá gan nhỏ:
Trong nghiên cứu này, tỉ lệ người dân trước can thiệp có ăn gỏi cá, cá sống hoặc nấu chưa chín (58,5%) và dùng chung dụng cụ chế biến thức ăn sống và thức ăn chín (42,4%). Các tỉ lệ trên không khác nhau theo nhóm tuổi, nghề nghiệp, trình độ học vấn trừ tỉ lệ ăn gỏi cá, cá sống hoặc nấu chưa chín có sự khác nhau theo giới tính nam có tỉ lệ ăn gỏi cá, cá sống hoặc cá nấu chưa chín cao hơn nữ (69,9% so với 47,7%), p<0,05.
Kết quả tỉ lệ người dân trước can thiệp có ăn gỏi cá, cá sống hoặc nấu chưa chín (58,5%) cao hơn so với kết quả điều tra 1.612 người tại 7 xã của 3 huyện Hải
Hậu, Nghĩa Hưng và Giao Thủy, tỉnh Nam Định có tới 54,8% đã từng ăn gỏi cá. Tỉ lệ ăn gỏi cá ở nam (80,7%) cao hơn nữ (29,8%)[46] và tại xã Mỹ Quang, Huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định, tỉ lệ ăn gỏi cá của người dân ở xã Mỹ Quang là 37,7% [68] nhưng thấp hơn so với kết quả nghiên cứu tại phường Hoà Nghĩa, quận Dương Kinh, thành phố Hải Phòng, tỉ lệ đối tượng được điều tra có thói quen ăn tôm, cua, cá chưa nấu chín là 62,16% [17]. Tỉ lệ ăn gỏi cá của người dân tại 2 xã Yên Lộc và Tân Thành, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình là 75% [62]; Tỷ lệ cán bộ quản lý và người dân tại 4 xã ven biển huyện Tiền Hải đã từng ăn gỏi cá lần lượt là 90,2% [58]. Tại xã Nga An, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hoá năm 2004, tỉ lệ ăn gỏi cá là 68,8% [39], năm 2014 tỉ lệ ăn gỏi cá là 45,5% [66], như vậy sau 10 năm tỉ lệ ăn gỏi cá SLGN có giảm nhưng không đáng kể. Tỉ lệ ăn gỏi cá, cá nấu chưa chín cao là do người dân ở vùng đồng bằng Bắc bộ có tập quán ăn gỏi cá sống như cá chép, cá mè, cá trôi dưới dạng những lát mỏng và thường tụ tập để ăn món gỏi cá này vào mùa hè với quan niệm là món ăn ngon, bổ dưỡng và mát (“nắng gỏi, mưa cày” là quan niệm về thời điểm ăn gỏi cá trong năm của người dân).
Trong nghiên cứu này, tỉ lệ người dân trước can thiệp có dùng chung dụng cụ chế biến thức ăn sống và thức ăn chín (42,4%), tỉ lệ này của nghiên cứu tương tự kết quả nghiên cứu năm 2010, một khảo sát của Quỹ nhi đồng liên hiệp quốc, cho thấy ở 64 tỉnh, thành phố ở Việt Nam có 46% người dân sử dụng chung dụng cụ chế biến thức ăn sống và thức ăn đã nấu chín, thức ăn dùng ăn ngay [132]. Tỉ lệ dùng chung dụng cụ thế biến thức ăn sống và thức ăn chín cao trong cộng đồng như kết quả của nghiên cứu này và nghiên cứu của Quỹ nhi đồng liên hiệp quốc báo động về tình hình lây nhiễm SLGN trong cộng đồng trong thời gian tới nếu không áp dụng các biện pháp tuyên truyền, giáo dục nhằm thay đổi hành vi này của người dân.
Trong nghiên cứu này, tỉ lệ người dân dùng phân tươi của người hoặc gia súc để bón ruộng, nuôi cá (73,8%) cao hơn so với nghiên cứu tại 3 huyện ven biển tỉnh Nam Định cho thấy, vẫn còn 1,7% hộ gia đình dùng phân người và 9,9% hộ gia đình sử dụng phân chuồng ủ chưa kỹ để nuôi cá [46] và nghiên cứu ở tỉnh Nam Định cho thấy, vẫn còn 26,7% cơ sở nuôi trồng thuỷ sản sử dụng phân bắc tươi và 10,0% cơ sở trồng trọt sử dụng phân bắc tươi chưa ủ để tưới, bón rau xanh, đây là yếu tố nguy
Có thể bạn quan tâm!
- Hiệu Quả Can Thiệp Cộng Đồng Phòng, Chống Sán Lá Gan Nhỏ Ở Người Dân Tại Thị Trấn Rạng Đông, Huyện Nghĩa Hưng, Tỉnh Nam Định Sau 2 Năm Can Thiệp
- Thực Hành Của Người Dân Về Một Số Biện Pháp Nhằm Phòng, Chống Sán Lá Gan Nhỏ Trước Và Sau Can Thiệp
- Tỉ Lệ Nhiễm Ấu Trùng Sán Lá Gan Nhỏ Ở Cá Nước Ngọt Nuôi Tại Thị Trấn Rạng Đông, Huyện Nghĩa Hưng, Tỉnh Nam Định
- Sự Phù Hợp, Khả Năng Duy Trì Và Tính Bền Vững Của Mô Hình Can Thiệp Lồng Ghép Hoạt Động Phòng, Chống Nhiễm Sán Lá Gan Nhỏ Dựa Vào Cộng Đồng Ở
- Ưu Điểm, Hạn Chế Và Bài Hoc Kinh Nghiệmcủa Nghiên Cứu
- Hiệu Quả Can Thiệp Cộng Đồng Phòng, Chống Sán Lá Gan Nhỏ Ở Người Dân Sau 2 Năm Can Thiệp
Xem toàn bộ 204 trang tài liệu này.
cơ làm lan truyền các mầm bệnh ký sinh trùng nói chung và bệnh SLGN nói riêng ra môi trường [1].
4.2.2. Một số yếu tố liên quan đến nhiễm sán lá gan nhỏ của người dân tại thị trấn Rạng Đông, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định trước can thiệp
Kiến thức là một điều kiện cần thiết và hết sức quan trọng, đối tượng không thể thay đổi hành vi nếu họ không có đủ kiến thức để hiểu được hành vi của họ có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và lợi ích có được nếu thay đổi hành vi. Bảng 3.13 của nghiên cứu này cho thấy có mối liên quan giữa kiến thức và thực hành phòng, chống nhiễm bệnh SLGN của người dân, những người biết không đạt về đường lây truyền bệnh SLGN có nguy cơ ăn gỏi cá, cá nấu chưa chín cao gấp 1,8 lần (OR = 1,8; p < 0,05) so với những người biết đạt về đường lây truyền bệnh SLGN và những người biết không đạt về đường lây truyền bệnh SLGN có nguy cơ dùng phân tươi của người hoặc gia súc để bón ruộng, nuôi cá cao gấp 2,1 lần (OR = 2,1; p < 0,05) so với những người biết đạt về đường lây truyền bệnh SLGN.Tiếp tục phân tích các mối liên quan giữa giới tính, trình độ học vấn, kiến thức, thái độ, thực hành phòng, chống sán lá gan nhỏ và tình trạng nhiễm sán lá gan nhỏ của người dân ở bảng 3.14 và bảng 3.15 của nghiên cứu này cho thấy có mối liên quan giữa tình trạng nhiễm SLGN với:
Giới tính: nam giới có nguy cơ nhiễm SLGN cao cao gấp 5,3 lần (OR = 5,3; p < 0,01) so với nữ giới. Kết quả này tương tự với kết quả nghiên cứu tại xã Nga Tân, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa, tỉ lệ nhiễm SLGN C.sinensis là 11% (94/856), trong đó nam giới nhiễm SLGN cao hơn nữ giới trên 6 lần [24]; Tại xã Nga An, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hoá năm 2005, tỉ lệ nhiễm SLGN trong đối tượng từ 15 tuổi trở lên là 25,3%, tỉ lệ nhiễm ở nam cao hơn gấp 2 lần ở nữ [39]; Tại các tỉnh Nam Định và tỉnh Ninh Bình, Nguyễn Văn Đề và cộng sự cho thấy tỉ lệ nhiễm SLGN ở nam cao hơn ở nữ 4 lần [25]; Nghiên cứu của Trương Tiến Lập tỉ lệ nhiễm SLGN ở nam giới cao gấp 3 lần nữ giới [47]. Nghiên cứu của Nguyễn Văn Chương cho thấy nguyên nhân tỉ lệ nhiễm SLGN ở nam giới cao hơn ở nữ giới là do nam giới có thói quen ăn gỏi cá diếc sống và uống rượu nhiều hơn nữ giới [16].
Kiến thức phòng, chống SLGN: những người không biết về bệnh SLGN có nguy cơ nhiễm SLGN cao gấp 3,7 lần (OR = 3,7; p < 0,05) những người biết về bệnh SLGN. Những người không biết về đường lây truyền SLGN có nguy cơ nhiễm SLGN cao gấp 3,2 lần (OR = 3,2; p < 0,05) so với những người không biết về đường lây truyền SLGN. Những người không biết về SLGN có thể tái nhiễm có nguy cơ nhiễm SLGN cao gấp 3,1 lần (OR = 3,1; p < 0,05) so với những người biết về SLGN có thể tái nhiễm. Những người không biết về SLGN phòng, chống được có nguy cơ nhiễm SLGN cao gấp 2,9 lần (OR = 2,9; p < 0,05) so với những người biết SLGN phòng chống được. Kết quả nghiên cứu này của chúng tôi tương tự kết quả nghiên cứu của Đỗ Thái Hòa năm 2005, tại xã Nga An, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa có mối liên quan giữa kiến thức phòng, chống SLGN và tình trạng nhiễm SLGN với p< 0,001, nguy cơ nhiễm SLGN ở những người có kiến thức không đạt cao gấp 8,5 lần những người có kiến thức đạt yêu cầu [39]. Nghiên cứu của Đinh Thị Thanh Mai cũng cho thấy, tỉ lệ nhiễm SLGN ở người có kiến thức về phòng chống SLGN chiếm 5,6%, nhóm không có kiến thức về phòng, chống SLGN có tỉ lệ nhiễm SLGN là 24,2%, có mối liên quan giữa kiến thức phòng, chống SLGN đến nhiễm SLGN với OR = 5,4 [51].Mối liên quan giữa kiến thức phòng, chống SLGN đạt và tỉ lệ nhiễm SLGN còn được giải thích bằng chính nghiên cứu này khi chỉ ra có mối liên quan giữa trình độ học vấn và tỉ lệ nhiễm SLGN, những người có trình độ học vấn tiểu học có nguy cơ nhiễm SLGN cao gấp 2,7 lần (OR = 2,7; p < 0,05) so với những người có trình độ trên tiểu học.
Thái độ phòng, chống SLGN: những người có thái độ không đồng ý cho rằng SLGN là bệnh nguy hiểm có nguy cơ nhiễm SLGN cao gấp 4,1 lần (OR = 4,1; p
<0,05) so với những người có thái độ đồng ý cho rằng SLGN là bệnh nguy hiểm. Kết quả nghiên cứu này của chúng tôi tương tự kết quả nghiên cứu của Đỗ Thái Hòa năm 2005, tại xã Nga An, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa có mối liên quan giữa thái độ phòng, chống SLGN và tình trạng nhiễm SLGN với p< 0,001, nguy cơ nhiễm SLGN ở những người có thái độ phòng, chống SLGN không đúng cao gấp 12,6 lần những người có thái độ phòng, chống SLGN đúng [39].
Thực hành phòng, chống SLGN: những người có ăn gỏi cá, cá sống hoặc cá nấu chưa chín có nguy cơ nhiễm SLGN cao gấp 66,3 lần (OR = 66,3; p < 0,01) so với những người không ăn gỏi cá, cá sống hoặc cá nấu chưa chín. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương tự kết quả nghiên cứu của Đỗ Thái Hòa năm 2005, tại xã Nga An, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa có mối liên quan giữa ăn gỏi cá, cá sống và tình trạng nhiễm SLGN với p< 0,001 [39] và nghiên cứu của Trương Tiến Lập, tại một số xã ven biển thuộc tỉnh Nam Định, giữa ăn gỏi cá và nhiễm SLGN có mối quan hệ chặt chẽ, người ăn gỏi cá có nguy cơ nhiễm SLGN cao gấp 7,8 lần người không có thói quen ăn gỏi cá (OR = 7,8; p < 0,001) [46].Những người có dùng phân tươi của người hoặc gia súc để bón ruộng, nuôi cá có nguy cơ nhiễm SLGN cao gấp 6,5 lần (OR = 6,5; p < 0,01) so với những người không dùng phân tươi của người hoặc gia súc để bón ruộng, nuôi cá. Những người có dùng chung dụng cụ chế biến thức ăn sống và chín có nguy cơ nhiễm SLGN cao gấp 2,9 lần (OR = 2,9; p < 0,01) so với những người dùng riêng dụng cụ chế biến thức ăn sống và chín. Tương tự nghiên cứu của chúng tôi nghiên cứu của Đỗ Thái Hòa năm 2005, tại xã Nga An, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa cho thấy có mối liên quan giữa thực hành chung đạt và tỉ lệ nhiễm SLGN với p < 0,001 [39]. Để phòng, chống nhiễm SLGN người dân ngoài việc không ăn gỏi cá, cá nấu chưa chín còn cần phải thực hiện các biện pháp dự phòng khác như không sử dụng chung dụng cụ chế biến thức ăn sống và thức ăn chín vì nguy cơ các mầm bệnh trong đó có mầm bệnh SLGN từ thức ăn sống chưa nấu chín vẫn còn sống, tồn tại trên dụng cụ chế biến nếu việc vệ sinh các dụng cụ này không đảm bảo, khi tiếp tục dùng để chế biến thức ăn chín dùng để ăn ngay có nguy cơ lây nhiễm các mầm bệnh trên dụng cụ chế biến thức ăn sống chưa được vệ sinh đảm bảosang người. Một điều tra khác tại Đắc Lắc, có 73 người không ăn gỏi cá nhưng cũng nhiễm SLGN. Như vậy, tuy không ăn gỏi cá nhưng nếu ăn cá chưa nấu chín kỹ hay dùng chung dụng cụ chế biến cá sống như dao, thớt v.v. với thức ăn dùng ăn ngay cũng có thể bị nhiễm SLGN [19].
4.3. Hiệu quả can thiệp cộng đồng phòng, chống sán lá gan nhỏ ở người dân tại thị trấn Rạng Đông, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định sau 2 năm can thiệp
4.3.1. Hiệu quả can thiệp truyền thông, giáo dục sức khoẻ phòng, chống nhiễm sán lá gan nhỏ sau 2 năm can thiệp
Nghiên cứu này cho thấy, kiến thức của người dân về phòng, chống SLGN đều tăng lên so với trước can thiệp và sự khác biệt đều có ý nghĩa thống kê với p < 0,01. Sau can thiệp hầu hết người dân (trên 96%) đều đã biết về bệnh SLGN, biết tác hại SLGN, biết lây nhiễm SLGN là qua đường tiêu hoá, biết bệnh SLGN có thể tái nhiễm, biết bệnh SLGN có thể phòng chống lần lượt tăng 97,3%; 97,0%; 98,2%; 96,7% và 98,5% so với trước can thiệp 33,5%; 14,7%; 28,2%; 30,6% và 31,5% với
chỉ số hiệu quả lần lượt 190,7%; 560,5%; 248,2%; 216,0% và 212,7%. Chỉ số hiệu quả cao nhất là việc tăng hiểu biết về tác hại của SLGN (560,5%). So với nghiên cứu của Lê Thị Tuyết, cho thấy sau 1 năm can thiệp bằng truyền thông, giáo dục sức khỏe, tỉ lệ người dân xã can thiệp hiểu biết đúng về tác hại của bệnh tăng lên rõ so với trước can thiệp và so với xã chứng (91,5% so với 58,9% và 62,6%, CSHQ tăng 35,6%, sự khác biệt có ý nghĩa với p < 0,01 [74] và so với nghiên cứu của Nguyễn Văn Chương [16], sau can thiệp bằng truyền thông giáo dục sức khỏe phòng chống SLGN sau 1 năm, nhận thức của người dân không biết về tác hại của bệnh SLGN giảm đi so với trước can thiệp là 71,6% (từ 25% tăng lên 88%) thì kết quả nghiên cứu của chúng tôi cao hơn. Điều này có thể do nghiên cứu của chúng tôi tiến hành can thiệp trong thời gian dài hơn (2 năm), hình thức can thiệp trong nghiên cứu cũng phong phú hơn do đó đã gây ảnh hưởng tốt đến người nghe và thực hiện theo những hành vi có lợi cho sức khoẻ cộng đồng và môi trường. Và điều này cũng chứng tỏ việc lồng ghép nội dung phòng, chống SLGN và nội dung hoạt động của Ban chỉ đạo VSATTP của thị trấn, cũng như lồng ghép vào nội dung sinh hoạt của các ban, ngành, đoàn thể trên địa bàn dưới sự chỉ đạo tích cực của chính quyền địa phương và người dân đã huy động được cả hệ thống chính trị tham gia tạo thành một phong trào tích cực đẩy lùi tập quán canh tác, ăn uống, chế biến thức ăn không hợp vệ sinh.
Trong nghiên cứu này, tỉ lệ người dân cho rằng bệnh SLGN có thể phòng, chống được trước can thiệp là 31,5%, tỉ lệ người dân cho rằng bệnh SLGN có thể phòng, chống được sau can thiệp là 98,5%. Tỉ lệ người dân cho rằng bệnh SLGN có
thể phòng chống được trước và sau can thiệp khác nhau có ý nghĩa thống kê với p < 0,001. Chỉ số hiệu quả can thiệp đạt 212,7%. So với nghiên cứu của Lê Thị Tuyết, cho thấy sau 1 năm can thiệp bằng truyền thông, giáo dục sức khỏe, tỉ lệ người dân xã can thiệp hiểu biết đúng về biện pháp phòng bệnh SLGN tăng so với trước can thiệp và so với xã chứng (90,1% so với 46,0% và 52,1%, CSHQ tăng 48,9% [74] và so với nghiên cứu của Nguyễn Văn Chương sau can thiệp bằng truyền thông giáo dục sức khỏe phòng chống SLGN sau 1 năm, nhận thức của người dân biết về biện pháp phòng bệnh tăng so với trước can thiệp là 42,1% (từ 55% tăng lên 95%) [16] thì kết quả nghiên cứu của chúng tôi cao hơn.Điều này chứng tỏ các hoạt động TTGDSK đã có hiệu quả khi tuyên truyền về các biện pháp phòng, chống SLGN cho người dân.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, sự thay đổi thái độ của người dân về phòng, chống SLGN đều tăng lên theo hướng có lợi cho sức khỏe so với trước can thiệp và sự khác biệt đều có ý nghĩa thống kê với p < 0,01. Sau can thiệp hầu hết người dân (trên 98%) đều có thái độ đồng tình nên đưa ra lời khuyên không ăn gỏi cá, cá nấu chưa chín; thái độ đồng tình cho rằng nhiễm SLGN là nguy hiểm và ủng hộ cho việc phòng, chống SLGN lần lượt tăng 97,9%; 97,9%; 98,2% so với trước can thiệp 13,2%; 32,9%; 17,9% với chỉ số hiệu quả 641,7%; 197,6%; 450,3%. Việc thái độcủa người dân trong nghiên cứu của chúng tôi được thay đổi theo hướng có lợi cho sức khỏe và phòng, chống SLGN sau 02 năm can thiệp sovới trước can thiệp là cơ sở và động cơ cho việc thay đổi các hành vi có lợi cho người dân trong việc phòng, chống SLGN.
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy,thực hành của người dân về một số biện pháp nhằm phòng, chống nhiễm sán lá gan nhỏ trước và sau can thiệp, các thực hành phòng, chống nhiễm SLGN của người dân sau can thiệp đều theo hướng có lợi cho sức khoẻ bao gồm: sau can thiệp tỉ lệ người dân ăn gỏi cá, cá nấu chưa chín đã đã giảm so với trước can thiệp (58,5% giảm xuống 0,9%), với chỉ số hiệu quả 98,5%. Đồng thời, việc sử dụng chung dụng cụ chế biến thức ăn sống và thức ăn chín; dùng phân tươi của người, gia súc bón ruộng, nuôi cá cũng giảm lần lượt 1,8%; 0,3% so với trước can thiệp 42,4%; 73,8% với chỉ số hiệu quảlần lượt 95,8%;
99,6%. Chỉ số hiệu quả cao nhất là thay đổi hành vi dùng phân tươi của người, gia súc bón ruộng, nuôi cá (99,6%). So sánh với kết quả nghiên cứu của Lê Thị Tuyết, sau 1 năm can thiệp bằng truyền thông, giáo dục sức khỏe, tỉ lệ người dân xã được can thiệp có thói quen ăn gỏi cá giảm so với trước can thiệp và so với xã chứng (17,9% so với 70,5% và 23,4%, CSHQ giảm 74,6%, sự khác biệt có ý nghĩa với p < 0,01 [74]; Nghiên cứu của Nguyễn Văn Đề, sau khi truyền thông phòng, chống SLGN một năm kết hợp với điều trị, tỉ lệ người dân ăn gỏi cá giảm đi so với trước can thiệp 89,1% (từ 80,4% xuống còn 8,8%) [29]; So với nghiên cứu của Nguyễn Văn Chương, giảm đi so với trước can thệp là 89,3% (từ 93% còn 10%) [15], thì kết quả nghiên cứu của chúng tôi có chỉ số hiệu quả can thiệp cao hơn (98,5%). Đối với thực hành dùng phân tươi của người hoặc gia súc bón ruộng nuôi cá thì kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương tự nghiên cứu của Lê Thị Tuyết, trong nghiên cứu của Lê Thị Tuyết xã được can thiệp, tỉ lệ người dân có thói quen dùng phân người chưa ủ cho cá ăn giảm so với trước can thiệp và xã chứng (0,3% so với 1,8% và 1,6%), chỉ số hiệu quả giảm được 83,3%, sự khác biệt có ý nghĩa p < 0,01, tỉ lệ người dân dùng phân tươi của người, gia súc nuôi cá sau can thiệp trong nghiên cứu của Lê Thị Tuyết là tương tự với kết quả nghiên cứu của chúng tôi (0,3%) [74].Điều này có thể do nghiên cứu can thiệp của chúng tôi tiến hành can thiệp trong thời gian dài hơn và việc triển khai các hoạt động can thiệp bằng điều trị đặc hiệu bằng thuốc praziquantel cho những người nhiễm SLGN ở cộng đồng kết hợp với lồng ghép hoạt động truyền thông, giáo dục sức khoẻ vào các buổi sinh hoạt chi, tổ hội của các đoàn thể, các hoạt động truyền thông gián tiếp và trực tiếp đã được thực hiện dưới sự chỉ đạo của Ban chỉ đạo liên ngành về an toàn vệ sinh thực phẩm của thị trấn Rạng Đông như đã triển khai trong nghiên cứu này của chúng tôi là có hiệu quả.
So sánh kết quả nghiên cứu của chúng tôi với các nghiên cứu khác ở trên cho thấy thông qua chương trình truyền thông, giáo dục sức khỏe kết hợp với điều trị bằng thuốc praziquantel đã tăng cường thêm kiến thức, thay đổi thái độ và hành vi theo chiều hướng tích cực, có lợi cho sức khoẻ người dân.
4.3.2. Hiệu quả điều trị praziquantel sau 2 năm can thiệp