Tỉ Lệ Nhiễm Ấu Trùng Sán Lá Gan Nhỏ Ở Cá Nước Ngọt Nuôi Tại Thị Trấn Rạng Đông, Huyện Nghĩa Hưng, Tỉnh Nam Định


là 10,8% trong khi nhóm có học vấn từ phổ thông trung học trở xuống có tỉ lệ nhiễm là 26,9% [39].

Cường độ nhiễm SLGN trung bình ở người dân thị trấn Rạng Đông, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định trên 63 đối tượng nghiên cứu có nhiễm SLGN là 179,7 trứng SLGN/1 gam phân (EPG), dựa trên phân loại của WHO cường độ nhiễm SLGN ở thị trấn Rạng Đông chủ yếu là mức độ nhẹ chiếm 98,4% và chỉ có 1,6% trung bình, không có đối tượng nào nhiễm ở mức độ nặng, kết quả này tương tự kết quả nghiên cứu của Đinh Thị Thanh Mai tại xã Nga An, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hoá cho biết cường độ nhiễm trung bình là 229,5 EPG (46-1426; SD=178,897), 98,9% nhiễm SLGN ở mức độ nhẹ, chỉ có 1,1% nhiễm ở mức độ trung bình, không có đối tượng nào nhiễm ở mức độ nặng [51] và tại xã Nga An, huyện Nga Sơn tỉnh Thanh Hoá năm 2004, cường độ nhiễm trung bình là 229,5 trứng /1 gam phân và năm 2014, cường độ nhiễm trung bình là 320,7 trứng/1 gam phân [66]. Như vậy, sau 10 năm cường độ nhiễm SLGN tại xã Nga An, huyện Nga Sơn không giảm mà còn tăng. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn kết quả nghiên cứu của Nguyễn Mạnh Hùng trên công nhân chè ở tỉnh Phú Thọ năm 2007, cường độ nhiễm SLGN trung bình là 1032 ± 590 trứng SLGN /1 gam phân [42] và thấp hơn cường độ nhiễm trung bình trong nghiên cứu của Đặng Thị Cẩm Thạch trên 110 bệnh nhân nhiễm SLGN ở tỉnh Ninh Bình có tới 80,9% số bệnh nhân cường độ nhiễm mức trung bình [62]. Các kết quả nghiên cứu ở trên cho thấy, cường độ nhiễm SLGN là 179,7 trứng trung bình/1g phân trong nghiên cứu của chúng tôi tương tự kết quả nghiên cứu tại xã Nga Phú, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa của Đinh Thị Thanh Mai [51], Nguyễn Văn Chương và Trương Tiến Lập [10, 46]. So với nghiên cứu của Nguyễn Mạnh Hùng năm 2008 và Đặng Thị Cẩm Thạch năm 2005, cường độ nhiễm của chúng tôi thấp hơn có thể do ảnh hưởng đặc điểm dân cư của thị trấn Rạng Đông là những người di cư từ nơi khác đến làm việc và sinh sống những người này ở các địa phương khác không có tập quán, thói quen ăn gỏi cá như những người dân bản xứ sinh sống lâu đời ở địa phương nơi có tập quán ăn gỏi cá.

4.1.2. Tỉ lệ nhiễm ấu trùng sán lá gan nhỏ ở cá nước ngọt nuôi tại thị trấn Rạng Đông, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định


Cá là vật chủ trung gian truyền mầm bệnh SLGN cho người qua đường tiêu hóa do ăn phải cá có chứa ấu trùng nang SLGN còn sống. Khi người ăn phải ấu trùng SLGN còn sống trong cá, ấu trùng nang theo đường mật vào gan ký sinh và gây bệnh cho người bị nhiễm SLGN.

Kết quả xét nghiệm ấu trùng SLGN ở 7 loài cá nước ngọt nuôi tại thị trấn Rạng Đông, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định cho thấy có 6/7 loài cá được xét nghiệm có nhiễm ấu trùng nang SLGN với tỉ lệ từ 4,0% - 30,0%, cụ thể: cá diếc (30,0%); cá mè (14,0%); cá chép (10,0%); cá chuối (10,0%); cá trôi (6,0%); cá rô phi (4,0%). Trong đó, cá diếc có tỉ lệ ấu trùng nang SLGN trong cá chiếm tỉ lệ cao nhất 30% và cá trắm chưa phát hiện thấy nhiễm ấu trùng nang SLGN. Kết quả nghiên cứu này của chúng tôi tương tự với kết quả nghiên cứu ở Trung Quốc và Triều Tiên dưới đây khi tìm thấy ấu trùng SLGN C. sinensis ký sinh ở một số loài cá chép cụ thể: Ở Trung Quốc, tổng số 307 cá nước ngọt của 31 loài đã được thu thập từ 5 vùng hành chính của khu tự trị Guangxi Zhang. Chúng được kiểm tra bằng phương pháp phân hủy nhân tạo, ấu trùng nang của C. sinensis được tìm thấy trong một loài cá Chanodichthys dabryi được mua từ một chợ ở Nanning. Trong cá từ Yangshuo, tổng số 13 ấu trùng nang của C. sinensis được tìm thấy ở 3 trong số 10 loài cá Hemibarbus maculates từ Yangshuo. Trong cá từ Binyang-xian, một ấu trùng nang của C. sinensis được tìm thấy trong loài cá Hemiculter leucisculus [127]. Ở Triều Tiên, 21 loài cá nước ngọt (n=677) được thu thập từ 34 vùng trong cả nước, cá được xét nghiệm từng con một bằng kỹ thuật thủy phân. Tám loài cá nước ngọt từ 17 khu vực khác nhau được ghi nhận có dương tính với ấu trùng nang của C. sinensis. Tỉ lệ dương tính của cá ở các loài là như sau: 48% ở Pseudoras parva, 60% ở Pungtungiaherzi, 15,7% ở Pseudogobio esocinus, 29% ở Acheilognathus intermedia, 21% ở Odontobutis interrupta, 33% ở Zacco temmincki, 3,6% ở Zacco lalatypus và 26,3% ở Hemibarbus labeo. Hai loài cá chép, P.parva P.hezi có thể được coi là chỉ số hay dấu hiệu cho biết sự lây truyền của C. sinensis trong những vùng nhất định [78, 103]. Kết quả tỉ lệ nhiễm ấu trùng nang SLGN nuôi tại thị trấn Rạng Đông trong nghiên cứu này tương tự với các nghiên cứu về tỉ lệ nhễm ấu trùng SLGN ở Việt Nam như: điều tra ở vùng đồng bằng bắc bộ, xét nghiệm 10 loài


cá nước ngọt thì có 7 loài nhiễm ấu trùng nang của SLGN (cá mè, cá chép, cá trôi, cá trắm, cá giếc, cá rô, cá rô phi), cao nhất là cá mè 44,47% [8]. Xét nghiệm 125 mẫu cá lấy từ 6 loài cá nước ngọt (cá mè, cá Rô phi, cá trắm, cá trôi, cá chép, cá diếc) mua tại các chợ của bốn xã vùng ven biển huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình năm 2014, có 6/ 6 loài cá được xét nghiệm dương tính với ấu trùng nang SLGN. Loài ấu trùng nang SLGN được xác định là loài C. sinensis bằng hình thái học [59]. Điều tra trên 15 tỉnh có tập quán ăn gỏi cá, thì có 7/10 loài cá bị nhiễm ấu trùng nang của SLGN ở cá với tỉ lệ 13,3 - 44,5% [25]. Năm 2002, tại xã Nga Tân, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa, cá mè Hypophtalmichthic molitrix nhiễm ấu trùng nang SLGN là 88,9%, cá trôi Cirhina molitorella nhiễm ấu trùng nang SLGN là 58,3% [24] cao hơn so với kết quả nghiên cứu sự nhiễm SLGN ở cá mè và cá trôi ở nghiên cứu của chúng tôi, tuy nhiên cũng tại huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hoá sau 12 năm, năm 2014, tỉ lệ nhiễm SLGN ở cá mè là 4,0% [66] tỉ lệ nhiễm SLGN ở cá mè trong nghiên cứu này thấp hơn so với nghiên cứu của chúng tôi, điều này có thể do người dân đã có có ý thức hơn trong việc quản lý phân và không còn sử dụng phân tươi của người và gia súc để bón ruộng, nuôi cá. Một nghiên cứu quan sát mô tả được tiến hành để xác định tình trạng nhiễm ấu trùng sán lá trên 4 loài cá thu mua tại một số siêu thị, cửa hàng tại Hà Nội gồm 52 các mẫu cá ngừ, cá hồi, cá nhệch, cá mực và 92 mẫu của 6 loại cá nước ngọt gồm cá chép, cá diếc, cá rô phi, cá tép dầu, cá thiểu, cá mương thu mua tại Hồ Thác Bà Yên Bái để xét nghiệm cho thấy, trong 144 mẫu cá được xét nghiệm, có 50% (72/144) mẫu cá nhiễm ấu trùng SLGN C. sinensis gồm 5/6 loài cá nước ngọt được xét nghiệm là cá chép, cá diếc, cá tép dầu, cá thiểu, cá mương. Điều tra 10 loại cá nước ngọt được bán tại các chợ ở thành phố Hà Nội thì có 7 loài bị nhiễm ấu trùng nang của SLGN là cá rô phi, cá trắm, cá trôi, cá chép, cá giếc, cá chuối, cá trê, với tỉ lệ nhiễm trung bình là 5,2% trong đó thấp nhất là cá rô phi nhiễm 1,7%, cao nhất là cá giếc nhiễm 21,7%. Tất cả các chợ điều tra (5 chợ) đều có cá nhiễm ấu trùng nang của SLGN, trong đó chợ Văn Điển có tới 7 loài cá nhiễm ấu trùng nang của SLGN. Như vậy, ở Hà Nội cũng có thể bị nhiễm SLGN nếu ăn cá chưa nấu chín và nhiễm chéo khi sử dụng chung dụng cụ chế biến


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 204 trang tài liệu này.

thức ăn sống và thức ăn chín dùng ăn ngay có nhiễm ấu trùng nang của SLGN [27, 28,32].

Tỉ lệ nhiễm ấu trùng nang SLGN ở cá nước ngọt vẫn cao trong cộng đồng là do một số địa phương vùng đồng bằng ven biển Bắc bộvẫn còn tồn tại thói quen ăn gỏi cá và dùng phân tươi của người, gia súc bón ruộng, nuôi cá.Việc sử dụng phân tươi của người hoặc gia súc để bón ruộng nuôi cá ở những địa phương người dân có thói quen ăn gỏi cá và có nhiễm SLGN làm phát tán mầm bệnh SLGN trong cộng đồng và là lý do làm cho SLGN vẫn tồn tại dai dẳng trong cộng đồng. Nguồn cá bị nhiễm ấu trùng nang SLGN này được tiêu thụ ở địa phương và đem đi bán tại các chợ ở những vùng khác kể cả thành phố nên nguy cơ bị nhiễm SLGN là có thể xẩy ra với tất cả mọi người nếu không áp dụng các biện pháp dự phòng bằng cách sử dụng riêng dụng cụ chế biến thức ăn sống và thức ăn chín. Do vậy, cần triển khai can thiệp bằng TTGDSK nhằm hướng dẫn người dân trong cộng đồng không sử dụng phân tươi của người, gia súc bón ruộng, nuôi cá vì làm như vậy sẽ phát tán mầm bệnh SLGN ra môi trường và vệ sinh ăn uống bằng ăn chín, uống sôi không ăn gỏi cá, cá sống hoặc nấu chưa chín, sử dụng riêng dụng cụ chế biến thức ăn sống và thức ăn chín.

Đánh giá hiệu quả can thiệp cộng đồng phòng, chống nhiễm sán lá gan nhỏ của người dân tại thị trấn Rạng Đông, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định năm 2009 - 2012 - 15

4.1.3. Loài sán lá gan nhỏ ký sinh ở người dân thị trấn Rạng Đông

Kết quả nghiên cứu này, đã thu thập được 26 mẫu sán, sán thu thập được đãi từ phân của những đối tượng nghiên cứu có cường độ nhiễm SLGN cao, trong đó 20 mẫu sán được dùng cho xác định loài bằng hình thái học. Kết quả đo kích thước và quan sát hình thái nội quan của 20 mẫu sán cho kết quả, sán có mầu đỏ nhạt, nâu hoặc tía; cơ thể sán thuôn dẹt và mảnh dài, phần trước hẹp, sau tù; giác miệng ở đầu thân, giác bụng nằm ở phần ba trước cơ thể; hầu được kế tiếp bằng thực quản; hai nhánh ruột kéo dài về mút sau cơ thể; hai tinh hoàn phân nhánh hình cành cây, nằm một trước một sau ở phần sau cơ thể; ống bài tiết thẳng; tuyến noãn hoàng nằm bên ngoài 2 nhánh ruột; buồng trứng nằm ngay phía trên tinh hoàn; tử cung phát triển, gấp khúc nhiều lần, nằm ở khoảng giữa buồng trứng và giác bụng, chứa đầy trứng. Kích thước cơ thể nằm trong khoảng 10 -25 mm x 3-4 mm, căn cứ vào khoá phân loại của Viện Sốt rét – Ký sinh – Côn trùng Trung ương xác định về hình thái học


SLGN trưởng thành thu được ở người dân tại thị trấn Rạng Đông, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định là Clonorchis sinensis (Eukaryota; Metazoa; Platyhelminthes; Trematoda; Digenea; Opisthorchiida; Opisthorchiata; Opisthorchioidea; Opisthorchiidae; Clonorchis). Kết quả phân loại sán trưởng thành ở người bằng hình thái học này tương tự nghiên cứu của Trương Tiến Lập trên loài SLGN ở tỉnh Nam Định và Đặng Thị Cẩm Thạch ở tỉnh Ninh Bình là loài C. sinensis [46, 62]. Ở Việt Nam, nhiều thập kỷ trước đây đã có thông báo về hình thái tồn tại C. sinensis O. felineus, nhiều nghiên cứu đã khẳng định bằng hình thái học ở miền bắc tồn tại C. sinensis và miền nam tồn tại loài O. viverrini (tạm thời quy ước từ vĩ tuyến 17 trở ra là miền Bắc, từ vĩ tuyến 17 trở vào là miền Nam) [29,33]. Bằng hình thái học Nguyễn Văn Chương, Nguyễn Văn Đề và cộng sự năm 1997 đã xác định loài O. viverrini tại tỉnh Phú Yên [12]. O. viverrini được tìm thấy ở ít nhất 8 tỉnh phía nam như Phú Yên, Bình Định, Đăk Lăk, Đà Nẵng, Quảng Nam, Khánh Hoà với tỉ lệ nhiễm tương ứng là 36,9%, 11,9%, 7,6%, 0,3%, 4,6%, 1,4% [29]. Các mẫu SLGN đã được thu thập từ bệnh nhân thông qua điều trị đặc hiệu và đãi phân khi điều trị từ các tỉnh miền Bắc như Ninh Bình, Thanh Hoá, Nam Định, Bắc Giang, Hoà Bình, Hà Tây, Hà Nam, Quảng Ninh, Nghệ An, Đồng Nai (người từ tỉnh Nam Định di cư vào) đã được xác định là C. sinensis. Các mẫu SLGN trưởng thành thu thập được trên người Việt Nam ở các tỉnh: Phú Yên, Bình Định, Quảng Nam, Thừa Thiên- Huế, Đắc Lắc được xác định là O. viverrini [34]. Tuy nhiên, hiện nay có một vấn đề đặt ra ở đây là có sự giao lưu và biến động dân cư của hai miền bắc và nam, bệnh nhân có thể mang mầm bệnh từ miền bắc vào miền nam và ngược lại. Trong khi vật chủ trung gian truyền bệnh SLGN sẵn có ở cả hai miền và đến một lúc nào đó hai loài SLGN ở nước ta sẽ phân bố xen kẽ nhau, pha lẫn với nhau. Điều tra ngẫu nhiên trên 10 huyện thị của tỉnh Hòa Bình, tỉ lệ nhiễm SLGN là 5% nhưng phân bố ở 10/10 huyện thị. Đa nhiễm 2 loại ký sinh trùng trở lên chiếm 60,6% (ở đồng bằng đa nhiễm 80%) [22]. Do vậy, việc tiếp tục nghiên cứu xác định loài SLGN ở người tại các vùng khác nhau nhằm giúp cho việc chẩn đoán và điều trị có hiệu quả SLGN.


Việc xác định thành phần loài sán lá ở người tại Việt Nam chủ yếu dựa vào đặc điểm hình thái học nhưng để xác định chính xác loài SLGN hiện đang có ở thị trấn Rạng Đông và xác định có hay không sự lai tạp ngoại loài, nghiên cứu của chúng tôi tiếp tục xác định thành phần loài SLGN bằng sinh học phân tử và kết quả thu được các giải trình tự nucleotid và acid amin của mẫu nghiên cứu được so sánh với các chuỗi mẫu cox1 của Trung Quốc và Triều Tiên. So sánh trình tự 446 nucleotid và 148 acid amin trong đoạn gen cox1 của SLGN trưởng thành Clonorchis spp trên người tại Nam Định (CsNgND) với C. sinensis Trung Quốc (CsCN), C.sinensisTriều Tiên (CsKor) và đồng thời so sánh với các loài khác như Fasciola gigantica ở người Việt Nam (FgVN) và Fasciola hepatica ở Australia (FhAus). Trình tự nucleotid và acid amin C. sinensis của Trung Quốc và Triều Tiên hoàn toàn giống nhau (mức độ tương đồng 100%). Trình tự nucleotid của 2 chủng

C. sinensis thu thập từ người ở Nam Định có sai khác với C. sinensis Trung Quốc và Triều Tiên ở vị trí thứ 69 và 441 (mức độ tương đồng 99,6%). Như vậy, sán lá gan trưởng thành thu thập từ người tại thị trấn Rạng Đông, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định là C. sinensis thuộc họ Opisthorchiidae. Trong khi đó, các loài sán lá gan lớn (F. gigantica ở Việt Nam và F. hepatica ở Australia) so với chủng C. sinensis của Trung Quốc và Triều Tiên có mức độ sai khác là 23,1-23,3% về nucleotid và 19% về acid amin, đó là sai khác ngoại loài. Vị trí của C. sinensis Việt Nam trong cây phả hệ (C. sinensis Việt Nam nằm cùng nhóm với C. sinensis Trung Quốc và Triều Tiên). Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với đặc điểm phân bố SLGN ở Việt Nam có tính khu vực: các tỉnh miền Bắc nhiễm chủ yếu là C. sinensis, các tỉnh miền trung Tây Nguyên, Nam bộ nhiễm Opisthorchis viverrini [7].

4.1.4. Loài sán lá gan nhỏ ký sinh ở cá nước ngọt nuôi tại thị trấn Rạng Đông

Trong nghiên cứu này, 35 ấu trùng sán trong 6 loài cá nước ngọt nuôi tại ao nhà của các đối tượng nghiên cứu gồm cá rô phi, cá trôi, cá chép, cá chuối, cá mè và cá diếc. Kết quả quan sát cho thấy, các ấu trùng sán thu được có hình elíp, kích thước nằm trong khoảng 0,15-0,17 mm x 0,13 – 0,15 mm. Gần như cân bằng 2 giác bụng và giác miệng, các hạt nền có màu xám rải đều trên cơ thể. Tuyến bài tiết hình chữ O chiếm phần lớn phía sau cơ thể. Các đặc điểm hình thái học này phù hợp với


phân loại loài ấu trùng sán là thuộc loài Clonorchis sinensis theo khoá phân loại của Viện Sốt rét – Ký sinh trùng–Côn trùng Trung ương [6].

Bên cạnh việc sử dụng hình thái học để phân loại ấu trùng nang SLGN trong nghiên cứu này chúng tôi còn sử dụng kỹ thuật sinh phân tử để thẩm định ấu trùng nang SLGN trên cá. Giải trình tự gen Cox1 của ấu trùng nang SLGN trên cá so sánh với chủng chuẩn Việt Nam và quốc tế. Kết quả các mẫu ấu trùng nang SLGN trên cá tại thị trấn Rạng Đông được thẩm định bằng sinh học phân tử (kỹ thuật PCR với hệ gen ty thể) là loài C. sinensis, hệ số tương đồng về nucleotid là 98,9% và axit amin là 100% so với loài C. sinensis của Trung Quốc và Triều Tiên và so với C. sinensis trên người tại Thanh Hoá và Nam Định thì hệ số tương đồng về nucleotit của mẫu nghiên cứu là 99,3% và tương đồng về axit amin là 100%. Kết quả giải trình trình tự nucleotit và axit amin của ấu trùng nang SLGN trên cá xác định loài ấu trùng SLGN là C. sinensis. Như vậy, trong nghiên cứu nàyđã xác định loài ấu trùng SLGN ở cá nước ngọt là C. sinensis.

4.2. Thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành phòng, chống nhiễm sán lá gan nhỏ và một số yếu tố liên quan đến nhiễm sán lá gan nhỏ của người dân tại thị trấn Rạng Đông, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định

4.2.1 Thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành phòng, chống nhiễm sán lá gan nhỏ của người dân trước can thiệp

Kết quả nghiên cứu này cho thấy:

Về kiến thức, thái độ phòng, chống bệnh sán lá gan nhỏ của người dân:

Nghiên cứu cho thấy, tỉ lệ người dân biết về bệnh SLGN còn thấp chỉ có 33,5% số người được phỏng vấn từ 15 tuổi trở lên có biết về bệnh SLGN, tỉ lệ này không khác nhau về giới nhưng khác nhau về trình độ học vấn và nghề nghiệp, những người có trình độ học vấn trên tiểu học có biết về bệnh SLGN nhiều hơn những người có trình độ học vấn tiểu học (39,2% so với 3,7%), người dân làm nghề khác biết về bệnh SLGN nhiều hơn những người có nghề làm ruộng (70,4 so với 30,4%), tỉ lệ người dân biết về bệnh SLGN giảm dần theo nhóm tuổi, những người ở nhóm tuổi từ 15 đến 19 tuổi có tỉ lệ biết về bệnh SLGN cao nhất (72%) và thấp nhất ở nhóm tuổi trên 60 tuổi (12%). Kết quả tỉ lệ biết về bệnh SLGN ở nghiên cứu


này thấp hợn so với kết quả nghiên cứu tại xã Nga An, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa nơi có 46,5% những người từ 15 tuổi trở lên có biết về bệnh SLGN [39] và thấp hơn so với nghiên cứu tại xã Mỹ Quang, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định, cho kết quả 47,7% có kiến thức về bệnh SLGN [68], tỉ lệ biết về bệnh SLGN ở học sinh lớp 9, ở xã Mường Lạn, tỉnh Sơn La là 55,8% [69] và nghiên cứu thực trạng và nhận thức của sinh viên văn bằng hai đại học dược Hà Nội về bệnh sán lá gan nhỏ cho thấy, có 79,2% sinh viên có biết về bệnh SLGN [54]. Như vậy, có thể nói rằng tỉ lệ biết về bệnh SLGN tỉ lệ thuận với trình độ học vấn những người có trình độ học vấn cao có tỉ lệ hiểu biết về bệnh SLGN cao hơn, đặc biệt hiện nay các chương trình giáo dục cho học sinh THCS, sinh viên (sinh viên các trường đại học Dược có môn học Ký sinh trùng học) đều có nội dung phòng, chống giun, sán cho học sinh, sinh viên. Do vậy, học sinh và sinh viên có tỉ lệ biết về bệnh SLGN nhiều hơn những người có trình độ tiểu học hoặc không biết chữ. Điều này phù hợp với kết quả của các nghiên cứu khác khi tỉ lệ hiểu biết về bệnh SLGN tăng theo trình độ học vấn.

Trong nghiên cứu này cho thấy, chỉ có 28,2% người dân từ 15 tuổi trở lên trước can thiệp biết đúng đường lây truyền bệnh SLGN. Tỉ lệ hiểu biết không khác nhau về nhóm tuổi, giới tính, nghề nghiệp (p>0,05) nhưng khác nhau về trình độ học vấn, những người có trình độ học vấn trên THCS biết đúng đường lây truyền bệnh SLGN cao hơn những người có trình độ THCS và tiểu học (45,7% so với 22,8% và 0,0%), p<0,05. Tỉ lệ người dân có hiểu biết đúng về đường lây truyền bệnh SLGN (28,2%) trong nghiên cứu này thấp hơn so với nghiên cứu thực trạng và nhận thức của sinh viên văn bằng hai đại học Dược Hà Nội về bệnh SLGN trong đó có 89,4% sinh viên có hiểu biết đúng về đường lây truyền của bệnh SLGN (lây truyền qua đường tiêu hoá, do ăn phải cá có chứa ấu trùng SLGN còn sống) [54], nghiên cứu cắt ngang bằng phỏng vấn 82 cán bộ quản lý tại 4 xã ven biển huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình, cho thấy tỉ lệ cán bộ quản lý cho rằng đường lây truyền của bệnh SLGN là ăn thịt cá nhúng tái chiếm tỷ lệ cao nhất (89,0%)[60] và nghiên cứu tại xã Mỹ Quang, Huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định, có 62,7% đối tượng biết đúng đường lây truyềnbệnh SLGN [68].

Xem tất cả 204 trang.

Ngày đăng: 28/03/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí