Hiệu Quả Can Thiệp Cộng Đồng Phòng, Chống Sán Lá Gan Nhỏ Ở Người Dân Tại Thị Trấn Rạng Đông, Huyện Nghĩa Hưng, Tỉnh Nam Định Sau 2 Năm Can Thiệp


Kết quả bảng 3.15 cho biết một số yếu tố thực hành phòng, chống SLGN liên quan đến nhiễm SLGN ở người dân thị trấn Rạng Đông, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định trước can thiệp như sau:

Ăn gỏi cá, cá sống hoặc cá nấu chưa chín: Những người có ăn gỏi cá, cá sống hoặc cá nấu chưa chín có khả năng hiễm SLGN cao gấp 66,3 lần (OR = 66,3; p < 0,01) so với những người không ăn gỏi cá, cá sống hoặc cá nấu chưa chín.

Dùng chung dụng cụ chế biến thức ăn sống và chín: Những người có dùng chung dụng cụ chế biến thức ăn sống và chín có khả năng nhiễm SLGN cao gấp 2,9 lần (OR = 2,9; p < 0,01) so với những người dùng riêng dụng cụ chế biến thức ăn sống và chín.

Dùng phân tươi của người hoặc gia súc để bón ruộng, nuôi cá: Những người có dùng phân tươi của người hoặc gia súc để bón ruộng, nuôi cá có khả năng nhiễm SLGN cao gấp 6,5 lần (OR = 6,5; p < 0,01) so với những người không dùng phân tươi của người hoặc gia súc để bón ruộng, nuôi cá.

3.3. Hiệu quả can thiệp cộng đồng phòng, chống sán lá gan nhỏ ở người dân tại thị trấn Rạng Đông, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định sau 2 năm can thiệp

3.3.1. Xây dựng mô hình can thiệp lồng ghép hoạt động phòng, chống nhiễm sán lá gan nhỏ dựa vào cộng đồng

3.3.1.1. Xây dựng tổ chức, tập huấn nguồn nhân lực

Mô hình lồng ghép (hình 2.2) dựa trên các đơn vị, tổ chức có sẵn đó là Ban Chỉ đạo liên ngành An toàn vệ sinh thực phẩm của thị trấn Rạng Đông để chỉ đạo hoạt động phòng, chống SLGN với sự tham gia của các tổ chức liên quan gồm: Uỷ ban nhân dân thị trấn Rạng Đông giữ vai trò chính trong việc chỉ đạo phối hợp liên ngành giữa y tế cơ sở với các ban, ngành, đoàn thể, tổ chức chính trị -xã hội, tổ chức xã hội và nhà trường trên địa bàn can thiệp. Nghiên cứu sinh, các chuyên gia về ký sinh trùng (các thầy hướng dẫn và cán bộ bộ môn Ký sinh trùng của trường Đại học Y Hà Nội, Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Trung ương), Trạm trưởng Trạm y tế thị trấn Rạng Đông giữ vai trò thường trực điều phối các hoạt động phòng, chống bệnh SLGN.


Trong hơn 2 năm từ 10/2009 đến 6/2012 được sự cho phép của Uỷ ban nhân dân thị trấn Rạng Đông, sự hợp tác của Trung tâm y tế huyện Nghĩa Hưng, nghiên cứu sinh cùng nhóm nghiên cứu, các chuyên gia của trường Đại học Y Hà Nội, Chi Cục an toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Nam Định, Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương và Trạm y tế thị trấn Rạng Đông đã xây dựng mô hình lồng ghép hoạt động phòng, chống nhiễm SLGN dựa vào cộng đồng (hình 2.2).

Các hoạt động phòng, chống bệnh SLGN được thực hiện dưới sự chỉ đạo của Ban Chỉ đạo liên ngành An toàn vệ sinh thực phẩm của thị trấn Rạng Đông sau 2 năm can thiệp đã thu được những kết quả như sau.

Bảng 3.16. Kết quả đào tạo nhân lực cho công tác phòng, chống sán lá gan nhỏ


Đối tượng được tập huấn

Số lượng người

tham gia

Cán bộ trạm y tế

8

Y tế thôn

12

Cán bộ lãnh đạo chính quyền, ban ngành, đoàn thể

6

Tổng cộng

26

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 204 trang tài liệu này.


Bảng 3.16 cho kết quả đào tạo nhân lực nòng cốt cho can thiệp phòng, chống SLGN được nghiên cứu sinh và các chuyên gia về ký sinh trùng của Đại học Y Hà Nội thực hiện đã tập huấn cho 26 cán bộ trạm y tế, y tế thôn và cán bộ đứng đầu các ban, ngành, đoàn thể tại địa phương trước khi triển khai chương trình (sau đây gọi tắt là cán bộ y tế cơ sở và cộng tác viên), đây là nhóm nòng cốt của chương trình can thiệp. Trong quá trình triển khai thực hiện can thiệp có 01 cán bộ trạm y tế đã được tập huấn nhưng vì lý do chuyển công tác đã không tham gia tiếp tục chương trình và thay đổi mới 03 cán bộ y tế thôn, tuy nhiên 03 cán bộ y tế thôn mới được thay này đã được bàn giao công việc từ các cán bộ y tế thôn cũ và được tập huấn để cập nhật các kiến thức để tham gia chương trình. Như vậy, trong quá trình triển khai can thiệp chỉ còn 25 người là cán bộ trạm y tế và cộng tác viên tham gia đến khi kết thúc chương trình can thiệp. Nội dung tập huấn cho các cán bộ y tế và cộng tác viên của chương trình can thiệp chủ yếu tập trung nâng cao hiểu biết về


bệnh SLGN, cách phòng, chống bệnh SLGN và các kỹ năng truyền thông, giáo dục sức khỏe trong phòng, chống SLGN.

3.3.1.2. Các hoạt động truyền thông, giáo dục sức khỏe phòng, chống sán lá gan nhỏ đã triển khai sau 2 năm can thiệp

Bảng 3.17. Hoạt động can thiệp thông qua kênh truyền thông trực tiếp tại thị trấn Rạng Đông, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định


Nội dung


Đơn vị tính

Số lượng

Tập huấn kiến thức và kỹ năng truyền thông cho các

thành viên ban chỉ đạo liên ngành ATVSTP thị trấn



Tập huấn cho cán bộ trạm y tế thị trấn: 01 buổi/quý x 2

năm x 8 người (do 01 cán bộ trạm y tế chuyển công tác).

lượt người

54

Tập huấn cho cán bộ y tế thôn: 01 buổi/ quý x 2 năm x 12

người.

lượt người

83

Tập huấn lãnh đạo ban, ngành, đoàn thể tham gia chương

trình can thiệp: 01 buổi/ quý x 2 năm x 6 người.

lượt người

42

Lồng ghép chủ đề phòng chống SLGN vào sinh hoạt

của tổ chức đoàn thể trên địa bàn thị trấn Rạng Đông



Hội Nông dân thị trấn có lồng ghép nội dung phòng,

chống SLGN định kỳ: 01 buổi/ quý x 2 năm x 875 hội viên


lượt người


5.769

Hội Phụ nữ thị trấn có lồng ghép nội dung phòng, chống

SLGN định kỳ: 01 buổi/quý x 2 năm x 1806 hội viên

lượt người

10.458

Hội Người cao tuổi thị trấn có lồng ghép nội dung phòng,

chống SLGN định kỳ: 01 buổi/ quý x 2 năm x 792 hội viên


lượt người


5.536

Đoàn TNCSHCM có lồng ghép nội dung phòng, chống

SLGN định kỳ: 01 buổi/ quý x 2 năm x 92 đoàn viên.

lượt người

635



Nội dung


Đơn vị tính

Số lượng

Tuyên truyền, phổ biến cho học sinh và phụ huynh học sinh về nguyên nhân, tác hại và cách phòng, chống SLGN vào các dịp khai giảng và bế giảng năm học tại 01 trường tiểu học, 01 trường THCS, 01 trường THPT trên

địa thị trấn: 2 buổi/năm x 03 trường x 2 năm


Buổi


12

Họp Ban chỉ đạo liên ngành về vệ sinh an toàn thực phẩm của thị trấn có lồng ghép nội dung triển khai và đánh giá kết quả hoạt động can thiệp phòng chống SLGN: 01

buổi/ quý x 2 năm.


Buổi


8

Thăm và tư vấn tại hộ gia đình về phòng chống bệnh

SLGN

lượt người

1.360


Bảng 3.17 cho kết quả của hoạt động can thiệpTTGDSK phòng,chống SLGN thông qua kênh truyền thông trực tiếp bằng tập huấn cho cán bộ y tế cơ sở và cộng tác viên là lãnh đạo các đoàn thể ở địa phương gồm: Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Người cao tuổi, Đoàn TNCSHCM gồm 24 buổi; Phổ biến nội dung phòng, chống SLGNlồng ghép vào các buổi sinh hoạt định kỳ của các chi Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Người cao tuổi, Đoàn TNCSHCM trên địa bàn thị trấn tổng số gồm 32 buổi; Nói chuyện về phòng, chống SLGN cho học sinh và phụ huynh học sinh vào các dịp khai giảng và bế giảng năm học tại các trường học trên địa bàn thị trấn tổng số gồm 12 buổi; Họp Ban chỉ đạo liên ngành về vệ sinh an toàn thực phẩm của thị trấn có lồng ghép nội dung triển khai và đánh giá kết quả hoạt động can thiệp phòng chống SLGN tổng số gồm 8 buổi; Thăm và tư vấn cho người dân phát hiện có nhiễm SLGN và người dân là đối tượng nghiên cứu can thiệp tổng số là

1.360 lượt. Tóm lại, sau 2 năm can thiệp bằng TTGDSK đã có 76 buổi tập huấn, sinh hoạt có nội dung phòng, chống SLGN và 1.360 lượt thăm hỏi, tư vấn về phòng, chống SLGN cho đối tượng tham gia chương trình can thiệp.


Bảng 3.18. Hoạt động can thiệp thông qua kênh truyền thông gián tiếp tại thị trấn Rạng Đông, tỉnh Nam Định

Nội dung

Đơn vị

tính

Số

lượng

Số lần phát thanh trên loa truyền thanh của thị trấn: có 03 chiến dịch gồm: (1) chiến dịch thứ nhất trong 01 tháng (từ 15/4-15/5); (2) Trong dịp tết, lễ hội 01 tháng (1/1 – 1/2); (3)

Trong dịp trung thu 01 (từ 15/8 -15/9): 2 lần/ tuần x 2 năm.


Lần phát thanh


48

Số tờ áp phích được treo tại trạm y tế (01 tờ), trường học (03

tờ), chợ (06 chợ).

Tờ

10

Số sách mỏng được phát

Quyển

100

Số tờ rơi đã phát

Tờ

1.200

Số chiến dịch vệ sinh môi trường: 01đợt /năm x 11 khu dân

Chiến dịch

22


Bảng 3.18 cho kết quả của hoạt động can thiệp TTGDSK phòng, chống SLGN thông qua kênh truyền thông gián tiếp trong 2 năm bằng: Phổ biến các kiến thức phòng, chống bệnh SLGN qua hệ thống truyền thanh của thị trấn theo chiến dịch 3 lần trong năm vào tháng 12, tháng 4 và tháng 9 với tổng số 24 lần phát thanh trên loa truyền thanh của thị trấn; Treo Pano về phòng, chống bệnh SLGN theo nội dung đã được Viện Sốt rét – Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương thiết kế tại nơi công cộng gồm: bảng tin của 03 trường học (01 trường trung học phổ thông, 01 trường trung học cơ sở, 01 trường tiểu học); 06 chợ và trạm y tế thị trấn tổng số gồm 10 áp phích được treo thường xuyên nếu bị hư hỏng sẽ được dán lại; Phát 100 sách mỏng cho các tổ chức đoàn thể (Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Người cao tuổi, Đoàn TNCSHCM), y tế cơ sở (trạm y tế và y tế thôn), để phát ở trạm y tế cho người dân nếu quan tâm sẽ được phát gồm: sách mỏng hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh giun sándo Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Trung ương thiết kế nội dung; các sách mỏng gồm: Sổ tay hướng dẫn phòng, chống ngộ độc thực phẩm và bệnh truyền qua thực phẩm tại tuyến y tế cơ sở; Tài liệu kiểm soát ngộ độc thực phẩm và bệnh truyền qua thực phẩm; Sán lá gan nhỏ do Cục An toàn


vệ sinh thực phẩm và chuyên gia ký sinh trùng của Đại học Y Hà Nội thiết kế nội dung; Phát 1.200 tờ rơi có nội dung phòng, chống sán lá gan nhỏ do Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Trung ương thiết kế nội dung và tờ rơi 10 nguyên tắc vàng chế biến thực phẩm an toàn do Cục An toàn thực phẩm thiết kế cho cho các đối tượng nghiên cứu và người đứng đầu Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Người Cao tuổi, Hội Cựu chiến binh, Đoàn TNCSHCM để tuyên truyền về phòng, chống nhiễm SLGN và các biện pháp vệ sinh ăn uống, vệ sinh môi trường nhằm giảm tỉ lệ nhiễm SLGN trong cộng đồng. Phát động chiến dịch vệ sinh môi trường tập trung vào làm sạch nhà vệ sinh và khu vực xung quanh nhà vệ sinh, vệ sinh đường làng, ngõ xóm nhằm quản lý và xử lý tốt phân của người và động vật tại 11 khu dân cư trên địa bàn thị trấn Rạng Đông, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định trong 02 năm.

3.3.2. Hiệu quả can thiệp truyền thông, giáo dục sức khoẻ phòng, chống nhiễm sán lá gan nhỏ sau 2 năm can thiệp

Sau 2 năm can thiệp cộng đồng bằng TTGDSK phòng, chống SLGN cho người dân tại thị trấn Rạng Đông, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định đã ghi nhận sự thay đổi về kiến thức, thái độ, thực hành của người dân về phòng, chống SLGN một cách rõ rệt theo hướng có lợi cho sức khoẻ của người dân và cộng đồng cụ thể như sau:

Bảng 3.19. Hiểu biết của người dân về phòng, chống SLGN trước và sau can thiệp



Nội dung kiến thức

Trước can thiệp

Sau can thiệp


CSHQ (%)

Giá trị p

( Mc Nemar test)

Số

lượng

%

Số

lượng

%

Số điều tra

340

337

Biết về bệnh SLGN

114

33,5

328

97,3

190,7

< 0,01

Biết tác hại SLGN

50

14,7

327

97,0

559,9

< 0,01

Biết về đường lây

truyền SLGN

96

28,2

331

98,2

248,2

< 0,01

Biết bệnh SLGN có thể

tái nhiễm

104

30,6

326

96,7

216,0

< 0,01



Nội dung kiến thức

Trước

can thiệp

Sau

can thiệp


CSHQ (%)

Giá trị p

( Mc Nemar

test)

Số

lượng

%

Số

lượng

%

Biết bệnh SLGN

phòng, chống được

107

31,5

335

98,5

212,7

< 0,01


Bảng 3.19 cho thấy kiến thức của người dân về phòng, chống SLGN đều tăng lên so với trước can thiệp và sự khác biệt đều có ý nghĩa thống kê với p < 0,01. Sau can thiệp hầu hết người dân (trên 96%) đều đã biết về bệnh SLGN, biết tác hại SLGN, biết lây nhiễm SLGN là qua đường tiêu hoá, biết bệnh SLGN có thể tái nhiễm, biết bệnh SLGN có thể phòng chống lần lượt tăng 97,3%; 97,0%; 98,2%; 96,7% và 98,5% so với trước can thiệp 33,5%; 14,7%; 28,2%; 30,6% và 31,5% với chỉ số hiệu quả lần lượt190,7%; 560,5%; 248,2%; 216,0% và 212,7%. Chỉ số hiệu quả cao nhất là việc tăng hiểu biết về tác hại của SLGN (560,5%).

Bảng 3.20. Thái độ của người dân về phòng, chống SLGN trước và sau can thiệp



Nội dung

Trước

can thiệp

Sau

can thiệp


CSHQ (%)


Giá trị p

( Mc

Nemar test)

Số lượng


Tỉ lệ

%


Số lượng


Tỉ lệ

%

Số điều tra (n)

340

337



Thái độ đồng tình đưa ra lời

khuyên không ăn gỏi cá, cá nấu chưa chín


45


13,2


330


97,9


641,7


< 0,01

Thái độ đồng tình cho rằng

nhiễm SLGN là nguy hiểm

112

32,9


330


97,9

197,6

< 0,01

Ủng hộ việc phòng chống SLGN

61

17,9

331

98,2

450,3

< 0,01


Bảng 3.20 trên cho thấy thái độ của người dân về phòng, chống SLGN đều tăng lên so với trước can thiệp và sự khác biệt đều có ý nghĩa thống kê với p < 0,01. Sau can thiệp hầu hết người dân (trên 98%) đều có thái độ đồng tình nên đưa ra lời khuyên không ăn gỏi cá, cá nấu chưa chín; thái độ đồng tình cho rằng nhiễm SLGN là nguy hiểm; ủng hộ cho việc phòng, chống SLGN lần lượt tăng 97,9%; 97,9%; 98,2% so với trước can thiệp 13,2%; 32,9%; 17,9% với chỉ số hiệu quả 641,7%; 197,6%; 450,3%. Chỉ số hiệu quả cao nhất là thay đổi thái độ trong việc đồng tình nên đưa ra lời khuyên không ăn gỏi cá, cá nấu chưa chín (641,7%).



CSHQ

87%

1289%

88%

100%


Biều đồ 3 10 Thực hành của người dân khi nghi ngờ nhiễm sán lá gan nhỏ 1

Biều đồ 3.10. Thực hành của người dân khi nghi ngờ nhiễm sán lá gan nhỏ trước và sau can thiệp

Biểu đồ 3.10 trên cho thấy, thực hành của người dân khi nghi ngờ nhiễm SLGN sau can thiệp đều thay đổi theo hướng có lợi cho sức khoẻ so với trước can thiệp và sự khác biệt đều có ý nghĩa thống kê với p < 0,01 (Mc Nemar test). Sau can thiệp người dân tự đi mua thuốc uống khi nghi ngờ nhiễm bệnh SLGN giảm đi so với trước can thiệp (58,2% giảm xuống còn 7,4%) với chỉ số hiệu quả 87%. Đồng

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 28/03/2024