Đánh giá hiệu quả các dự án quốc tế Lâm nghiệp rút ra bài học làm cơ sở khoa học cho việc quản lý Dự án quốc tế - 1


Bộ giáo dục và đào tạo bộ nông nghiệp & ptnt Trường đại học lâm nghiệp


PHạM VĂN THOạI


Đánh giá hiệu quả các dự án quốc tế Lâm nghiệp rút ra bài học làm cơ sở khoa học cho việc quản lý các Dự án quốc tế


LUậN VĂN THạC Sỹ KHOA HọC LÂM NGHIệP


Hà tây, 2006

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 115 trang tài liệu này.


Bộ giáo dục và đào tạo bộ nông nghiệp & ptnt Trường đại học lâm nghiệp

Đánh giá hiệu quả các dự án quốc tế Lâm nghiệp rút ra bài học làm cơ sở khoa học cho việc quản lý Dự án quốc tế - 1


PHạM VĂN THOạI


Đánh giá hiệu quả các dự án quốc tế Lâm nghiệp rút ra bài học làm cơ sở khoa học cho việc quản lý các Dự án quốc tế


Chuyên ngành: Lâm học

Mã số: 60.62.60


LUậN VĂN THạC Sỹ KHOA HọC LÂM NGHIệp


Người hướng dẫn khoa học: ts. nguyễn phú hùng


Hà tây, 2006

Lời cam đoan


Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu hoàn toàn trung thực và không trùng lặp với bất cứ một công trình nghiên cứu nào khác. Tất cả các thông tin số liệu trong luận văn đảm bảo tính khách quan, khoa học, dựa trên kết quả khảo sát thực tế, các tài liệu tham khảo có nguồn gốc và xuất xứ rò ràng.

Lời cảm ơn

Tôi xin trân trọng cảm ơn Tiến sỹ Nguyễn Phú Hùng, giáo viên hướng dẫn khoa học, đã hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn và hoàn thành luận văn này.

Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy cô trong Ban giám hiệu nhà trường, các thầy cô trong khoa Sau Đại học Trường Đại học Lâm nghiệp

đã truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu và tạo mọi điều kiện tốt nhất để tôi hoàn thành khoá học cũng như giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.

Tôi xin gửi lời cảm ơn các đồng nghiệp của tôi

đang làm việc tại Ban quản lý các Dự án Lâm nghiệp và các đồng nghiệp đang làm việc tại Vụ Hợp tác Quốc tế Bộ NN&PTNTđã trả lời các câu hỏi phỏng vấn cũng như cung cấp cho tôi những tư liệu có liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu của luận văn.

Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn các thành viên trong gia đình, bạn bè, các anh chị học viên lớp Cao học Khoá 11 Lâm nghiệp đã

động viên giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn.



1.1. Tính cấp thiết của đề tài

Chương 1

Tổng quan

Tài nguyên rừng Việt Nam vô cùng quý giá đối với nền kinh tế quốc dân, cùng với thời gian tài nguyên rừng Việt Nam biến đổi không ngừng qua các thời kỳ lịch sử. Các giai đoạn có những đặc trưng và thay đổi cụ thể như sau:

- Giai đoạn từ năm 1943 đến 1993: là giai đoạn mà tài nguyên rừng Việt Nam biến đổi theo chiều hướng suy thoái nghiêm trọng. Theo số liệu kiểm kê rừng toàn quốc năm 1943 Việt Nam có khoảng 14,3 triệu ha và độ che phủ rừng là 43%, đến năm 1993 diện tích rừng trên toàn quốc chỉ còn 8,6 triệu ha và độ che phủ chỉ còn khoảng 23%. Trong vòng 50 năm Việt Nam đã mất đi khoảng 5,7 triệu ha rừng, thay vào đó là những diện tích đất trống đồi núi trọc và diện tích rừng còn lại cũng có chất lượng rất thấp. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến sự mất rừng nói trên: Do chiến tranh, đốt nương làm rẫy, khai thác quá mức…. Một lý do quan trọng nữa là ở giai đoạn này nền kinh tế nước ta đang gặp rất nhiều khó khăn, chúng ta phải gia sức khai thác tài nguyên để

đổi lấy ngoại tệ chính vì vậy mà tài nguyên rừng bị mất đi là không thể tránh khỏi.

- Giai đoạn từ 1993 đến nay: Là giai đoạn phục hồi tài nguyên rừng. Theo số liệu kiểm kê rừng toàn quốc năm 2005 thì diện tích rừng nước ta tăng lên 12,6 triệu ha và độ che phủ là 37% so với 8,6 triệu ha và độ che phủ 23% năm 1993 diện tích rừng của nước ta đã tăng được 4 triệu ha trong vòng 10 năm. Thành quả này là do sự quan tâm đầu tư đúng mức của nhà nước đối với ngành Lâm nghiệp và một phần đóng góp rất quan trọng là sự hợp tác quốc tế trong lĩnh vực Lâm nghiệp của Việt nam với các tổ chức phi chính phủ quốc tế và các nước trên thế giới. Các dự án hợp tác quốc tế trong lĩnh vực phát triển lâm nghiệp này không những đóng góp vào sự phát triển tài nguyên rừng mà còn góp phần nâng cao đời sống nhân dân, phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường của các vùng có dự án và trên toàn quốc. Không những thế các dự


án hợp tác quốc tế vào Việt Nam đã làm thay đổi lại quan điểm của ngành lâm nghiệp Việt Nam. Từ chỗ phát triển kinh tế lâm nghiệp lấy khai thác gỗ làm chủ đạo, nay chuyển sang phát triển Lâm nghiệp xã hội theo quan điểm sử dụng hợp lý tài nguyên rừng lấy con người làm trung tâm của mọi sự phát triển.

Hiện nay ngành Lâm nghiệp Việt Nam đã và đang nhận được sự hỗ trợ phát triển từ chính phủ các nước như: Nhật Bản, Đức, Thuỵ Điển, Đan Mạch, Hà Lan và các tổ chức đa phương như Ngân hàng phát triển Châu á (ADB), Ngân hàng Thế giới (WB) và Liên minh Châu Âu (EU) thông qua các chương trình dự án. Tuy nhiên hiệu quả của từng dự án là rất khác nhau về mức độ đạt

được, nó do nhiều nguyên nhân như hệ thống thể chế chính sách của Việt Nam và chính sách của các nhà tài trợ còn nhiều bất cập, những văn bản đầu vào của từng dự án đến sự chuẩn bị, việc thực thi, giám sát và đánh giá trong quá trình thực hiện dự án. Việc tìm kiếm nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng kém hiệu quả của các dự án để khắc phục trong quản lý các dự án là rất cần thiết.

Một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến các dự án Quốc tế Lâm nghiệp chưa đạt hiệu quả cao như mong muốn là tính phức tạp và nhiều hợp phần của một dự án. Các dự án Lâm nghiệp thường được thiết kế với một phạm vi hoạt động rộng lớn, nhiều vùng, nhiều tỉnh và những vùng được chọn

để thực thi dự án lại là các vùng sâu vùng xa vùng đặc biệt khó khăn, số người tham gia dự án là rất lớn, trong khi đó năng lực quản lý dự án ở cấp địa phương còn nhiều hạn chế, chính vì vậy rất khó có thể đạt được các mục tiêu

đã được đề ra. Tính phức tạp của một dự án còn thể hiện ở chỗ các dự án liên quan đến nhiều cơ quan quản lý, nhiều ngành khác nhau vì các dự án đầu tư này mang tính đầu tư phát triển tổng hợp với hàng trăm hoạt động khác nhau. Ví dụ như dự án Khu vực lâm nghiệp do ADB tài trợ có 12 hợp phần, dự án Vùng đất ngập nước ven biển do WB tài trợ với 7 hợp phần trong đó có 13 tiểu


hợp phần. Các ban ngành chuyên môn khác mặc dù không tham gia trực tiếp vào quản lý các hợp phần của dự án nhưng họ lại tham gia vào hầu hết các hoạt động của dự án như thiết kế hoặc thẩm định thiết kế, xây dựng các tiêu chuẩn định mức, giám sát thi công và nghiệm thu các đầu tư cơ sở hạ tầng và xây lắp của dự án. Tuy rằng các cơ quan ban ngành làm đúng chức năng nhiệm vụ của họ nhưng các cơ quan này thường gặp khó khăn trong việc nắm bắt các yêu cầu của nhà tài trợ (đặc biệt là các sở chuyên ngành của tỉnh), nên cũng đã làm chậm tiến độ và hiệu quả của dự án.

Các vấn đề nêu trên đây đã đặt ra một yêu cầu cấp thiết cần phải có những nghiên cứu đánh giá tổng hợp các dự án quốc tế Lâm nghiệp đã và

đang thực hiện ở Việt nam từ trước tới nay để làm cơ sở khoa học cho quá trình quản lý các dự án quốc tế Lâm nghiệp trong tương lai tại Việt nam. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá hiệu quả các dự án quốc tế Lâm nghiệp rút ra bài học làm cơ sở khoa học cho việc quản lý các Dự án quốc tế”.

1.2. Lịch sử nghiên cứu

1.2.1. Những nghiên cứu trên thế giới về đánh giá hiệu quả trong lĩnh vực Lâm nghiệp

Năm 1974, giáo sư John E – Gunter trường đại học tổng hợp thuộc bang Michigan - Mỹ đã xuất bản giáo trình: “Những vấn đề cơ bản trong đánh giá đầu tư Lâm nghiệp”. Đây là một giáo trình tương đối hoàn chỉnh về cơ sở và các chỉ tiêu đánh giá. Các chỉ tiêu đánh giá mà giáo trình đề cập tới là: Lãi xuất đơn, lãi kép, thời gian và năm chiết khấu. Các chỉ tiêu này cho phép đánh giá hiệu quả kinh doanh rừng về các mặt kinh tế, xã hội và môi trường. Nó đã

được vận dụng trong công tác đánh giá hiệu quả kinh doanh rừng hiện tại trên thế giới.

Năm 1979, tổ chức nông lương thế giới (FAO) đã cho ra mắt giáo trình “phân tích các dự án Lâm nghiệp” của Hans M – Gregersen và Amoldo H –


Contresal. Tất cả các địa phương mà tổ chức FAO đã đầu tư dự án trồng rừng và phát triển lâm nghiệp đều dùng tài liệu này làm cơ sở để đánh giá hiệu quả các dự án Lâm nghiệp đặc biệt là đối với các nước đang phát triển.

Nhìn chung, đánh giá hiệu quả kinh doanh Lâm nghiệp về mặt phương pháp luận là tương đối hoàn chỉnh và ngày càng phổ cập ở nhiều quốc gia trên thế giới.

Tại Philipin (1974) đã tiến hành đánh giá hiệu quả dự án trang trại trồng rừng nguyên liệu giấy của các hộ gia đình cho loài cây mọc nhanh Albizzia Falcataria, thuộc công ty công nghiệp giấy Philipin (PICOP). Hiệu quả dự án trồng rừng được đánh giá theo hai mặt là hiệu quả tài chính và hiệu quả kinh tế. Còn hiệu quả về mặt xã hội và sinh thái môi trường chưa được quan tâm

đánh giá đầy đủ. Tuy vậy, công trình này đã được làm tài liệu minh hoạ và giảng dạy ở nhiều nước trong khu vực và ở Việt nam.

Theo số liệu lưu trữ của TREE CD – ROM (Cab International for Asia) từ năm 1939 đến năm 1995, có rất nhiều công trình đánh giá hiệu quả kinh tế trong Lâm nghiệp. Trong đó có 19 công trình đánh giá hiệu quả kinh tế cho lâm nghiệp nhiệt đới, đặc biệt có 9 công trình đánh giá hiệu quả các dự án trồng rừng. Nhưng những công trình này chỉ tập trung đánh giá hiệu quả các biện pháp kỹ thuật lâm sinh như: Đánh giá hiệu quả cải thiện gen cây trồng,

đánh giá hiệu quả biện pháp phòng chống cháy rừng ở Anh, đánh giá hiệu quả bón phân cho trồng rừng ở Đức…

Trên đây là những nghiên cứu về đánh giá hiệu quả các dự án của các tác giả trên thế giới, các công trình này chỉ tập trung đánh về các mặt kinh tế, xã hội, sinh thái - môi trường và các biện pháp kỹ thuật lâm sinh, chưa có một công trình nào đề cập tới việc đánh giá hiệu quả của các dự án trong lĩnh vực quản lý áp dụng cho từng quốc gia cụ thể.

Xem tất cả 115 trang.

Ngày đăng: 22/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí