KCN cũng không đầy đủ, suất sinh lợi trên một đơn vị diện tích đất công nghiệp còn quá thấp.
3.3.2.3. Dự báo xu thế phát sinh chất thải rắn nguy hại
Chất thải rắn y tế thông thường
Tổng lượng CTRYT thông thường năm 2010 là khoảng 2771 kg/ngày, năm 2015 là 3828 kg/ngày, dự báo năm 2020 khoảng 4941 kg/ngày. Như vậy trong vòng 10 năm từ năm 2010 đến năm 2020, lượng CTR y tế thông thường trên địa bàn TP Đà Nẵng tăng khoảng 1,8 lần.
Chất thải rắn y tế nguy hại
Tổng lượng chất thải rắn y tế nguy hại năm 2010 là khoảng 532,94 kg/ngày, năm 2015 là 696 kg/ngày, dự báo năm 2020 khoảng 941,9 kg/ngày. Như vậy trong vòng 10 năm từ năm 2010 đến năm 2020, lượng CTR y tế nguy hại trên địa bàn TP Đà Nẵng tăng khoảng 1.8 lần. Lượng CTR y tế nguy hại chiếm khoảng 15% tổng lượng CTR y tế trên toàn địa bàn tỉnh.
Bảng 3.14: Khối lượng CTRYT phát sinh Đà Nẵng đến năm 2020
Đơn vị | Năm | |||
2010 | 2015 | 2020 | ||
Số giường bệnh toàn tỉnh | Giường | 2842 | 3480 | 4118 |
Số giường bệnh tuyến tỉnh | Giường | 2132 | 2610 | 3088 |
Số giường bệnh tuyến huyện | Giường | 710 | 870 | 1030 |
Phát sinh CTRYT tuyến tỉnh | Kg/giường/ngày | 1.1 | 1.2 | 1.3 |
Phát sinh CTRYT tuyến huyện | Kg/giường/ngày | 0.6 | 0.8 | 0.9 |
Tỉ lệ CTNH y tế tuyến tỉnh | % | 20 | 20 | 20 |
Tỉ lệ CTNH y tế tuyến huyện | % | 15 | 15 | 15 |
Có thể bạn quan tâm!
- Đánh Giá Hiện Trạng, Diễn Biến Tình Hình Phát Sinh Chất Thải Rắn Tại Thành Phố Đà Nẵng
- Thành Phần Của Chất Thải Công Nghiệp Ở Thành Phố Đà Nẵng
- Dự Báo Lượng Phát Sinh Chất Thải Rắn Đến Năm 2020
- Xây Dựng Các Chính Sách Nhằm Hoàn Thiện Công Tác Thu Gom Và Vận Chuyển Chất Thải Tại Thành Phố Đà Nẵng
- Đánh giá hiện trạng và đề xuất các định hướng quản lý chất thải rắn tại thành phố Đà Nẵng - 10
- Đánh giá hiện trạng và đề xuất các định hướng quản lý chất thải rắn tại thành phố Đà Nẵng - 11
Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.
Đơn vị | Năm | |||
2010 | 2015 | 2020 | ||
Lượng CTRYT tuyến tỉnh | Kg/ngày | 2345.2 | 3132 | 4014.4 |
Lượng CTRYT tuyến huyện | Kg/ngày | 426 | 696 | 927 |
Lượng CTRYTNH tuyến huyện | Kg/ngày | 63.9 | 69.6 | 139.05 |
Lượng CTRYTNH toàn tỉnh | Kg/ngày | 532.94 | 696 | 941.93 |
Lượng CTRYT toàn tỉnh | Kg/ngày | 2771.2 | 3828 | 4941.4 |
Chất thải y tế nguy hại Chất Thải y tế thông thường
Tấn/ngày
6000
5000
4000
3000
2000
1000
0
2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020
Hình 3.17: Dự báo lượng CTRYT phát sinh trên địa bàn TP.Đà Nẵng
Hình 3.18: Dự báo lượng CTR nguy hại phát sinh trên địa bàn TP.Đà Nẵng
3.4. Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn đến năm 2020
3.4.1. Nghiên cứu, xây dựng và ban hành các chính sách liên quan đến quản lý chất thải rắn:
3.4.1.1. Xây dựng các chính sách giảm thiểu chất thải và tái sử dụng tại nguồn:
- Nghiên cứu, đề xuất và ban hành chính sách cấm sử dụng túi nilon khó phân hủy tại các siêu thị và trung tâm thương mại trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
- Nghiên cứu, đề xuất và ban hành chính khuyến khích sử dụng các túi sử dụng nhiều lần, các túi nilon thân thiện với môi trường trong hoạt động kinh doanh buôn bán tại các chợ, các cơ sở du lịch dịch vụ trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
- Ban hành chính sách hạn chế cấp phép đối với những dự án sản xuất túi nilon không thân thiện với môi trường.
- Xây dựng và ban hành các chính sách ưu đãi nhằm khuyến khích việc đăng ký nhãn xanh đối với các sản phẩm công nghiệp nhằm giảm phát thải việc sử dụng, phát sinh chất thải cả về số lượng và độc tính của chất thải.
- Xây dựng và thành lập các trung tâm trao đổi chất thải tại các khu công nghiệp trên địa bàn thành phố.
- Hoàn thiện các quy định bảo vệ môi trường trong lĩnh vực quản lý chất thải rắn trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
3.4.1.2. Xây dựng các quy định về hoạt động tự nguyện nhằm giảm thiểu chất thải và tái sử dụng tại nguồn:
a. Khuyến khích các hoạt động giảm thiểu chất thải và tái sử dụng tại nguồn của tư nhân.
Trong hệ thống quản lý chất thải rắn của thành phố Đà Nẵng chưa đề cập đến lĩnh vực thu hồi và tái chế chất thải và xem đó là một hoạt động hoàn toàn độc lập của một bộ phận tư nhân năng động. Hiện nay hoạt động thu hồi và tái chế các phế liệu là việc làm tự phát, không có tổ chức, chưa có một cơ quan nào của thành phố chịu trách nhiệm quản lý toàn diện việc thu hồi và tái sử dụng chất thải nên hiệu qủa kinh tế chưa cao, đặc biệt là một số phế liệu độc hại, lây nhiễm lẫn trong thành phần chất thải công nghiệp và chất thải bệnh viện cũng được thu hồi và tái sử dụng gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng tới sức khoẻ cộng đồng. Hầu hết các cơ sở sản xuất tái chế phế liệu đều là loại hình tư nhân, cá thể. Cơ sở vật chất còn nghèo nàn, lạc hậu, các phương pháp tái chế còn quá thô sơ nên thành phẩm có giá trị chưa cao, mặt khác điều kiện làm việc của công nhân trong các cơ sở chế biến phế thải còn rất nặng nhọc, vất vả, không vệ sinh gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của người lao động và môi trường xung quanh khu vực. Hiện nay hoạt động thu hồi các phế liệu từ chất thải rắn được tiến hành chủ yếu như sau:
- Vật liệu phế thải được thu hồi tại nguồn phát sinh bởi người phát sinh chất thải hoặc người nhặt rác song song với quá trình thu gom là quá trình thu hồi phế thải từ nguồn chất thải rắn.
- Thu hồi phế thải tại bãi chôn lấp chất thải rắn Khánh Sơn.
- Thu hồi phế thải tại các cơ sở sản xuất công nghiệp trong quá trình thu gom rác công nghiệp.
Thành phần các phế liệu được thu hồi và tái sinh tại thành phố Đà Nẵng chủ yếu là các kim loại, nhựa cứng, cao su, giấy, bìa các tông, da giày, vải vụn và thực
phẩm đã dùng thừa, rau quả có thể thu lượm để chăn nuôi gia súc, chất thải từ các cơ sở chế biến hải sản, thực phẩm.
Tỷ lệ chất thải được thu hồi và tái sử dụng hiện nay vào khoảng từ 5-7% lượng rác thải hàng ngày.
Sau khi thu hồi tại nguồn phát sinh hoặc ở các vị trí tập trung rác thải, các phế thải được tái sử dụng như sau:
- Các phế liệu là kim loại như sắt, đồng, nhôm được bán lại cho các cơ sở tái chế kim loại thành các thành phẩm hoặc nguyên liệu bán thành phẩm.
- Các chai thuỷ tinh nguyên vẹn được rửa sạch và bán cho các cơ sở thương nghiệp làm vật liệu chứa các chất lỏng. Thuỷ tinh vỡ bán cho các cơ sở chế biến thuỷ tinh.
- Cao su phế thải được bán cho các lò gạch làm nguyên liệu đốt lò.
- Giấy vụn sạch có thể bán cho các quầy hàng làm giấy gói đồ.
- Bìa các ton và giấy vụn được tái chế thành giấy làm vỏ hộp.
- Vải vụn giặt sạch có thể bán cho các cơ sở rửa xe.
- Nhựa cứng dùng để tái chế.
Trong điều kiện xử lý chất thải rắn còn nhiều khó khăn như hiện nay, hoạt động thu gom phế thải đã góp phần làm giảm khối lượng rác đưa tới bãi chôn lấp, tạo việc làm, tạo nguồn thu nhập cho những người lao động trong nghề thu gom và tái chế chất thải, tiết kiệm cho xã hội nguồn nguyên liệu có giá trị đáng kể, nhất là các nguyên liệu như nhựa, nhôm, đồng v..v.
b. Phát triển mô hình “Mái nhà xanh” của phụ nữ với 03 tiêu chí: “Mái nhà xanh - 05 không”, “Mái nhà xanh - 03 sạch” (sạch nhà - sạch bếp - sạch phố) và “Mái nhà xanh - 2T” (Tiết kiệm và tận dụng). Đây là mô hình có 02 tiêu chí về môi trường, đã triển khai cho 100% chi tổ hội thực hiện, bước đầu thành lập Câu lạc bộ “Mái nhà xanh”, “Ngày chủ nhật - 2T”, “Quầy hàng xanh”, “Quầy hàng xanh 2 sạch”, “Quầy hàng xanh 2T”. Đây là một mô hình lý tưởng và bền vững cho mọi
gia đình, góp phần tạo nên một xã hội văn hóa, văn minh và xây dựng thành phố môi trường.
c. Phát triển mô hình “Phụ nữ hạn chế sử dụng túi nilông”, với mục đích hạn chế ô nhiễm đối với rác thải khó phân hủy, xây dựng thói quen tiết kiệm trong tiêu dung. Hội phụ nữ thành phố đã triển khai mô hình này năm 2010 tại xã Hòa Tiến với nhiều hoạt động như: tập huấn, nói chuyện tuyên truyền, vận động tiểu thương sử dụng hạn chế, hỗ trợ trồng cây lấy lá gói thực phẩm, tổ chức sinh hoạt, văn nghệ…Mô hình này đã bắt đầu nhân rộng trên địa bàn quận Cẩm Lệ năm 2011.
3.4.2. Đề xuất các biện pháp nhằm tăng cường công tác phân loại CTR tại nguồn
Hiện nay, thành phố Đà Nẵng chưa thực hiện thành công phân loại rác thải tại nguồn nên chưa áp duṇ g và triển khai maṇ h . Do đó, thành phố nhận thức rằng:
Rác thải sinh hoạt không được phân loại tại nguồn sẽ gây khó khăn cho việc xử lý rác
Trong thực tế sinh hoạt ăn uống của con người, các thực phẩm để nấu/chế biến hoặc thức ăn thừa, vỏ hoa quả khi bị vứt làm rác thải thì đều được đựng vào những hộp/túi nhựa cứng, ni lông v.v… Ở một số nước đang phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng dân chúng thường có thói quen vứt rác thải sinh hoạt chưa được phân loại vào các thùng rác để các Công ty Môi trường Đô thị đến thực hiện thu gom, xử lý. Công tác xử lý rác thải sẽ gặp rất nhiều khó khăn với thành phần rác thải phức tạp và chưa được phân loại, vì vậy công nghệ xử lý được lựa chọn là đem chôn tất cả tại bãi rác mà không thể tận dụng cho các mục đích khác.
Việc chôn này đã gây tác hại đáng kể cho môi trường sống của cộng đồng:
+ Tốn diện tích đất rất lớn để chôn rác.
+ Gây mùi hôi thối, ô nhiễm môi trường sống cho dân chúng sống cạnh bãi chôn lấp rác.
+ Phát sinh một lượng nước rỉ rác rất lớn làm ô nhiễm chất lượng nước mặt, nước ngầm, môi trường không khí...
+ Bãi chôn lấp rác tồn tại lâu dài là mối hiểm họa về môi trường của khu vực.
Rác thải sinh hoạt không được phân loại sẽ làm tổn hao đáng kể nguồn tài nguyên quý giá của con người
Việc rác thải sinh hoạt không được phân loại và tất cả đều đem chôn lấp đã làm lãng phí rất các loại vật liệu có khả năng tái chế, tái sử dụng.
Một ví dụ điển hình là nếu rác thải được phân loại, phần rác thải hữu cơ sẽ được ủ tạo phân compost sử dụng trong nông nghiệp, các phần có thể tái chế như bao nilon, nhựa, kim loại … sẽ được dùng làm nguyên liệu cho các ngành công nghiệp tái chế. Nếu không thực hiện phân loại rác thải thì hầu hết các lợi ích này sẽ bị mất đi một cách lãng phí.
Rác thải hữu cơ sinh hoạt sẽ rất khó được tận dụng tái chế thành phân hữu cơ nếu không được phân loại tại nguồn
Hiện nay ở một số nước, ngay cả ở nước ta đã và đang chú trọng đầu tư những nhà máy hoặc xí nghiệp xử lý và tái chế rác thải sinh hoạt nhằm tạo ra được một lượng phân hữu cơ đồng thời giảm thiểu diện tích chôn rác và ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, hiệu quả xử lý và chế biến phân hữu cơ từ rác thải sinh hoạt hỗn hợp như vậy rất thấp vì những nguyên nhân sau:
+ Đầu tư nhà máy và thiết bị xử lý, chế biến rác thải quá lớn. Các rác thải hỗn hợp được chuyên chở cả về nhà máy, phải qua thiết bị dây chuyền chọn, nhặt các chất thải vô cơ, nhựa, giấy ni lông; sàng lọc các loại than xỉ, đất, cát. Sau khi ủ lại tiếp tục sàng lọc chất vô cơ còn lại.
+ Việc tuyển chọn các chất vô cơ từ rác thải hỗn hợp không triệt để, đặc biệt còn lại rất nhiều các chất độc tố, kim loại nặng ảnh hưởng đến chất lượng phân hữu cơ sau tái chế.
+ Tốn kém hai lần chuyên chở các chất vô cơ: cùng rác thải hữu cơ từ nơi thu gom đến nhà máy và từ nhà máy đến nơi chôn rác.
+ Nếu chế biến phân hữu cơ từ rác thải sinh hoạt hỗn hợp ở quy mô nhỏ tại gia đình hoặc theo cụm dân cư lại càng khó vì không có công nhặt các chất vô cơ; nếu ủ cả rác thải hỗn hợp thì không đảm bảo công nghệ ủ phân hữu cơ. Đây cũng là
lý do hiện nay ở nhiều nơi dân cư vẫn tồn tại những bãi rác, đống rác không thể tái chế được thành phân hữu cơ, ngược lại chúng gây hôi thối, ô nhiễm môi trường sống của cộng đồng và làm ảnh hưởng đến cảnh quan các khu dân cư.
Vì vậy, để công tác xử lý CTR tại thành phố Đà Nẵng có hiệu quả nhất thiết phải Ban hành quy định của thành phố Đà Nẵng về thực hiện phân loại chất thải tại nguồn. Các đối tượng có liên quan bao gồm: hộ gia đình, cơ sở công nghiệp, các cơ sở du lịch dịch vụ, cơ sở y tế.
3.4.3. Truyền thông, nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ môi trường nói chung và quản lý CTR trên địa bàn thành phố Đà Nẵng nói riêng
- Tuyên truyền thực hiện, tổ chức lại và nhân rộng mô hình “Phân loại rác thải hộ gia đình” do phụ nữ thực hiện:
+ Tổ chức lại mô hình phân loại CTR tự phát xưa nay được thực hiện ngay từ nguồn phát sinh, tại các nơi lưu trữ rác hoặc ngay tại bãi chôn lấp;
+ Xây dựng mạng lưới tuyên truyền viên tích cực từ thành phố đến tận phường/xã, thôn/tổ dân phố về công tác bảo vệ môi trường nói chung và quản lý chất thải rắn nói riêng.
- Tuyên truyền rộng rãi, thường xuyên trên các phương tiện thông tin đại chúng, hướng dẫn dư luận trong việc khuyến khích, cổ vũ các hoạt động bảo vệ môi trường; tuyên truyền, giáo dục thông qua sinh hoạt thường kỳ của các tổ chức quần chúng ở cơ sở, tạo phong trào thi đua, xây dựng nếp sống mới trong khu dân cư; xuất bản và phổ biến sâu rộng các tài liệu tuyên truyền, hướng dẫn bảo vệ môi trường nói chung và công tác quản lý chất thải rắn nói riêng phù hợp với từng đối tượng và từng địa bàn;
- Đưa chương trình giáo dục môi trường vào các cấp học mầm non, phổ thông, đại học và các loại hình đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ của các tổ chức chính trị, xã hội, các hội nghề nghiệp;