Đánh giá hiện trạng và đề xuất các định hướng quản lý chất thải rắn tại thành phố Đà Nẵng - 1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

*********


NGUYỄN MINH PHƯƠNG


ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC ĐỊNH HƯỚNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG


Chuyên ngành: Môi trường trong phát triển bền vững (Chương trình đào tạo thí điểm)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.


LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

Đánh giá hiện trạng và đề xuất các định hướng quản lý chất thải rắn tại thành phố Đà Nẵng - 1


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS Trần Yêm


Hà Nội, năm 2012

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 5

DANH MỤC CÁC BẢNG 6

DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ 7

MỞ ĐẦU 8

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 12

1.1. Tổng quan chung về chất thải rắn 12

1.1.1. Khái niệm về chất thải rắn 12

1.1.2. Phân loại chất thải rắn 12

1.2. Tổng quan về nguồn phát sinh các loại CTR 13

1.2.1. Nguồn phát sinh chất thải rắn sinh hoạt 13

1.2.2. Nguồn phát sinh chất thải rắn công nghiệp 17

1.2.3. Nguồn phát sinh chất thải rắn nguy hại 17

1.3. Tổng quan về tình hình phát sinh, xử lý và quản lý chất thải rắn trên thế giới 19

1.3.1. Tổng quan chung 19

1.3.2. Tình hình quản lý CTR tại một số nước trên thế giới 21

1.4. Các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến quản lý chất thải rắn..24 1.5. Tổng quan về thành phố Đà Nẵng 27

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 29

2.1. Đối tượng nghiên cứu 29

2.2. Nội dung nghiên cứu 29

2.3. Phương pháp nghiên cứu 29

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 34

3.1. Đánh giá hiện trạng, diễn biến tình hình phát sinh chất thải rắn tại thành phố Đà Nẵng 34

3.1.1. Chất thải rắn sinh hoạt 34

3.1.2. Chất thải rắn công nghiệp 40

3.1.3. Chất thải rắn y tế 45

3.2. Hạn chế trong thu gom, xử lý CTR hiện nay ở thành phố Đà Nẵng 49

3.3. Dự báo lượng phát sinh chất thải rắn đến năm 2020 50

3.3.1. Cơ sở dự báo tình hình phát sinh chất thải rắn đến năm 2020 của thành phố Đà Nẵng 50

3.3.2. Kết quả dự báo xu thế phát sinh chất thải rắn 54

3.4. Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn đến năm 2020 60

3.4.1. Nghiên cứu, xây dựng và ban hành các chính sách liên quan đến quản lý chất thải rắn: 60

3.4.2. Đề xuất các biện pháp nhằm tăng cường công tác phân loại CTR tại nguồn 63

3.4.3. Truyền thông, nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ môi trường nói chung và quản lý CTR trên địa bàn thành phố Đà Nẵng nói riêng 65

3.4.4. Xây dựng các chính sách nhằm hoàn thiện công tác thu gom và vận chuyển chất thải tại thành phố Đà Nẵng 66

3.4.5. Giải pháp về khoa học và công nghệ 66

3.4.6. Đầu tư tài chính cho công tác thu gom, vận chuyển, xử lý và quản lý CTR tại thành phố Đà Nẵng 67

3.4.7. Tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực quản lý CTR 68

3.4.8. Tăng cường thanh tra, kiểm tra một cách toàn diện 68

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 69

1. Kết luận 69

2. Kiến nghị 69

TÀI LIỆU THAM KHẢO 71

PHỤ LỤC 72

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


3R : Giảm thiểu – Tái chế - Tái sử dụng;

CTR : Chất thải rắn;

CTRCN : Chất thải rắn công nghiệp; CTRNH : Chất thải rắn nguy hại; CTRSH : Chất thải rắn sinh hoạt; CTRYT : Chất thải rắn y tế; QLCTR : Quản lý chất thải rắn; UBND : Ủy ban nhân dân.

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1. Các nguồn phát sinh các loại chất thải rắn 15

Bảng 3.1. Tình hình phát sinh chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố Đà Nẵng 34

Bảng 3.2: Thành phần rác thải sinh hoạt ở thành phố Đà Nẵng 36

Bảng 3.3. Thu gom rác thải sinh hoạt khu dân cư 39

Bảng 3.4: Thành phần của chất thải công nghiệp ở thành phố Đà Nẵng 43

Bảng 3.5: Số lượng cơ sở y tế Đà Nẵng 45

Bảng 3.6: Lượng rác thải y tế tính toán được ở Đà Nẵng 46

Bảng 3.7: Thành phần chất thải rắn y tế ở Đà Nẵng 47

Bảng 3.8. Lượng CTR sinh hoạt đô thị phát sinh (kg/người/ngàyđêm) 51

Bảng 3.9. Khối lượng CTR phát sinh theo Quyết định số 04/2008 của Bộ Xây Dựng

.............................................................................................................................. 51

Bảng 3.10. Lượng phát sinh và tỷ lệ thu gom CTR đô thị 51

Bảng 3.11. Tình hình phát triển cơ sở y tế TP. Đà Nẵng 54

Bảng 3.12. Lượng phát thải CTRSH của TP. Đà Nẵng đến năm 2020 55

Bảng 3.13. Lượng phát thải CTR công nghiệp Đà Nẵng đến năm 2020 57

Bảng 3.14: Khối lượng CTRYT phát sinh Đà Nẵng đến năm 2020 58

DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ

Hình 1.1. Các nguồn phát sinh chất thải và phân loại chất thải 13

Hình 1.2. Bản đồ hành chính thành phố Đà Nẵng 28

Hình 3.1: Phương tiện thu gom trong ngò, hẻm 35

Hình 3.2. Thùng rác cỡ lớn 37

Hình 3.3. Xe chuyên dụng 37

Hình 3.4. Thùng rác Đà Nẵng 37

Hình 3.5: Quy trình thu gom rác thải bãi biển, sông hồ 38

Hình 3.6. Quy trình thu gom và vận chuyển rác thải sinh hoạt 39

Hình 3.7: Chất thải rắn công nghiệp, 2007 41

Hình 3.8: Biểu đồ lượng CTR công nghiệp được thu gom 41

Hình 3.9: Quy trình thu gom rác thải công nghiệp 44

Hình 3.10: Quy trình thu gom rác thải thủy sản 45

Hình 3.11: Quy trình thu gom rác thải y tế 47

Hình 3.12: Các loại chất thải y tế 48

Hình 3.13. Sơ đồ nguyên tắc dự báo nguy cơ ô nhiễm 50

Hình 3.14: Biểu đồ dự báo xu thế phát sinh CTRSH trên TP. Đà Nẵng đến năm2020

.............................................................................................................................. 56

Hình 3.15: Biểu đồ dự báo xu thế phát sinh CTR sinh hoạt thông thường và CTR sinh hoạt nguy hại thành phố Đà Nẵng đến năm 2020 56

Hình 3.16: Dự báo xu thế phát sinh CTR công nghiệp không nguy hại trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đến năm 2020 57

Hình 3.17: Dự báo lượng CTRYT phát sinh trên địa bàn TP.Đà Nẵng 59

Hình 3.18: Dự báo lượng CTR nguy hại phát sinh trên địa bàn TP.Đà Nẵng 60

MỞ ĐẦU

Bảo vệ môi trường đã trở thành vấn đề trọng yếu mang tính toàn cầu, ngày càng được nhiều quốc gia trên thế giới đặt thành quốc sách và trở thành nội dung quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội.

Bước vào thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, trong các năm qua kinh tế và xã hội nước ta phát triển với tốc độ cao . Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện và nâng cao một bước, song người dân cũng đã và đang phải đối mặt với những vấn đề môi trường rất bức xúc diễn ra hàng ngày hàng giờ.

Tại Việt Nam, sự thiếu đồng bộ trong quản lý cộng với sự gia tăng nhanh chóng của các loại chất thải rắn phát sinh như: chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại ở các địa phương đã và đang đặt ra nhiều thách thức đối với công tác bảo vệ môi trường hiện nay.

Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 được Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khoá XI kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005; được Chủ tịch nước ký Lệnh công bố số 29/2005/L-CTN ngày 12 tháng 12 năm 2005 và có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2006 đã có hẳn một chương với 17 điều (từ Điều 66 đến Điều 82) quy định về quản lý chất thải. Ngoài ra còn nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác liên quan đến quản lý chất thải rắn như: Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ về quản lý chất thải rắn; Quyết định số 2149/QĐ-TTg ngày 17 tháng 12 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050 và Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT ngày 14 tháng 4 năm 2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về quản lý chất thải nguy hại ...đây là các khung pháp lý cơ bản để đảm bảo cho việc quản lý chất thải rắn và chất thải nguy hại, đảm bảo cho công tác quản lý bảo vệ môi trường được thực thi một cách có hiệu quả, góp phần kiểm soát ô nhiễm, hướng đến mục tiêu phát triển bền vững.

Nguy cơ ô nhiễm môi trường do các chất thải gây ra đã và đang trở thành một vấn đề cấp bách trong công tác bảo vệ môi trường ở nước ta hiện nay nói chung

và thành phố Đà Nẵng nói riêng. Nguyên nhân của tình trạng trên một phần là do các ngành chức năng chưa thực sự quan tâm đến vấn đề quản lý, xử lý chất thải, bảo vệ môi trường mà chỉ tập trung phát triển kinh tế và đáp ứng nhu cầu của cuộc sống trước mắt. Một phần là do công tác dự báo xu hướng và tình hình phát sinh chất thải chưa được quan tâm đúng mức. Các ngành chức năng trong công tác BVMT không theo kịp xu hướng biến đổi nhanh chóng của môi trường.

Thành phố Đà Nẵng là đô thị lớn của khu vực miền Trung, có 6 quận và 02 huyện. Diện tích tự nhiên 1.256,2km2, trong đó diện tích đất liền là 951,2km2. Hiện nay, dân số Đà Nẵng khoảng 930.000 người. Thời gian qua, thành phố Đà Nẵng đã có những bước phát triển vượt bậc về kinh tế - xã hội, xây dựng cơ sở hạ tầng, chỉnh trang đô thị đã tạo cho thành phố có sự thay đổi lớn về diện mạo đô thị và nền kinh tế phát triển. Ngày 08/10/2010, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1866/QĐ-TTg phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội thành phố Đà Nẵng đến năm 2020; trong đó cơ cấu kinh tế của thành phố sẽ chuyển đổi theo hướng dịch vụ - công nghiệp, xây dựng - nông nghiệp; dự kiến cơ cấu kinh tế của thành phố đến năm 2020 là: Dịch vụ: 55,6%, công nghiệp và xây dựng: 42,8%; nông nghiệp: 1,6% và tốc độ tăng trưởng kinh tế 12-13%/năm. Một trong những mục tiêu về bảo vệ môi trường trong Quyết định này là trong giai đoạn 2011-2015 phải đẩy mạnh xã hội hóa công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn. Phân loại chất thải tại nguồn và phấn đấu 90% chất thải rắn sinh hoạt được thu gom, xử lý hợp vệ sinh. Đề án Xây dựng Đà Nẵng-thành phố Môi trường được UBND thành phố phê duyệt tại Quyết định số 41/2008/QĐ-UBND ngày 21/8/2008 cũng có cùng mục tiêu đối với công tác quản lý chất thải rắn.

Cùng với sự phát triển của thành phố, lượng chất thải rắn sinh hoạt không ngừng tăng lên (tăng 10%/năm). Năm 2011, trung bình một ngày có khoảng 650- 670 tấn. Công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn trong những năm qua đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể, góp phần giúp cho thành phố ngày càng sạch đẹp, được Bộ Tài nguyên và Môi trường trao tặng Giải thưởng môi trường Việt Nam năm 2011, Cộng đồng Khối ASEAN tặng giải thưởng “thành phố bền vững về

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 14/06/2022