Khái Quát Về Tiểu Vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long


lửa” nổi lên như những chiếc cột khổng lồ như các núi lửa Định Quán…Những núi lửa này là tài nguyên du lịch tự nhiên có giá trị, đặc biệt đối với loại hình du lịch nghiên cứu.

Những “núi đảo” do đá thể nền batolit cấu tạo nên đứng cô lập giữa những vùng tương đối bằng phẳng, đỉnh núi nhô lên khá cao và có sườn dốc. Điển hình của địa hình này là núi Bà Đen (Tây Ninh), Bà Rá (Bình Phước), núi Dinh, Minh Đạm (Bà Rịa-Vũng Tàu). Các núi này tạo nên những cảnh quan độc đáo với khí hậu mát mẻ quanh năm, có sức hấp dẫn lớn đối với du khách.

Các cao nguyên đất đỏ là những vùng đất phì nhiêu với các đồn điền cao su bạt ngàn tạo thành một cảnh quan nhân tạo đặc biệt với những hàng cây được trồng ngay hàng thẳng lối đều tăm tắp, những khu vườn cây ăn quả sum suê và những vùng cây công nghiệp với nhiều loại đa dạng và phong phú như cà phê, hồ tiêu, sắn, lạc, rau quả nhiệt đới và ôn đới,… Đây là những cảnh quan có sức hấp dẫn đối với du khách và là nguồn cung cấp rau quả và các sản phẩm khác cho du khách.

- Tài nguyên du lịch về sông, hồ, suối nước nóng, nước khoáng


Sông, hồ, suối nước nóng và nước khoáng là nguồn tài nguyên du lịch phong phú và hấp dẫn của vùng đã và đang được khai thác cho mục đích tham quan, nghỉ dưỡng, chữa bệnh, vui chơi giải trí và thể thao.

Hệ thống sông Đồng Nai khá phát triển và có mối liên hệ với hệ thống sông Mekong. Đây chính là điều kiện chủ yếu để hình thành các tuyến du lịch trên sông hấp dẫn của vùng.

Các hồ nước tự nhiên và nhân tạo cũng được khai thác phục vụ cho mục đích du lịch như hồ Dầu Tiếng (Tây Ninh), hồ Trị An (Đồng Nai),…

Nước khoáng của vùng này có giá trị cao đối với du lịch nghỉ dưỡng chữa bệnh. Các điểm nước khoáng Bình Châu, Phước Long,…nhất là suối khoáng nóng


Bình Châu ở Bà Rịa-Vũng Tàu có nhiệt độ trung bình khoảng 800C. Điểm nước khoáng này đã được khai thác phục vụ cho điều dưỡng chữa bệnh.

- Tài nguyên du lịch ở các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên


Vùng có 6 khu rừng đặc dụng, trong đó có 4 VQG là Cát Tiên (Đồng Nai), Bù Gia Mập (Bình Phước), Lò Gò-Xa Mát (Tây Ninh), Côn Đảo (Bà Rịa-Vũng Tàu); 01 khu bảo tồn thiên nhiên là Bình Châu-Phước Bửu (Bà Rịa-Vũng Tà) và 2 khu rừng văn hóa-lịch sử là Núi Bà Đen (Tây Ninh) và Núi Bà Rá (Bình Phước). Rừng ngập mặn Cần Giờ và VQG Cát Tiên được công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới. Đây là những khu vực có tiềm năng du lịch sinh thái lớn có thể khai thác phục vụ phát triển du lịch.

Các VQG ở vùng còn bảo tồn được diện tích rừng nguyên sinh khá lớn với nhiều loài động, thực vật nhiệt đới điển hình. Đây không chỉ là những điểm tham quan du lịch hấp dẫn mà còn là nơi lưu giữ tốt nhất nguồn gen động, thực vật bảo tồn sinh thái và đa dạng sinh học phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học và giáo dục….

۞ Tài nguyên du lịch nhân văn


- Các di tích lịch sử văn hóa


Những đặc thù về lịch sử, văn hóa của vùng cũng đã được phản ánh trong sự đa dạng và phong phú của hệ thống các di tích lịch sử văn hóa ở đây. Vùng ĐNB có 145 di tích được xếp hạng , bằng 5,9% số di tích xếp hạng của cả nước.

Trong số các di tích xếp hạng, có nhiều di tích đặc biệt quan trọng, có giá trị cao đối với du lịch. Vùng ĐNB nói riêng và vùng du lịch Nam Trung Bộ và Nam Bộ nói chung từ lâu đã nổi tiếng với các nền văn minh tiền sử và sơ sử. Tại Hàng Gòn-Xuân Lộc (Đồng Nai) các nhà khảo cổ đã phát hiện ra di tích của nền văn hóa thời đại đồ đá cũ cách ngày nay khoảng 3 vạn năm. Đặc biệt nhất là các di tích của nền văn minh Óc Eo-nền văn hóa vật chất Phù Nam- đã cho thấy sự phát triển cao


về mặt văn hóa của vùng đất này vào đầu công nguyên. Mặt khác, cũng cho thấy những ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ, của đạo Bà La Môn đã xâm nhập khá sớm vào nước ta. Thể hiện rõ nhất ở các khu di tích Cát Tiên. Đây là khu thánh địa Bà La Môn giáo có quy mô khá lớn của Vương quốc cổ Phù Nam nằm trong địa phận 2 tỉnh Đồng Nai và Lâm Đồng. Các chuyên gia Nhật Bản đã đánh giá khu di tích này có giá trị ngang tầm với khu di tích Ăngkor Vát của Campuchia. Đáng tiếc là hiện nay khu di tích này đã và đang trở thành mục tiêu phá hoại của những kẻ tìm vàng.

Trong các di tích lịch sử cách mạng và kháng chiến, đặc biệt quan trọng có các di tích liên quan đến cuộc đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh như khu bến cảng Nhà Rồng…và nhiều di tích gắn liền với cuộc chiến đấu chống Mỹ của quân dân Nam Bộ như khu căn cứ Trung ương cục ở Tây Ninh, địa đạo Củ Chi,…

- Lễ hội văn hóa dân gian


Ở vùng ĐNB , những lễ hội dân gian của người Việt vẫn mang tính thống nhất từ Bắc vào Nam, vẫn những lễ hội gắn với các nhân vật lịch sử, gắn với sản xuất nông nghiệp như lễ cầu mưa, lễ hội rước các Ông,…với những tín ngưỡng tôn giáo như lễ hội núi Bà Đen thờ Linh Sơn Thánh mẫu….

Đáng chú ý là có những lễ hội trung tâm thu hút rất đông khách hành hương tới dự như lễ hội Núi Dinh ở Bà Rịa-Vũng Tàu, lễ hội Núi Bà Đen ở Tây Ninh….

- Nghề thủ công truyền thống


Nghề thủ công ở vùng ĐNB tuy không nhiều nhưng cũng khá độc đáo. Tiêu biểu là nghề gốm sứ Biên Hòa, Đồng Nai không chỉ được ưa chuộng ở thị trường trong nước mà cả nước ngoài; nghề khảm tranh sơn mài ở TP.Hồ Chí Minh cũng rất phát triển.

- Bảo tàng và các cơ sở văn hóa nghệ thuật


Trên địa bàn vùng có một số bảo tàng quan trọng, là những điểm thu hút sự chú ý của khách tham quan như bảo tàng lịch sử, bảo tàng Quân đội,…ở TP.Hồ Chí Minh. Ngoài ra, ở mỗi tỉnh, mỗi địa phương đều có bảo tàng riêng của mình theo hệ thống ngành dọc văn hóa. Một đặc điểm cần lưu ý là trên địa bàn vùng có một số khu di tích, danh thắng có ý nghĩa như các bảo tàng ngoài trời. Đó là những di tích khảo cổ quan trọng ở thánh địa Cát Tiên, các mộ cổ người Mạ…hay những di tích cách mạng như nhà tù Côn Đảo,…

2.1.1.2. Khái quát về tiểu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

ĐBSCL là đồng bằng lớn thứ 3 trong số 34 đồng bằng lớn của thế giới (sau đồng bằng Amazon và đồng bằng sông Hằng – Bramapur). ĐBSCL là vùng đất quan trọng và giàu có của nước ta, về địa lý kinh tế có vị trí thuận lợi cho giao lưu phát triển. Trên đất liền, từ ĐBSCL qua các đường giao thông thủy bộ có thể nối liền với các nước Lào, Campuchia ở phía Tây và Tây Bắc rồi từ đó qua Thái Lan; về phía Đông và Đông Bắc có thể nối liền với vùng Đông Nam Bộ, Tây Nguyên và duyên hải Nam Trung Bộ của Việt Nam. Phía Đông và Tây Nam của ĐBSCL được bao bọc bởi vùng biển Đông với các tuyến đường biển, đường không quan trọng nối liền với các khu vực ASEAN, Úc và các quần đảo khác trong Thái Bình Dương.

ĐBSCL có đường bờ biển dài trên 700km với hải phận bao trùm cả phần phía Nam biển Đông và biển Tây (vịnh Thái Lan), có biên giới đường bộ với Campuchia dài trên 400km lại nằm cạnh TP.Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế, văn hóa lớn của cả nước và là đầu mối giao thông quan trọng nhất của Việt Nam tại khu vực phía Nam. Với vị trí như vậy, ĐBSCL có ý nghĩa rất quan trọng không những trong giao lưu kinh tế mà cả đối với quan hệ quốc tế, gìn giữ hòa bình với các nước lân cận và ổn định trong khu vực.

۞Tài nguyên du lịch tự nhiên

Châu thổ ĐBSCL là đồng bằng phù sa rộng lớn và bằng phẳng; tuy nhiên, vùng cũng có vài dãy núi sót (An Giang, Phú Quốc), xuất hiện ở giữa đồng bằng


rộng lớn; các dạng địa hình Karst (Hà Tiên) tạo nên cảnh quan độc đáo có sức hấp dẫn thu hút khách du lịch. Tạo điều kiện phát triển du lịch tham quan, khám phá và nghiên cứu.

Một dạng địa hình đáng chú ý nữa ở vùng này là các đảo lớn nhỏ ở các cửa sông. Dễ nhận thấy nhất là các đảo – cù lao, cồn như cù lao Dài (Vĩnh Long), cù lao Tròn, cù lao Nai (Sóc Trăng), cồn Lợi Quan (Tiền Giang),…Những đảo-cù lao lớn khó nhận ra hơn có phần đỉnh nằm ngay ở chỗ sông bắt đầu chia nhánh và đáy lồi ra phía biển như cù lao cực lớn giữa sông Tiền và sông Hậu là lãnh thổ của các tỉnh Vĩnh Long, Trà Vinh, một phần An Giang,…hay tỉnh Bến Tre là do 2 cù lao Minh, cù lao Bảo. Tạo điều kiện phát triển du lịch sinh thái, du lịch khám phá, du lịch homestay.

Với đường bờ biển dài khoảng 700km, vùng cũng có các bãi tắm khá đẹp như: Mũi Nai (Hà Tiên), Bãi Khem (Phú Quốc),…Tạo điều kiện phát triển du lịch tham quan, tắm biển, nghỉ dưỡng biển.

Sông Mekong bắt nguồn từ cao nguyên Tây Tạng ở độ cao hơn 5000m rồi chảy qua các nước Trung Quốc, Myanma, Lào, Campuchia qua Việt Nam rồi đổ vào biển Đông. Đây là hệ thống thủy văn độc đáo và hiếm có trong khu vực và trên thế giới. Giữa các sông Tiền, sông Hậu, sông Sài Gòn, sông Đồng Nai, sông Soài Rạp, sông Lòng Tàu có một hệ thống kênh rạch nối liền với nhau. Giữa các sông thiên nhiên còn có một hệ thống sông đào, thẳng góc với sông chính hợp thành mạng lưới đường thủy dày đặc, không chỉ có ý nghĩa về mặt kinh tế mà còn có giá trị về du lịch vì có sưc hấp dẫn với du khách. Đây là những điều kiện để phát triển du lịch sông nước, du lịch khám phá và du lịch nghiên cứu.

Vùng có 2 khu dự trữ sinh quyển (KDTSQ Kiên Giang và KDTSQ Cà Mau); 5 vườn quốc gia (VQG Mũi Cà Mau, VQG U Minh Thượng, VQG U Minh Hạ, VQG Tràm Chim và VQG Phú Quốc); 4 khu bảo tồn thiên nhiên, 3 khu bảo tồn loài, 7 khu bảo vệ sinh cảnh vầ 1 khu rừng nghiên cứu thực nghiệm khoa học: trung


tâm nghiên cứu ứng dụng rừng ngập mặn Minh Hải (Cà Mau). Đây là những điều kiện để phát triển du lịch sinh thái, du lịch khám phá và du lịch nghiên cứu.

۞Tài nguyên du lịch nhân văn

- Các di tích lịch sử văn hóa, hệ thống bảo tàng

Tuy ĐBSCL không có những di tích lịch sử tầm cỡ quốc tế như: Cố đô Huế, Hội An,…nhưng truyền thống văn hóa lâu đời tại khu vực cũng đã tạo dựng nên một di sản lớn lao, có giá trị khai thác du lịch.

Hiện toàn vùng có 120 di tích lích lịch sử-văn hóa-cách mạng được xếp hạng quốc gia.

Bên cạnh những di tích lịch sử cách mạng, những di tích văn hóa-tín ngưỡng cũng là những điểm thu hút khách mạnh mẽ của vùng.


Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy mức độ khai thác, phát triển du lịch văn hóa lịch sử vẫn chưa tương xứng với tiềm năng sẵn có của khu vực. Bởi bên cạnh những cơ hội và điều kiện thuận lợi, du lịch văn hóa lịch sử ĐBSCL còn phải đối mặt với những thách thức không nhỏ, đó là: Nhiều di sản văn hóa, cổ vật tồn tại hàng vạn năm đã và đang liên tục bị tác động bởi thời tiết, chiến tranh và các biến cố lịch sử, sự xâm hại của con người, hay trong quá trình tu bổ, tôn tạo lại xảy ra hư hỏng, thất lạc, mất mát và sai lệch so với di tích gốc; Nhiều giá trị văn hóa phi vật thể đang bị lãng quên, đội ngũ nghệ nhân dân gian đang bị mai một dần.

Bên cạnh đó, các điểm du lịch văn hóa lịch sử hầu như ở vùng sâu, vùng xa, cơ sở hạ tầng giao thông chưa thuận lợi; hoạt động du lịch tham quan các di tích lịch sử văn hóa còn mới nên chưa đồng bộ, hiệu quả thấp; quy hoạch một số điểm di tích trở nên lạc hậu, có nguy cơ bị phá vỡ và gây ô nhiễm môi trường; công tác quản lý di tích, văn hóa chưa phù hợp, chồng chéo, chưa có sự phối hợp chặt chẽ của các ngành, các cấp, chưa có kế hoạch phát triển đột biến…đã ảnh hưởng đến số lượng khách tham quan. Hiện nay, các doanh nghiệp du lịch đã chú trọng đầu tư vào


loại hình văn hóa lịch sử nhưng chưa rõ nét, sản phẩm đơn điệu nghèo nàn, thiếu sản phẩm du lịch văn hóa lịch sử cao cấp.

Hiện nay, Vùng có 18 bảo tàng, trong đó có 1 bảo tàng cấp quốc gia (bảo tàng Tiền Giang)và 1 bảo tàng cấp địa phương (Hậu Giang), 16 bảo tàng còn lại thuộc về lĩnh vực xã hội, trưng bày về hai cuộc chiến tranh chống Pháp và Mỹ.

- Lễ hội

Cúng như di tích lịch sử văn hóa, vùng ĐBSCL là nơi có nhiều hoạt động lễ hội trong năm. Tùy vào nội dung hoạt động có thể phân ra các loại hình lễ hội lịch sử, lễ hội tín ngưỡng, tôn giáo và lễ hội dân gian của khu vực. Các lễ hội đặc sắc nhất ĐBSCL tập trung tại An Giang, Sóc Trăng, Trà Vinh, Kiên Giang, Bến Tre như: Lễ hội Bà Chúa Xứ, lễ hội đua bò, lễ hội Oóc-om-bóc,….

- Làng nghề truyền thống

ĐBSCL hiện có 211 làng nghề tiểu thủ công, chiếm 10% số làng nghề trong cả nước và khoảng 50% số hộ nông nghiệp coi sản xuất thủ công là nghề phụ để cải thiện thu nhập. Nhiều làng nghề đã tạo nên nét đặc trưng riêng cho từng địa phương. An Giang có làng dệt thổ cẩm, đường thốt nốt, Vĩnh Long có nghề làm gốm, Sóc Trăng có bánh pía, lạp xưởng, Bến Tre có kẹo dừa,…

Tuy nhiên, việc phát triển làng nghề vẫn còn gặp nhiều khó khăn do thiếu vốn, thiếu nguyên liệu, không có sự gắn kết giữa làng nghề, nghệ nhân, thợ thủ công, và các doanh nghiệp,….

Bên cạnh các tài nguyên du lịch nhân văn kể trên, ĐBSCL còn có các tiềm năng du lịch khác như: ẩm thực – nơi sinh sống của các dân tộc Kinh-Hoa-Khmer- Chăm,…và các nghệ thuật truyền thống như: hát dù kê của người Khmer, vọng cổ và cải lương của người Kinh,….


2.1.2. Các yếu tố khí hậu của Á vùng du lịch Nam Bộ‌

Khí hậu Á vùng Nam Bộ mang đặc trưng là kiểu khí hậu cận xích đạo gió mùa ẩm, với bức xạ Mặt trời lớn, số giờ nắng nhiều, nhiệt độ trung bình năm cao,


biên độ nhiệt năm thấp và lượng mưa khá dồi dào,…. Tuy nhiên, giữa các Tiếu vùng cũng như gữa các địa phương trong vùng vẫn có sự khác nhau về các đặc trưng thời tiết khí hậu. Sự khác biệt đó đã ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như mùa vụ du lịch, khả năng phát triển các loại hình du lịch.

۞Chế độ bức xạ Mặt trời, mây và nắng


Bảng 2.6: Lượng mây tổng quan trung bình tháng và năm (phần mười bầu trời)


Tháng

I

II

III

IV

V

VI

VII

VIII

IX

X

XI

XII

Năm

ĐÔNG NAM BỘ

Bình Phước

4,1

4,0

4,8

5,7

6,8

7,5

7,7

7,9

7,9

6,9

5,7

4,4

6,1

Tây Ninh

7,8

8,2

8,1

8,4

8,9

9,2

9,4

9,3

9,3

9,2

8,4

7,8

8,7

TP.Hồ

Chí Minh


4,6


4,4


4,4


5,6


6,9


7,5


7,3


7,4


7,7


7,3


6,6


5,7


6,3

Vũng Tàu

5,4

4,9

4,9

5,7

7,2

8,0

8,0

8,0

8,1

7,7

6,9

6,3

6,8

Côn Đảo

6,9

6,6

6,2

5,9

6,8

7,4

7,4

7,6

7,6

7,5

7,5

7,3

7,1

ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

An Giang

3,8

3,6

3,9

5,2

6,3

7,3

7,2

7,5

7,4

7,0

6,0

4,8

5,8

Cần Thơ

5,0

4,7

4,4

5,0

6,4

7,2

7,2

7,3

7,3

7,1

6,4

5,6

6,1

Sóc Trăng

4,4

4,0

3,8

4,4

6,1

6,7

6,7

6,8

6,6

6,4

5,6

5,2

5,6

Cà Mau

6,6

6,5

6,4

6,8

7,7

8,0

7,9

8,0

8,0

7,9

7,6

7,1

7,4

Phú Quốc

5,1

5,2

5,3

5,9

6,9

7,6

7,5

7,9

7,6

7,2

6,3

5,4

6,5

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 144 trang tài liệu này.

Đánh giá điều kiện sinh khí hậu phục vụ cho du lịch nghỉ dưỡng và du lịch chữa bệnh ở Á Vùng Nam Bộ - 8

(Nguồn: Quy chuẩn Xây dựng Việt Nam, tr.39)

Xem tất cả 144 trang.

Ngày đăng: 03/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí