Bảng Phân Loại Khí Hậu Tốt – Xấu Đối Với Sức Khỏe


1.2.3.3. Ảnh hưởng của độ ẩm


Độ ẩm không khí đóng vai trò quan trọng trong cân bằng nhiệt cũng như trong việc xác định phản ứng của cơ thể đối với sự thay đổi của môi trường. Cơ thể người có những thay đổi dễ nhận thấy về không khí ẩm và không khí khô ở nhiệt độ vào khoảng 18-250C. Không khí lạnh và khô làm cho người không mặc quần áo rét run nhiều hơn và cảm thấy rét lạnh hơn là ở nơi có không khí lạnh ẩm.

Cũng cần phân biệt độ ẩm thời tiết và độ ẩm có nguồn gốc từ đất (độ ẩm đặc trưng cho lớp thấp của khí quyển và của nước không được lớp đất hấp thu rút xuống dưới mặt đất).

- Độ ẩm đất rất nguy hiểm đối với những người bị bệnh lao, bệnh hen.


- Độ ẩm thời tiết liên quan tới tần suất mưa và sương mù, gây tác hại với những người viêm phế quản, viêm phổi và bệnh thấp khớp.

Ủy ban Kiến thiểt cơ bản và Trường Đại học Y khoa nghiên cứu về cảm giác nóng – lạnh trong mối quan hệ với các yếu tố khí tượng như độ ẩm cao tới 90% và tốc độ gió là 0,5-0,6m/s đã cho các kết quả khá khác biệt, đó là:

- Dễ chịu, mát 250C

- Dễ chịu hoàn toàn 270C

- Nóng 280C

Trường Đại học Xây dựng cũng đã tiến hành thí nghiệm về cảm giác nóng- lạnh trong điều kiện độ ẩm cao tới 80% và tốc độ gió 0,3-0,5m/s đã cho kết quả gần tương tự:

Mùa hè Mùa đông

- Giới hạn trên: 29,50C - Giới hạn trên: 29,00C

- Dễ chịu 25,50C - Dễ chịu 24,50C


- Giới hạn dưới 21,50C

Các kết quả nghiên cứu thực nghiệm cho thấy cơ thể người Việt Nam chịu đựng được độ ẩm cao hơn so với người nước ngoài. Trong điều kiện nhiệt độ và sự chuyển động không khí bình thường thì độ ẩm không khí mà người Việt Nam có thể thích nghi được là 79,5 ± 5,2%.

Nhìn chung, có thể sơ bộ tổng kết một số phân loại ảnh hưởng của độ ẩm đối với con người theo bảng 1.3.

Bảng 1. 3: Tổng hợp phân loại ảnh hưởng của độ ẩm


Các tác giả Liên Xô, Mĩ

Vũ Tự Lập

Kiểu thời tiết

Độ ẩm (%)

Kiểu thời tiết

Độ ẩm (%)

Khô lạnh

50

Rất khô

50

Bình thường

50-60

Khô

70

Ẩm thấp

60-75

Ẩm

90

Rất ẩm thấp

˃ 75

Ẩm ướt

˃ 90

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 144 trang tài liệu này.

Đánh giá điều kiện sinh khí hậu phục vụ cho du lịch nghỉ dưỡng và du lịch chữa bệnh ở Á Vùng Nam Bộ - 5

(Nguồn: Giáo trình Cơ sở sinh khí hậu, Nguyễn Khanh Vân, tr.98, NXB ĐHSP, 2006)


1.2.3.4. Ảnh hưởng của gió


Gió có tác động lưu thông không khí, điều chỉnh tự nhiên nhiệt độ môi trường. Gió thiên nhiên còn góp phần làm sạch môi trường, xua tan khói bụi công nghiệp và những khí thải ô nhiễm. Tuy nhiên, gió cũng có thể gây nên những bất lợi đối với sức khỏe con người, gió thổi mạnh làm không khí đối lưu mạnh và đột ngột gây nên sự mất nhiệt trong cơ thể.

Gió ảnh hưởng trực tiếp đến cơ thể con người bằng cách làm tỏa nhiệt ở ngoài mặt thân thể. Về phương diện sinh lý học, có thể chia gió thành các cấp:


- Gió mát, tốc độ tới 3,5m/s; Gió lạnh, tốc độ tới 3,6-6m/s; Gió kích thích, tốc độ trên 6m/s.

Bảng1. 4: Phản ứng của cơ thể với tốc độ gió


Vận tốc gió (m/s)

Phản ứng của cơ thể

0-0,05


0,05-0,25


0,25-0,50


0,50-1,00


1,00-1,50


>1,50

Có cảm giác không khí tù đọng. Dễ chịu.

Cảm thấy có gió, cảm giác dễ chịu, cảm thấy như nhiệt độ thấp hơn 1,1-1,70C.

Cảm thấy có gió thường xuyên, nói chung cảm thấy dễ chịu, cảm thấy như nhiệt độ thấp hơn 2,2-2,80C.

Than phiền về giấy, tàn thuốc bay và những bực mình khác, cảm giác như nhiệt độ thấp hơn 2,8-3,90C.

Yêu cầu giảm bớt để dễ dàng làm việc và có lợi cho sức khỏe, cảm thấy như nhiệt độ thấp hơn 2,8-3,90C.

(Nguồn: Kiến trúc sinh khí hậu, Phạm Đức Nguyên, tr.80, NXB Xây dựng, 2011 .)


Sự điều tiết nhiệt và các cảm giác bắt đầu ảnh hưởng khi tốc độ gió quá 0,5m/s. Ở các nước Âu, Mỹ người ta coi vận tốc gió tiện nghi là 1,5m/s. Ở Việt Nam do nhu cầu cần gió, và có lẽ đã trở thành thói quen được quạt gió, các nhà khoa học về kiến trúc đã đề nghị nên lấy vận tốc gió tiện nghi là 2m/s.

Bảng 1.5: Bảng phân loại khí hậu tốt – xấu đối với sức khỏe


Mức độ đánh giá

Số tháng có nhiệt độ

≥27C

Số tháng có độ ẩm ≥ 90C

Số giờ nắng toàn năm

Số ngày trời đầy mây

Tốc độ gió trung bình m/s

Rất xấu

5

4

1000

100

1

Bình thường

4-5

3

1200

80

1-1,5

Tốt

2-3

2

1200

80

1,5

Rất tốt

0

0

1500

50

2-3


(Nguồn: “Nghiên cứu đánh giá điều kiện SKH phục vụ phát triển du lịch các khu vực biển

- đảo bờ đông và bờ tây vùng Nam Bộ Việt Nam”, Nguyễn Khanh Vân, Hoàng Bắc, Hoàng Thị Kiều Oanh, Tuyển tập báo cáo Hội nghị khoa học Biển toàn quốc lần thứ 5, 20- 22/10/2011, Viện KHCN Việt Nam, tr.4)

Trong SKH gió là một đối tượng rất được chú ý vì nó ảnh hưởng đến sự phát sinh, phát triển của một số bệnh.

۞۞Các số liệu kết quả nghiên cứu bước đầu ở Việt Nam cho thấy người Việt Nam chịu đựng nóng và ẩm cao hơn người ở các vùng ôn đới châu Âu, Bắc Mĩ:

P P

- Vùng dễ chịu về mùa hè người Việt Nam: 27-290C (trong điều kiện độ ẩm trên

80% và tốc độ gió là 0,3-0,6m/s).

P P

- Vùng dễ chịu của người Liên Xô (cũ): 25-300C, độ ẩm 30-60%.

P P

- Vùng dễ chịu của người Mĩ: 21,6-270C, độ ẩm 35-65%.

۞ Như vậy, ta thấy rằng tất cả các yếu tố khí hậu-thời tiết (bức xạ Mặt Trời, nhiệt độ, độ ẩm và gió) đều tác động trực tiếp lên cơ thể con người, và con người ở mỗi khu vực khí hậu, ở mỗi giai đoạn phát triển sẽ thích ứng với các điều kiện khí hậu – thời tiết khác nhau. Một lần nữa, chúng ta thấy rằng, con người có thể phòng tránh được một số bệnh do thời tiết khí hậu khi chúng ta biết được các quy luật hoạt động của chúng.

1.2.3.5. Các yếu tố khí tượng, khí hậu đối với một số loại bệnh


Qua kinh nghiệm sống, từ lâu đời, loài người đã phát hiện ra những ảnh hưởng của thời tiết đối với đời sống. Những thầy thuốc cổ xưa của Trung Quốc đã chứng minh rằng khí hậu, thời tiết có một tầm quan trọng đặc biệt trong việc gây bệnh và làm cho bệnh trầm trọng hơn. Những thầy thuốc cổ Ai Cập (3600-1500 trước Công nguyên) đã biết việc thay đổi thời tiết nóng lạnh có ảnh hưởng tới cơ thể. Những thầy thuốc cổ Ấn Độ (1860-1800 trước Công nguyên) đã phân loại khí hậu (là chế độ thời tiết trong nhiều năm) và tác động của nó tới sức khỏe con người. Ngành y học cổ Tây Tạng cũng đã từng đề cập mối liên quan khí hậu, bệnh tật và


cách chữa trị. Hippocrate (thế kỷ 5 trước Công nguyên) – ông tổ của nền y học phương Tây đã nghiên cứu tác động của khí hậu tới các bệnh dịch và sức khỏe con người.

Trong cuộc đấu tranh sinh tồn, người Việt Nam xưa cũng đã phát hiện ra những ảnh hưởng của thời tiết tác động tới đời sống. Hải Thượng Lãn Ông (danh y nước ta thế kỷ 18) cũng đã đúc kết thành cơ sở lý luận các nhận xét và kinh nghiệm về mối quan hệ giữa khí hậu và đời sống, sức khỏe trong cuốn “Hải Thượng y tông tâm lĩnh”.

Ngày nay y học đã chứng minh sự thay đổi thời tiết có thể kích thích hàng loạt người gây ra những ảnh hưởng đến tuần hoàn máu ở não, nhức đầu, đau lưng, nhức xương, mệt mỏi, đau nhói vùng tim. Ở những người đứng tuổi có bệnh mạn tính thì thời tiết thay đổi làm cho tình trạng bệnh tăng lên.

Với hàng ngàn năm tiến hóa, chịu ảnh hưởng của thế giới bên ngoài, con người đã tự biến đổi (quá trình biến đổi trong các tổ chức, trong hệ thần kinh, hệ bạch huyết và hệ tuần hoàn) để thích nghi. Với những người khỏe mạnh thì hình như sự phản ứng lại rất ít và hầu như không nhận thấy có phản ứng với những thay đổi của hoàn cảnh khí tượng bên ngoài. Nhưng với những người yếu, đặc biệt với những người mắc bệnh thì sự thích nghi với thời tiết gặp nhiều khó khăn.

Trong bài thơ hay (trước 1945) của một nhà thơ được nhiều người ưa thích có câu: “Hôm nay trời nhẹ lên cao/ Tôi buồn không hiểu vì sao tôi buồn...”. Buồn không bởi chuyện gì gây ra, buồn vô nguyên cớ, rất có thể đó là do hiệu ứng tâm lý thời tiết. Mối quan hệ giữa thời tiết và tâm trạng con người đã được chú ý từ lâu. Khi ở Anh trời sương mù, hoặc ở dãy núi Anpơ có gió nóng thì người ta cho đó là “thời kỳ tự tử”.

Các công trình nghiên cứu trên thế giới 100 năm gần đây cho thấy có sự liên quan giữa thời tiết nóng bức với sự gia tăng các loại tội phạm hình sự. Con người ta


trở nên hung hăng hơn khi thời tiết quá nóng. Còn ở Mỹ, một số nhà khoa học nước này nhận xét: sự chuyển mùa, thay đổi thời tiết có thể ảnh hưởng đến tâm lý, đến hành vi cư xử của hơn 27% dân Mỹ. Những năm trước đây, một nhóm nhà khoa học thuộc Viện Tâm thần quốc gia Washington đã nghiên cứu về vấn đề này: Có một phụ nữ Mỹ, rất hay buồn bã vào những ngày hè nóng nực và đã bị như vậy trong suốt 15 năm. Các nhà nghiên cứu đã để bà ta sống một mình trong một căn phòng mát mẻ suốt 5 ngày và tắm nước lạnh 1-2 lần/ngày. Đến ngày cuối cùng thì tâm trạng buồn bã của người phụ nữ đó biến mất, bà ta trở nên hào hứng, vui vẻ. Sau cuộc thử nghiệm họ kết luận: sự nóng lên của thời tiết mùa hè làm cho con người dễ buồn bực; mặt khác, sự nóng bức còn hạn chế cả khả năng tư duy sáng tạo của con người.

Người ở thành phố phụ thuộc vào thời tiết nhiều hơn người ở nông thôn. Có thể là ở thành phố con người ít liên hệ với thiên nhiên, phần lớn thời gian họ ở trong nhà (với đầy đủ các tiện nghi) và trong các phương tiện giao thông. Ngay cả người khỏe mạnh cũng dễ phản ứng với những thay đổi thời tiết. Những người đa cảm bỗng thấy mình có nỗi buồn vô cớ, dễ bị kích động, dễ gây gổ.

Khí hậu tác động đến sự hình thành và phát triển một số dạng bệnh, thông thường người ta lưu ý đến hai loại khí hậu nóng-khô và khí hậu nóng-ẩm. Những loại khí này thường gây nên rối loạn quá mức về điều hòa nhiệt độ dẫn đến ngất do quá nóng, co rút, say nóng, suy kiệt do mất nhiều nước trong cơ thể. Khí hậu nóng- ẩm gây tổn thương tới da, gây hậu quả lâu dài lên hệ tim mạch, thận.

Vùng khí hậu lạnh không gây hậu quả gắt gao như vùng khí hậu nóng. Khí hậu lạnh gây cước tím các đầu ngón tay, ngón chân, da tím tái, chân cứng đờ, thân thể cóng lạnh,…Hàng năm khi xuất hiện những đợt rét kéo dài, nhiệt độ không khí thay đổi quá lớn (5-60C) và quá nhanh ở miền Bắc nước ta thường là mối lo ngại cho sức khỏe của người già, tỉ lệ tử vong của người già tăng lên rõ rệt.


Khí hậu vùng núi cao với sự có mặt của điều kiện thiếu ôxy trong không khí thường gây cho người ta mắc bệnh nhức đầu, mất ngủ, rối loạn nhịp tim, rối loạn thông khí phổi, tăng hồng cầu, tăng tần số tim. Tuy nhiên, bệnh tăng cao huyết áp và bệnh thiếu máu ít gặp ở vùng cao và bệnh phù phổi cấp thường xuất hiện đối với những người từ núi cao xuống vùng thấp đột ngột và quy trở lại ngay vùng núi ban đầu.

Ngoài ra, còn một số loại bệnh dễ cảm ứng với thời tiết như viêm khớp mãn tính, bệnh gan, mật, những bệnh liên quan đến hệ thống mạch, bệnh phổi (lao, ho ra máu), bệnh thận (nước tiểu có anbumin), bệnh về nội tiết (tắt kinh), bệnh về tiêu hóa (loét dạ dày).

Những cơn đau thấp khớp, những người bị chấn thương cũ, đau gan,…thường có thể cảm nhận trước sự thay đổi của thời tiết tối đa 6-12giờ. Cơn động kinh thường xảy ra và có thể biết trước được 48 giờ, trong những đợt khô nóng.

Ngoài một số loại bệnh sản sinh theo mùa của thời tiết người ta còn thấy những bệnh xảy ra khi liên quan đến thay đổi thời tiết. Hội chứng này sinh ra do tác động của những khối không khí nóng, nguồn gốc từ xích đạo và những khối không khí lạnh, nguồn gốc cực đới. Có một số bệnh tật sinh ra trong thời điểm này như viêm thanh quản rít, những cơn co giật khí quản, chứng giật ở trẻ nhỏ,…các bệnh co huyết quản, loét hành tá tràng, viêm ruột thừa, viêm đường mật, hội chứng hô hấp sau khi mổ, những cơn đau sau khi mổ thường được biểu hiện rõ nét khi thời tiết thay đổi.

1.2.3.6. Các yếu tố khí tượng, khí hậu đối với chữa bệnh


Từ rất xa xưa người ta cũng đã biết lợi dụng các yếu tố thời tiết khí hậu để cải thiện điều kiện sống hàng ngày và nhất là trong việc chữa một số bệnh dựa trên


nguyên tắc sử dụng các loại khí hậu khác nhau. Phương pháp dùng khí hậu để chữa bệnh được gọi là khí hậu liệu pháp (climatotherapy).

Khí hậu vùng núi và cao nguyên


Trong khí hậu liệu pháp người ta phân biệt ba loại khí hậu độ cao khác nhau:


- Khí hậu độ cao thấp tới 600m.


- Khí hậu độ cao trung bình, từ 600 đến 1200m.


- Khí hậu độ cao lớn, trên 1200m.


Tuy nhiên cũng cần hiểu rằng chiều cao trên mặt nước biển không đủ để tượng trưng cho một khí hậu miền núi, còn nhiều yếu tố khác tác động vào. Tuy nhiên, khí hậu miền núi cũng có những ưu điểm chính sau:

+ Ở vùng núi và cao nguyên, khí quyển, không khí trong sạch, nhẹ, rất ít bụi, chan hòa ánh nắng mặt trời nhưng không rát bỏng, độ chiếu sáng rất lớn, ngay cả trong các tháng mùa đông.

+ Nhiệt độ giảm cùng với áp suất không khí giảm làm tăng hồng cầu và tỉ lệ huyết sắc tố trong máu.

+ Sự giảm độ ẩm không khí và sự khô ráo của không khí (đặc biệt trong mùa đông), ở vùng núi nhịp thở tăng lên làm hưng phấn hệ thần kinh giao cảm và tuyến nội tiết.

Tuy nhiên gió ở miền núi thường rất nặng nề và “độc” như trong dân gian người dân thường nói.

Có thể thấy trong tự nhiên, từ độ cao 1200-1500m trở lên khí hậu có những chuyển biến nhất định, khá rõ nét. Nhiệt độ không khí ở độ cao này thường thấp hơn ở vùng đồng bằng đến 8-90C, mưa nhiều hơn cả về số lượng cũng như số ngày mưa, tuy nhiên không thiếu những khi trời tạnh ráo, se lạnh.

Xem tất cả 144 trang.

Ngày đăng: 03/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí