Đánh Giá Điều Kiện Skh Đối Với Du Lịch Nghỉ Dưỡng Và Du Lịch Chữa Bệnh Ở Á Vùng Nam Bộ‌


Bảng 1.8: Các mức cảm giác RSI


Cảm giác

Người bình thường

Người đã thích nghi khí hậu

Người già

Tiện nghi

<0,1

<0,2

<0,1

Bất tiện nghi

0,2-0,3

0,3-0,5

0,1-0,2

Khốn khổ

0,4-0,5

0,6-1,0

0,3

Thất vọng

>0,5

>1,0

>0,3

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 144 trang tài liệu này.

(Nguồn:Chris J.Balafoutis and Tim J. Makrogiannis, https://docs.google.com/:QeXm3AINkp4J:www.jniosh.go.jp/en/indu_hel/pdf/indhealth_44_

3_388.pdf+thermal+comfort+and+the+heat+stress+indices).


1.3. DU LỊCH‌

1.3.1. Khái niệm‌


Năm 1811, lần đầu tiên có định nghĩa về du lịch tại Anh như sau: “Du lịch là sự phối hợp nhịp nhàng giữa lý thuyết và thực hành của các cuộc hành trình với mục đích giải trí. Ở đây sự giải trí là động cơ chính”.

Năm 1930, ông Glusman, người Thụy Sĩ định nghĩa: “Du lịch là sự chinh phục không gian của những người đến một địa điểm mà ở đó họ không có chỗ cư trú thường xuyên”.

Định nghĩa về du lịch trong cuốn từ điển bách khoa quốc tế về du lịch do Viện hàn lâm khoa học quốc tế về du lịch xuất bản:

“Du lịch là tập hợp các hoạt động tích cực của con người nhằm thực hiện một dạng hành trình, là một công nghiệp liên kết nhằm thỏa mãn các nhu cầu của khách du lịch…Du lịch là cuộc hành trình mà một bên là người khở hành với mục đích đã được chọn trước và một bên là những công cụ làm thỏa mãn các nhu cầu của họ”.


Trong pháp lệnh Du lịch của Việt Nam, tại điều 10, thuật ngữ “Du lịch” được hiểu như sau: “Du lịch là hoạt động của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm thỏa mãn nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”.

>Như vậy, du lịch là hoạt động đặc thù, gồm nhiều thành phần tham gia, tạo thành một tổng thể hết sức phức tạp. Hoạt động du lịch vừa có đặc điểm của ngành kinh tế, lại có đặc điểm của ngành văn hóa xã hội.

Trên thực tế, hoạt động du lịch ở nhiều nước chẳng những đã đem lại lợi ích kinh tế, mà còn cả lợi ích chính trị, văn hóa, xã hội,…Ở nhiều nước trên thế giới, ngành du lịch phát triển với tốc độ khá nhanh và trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong nền kinh tế quốc dân, nguồn thu nhập từ ngành du lịch đã chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng sản phẩm xã hội.

1.3.2. Các loại hình du lịch‌


Khái niệm: Theo tác giả Trương Quý Sỹ; “Loại hình du lịch được hiểu là một tập hợp các sản phẩm du lịch có những đặc điểm giống nhau, hoặc vì chúng thỏa mãn những nhu cầu, động cơ du lịch tương tự, hoặc được bán cho cùng một nhóm khách hàng, hoặc vì chúng có cùng một cách phân phối, một cách tổ chức như nhau, hoặc được xếp chung theo một mức giá bán nào đó”.

Dựa và các tiêu thức phân loại khác nhau có thể phân du lịch thành các loại du lịch khác nhau. Trong các ấn phẩm về du lịch đã được phát hành, khi phân loại các loại hình du lịch các tiêu thức phân loại thường được sử dụng như sau:

1. Căn cứ vào phạm vi lãnh thổ của chuyến đi du lịch. Theo tiêu thức này, du lịch được phân thành du lịch quốc tế và du lịch nội địa.

2. Căn cứ vào nhu cầu làm nảy sinh hoạt động du lịch. Theo tiêu thức này, du lịch được phân thành những loại hình sau: du lịch quá cảnh; du lịch thăm hỏi,


du lịch quê hương; du lịch thương gia; du lịch công vụ; du lịch văn hóa; du lịch thể thao; du lịch nghỉ ngơi, giải trí và du lịch chữa bệnh.

3. Căn cứ vào đối tượng khách du lịch: du lịch thanh, thiếu niên; du lịch dành cho những người cao tuổi; du lịhc phụ nữ, du lịch gia đình.

4. Căn cứ vào hình thức tổ chức chuyến đi: du lịch theo đoàn; du lịch cá

nhân.


5. Căn cứ vào phương tiện giao thông được sử dụng: du lịch bằng xe đạp;

bằng xe máy; bằng ô tô; bằng tàu hỏa; bằng tàu thủy; bằng máy bay.


6. Căn cứ vào phương tiện lưu trú được sử dụng: du lịch ở khách sạn (hotel), du lịch ở khách sạn ven đường (motel), du lịch ở lều, trại (camping); du lịch ở làng du lịch (toursim village).

7. Căn cứ vào thời gian du lịch: du lịch dài ngày, du lịch ngắn ngày.


8. Căn cứ vào vị trí địa lý của nơi đến du lịch: du lịch nghỉ núi; du lịch nghỉ biển, sông, hồ; du lịch thành phố; du lịch đồng quê.

Thường một người đi du lịch với nhiều nhu cầu nảy sinh khác nhau nên ta thường gặp sự kết hợp của một vài loại hình du lịch cùng một lúc. Ví dụ: du lịch nghỉ ngơi, giải trí với du lịch văn hóa;….

1.3.3. Du lịch nghỉ dưỡng và du lịch chữa bệnh.‌

Đây là hình thức đi du lịch kết hợp với nghỉ ngơi, dưỡng bệnh, chữa bệnh.

Là hình thức đi du lịch kết hợp với việc chữa bệnh. Chữa bệnh có thể là việc đến các trung tâm y tế, bệnh viện chuyên sâu, nổi tiếng hoặc cũng có thể đến các điểm có suối khoáng nóng hoặc là lợi dụng khí hậu miền núi, miền biển để chữa một số bệnh. Ở đây, tôi nhấn mạnh đến việc du lịch chữa bệnh dựa vào các điều kiện khí hậu.


Dựa trên các nguyên tắc sử dụng các yếu tố khí hậu tự nhiên ở các vùng khác nhau, khoa khí hậu liệu pháp đã đưa ra một số phương pháp chữa bệnh căn bản thông qua các kỳ nghỉ dưỡng, điều dưỡng dài ngày cho người bệnh. Người bệnh có thể lợi dụng những vùng núi cao để chữa một số bệnh như hen, ho gà, lao phổi, viêm phế quản mạn tính... Khi lên núi cao - nơi có không khí loãng và áp suất thấp, lượng hồng cầu và tỉ lệ huyết sắc tố trong máu tăng, lượng bạch cầu giảm đi, thời gian đông máu cũng ngắn hơn. Áp suất không khí thấp có tác dụng rất tốt trên hệ tuần hoàn và cơ quan hô hấp, giúp cơ thể có cảm giác nhẹ nhõm. Khí hậu miền núi cũng kích thích sự chuyển hóa, thích hợp với các bệnh nhân mới bình phục, những người làm việc quá sức, thiếu máu thứ phát, thiếu máu sau chảy máu hay thiếu máu do các bệnh ký sinh trùng. Những người mắc bệnh tiểu đường, một số bệnh da liễu như viêm da chảy nước, ngứa, đặc biệt là trẻ em bị chàm, sẽ cảm thấy dễ chịu với khí hậu miền núi.

Với khí hậu vùng biển thường mát mẻ, nhiều ánh nắng mặt trời, bầu không khí có áp suất cực đại lại chứa một lượng muối và iốt, có khả năng kích thích mạnh các quá trình đồng hóa, trao đổi chất trong tế bào, gia tăng sự tạo huyết và kích thích hệ thần kinh. Về mặt trị liệu, những bệnh nhân đang có hiện tượng thoái hóa khoáng chất, tinh thần mệt mỏi sẽ cảm thấy dễ chịu ở miền biển. Trẻ em còi xương hay mắc bệnh bạch huyết, lao khớp, lao xương đều có thể điều trị có kết quả ở miền biển.

Nắm vững và am hiểu mối quan hệ, tác động giữa khí hậu và sức khỏe, chúng ta sẽ điều chỉnh và sắp xếp các chuyến du lịch, nghỉ dưỡng thích hợp cho mình vào từng thời điểm nhất định trong năm nhằm thu được nhiều mối lợi từ khí hậu và tránh những tổn hại cho sức khỏe!

Ở Nam Bộ, có đầy đủ các dạng địa hình núi, biển nên việc lợi dụng các điều kiện khí hậu vào phục vụ du lịch chữa bệnh cũng đã được các địa phương tiến hành khai thác.


CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN SKH ĐỐI VỚI DU LỊCH NGHỈ DƯỠNG VÀ DU LỊCH CHỮA BỆNH Ở Á VÙNG NAM BỘ‌

2.1. tổng quan về á vùng nam bộ‌

Trong phân vùng lãnh thổ du lịch (Nguyễn Minh Tuệ và những người khác, NXB Giáo dục Việt Nam, 2011, á vùng Nam Bộ trong phân vùng lãnh thổ du lịch thì á vùngNam Bộ nằm trong vùng du lịch Nam Trung Bộ và Nam Bộ. Về mặt tự nhiên và hành chính thì á vùng Nam Bộ bao gồm 2 tiểu vùng: Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ (còn được gọi là Đồng bằng sông Cửu Long).

Hình 2.1: Lược đồ á vùng Nam Bộ


Nguồn tác giả scan và chỉnh sửa từ ảnh từ Atlat địa lý Việt Nam Lược 1

(Nguồn: tác giả scan và chỉnh sửa từ ảnh từ Atlat địa lý Việt Nam)


Lược đồ 2.1 cho ta thấy sự khác nhau rõ rệt giữa 2 tiểu vùng: Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long. Tiểu vùng ĐNB có các địa hình: vùng núi, đồng bằng nội địa và cả địa hình miền biển; còn ĐBSCL thì địa hình tương đối đồng nhất


(địa hình chủ yếu là đồng bằng, chỉ có rất ít một số ngọn núi sót ở An Giang). Chính sự phân hóa địa hình của vùng Nam Bộ sẽ dẫn đến sự phân hóa về điều kiện khí hậu và tài nguyên SKH ở các tiểu vùng. Từ đó, sẽ dẫn đến sự phân hóa về mặt không gian cũng như tính mùa vụ (thời gian) của hoạt động du lịch ở 2 tiểu vùng trên.

Trong khả năng tiếp cận về số liệu, học viên chỉ có được số liệu trong khoảng 5 năm (2007-2011) của 10 trạm trong vùng Nam Bộ. Trong đó, tiểu vùng ĐNB là 5 trạm (2 trạm khu vực núi: Phước Long - Bình Phước và Tây Ninh; 1 trạm trong khu vực nội địa: Tân Sơn Hòa – TP.Hồ Chí Minh và 2 trạm khu vực biển-đảo: Vũng Tàu và Côn Đảo) và tiểu vùng ĐBSCL là 5 trạm (3 trạm trong khu vực nội địa: Châu Đốc – An Giang; Cần Thơ và Sóc Trăng; 2 trạm khu vực biển-đảo: Cà Mau và Phú Quốc).

Bảng 2.1: Danh sách các trạm khí tượng, khí hậu


Stt

Tên trạm

Kinh độ (Đông)

Vĩ độ (Bắc)

Độ cao (m)

1

Bình Phước (Phước Long)

106059’

11050’

198

2

Tây Ninh

106004’

11019’

10

3

TP.Hồ Chí Minh

106040’

10049’

9

4

Vũng Tàu

107005’

10020’

4

5

Côn Đảo

106036’

8041’

3

6

An Giang

105007’

10042’

9

7

Cần Thơ

105046’

10001’

1

8

Sóc Trăng

105058’

9036’

2,26

9

Cà Mau

105009’

9011’

1

10

Phú Quốc

103058’

10013’

3



Nguồn http www google com vn Map 2008 5 9 NamBo png và tác giả chỉnh sửa Hình 2


(Nguồn: http://www.google.com.vn/ /Map/2008/5/9/NamBo.png và tác giả chỉnh sửa)


Hình 2.2: Lược đồ vị trí các trạm khí tượng của khảo sát trong luận văn


2.1.1Tổng quan về á vùng du lịch Nam Bộ‌

2.1.1.1. Khái quát về tiểu vùng Đông Nam Bộ


Tất cả các tỉnh, thành của vùng ĐNB đều nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Vùng bao gồm 6 tỉnh thành phố: TP.Hồ Chí Minh, Bà Rịa-Vũng Tàu, Đồng Nai, Tây Ninh, Bình Dương, Bình Phước với diện tích tự nhiên là 22 nghìn km2 chiếm 20,3% tổng diện tích đất tự nhiên Việt Nam; năm 2009, dân số vùng Đông Nam Bộ là 14.025.387 người, chiếm 16,34% dân số Việt Nam.

Về mặt địa giới, ĐNB giáp với DHNTB phía Bắc; phía Nam giáp với ĐBSCL; phía Tây giáp Camphuchia; phía Đông giáp với biển Đông với chiều dài bờ biển khoảng hơn 200km, nơi có nhiều bãi biển đẹp như Vũng Tàu, Long Hải,…


Với đặc điểm đa dạng phong phú về điều kiện tự nhiên và tài nguyên du lịch, bao gồm cả tài nguyên du lịch nhân văn trên nền văn hóa đặc sắc của các dân tộc Mạ, Chơ Ro, Chăm, Khmer,…và các di tích lịch sử văn hóa có giá trị như Trung ương cục, địa đạo Củ Chi,….ĐNB có nhiều yếu tố thuận lợi để phát triển các loại hình du lịch như du lịch văn hóa, du lịch tham quan, du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng (núi và biển), du lịch thể thao (núi và biển),….

۞Tài nguyên du lịch tự nhiên


Trên nền những đặc điểm tự nhiên trên, tiềm năng du lịch tự nhiên của vùng ĐNB bao gồm:

- Tài nguyên du lịch biển và hải đảo:


ĐNB là nơi có tiềm năng du lịch biển khá lớn. Trên chiều dài bờ biển hơn 200km của vùng có khoảng 72km bãi biển có khả năng phát triển du lịch biển, tiêu biểu là các bãi biển Vũng Tàu, Long Hải, Hồ Tràm, Nước Ngọt, và các bãi tắm ở Côn Đảo với lợi thế gần TP.Hồ Chí Minh, đã từ lâu được khai thác làm nơi nghỉ dưỡng, tắm biển nổi tiếng. Cùng với Vũng Tàu, các bãi biển Long Hải, Phước Hải và Côn Đảo hiện là nơi thu hút sự chú ý của du khách trong nước về nghỉ ngơi, giải trí, tắm biển và tham quan các di tích lịch sử.

Vùng biển ĐNB có nhiều loại các quý và các loại hải sản quý hiếm khác như hải sâm, đồi mồi, rau câu…không chỉ là nguồn thực phẩm dồi dào mà còn là nguyên liệu tạo ra các hàng mỹ nghệ và đồ lưu niệm có giá trị cao.

- Tài nguyên du lịch núi và cao nguyên


Tài nguyên du lịch núi ở Vùng khá đặc biệt so với các vùng khác trong cả nước. Mặc dù không có các vùng núi cao nhưng vùng lại có những địa hình “núi đảo” hết sức đặc sắc. Một số “núi đảo” có nguồn gốc là núi lửa, một số đỉnh núi nhô lên thành những hình nón cân đối đẹp mắt như núi Gia Nam ở Long Khánh..., một số đã bị các hoạt động xâm thực phá hủy miệng núi chỉ còn trơ lại “chùy núi

Xem tất cả 144 trang.

Ngày đăng: 03/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí