Chỉ Số Tương Đối Căng Thẳng (Rsi - Relative Strain Index)


Thời gian cần thiết để thích nghi được với khí hậu miền núi là khoảng từ 8- 10 ngày. Thời gian đầu mới tiếp xúc cơ thể con người có những cảm giác khó thở, đánh trống ngực nhiều, mất ngủ, có biểu hiện suy nhược kèm theo chóng mặt nhức đầu. Sau thời gian này, mọi rối loạn sẽ dần dần mất đi, tình trạng sức khỏe dễ chịu, sảng khoái lên nhiều, dễ thở một cách đặc biệt, cơ thể lâng lâng, nhẹ nhõm.

Khí hậu miền núi có những lợi ích cụ thể như sau:


- Tác dụng đối với máu: Ta thấy có tăng hồng cầu kèm theo tăng tỉ lệ huyết sắc tố và những biến động hình thái học của huyết cầu. Bên cạnh đó, bạch cầu giảm đi, limphô (khả năng miễn dịch) tăng tương đối, tiểu cầu tăng, thời gian đông máu thu ngắn lại, độ nhớt của máu tăng lên, tỉ lệ anbumin trong huyết thanh tăng lên toàn bộ. Những thay đổi sẽ biến đi hoàn toàn khi ta xuống đồng bằng.

- Tác dụng đối với tim mạch: Huyết áp thay đổi, mạch sau một giai đoạn tăng nhanh sẽ trở lại bình thường.

- Tác dụng đối với cơ quan hô hấp: Lúc mới tiếp xúc với khí hậu miền núi, số lần thở tăng lên đáng kể, nhịp độ và biên độ thở tăng lên ngay từ bắt đầu lên núi cao. Sau một thời gian để thích nghi, cơ chế hô hấp trở lại bình thường. Người ta đã chứng minh rằng khí hậu miền núi làm giảm áp lực của O2 và CO2 trong phế nang, có tác dụng đến sự tuần hoàn, hô hấp, các khí hòa tan trong máu, trên pH của máu và trên dung tích hô hấp.

- Tác dụng đối với sự dinh dưỡng: khí hậu miền núi được ví như một cái roi quất lên cơ thể, kích thích chuyển hóa cơ bản, làm tăng mạnh khả năng tiêu hóa, gây cảm giác muốn ăn nhiều, thèm ăn. Đôi khi người ta cảm thấy hơi bị gầy đi ở những ngày đầu khi mới lên ở vùng cao.

- Tác dụng đối với hệ thần kinh trung ương: Ở độ cao trung bình hệ thần kinh bị kích thích. Ngược lại, ở những độ cao rất cao, hệ thần kinh lại bị ức chế. Ngưỡng tối đa bệnh lý là “bệnh núi cao”.


- Tác dụng đối với hệ thần kinh phó giao cảm và các tuyến nội tiết: Cả hai hệ thống có liên quan mật thiết với nhau này đều bị hưng phấn, còn hệ thần kinh thực vật bị tác động theo chiều vượng cảm.

Trong khí hậu điều trị học (climatotherapy), người ta thường lợi dụng khí hậu núi cao để xây dựng những nhà nghỉ, trại an dưỡng bệnh, chủ yếu là để bồi bổ và kích thích. Có nghĩa là khí hậu miền núi chỉ phù hợp với những bệnh nhân cần được kích thích, các đối tượng bệnh sau nếu được điều trị ở vùng núi sẽ rất tốt: bệnh thiếu máu xanh xao ở các phụ nữ, người mới ốm dậy, mệt mỏi về trí óc và thể lực, những người làm việc quá sức ở mọi thể loại, người thiếu máu tiên phát, thứ phát, thiếu máu sau chảy máu, thiếu máu do các bệnh kí sinh trùng. Tuy nhiên, khí hậu miền núi chỉ tốt cho những cơ thể còn hơi khỏe để đủ sức chịu đựng một trị liệu kích thích của núi cao.

Ngược lại, đối với những người thiếu máu nặng, thiếu máu ác tính thì khí hậu núi cao lại rất nguy hiểm.

Các bệnh nhân bị lao ở dạng lao hạch lao da, lao phúc mạc, lao xương, lao khớp, lao phổi ở giai đoạn đầu và bệnh nhân còn trẻ tuổi thường lợi dụng được tốt khí hậu trị liệu núi cao. Nhưng cũng phải tránh gửi lên những vùng núi có độ cao rất cao những người lao khái huyết, sốt nhiều.

Lợi dụng khí hậu núi cao để trị bệnh hen, ho gà vì ở đó có điều kiện tăng cường thông khí phổi, tăng cường lưu thông máu ngoại biên, kích thích sản sinh hóc môn tuyến thượng thận, giúp cân bằng điều hòa thân nhiệt.

Các bệnh nhân sẽ được gửi lên trị liệu ở khí hậu vùng núi nếu mắc bệnh phổi kinh diễn: phổi sơ cứng, viêm phế quản mãn, những bệnh nhân khí thũng với điều kiện tim của họ chưa bị tổn hại. Những người ho lợi dụng tốt khí hậu khô ở độ cao vừa. Những bệnh nhân mắc bệnh hen được điều trị ở điều kiện khí hậu núi cao rất


tốt, những bệnh nhân giãn phế quản cũng rất thích hợp với khí hậu độ cao trung bình.

Đối với bệnh nhân thần kinh, chống chỉ định với những người bệnh bị kích thích ở khí hậu độ cao, nhưng lại rất tốt đối với bệnh nhân suy nhược thần kinh, loạn thần kinh, chức năng suy giảm. Người ta phát hiện thấy có sự giảm nhanh nhịp tim và giảm chuyển hóa cơ bản ở những người bị bệnh Badơđô khi tiếp xúc với khí hậu núi cao.

Tuy nhiên khí hậu núi cao cũng rất nguy hiểm đối với các bệnh nhân bị bệnh phổi kích thích, bệnh nhân đang ốm nặng, người gia, người bị bệnh ung thư. Những bệnh nhân mắc bệnh tim, huyết áp cao không nên sống ở những vùng núi rất cao, song lại được điều trị rất tốt đối với các bệnh sau: bệnh thiếu máu thứ phát, bệnh lao, bệnh hen, bệnh ho gà, bệnh tiểu dường, bệnh viêm da, bệnh chàm ở trẻ em.

Qua tổng kết các tác dụng của khí hậu trị liệu ở vùng núi có thể tóm tắt những nét chính như sau:

- Vùng thấp gồm những thung lũng sông và một số máng trũng ở độ cao dưới 200m. Đặc trưng khí hậu độ cao này có nhiều điều bất lợi đối với sức khỏe. Mùa hè ở đây nóng hơn đồng bằng, thậm chí rất oi bức, mùa đông lạnh hơn, rét thấu thịt da. Thời tiết biến động luôn vì biên độ nhiệt hàng ngày rất lớn. Độ ẩm cao, gió yếu, độ cao mây thấp đều là những tác nhân ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của cư dân vùng núi. Đây là vùng tập trung dân cư đông đúc của miền núi nên phải được chú ý phòng bệnh hơn cả vùng đồng bằng.

- Vùng có độ cao trung bình gồm những thung lũng và cao nguyên núi thấp từ 200 đến 600m. Đặc trưng khí hậu vùng này có nhiều điểm tốt hơn khí hậu vùng thấp, trước hết do số ngày nóng giảm đi nhiều, tốc độ gió trung bình tăng lên ít nhiều, đỡ bị oi bức. Tuy nhiên, những điểm bất lợi ở đây là mưa nhiều hơn, đã có


những ngày nhiệt độ xuống thấp, có khi xuống tới 00C trong mùa đông. Đây là độ cao mà cuộc sống của người dân phải được phòng rét trong mùa đông.

- Vùng núi cao hơn bao gồm những dãy núi cao từ 500 hay 600m trở lên, khí hậu nơi đây trong mùa hè đã dịu đi nhiều, nhiệt độ trung bình thấp hơn vùng đồng bằng từ 3 đến cả chục độ C. Mùa hè so với vùng thấp, khí hậu vùng núi ở những độ cao này rất dịu mát, song lượng mưa và số ngày mưa cũng nhiều hơn vùng cao trung bình, mùa đông có nhiệt độ dưới 00C. Điển hình của khí hậu vùng núi độ cao này là Sa Pa – nơi nghỉ mát rất tốt trong mùa hè, tuy nhiên đây cũng là vùng cần được phòng chống rét tốt trong mùa đông.

Đối với khí hậu núi cao trên 1000m, không chỉ định điều dưỡng đối với các loại bệnh sau: bệnh thiếu máu nặng và thiếu máu ác tính, bệnh lao khái huyết, dãn phế quản, phổi kích thích, bệnh thần kinh kích thích, người bệnh bị ốm nặng, người già, người bị bệnh ung thư.

Đối với các đai khác (đai trung bình và thấp) có thể sử dụng khí hậu liệu pháp để điều trị theo tác dụng bệnh lý như đã phân tích ở trên.

Khí hậu vùng đồng bằng


Khí hậu vùng đồng bằng bao gồm những vùng thấp có độ cao dưới 300m. Khí hậu ở đây có những thay đổi về nhiệt độ, áp suất không khí và độ ẩm, tuy nhiên không có một chống chỉ định nào trong khí hậu liệu pháp đối với khí hậu đồng bằng. Nhìn chung khí hậu vùng đồng bằng có tác dụng rõ ràng là làm dịu bệnh tật. Người ta thường tìm thấy sự yên lặng nghỉ ngơi ở những vùng quê đồng bằng. Những bệnh nhân cao huyết áp, những người đau tim, những người thần kin bị kích thích, những người mất sức, bệnh nhân phổi kinh diễn, những người xung huyết đều tìm thấy hiệu quả điều trị tốt ở vùng đồng bằng. Các bệnh nhân lao phổi không chịu được độ cao, nhất là bệnh nhân lao đang tiến triển, bệnh nhân lao khái huyết, khó thở và sốt đều có thể điều trị tốt ở khí hậu đồng bằng. Vùng đồng bằng thường là


nơi chuyển tiếp điều trị bệnh nhân trước khi chuyển họ lên những trạm điều dưỡng ở vùng núi cao.

Khí hậu vùng trung du – đồng bằng đồi, không phải khác biệt lắm so với khí hậu vùng đồng bằng tuy nhiên về mặt SKH vùng đồng bằng đồi tương đối ít thuận lợi so với vùng đồng bằng bằng phẳng do dao động nhiệt ở đây thường lớn hơn, nồng độ ion dương cao, lượng mưa giảm một cách tương đối và gió yếu.

Khí hậu vùng ven biển


Miền ven biển có nhiệt độ tương đối ổn định, mát về mùa hè, dễ chịu trong mùa đông, độ ẩm không khí tương đối cao, nhưng thay đổi tùy theo từng vùng, không khí luôn chứa một lượng nhất định iốt và muối. Áp lực không khí cực đại và rất ổn định. Trời sáng hơn do bầu trời luôn trong, sạch, do biển và bãi cát phản chiếu lại bức xạ Mặt Trời. Không khí ít bụi và ít mầm bệnh, gió đôi khi mạnh và rất mạnh gây bất lợi về mặt bệnh tật.

Về mặt sinh lí khí hậu miền biển có tác dụng kích thích làm tăng sự tạo huyết, kích thích chức phận dinh dưỡng và thần kinh trung ương. Nhờ có bức xạ Mặt Trời, ozôn và iốt dồi dào, khí hậu vùng biển có tác dụng tiệt trùng, loại trừ được nhiều mầm bệnh. Về mặt trị liệu, những bệnh nhân bị giảm trao đổi chất, đang có hiện tượng thoái hóa mạnh về các chất khoáng, những bệnh nhân tinh thần mệt mỏi, trẻ em tuổi dậy thì, trẻ mất sức, bị còi xương, trẻ mắc tạng bạch huyết, lao khớp, lao xương, lao hạch, lao phúc mạc,…đều có thể tìm thấy ở khí hậu biển nhiều “liều thuốc nhiệm màu”.

Những cơ thể quá suy nhược về lao phổi, lao xương, lao khớp, những bệnh nhân thần kinh, khớp, những người bị kích thích, bệnh nhân tim, huyết áp cao sẽ bị nặng bệnh lên khi tiếp xúc với khí hậu biển. Tuy nhiên, những bệnh này vẫn có thể lợi dụng khí hậu vùng biển hơi nóng, tương đối khô, và khuất gió như một số vùng bờ biển cực Nam Trung Bộ: Phan Rang, Phan Thiết, Mũi Né điều trị.


Nước ta có trên 3200km đường bờ biển, có rất nhiều khu nghỉ mát, an dưỡng ven biển, ở vùng nhiệt đới đặc biệt là vùng ven biển phía nam nước ta nhiệt độ không khí, nhiệt độ nước biển luôn nằm ở vùng dễ chịu (20-250C), không khí khu vực ven biển thường rất thoáng gió và khá trong lành, thích hợp cho việc xây dựng nhiều khu du lịch, nghỉ dưỡng điều trị bệnh. Tuy nhiên, nồng độ muối, hơi nước cao hơn bình thường cũng là những hạn chế nhất định đối với việc điều trị một số bệnh, đặc biệt là những bệnh nhân bị bệnh thấp khớp, đường hô hấp, bệnh hen,….

Bảng 1.6: Chỉ tiêu khí hậu sinh học đối với con người



Hạng


Ý nghĩa

Nhiệt độ trung bình năm (0C)

Nhiệt độ TB tháng (0C)

Biên độ nhiệt TB năm

Lượng mưa năm (mm)

1

Thích nghi

18-24

24-27

<60

1250-1990

2

Khá thích nghi

24-27

27-29

6-80

1900-2500

3

Nóng

27-29

29-32

8-140

>2550

4

Rất nóng

29-32

32-35

14-190

<1250

5

Không thích nghi

>32

>35

>190

<650

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 144 trang tài liệu này.

Đánh giá điều kiện sinh khí hậu phục vụ cho du lịch nghỉ dưỡng và du lịch chữa bệnh ở Á Vùng Nam Bộ - 6

(Nguồn: Bùi Thị Hải Yến – Phạm Hồng Long, Tài nguyên du lịch, tr.87, NXB Giáo dục 2009)


1.2.4. Các chỉ tiêu đánh giá điều kiện SKH‌

1.2.4.1. Chỉ số bất tiện nghi (DI – Discomfort Index)


Chỉ số bất tiện nghi (DI: Discomfort Index) được đưa ra bởi Thom, 1959. Chỉ số này cho thấy rằng cảm giác của con người khi độ ẩm tương đối vào khoảng 50%. Chỉ số DI ổn định khi tốc độ gió dưới 1m/s (ở Việt Nam là ≤ 2m/s), không có sự chiếu sáng trực tiếp của các bức xạ Mặt Trời. Điều quan trọng là chỉ số này có sự tương quan về tỷ lệ mồ hôi khi nghỉ ngơi và tập thể dục, phản ánh đầy đủ trạng thái sinh lý.



ướt.

DI= 0,4 (tk + tu) + 4,8 1

Trong đó, thông số tk là nhiệt độ không khí khô và tu là nhiệt độ không khí


Căn cứ vào việc nghiên cứu trên những nhóm người rộng lớn và các điều

kiện khí hậu khác nhau, những tiêu chuẩn sau được thành lập biểu hiện sự căng thẳng nhiệt môi trường với cảm giác nhiệt.

Bảng 1.7: Mức cảm giác nhiệt của con người


DI

Sự cảm giác của con người

<21C

Không có sự căng thẳng về nhiệt.

21CDI<24C

Cảm giác thời tiết ôn hòa.

24CDI<26C

Không tới 50% dân số cảm giác thời tiết nóng

26CDI<28C

Sức nóng của nhiệt cao hơn, con người cảm thấy rất nóng, cơ thể uể oải và làm một số việc khó khăn hơn.

≥28C

Cảm giác nhiệt gay gắt, con người cảm giác rất mệt mỏi và có thể bị bệnh về nhiệt.

(Nguồn:Yoram Epstein and Daniel S.Moran, Thermal Comfort and the Heat Stress Indices, http://www.eurometeo.com/english/read/doc_heat).

Công thức trên, các dữ liệu có thể tính cho tháng, mùa hoặc thậm chí tất cả các ngày trong một năm.

1.2.4.2. Chỉ số tương đối căng thẳng (RSI - Relative Strain Index)


Chỉ số căng thẳng tương đối (Relative Strain Index) được đưa ra bởi Burton (1944), với các điều kiện chuẩn (người mặc áo màu sáng, đi bộ với vận tốc 4km/giờ, và tốc độ gió là 0,5m/s).


1 Nguyễn Khanh Vân, Giáo trình cơ sở sinh khí hậu, tr.115


Theo Lee và Henschel (1966), có 3 nhóm điều kiện khác nhau để đánh giá tác động của nhiệt lên cơ thể người, đó là: điều kiện môi trường; các yếu tố con người (tuổi, giới tính, sự trao đổi chất,…); và các phản ứng của cơ thể con người với các tác động (sự cảm giác, sức chịu đựng,…). Từ 3 nhóm trên có thể chia thành 6 yếu tố khác nhau: nhiệt độ không khí, độ ẩm không khí, sự chuyển động của các khối khí, bức xạ nhiệt, tỷ lệ trao đổi chất và quần áo.

2


Mà Trong đó e là sức trương hơi nước trong không khí N m 2 hoặc mbar mmHg T là 1

Trong đó: e là sức trương hơi nước trong không khí (N/m2 hoặc mbar; mmHg) T là nhiệt độ không khí (0C)

H là độ ẩm không khí (%)

Lee và Henschel đã chia sự căng thẳng tương đối thành các mức độ sau:


Tiện nghi: nhiệt độ ôn hòa, cảm giác thoải mái, không lo lắng.


Bất tiện nghi: cảm giác nóng và lạnh, không thoải mái, bực bội.


Khốn khổ: trạng thái căng thẳng; thiếu tập trung, loạng choạng, đi đứng không vững vàng; tinh thần uể oải, mệt mỏi.

Thất vọng: mất thăng bằng sinh lý; làm thay đổi nhịp tim, khả năng gây suy nhược cơ thể và bệnh tật.



2Tạp chí khí tượng thủy văn tháng 5-2011, Nghiên cứu ứng dụng thông tin khí hậu phục vụ y tế và du lịch.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/03/2023