Thực Trạng Về Công Tác Bồi Thường Gpmb Trên Địa Bàn Tỉnh Nam Định


1.3.2.4. Từ khi có Luật Đất đai năm 2013 đến nay

Nhằm đảm bảo tốt hơn quyền lợi và lợi ích hợp pháp cho người bị thu hồi đất, giảm khiếu kiện trong bồi thường, giải phóng mặt bằng, ngày 29 tháng 11 năm 2013, Quốc hội khóa XIII đã thông qua Luật đất đai mới - Luật đất đai 2013. Luật đất đai 2013 tiếp tục thừa kế những quy định còn phù hợp của Luật đất đai 2003 đồng thời đã sửa đổi, bổ sung một số quy định mới nhằm đưa chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đi vào cuộc sống (Quốc hội, 2013).

Để hướng dẫn việc bồi thường, hỗ trợ GPMB theo quy định của Luật đất đai năm 2013, một số văn bản sau đã được ban hành:

Nghị định 43/NĐ-CP ngày 15/5/2014 hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật đất đai 2013;

Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất;

Thông tư số 30/2014/TT-BTNMT ngày 02/6/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định hồ sơ giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất;

Thông tư số 37/2014/TT-BTNMT ngày 30/6/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất;

Về cơ bản, chính sách bồi thường GPMB theo Luật đất đai 2013 đã kế thừa những ưu điểm của chính sách trong thời kỳ trước, đồng thời có những đổi mới nhằm góp phần tháo gỡ các vướng mắc trong việc bồi thường GPMB hiện nay.

1.4. Thực trạng về công tác bồi thường GPMB trên địa bàn tỉnh Nam Định

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 92 trang tài liệu này.

Việc thực hiện giải phóng mặt bằng là khâu quan trọng trong phát triển cơ sở hạ tầng, thu hút đầu tư, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đáp ứng nhu cầu sử dụng đất để phát triển kinh tế -xã hội của tỉnh. Trong những năm qua tỉnh Nam Định thực hiện nhiều công trình trọng điểm có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển kinh tế

- xã hội của tỉnh như: Các khu công nghiệp Hoà Xá, Mỹ Trung, Bảo Minh, Dệt may Rạng Đông; các khu đô thị mới Hoà Vượng, Thống Nhất, Mỹ Trung; các cụm công nghiệp Xuân Tiến, Xuân Hùng, Cổ Lễ, Cát Thành, Yên Ninh, Yên Xá, Thị trấn Lâm, nhà máy nhiệt điện Nam Định 1 tại Hải Hậu... Các dự án xây dựng, cải tạo những tuyến đường giao thông huyết mạch của tỉnh như đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình, đường BOT Nam Định - Mỹ Lộc, Quốc lộ 21; cầu Bến mới, cầu Đống Cao, cầu Tân Phong, cầu Tân Phong thuộc tuyến đường bộ ven biển và dự án đường trục


phát triển kết nối vùng biển kinh tế biển với đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình đoạn từ phà Tân Phong đến khu công nghiệp dệt may Rạng Đông, Tỉnh lộ 488, tỉnh lộ 490 và nhiều tỉnh lộ, huyện lộ khác.

Để đạt được nhiều thành công đáng ghi nhận trong công tác GPMB tại tất cả các dự án trọng điểm là nhờ tỉnh Nam Định luôn xác định công tác GPMB là điều kiện quan trọng, quyết định đến tiến độ và sự thành công của các dự án. UBND Tỉnh đã chỉ đạo các ngành chức năng, các địa phương phải tập trung nhiều biện pháp đẩy nhanh tiến độ công tác GPMB, bảo đảm đúng kế hoạch khởi công của dự án, đẩy mạnh công tác tuyên truyền để người dân nhận thấy dự án góp phần cải tạo điểu kiện để phát triển kinh tế, các ngành nghề dịch vụ thương mại, mở hướng cho người dân cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống.

Từ năm 2001 đến nay thành phố Nam Định đã thực hiện việc giao đất, thu hồi đất cho 201 dự án thuộc khu đô thị, khu tái định cư, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh với tổng diện tích là 1.038,94 ha. Và hơn 50 công trình giao thông, công trình công cộng phục vụ phát triển chỉnh trang đô thị. Đặc biệt là việc phát triển khu đô thị mới Hòa Vượng, khu đô thị Mỹ Trung, khu đô thị mới Thống Nhất, khu đô thị Dệt May; các khu công nghiệp, cụm công nghiệp tại 2 bên Quốc lộ 10, đường S2.

Nhìn chung, việc xây dựng phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đã tuân thủ quy định của pháp luật, vận dụng cụ thể, linh hoạt vào điều kiện của từng địa phương trong từng thời điểm; đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người bị thu hồi đất; góp phần ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh, đáp ứng nhu cầu sử dụng đất cho các công trình hạ tầng. Những công trình kết cấu hạ tầng được xây dựng và đưa vào sử dụng đã thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, góp phần làm thay đổi diện mạo đô thị và nông thôn Nam Định.

Tuy nhiên tiến độ lập, thực hiện phương án bồi thường hỗ trợ và tái định cư giải phóng mặt bằng còn một số công trình vẫn bị kéo dài chưa đáp ứng được yêu cầu, nhất là các công trình thực hiện bồi thường hỗ trợ theo Nghị định 197/2004/NĐ- CP, Nghị định 84/2007/NĐ-CP chuyển tiếp sang thực hiện sau khi Nghị định 69/2009/NĐ-CP có hiệu lực gây khó khăn cho nhà đầu tư, ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường đầu tư (như dự án khu công nghiệp Bảo Minh, dự án Văn hóa Trần, dự án Cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình).


Hội đồng Bồi thường hỗ trợ và tái định cư ở một số dự án thực hiện một số thủ tục chưa kịp thời, trình tự các bước chưa chặt chẽ, chưa đúng quy hoạch; tuy không làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người có đất bị thu hồi nhưng một số đối tượng thiếu tinh thần xây dựng, lợi dụng khiếu kiện gây khó khăn cho công tác GPMB.

Kiến nghị, thắc mắc, khiếu kiện của công dân liên quan đến GPMB tuy đã được các cấp, các ngành tập trung giải quyết nhưng hiệu quả chưa cao, một số vụ việc còn kéo dài, một số nơi vẫn còn biểu hiện đùn đẩy, né tránh trong giải quyết, gây bức xúc đối với một bộ phận người bị thu hồi đất.

Việc bố trí các khu tái định cư mới chỉ được thực hiện tại thành phố Nam Định, còn đối với khu vực nông thôn chưa được chú trọng và thường chỉ được thực hiện theo hình thức giao đất cho nhân dân một lô đất tái định cư để tự làm nhà ở.

Chính sách hỗ trợ ổn định đời sống, việc làm đã được thực hiện nhưng chủ yếu hỗ trợ bằng tiền; vấn đề hỗ trợ đối với hộ nghèo, vấn đề lao động, đời sống, việc làm và thu nhập sau khi bị thu hồi đất chưa được quan tâm đúng mức.


Chương 2

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

2.1.1. Đối tượng nghiên cứu

- Công tác bồi thường GPMB của “Dự án đầu tư xây dựng cầu Tân Phong và đường dẫn nối cầu Tân Phong với Quốc lộ 21B thành phố Nam Định”.

- Các văn bản, chính sách có liên quan mà tỉnh Nam Định đã từng áp dụng về bồi thường GPMB khi Nhà nước thu hồi.

2.1.2. Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi không gian: Khu vực bồi thường GPMB của “Dự án đầu tư xây dựng cầu Tân Phong và đường dẫn nối cầu Tân Phong với Quốc lộ 21B thành phố Nam Định” tại xã Nam Phong, phường Lộc Hạ, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định.

- Phạm vi thời gian: Đề tài thực hiện từ năm 2018 đến năm 2019

2.2. Nội dung nghiên cứu

2.2.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định

- Điều kiện tự nhiên, tài nguyên và cảnh quan môi trường

- Điều kiện kinh tế - xã hội

- Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và môi trường.

2.2.2. Thực trạng quản lý và sử dụng đất thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định

- Hiện trạng sử dụng đất đai

- Hiện trạng quản lý đất tại thành phố Nam Định

2.2.3. Kết quả công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, hỗ trợ và tái định cư dự án đầu tư xây dựng cầu Tân Phong và đường dẫn nối cầu Tân Phong với Quốc lộ 21B, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định

- Giới thiệu khái quát dự án đầu tư xây dựng cầu Tân Phong và đường dẫn nối cầu Tân Phong với Quốc lộ 21B thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định.

- Trình tự tổ chức thực hiện công tác bồi thường, GPMB, hỗ trợ và Tái định cư của dự án cầu Tân Phong và đường dẫn nối cầu Tân Phong với Quốc lộ 21B, thành phố Nam Định.


- Kết quả công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, hỗ trợ và Tái định cư dự án xây dựng cầu Tân Phong và đường dẫn nối cầu Tân Phong với Quốc lộ 21B, thành phố Nam Định.

2.2.4. Đánh giá kết quả công tác bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng của dự án.

- Đánh giá kết quả công tác tổ chức thu hồi đất bồi thường, GPMB của dự án.

- Ảnh hưởng của việc thực hiện chính sách thu hồi, bồi thường đất đến đời sống của người dân.

2.2.5. Thuận lợi, khó khăn và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả

công tác giải phóng mặt bằng trên địa bàn thành phố Nam Định

- Thuận lợi

- Khó khăn

- Giải pháp

2.3. Phương pháp nghiên cứu

2.3.1. Phương pháp thu thập thông tin tài liệu thứ cấp

Thu thập các thông tin, tài liệu sau :

- Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và hiện trạng sử dụng đất của thành phố Nam Định.

- Kết quả công tác bồi thường GPMB tại dự án đầu tư xây dựng cầu Tân Phong và đường dẫn nối cầu Tân Phong với Quốc lộ 21B thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định.

Các thông tin, số liệu thứ cấp được thu thập từ các bài báo, bài viết, sách, các báo cáo và các văn bản đã được công bố. Tại Phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố Nam Định và tại Ban quản lý đầu tư và xây dựng thành phố Nam Định…

2.3.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

- Phương pháp phỏng vấn trực tiếp: Điều tra ngẫu nhiên thông qua phiếu điều tra in sẵn ý kiến người dân bị thu hồi đất tại dự án nghiên cứu. Tiêu chí điều tra bao gồm: Đánh giá việc bồi thường, hỗ trợ của Nhà nước đã minh bạch chưa; Đơn giá bồi thường về đất, tài sản gắn liền với đất của Nhà nước đã phù hợp chưa; Các chính sách hỗ trợ có hợp lý hay không; Tiến độ thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; Cuộc sống sau khi Nhà nước thu hồi đất;


Số lượng phiếu điều tra được tính theo công thức của Slovin (1984)


Trong đó n Số lượng phiếu điều tra N Tổng số các hộ bị ảnh hưởng e Sai 1

Trong đó: n - Số lượng phiếu điều tra

N - Tổng số các hộ bị ảnh hưởng

e - Sai số cho phép (8%) tức là độ chính xác 92%

Thay N= 472 hộ vào công thức trên, ta có số lượng phiếu điều tra là 120 phiếu.

Để đảm bảo tính đại diện, hộ điều tra được xác định ngẫu nhiên như sau: Lập danh sách các hộ dân bị ảnh hưởng theo thứ tự vần A, B, C,… của tên chủ hộ. Xác định khoảng cách hộ (k) để chọn một đơn vị điều tra theo công thức: k=N/n

Với N = 472; n= 120; ta có k= 4; Như vậy các hộ có thứ tự khoảng cách là 4 (4; 8; 12; 16…) được lựa chọn để điều tra, phỏng vấn.

- Điều tra bằng phiếu in sẵn cán bộ thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, TĐC. Tổng số phiếu điều tra là 25 phiếu ( điều tra tất cả 13 cán bộ trực tiếp thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, TĐC thuộc Văn phòng đăng ký đất đai và Ban quản lý đầu tư và xây dựng; Điều tra 02 lãnh đạo phường, xã và 02 cán bộ địa chính cấp xã, phường nơi có đất bị thu hồi để thực hiện dự án; Điều tra tất cả 05 tổ trưởng tổ dân phố nơi có đất bị thu hồi để thực hiện dự án; Điều tra 03 cán bộ Phòng Tài nguyên và Môi trường trực tiếp liên quan đến bồi thường, hỗ trợ, TĐC của dự án). Tiêu chí điều tra bao gồm: Sự ủng hộ của người dân địa phương và sự ủng hộ của các ban ngành về dự án đầu tư; Tiến độ thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; Người bị thu hồi đất có tạo điều kiện không; Khó khăn ảnh hưởng đến bồi thường, GPMB; Khó khăn khi áp dụng chính sách và một số văn bản mới; Ý kiến nâng cao hiệu quả công tác BT, HT, TĐC.

- Phương pháp quan sát trực tiếp: Phương pháp này giúp tất cả các giác quan của người phỏng vấn đều được sử dụng: mắt nhìn, tai nghe... qua đó các thông tin được ghi lại trong trí nhớ, qua ghi chép, chụp lại một cách cụ thể.


2.3.3. Phương pháp xử lý thông tin, số liệu

Trên cơ sở các số liệu thu thập được, tiến hành thống kê, phân loại theo các nhóm, nhập dữ liệu và xử lý số liệu để từ đó mô tả, so sánh, phân tích và dự báo, đánh giá cho các kết quả nghiên cứu, các số liệu thống kê xử lý bằng phần mềm Excel.


Chương 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN


3.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định

3.1.1. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên và cảnh quan môi trường

* Vị trí địa lý: Thành phố Nam Định nằm ở phía Bắc của tỉnh Nam Định, thuộc trung tâm khu vực phía Nam đồng bằng sông Hồng, có vị trí cụ thể như sau:

Hình 3 1 Sơ đồ vị trí địa lý thành phố Nam Định tỉnh Nam Định Trong phạm 2

Hình 3.1. Sơ đồ vị trí địa lý thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định

Trong phạm vi tọa độ địa lý:

- Từ 24024’ đến 20027’ vĩ độ Bắc;

- Từ 106007’ đến 106012’ kinh độ Đông.

Đơn vị hành chính tiếp giáp thành phố Nam Định như sau:

- Phía Bắc giáp huyện Mỹ Lộc;

- Phía Nam giáp huyện Vụ Bản và huyện Nam Trực;

- Phía Đông giáp huyện Nam Trực và tỉnh Thái Bình;

- Phía Tây giáp huyện Mỹ Lộc và huyện Vụ Bản.

Xem tất cả 92 trang.

Ngày đăng: 14/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí