- Bước 2:
+ Công khai chủ trương thu hồi đất; phạm vi, vị trí khu đất thu hồi và các chế độ chính sách về bồi thường, hỗ trợ và tái định đến toàn thể các chủ sử dụng đất trong khu vự quy hoạch dự án.
+ Hình thức công khai: Xây dựng Pano khẩu hiệu tại khu quy hoạch dự án; Thông báo trên đài phát thanh, truyền hình tại địa phương; Tổ chức Hội nghị công khai tại trụ sở UBND xã phường có dự án đi qua.
- Bước 3:
+ Chuẩn bị hồ sơ địa chính cho khu đất bị thu hồi.
+ Xác định giá đất bồi thường cụ thể của các thửa đất bị ảnh hưởng phải thu hồi đất.
+ Kê khai, thống kê sơ bộ số hộ, số nhân khẩu, số lao động, đất đai, Tài sản cay cối, hoa màu, mồ mả, nhà cửa và các công trình kiến trúc khác nằm trong khu vực quy hoạch dự án để lập phương án tổng thể.
- Bước 4:
+ Lập phương án tổng thể về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
Có thể bạn quan tâm!
- Đánh giá công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, hỗ trợ tái định cư thực hiện một số dự án tại thị xã Bỉm Sơn tỉnh Thanh Hóa - 1
- Đánh giá công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, hỗ trợ tái định cư thực hiện một số dự án tại thị xã Bỉm Sơn tỉnh Thanh Hóa - 2
- Một Số Văn Bản Chỉ Đạo Về Công Tác Bồi Thường, Giải Phóng Mặt Bằng Của Tỉnh Thanh Hóa
- Tình Hình Bồi Thường, Giải Phóng Mặt Bằng Ở Việt Nam
- Một Số Nghiên Cứu Liên Quan Đến Lĩnh Vực Của Đề Tài
Xem toàn bộ 87 trang tài liệu này.
+ Trình thẩm định, phê duyệt phương án tổng thể về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
- Bước 5:
+ Phát mẫu tự khai của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân bị ảnh hưởng (có mẫu quy định).
+ Thu thập các Giấy tờ liên quan về đất nếu có.
- Bước 6:
+ Xác định nguồn gốc đất đai; Kê khai, thống kê kiểm đếm chi tiết hiện trạng các tài sản trên đất (cây trồng, hoa màu, mồ mả, nhà ở và các công trình kiến trúc có liên quan) và lập Biên bản kiểm kê hiện trạng để tiến hành lập hồ sơ chi tiết bồi thường GPMB cho các hộ gia đình, cá nhân, tổ chức sử dụng đất bị ảnh hưởng.
+ Lập dự thảo phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo quy định.
+ Niêm yết, công khai dự thảo phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư tại trụ sở UBND cấp xã, nhà văn hóa khu dân cư nơi có đất thu hồi trong thời hạn ít nhất 20 ngày (trừ các trường hợp thu hồi đất quy định tại Điều 17 Nghị định 47/NĐ-CP).
+ Kết thúc công khai dự thảo phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, lập Biên bản ghi rỗ số lượng ý kiến đồng ý, số lượng ý kiến không đồng ý, sô lượng ý kiến khác đối với dự thảo phương án đã niêm yết.
- Bước 7:
+ Trên cơ sở ý kiến của người bị thu hồi đất, căn cứ các quy định hiện hành tiến hành hoàn chỉnh lại phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư (trường hợp cần phải điều chỉnh, bổ sung thì chỉnh sửa lại cho phù hợp).
+ Trình các cấp, ngành có thẩm quyền đề nghị thu hồi đất, thẩm định và phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo quy định tại Điều 66 Luật Đất đai 2013.
+ Thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
+ Phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
- Bước 8:
+ Công khai Quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái
định cư đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
+ Thông báo thời gian, địa điểm chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ; thời gian xét giao đất tái định cư và thời hạn bàn giao mặt bằng.
+ Chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ và bố trí đất ở được bồi thường.
+ Cưỡng chế thu hồi đất (nếu có) khi đã thực hiện đầy đủ mọi chế độ đối với chủ sử dụng đất.
+ Bàn giao đất cho Chủ đầu tư dự án.
- Bước 9: Giải quyết khiếu nại đối với Quyết định thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư (nếu có).
1.3. Đặc điểm và các yếu tố tác động đến công tác bồi thường giải phóng mặt bằng
- Mỗi dự án được tiến hành trên một vùng đất khác nhau với điều kiện kinh tế, xã hội và trình độ dân trí nhất định. Do vậy, quá trình bồi thường GPMB cũng mang những đặc điểm riêng biệt.
- Do đất đai là tài sản có giá trị cao, có vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế, xã hội của người dân.
- Công tác quản lý đất đai ở một số địa phương còn yếu kém, hạn chế, nhiều vướng mắc trong quan hệ quản lý và sử dụng đất đai để tồn đọng kéo dài.
- Nội dung quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất có tác động mang tính định hướng từ lúc hình thành dự án đến khi GPMB và tái định cư.
- Trong quá trình áp dụng cụ thể, tình trạng một số chính sách có nhiều Văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai chưa được hướng dẫn, chưa được khắc phục hiệu quả triệt để.
- Giao đất, cho thuê đất phải căn cứ vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nhưng nhiều địa phương chưa thực hiện tốt nguyên tắc này.
- Việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là một chứng thư pháp lý nhằm xác lập quyền sử dụng đất của các chủ sử dụng đất trên các thửa đất cụ thể.
- Các yếu tố về giá đất và định giá đất cũng bất cập.
- Việc bồi thường GPMB gắn nhiều đến quyền lợi về tài chính nên rất dễ có những hành vi vi phạm pháp luật nhằm thu hợi bất chính. Vì vậy các cấp chính quyền cấp trên phảo có kế hoạch thanh tra, kiểm tra, kịp thời phát hiện những sai phạm để xử lý tạo niềm tin cho nhân dân.
- Theo kết quả thống kê của Cơ quan thanh tra nhà nước cho thấy hơn 80% số vụ tranh chấp, khiếu nại tố cáo hàng nằm liên quan đến đất đai, đặc biệt là khiếu kiện về bồi thường thiệt hại chưa thỏa đáng, không công bằng...
1.4. Một số văn bản, Nghị định của nhà nước hướng dẫn về công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng
1.4.1. Giai đoạn Luật Đất đai năm 1993 có hiệu lực
Luật Đất đai năm 1993 có hiệu lực từ ngày 15 tháng 10 năm 1993 thay thế cho Luật Đất đai năm 1987. Đây là văn bản pháp luật quan trọng nhất đối với việc thu hồi đất và bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất. Luật Đất đai 1993 quy định các loại đất sử dụng, các nguyên tắc sử dụng từng loại đất, quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất. Một thủ tục rất quan trọng và là cơ sở pháp lý cho người sử dụng đất là họ được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà. Chính điều này làm căn cứ cho quyền được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất.
Để xác định nghĩa vụ của người sử dụng đất đối với Nhà nước, Điều 12 Luật Đất đai 1993 đã quy định: “Nhà nước xác định giá các loại đất để tính thuế chuyển quyền sử dụng đất, thu tiền khi giao đất hoặc cho thuê đất. Tính giá trị tài sản khi giao đất, bồi thường thiệt hại về đất. Chính phủ quy định khung giá các loại đất đối với từng vùng theo thời gian”. Điều 27 quy định: “Trong trường hợp thật cần thiết, Nhà nước thu hồi đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng thì người thu hồi đất được bồi thường thiệt hại”.
Để thực hiện Luật Đất đai 1993 được ban hành, Nhà nước đã ban hành rất nhiều các văn bản dưới Luật như Nghị định, Thông tư và các văn bản pháp quy khác về quản lý đất đai nhằm cụ thể hoá các điều luật để thực hiện các văn bản đó, bao gồm:
- Nghị định 90/NĐ-CP ngày 17 tháng 9 năm 1994 quy định cụ thể các chính sách và phân biệt chủ thể sử dụng đất, cơ sở pháp lý để xem xét tính hợp pháp của thửa đất để lập kế hoạch bồi thường GPMB theo quy định khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng và mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng.
- Nghị định 87/NĐ-CP ngày 17 tháng 8 năm 1994 của Chính phủ về việc ban hành khung giá các loại đất.
- Thông tư Liên bộ số 94/TTLB ngày 14 tháng 11 năm 1994 của Liên bộ Tài chính - Xây dựng - Tổng cục Địa chính - Ban vật giá Chính phủ hướng dẫn thi hành Nghị định 87/NĐ-CP.
- Nghị định 22/1998/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 1998 của Chính phủ, thay thế Nghị định 90/NĐ-CP ngày 23 tháng 11 năm 2001.
- Luật sửa đổi một số điều của Luật Đất đai năm 1998, 2001. Luật sửa đổi một số điều của Luật Đất đai năm 1998 được Quốc hội thông qua ngày 02/12/1998. Về cơ bản, Luật Đất đai sửa đổi năm 1998 vẫn dựa trên nền tảng cơ bản của Luật cũ, chỉ một số điều được bổ sung thêm cho phù hợp thực tế.
- Tháng 10/1999, Cục quản lý Công sản - Bộ Tài chính đã tiến hành dự thảo lần thứ nhất về sửa đổi bổ sung Nghị định 22/1998/NĐ-CP ngày 24/4/1998 về việc bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất. Trong đó, một số điều cơ bản đã được đề nghị sửa đổi như xác định mức đất để tính bồi thường, giá bồi thường, lập khu tái định cư, quyền và nghĩa vụ của người bị thu hồi đất phải chuyển đến nơi ở mới, các chính sách hỗ trợ và các điều kiện bắt buộc phải có của khu tái định cư, Hội đồng bồi thường GPMB và thẩm định phương án bồi thường GPMB.
- Thông tư 145/1998/TT-BTC ngày 04 tháng 11 năm 1998 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định 22/1998/NĐ-CP bao gồm các phương pháp xác định hệ số K, nội dung và chế độ quản lý, phương án bồi thường và một số nội dung khác.
- Văn bản số 4448/TC-QLCS ngày 04 tháng 9 năm 1999 của Cục quản lý Công sản, Bộ Tài chính hướng dẫn xử lý một số vướng mắc trong công tác bồi thường GPMB.
- Luật sửa đổi một số điều của Luật Đất đai năm 2001. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai ngày 29 ngày 6 năm 2001 quy định cụ thể hơn về việc bồi thường thiệt hại và giải phóng mặt bằng.
1.4.2. Giai đoạn Luật Đất đai năm 2003 có hiệu lực
Sau Luật Đất đai năm 1993 đến Luật Đất đai năm 2003 ra đời đã có rất nhiều các văn bản dưới luật hướng dẫn chi tiết, cụ thể và phù hợp hơn với tình hình thực tế hiện nay, cụ thể:
- Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai.
- Nghị định 188/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của Chính phủ về phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất.
- Thông tư số 114/2004/TT-BTC ngày 26/11/2004 của Bộ Tài chính về hướng dẫn thực hiện Nghị định 188/2004/NĐ-CP.
- Nghị định 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.
- Thông tư số 116/2004/TT-BTC của Bộ Tài chính ngày 07/12/2004 về việc hướng dẫn thực hiện Nghị định 197/2004/NĐ-CP.
- Nghị định 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ quy định bổ sung về việc cấp GCNQSD đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai.
- Thông tư liên tịch số 14/2008/TTLT-BTC-BTNMT của liên Bộ Tài chính và Bộ TNMT ngày 31/1/2008 hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 84/2007/NĐ-CP.
- Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Chính phủ quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.
- Thông tư số 14/2009/TT-BTNMT ngày 01/10/2009 của Bộ Tài nguyên và môi trường quy định chi tiết về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và trình tự, thủ tục thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất.
Căn cứ vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được công bố mà chưa có dự án đầu tư thì Nhà nước quyết định thu hồi đất và giao cho tổ chức phát triển quỹ đất do UBND cấp tỉnh thành lập để thực hiện việc thu hồi đất, bồi thường, GPMB và quản lý quỹ đất thu hồi.
Giá đất để tính bồi thường là giá đất theo mục đích đang sử dụng được UBND cấp tỉnh quy định và cống bố hàng năm, không bồi thường theo giá đất sẽ chuyển mục đích sử dụng. Giá đất do Nhà nước quy định đảm bảo nguyên tắc sát với giá chuyển nhượng QSD đất thực tế trên thị trường trong điều kiện bình thường.
Điều kiện để được bồi thường về đất: Người bị thu hồi đất có đủ các điều kiện phù hợp với quy định tại Điều 8 Nghị định 197/2004/NĐ-CP (trừ khoản 6 và khoản 8 đã được Nghị định 84/2007/NĐ-CP bãi bỏ) thì được bồi thường về đất.
Chính sách hỗ trợ theo quy định tại Nghị định 197/2004/NĐ-CP và Nghị định 84/2007/NĐ-CP bao gồm: Hỗ trợ ổn định đời sống, sản xuất, hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm, hỗ trợ di chuyển. Đối với các hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi trên 30% diện tích đất nông nghiệp sẽ được giao đất dịch vụ có thu tiền để làm mặt bằng sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp, nếu có đất để giao thì những thành viên trong gia đình còn trong độ tuổi lao động được hỗ trợ đào tạo chuyển đổi nghề nghiệp hoặc người bị thu hồi đất không có nguyện vọng nhận bồi thường bằng đất sản xuất kinh doanh dịch vụ thì được bồi thường bằng giao đất ở có thu tiền sử dụng đất tại khu tái định cư
hoặc vị trí trong khu dân cư phù hợp với quy hoạch; Đối với các hộ gia đình, cá nhân thuộc diện hộ nghèo thì được hỗ trợ để vượt qua hộ nghèo.
Tuy nhiên khi Nghị định 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 ra đời đã bãi bỏ các quy định về hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất tại Nghị định 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 và sửa lại bao gồm các khoản hỗ trợ như sau (Chính phủ, 2009):
+ Hỗ trợ di chuyển, hỗ trợ tái định cư đối với trường hợp thu hồi đất ở;
+ Hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất, hỗ trợ đào tạo chuyển đổi nghề và tạo việc làm đối với trường hợp thu hồi đất nông nghiệp;
+ Hỗ trợ khi thu hồi đất nông nghiệp trong khu dân cư; đất vườn, ao không được công nhận là đất ở;
+ Hỗ trợ khác.
Tái định cư: UBND cấp tỉnh có trách nhiệm lập và thực hiện các dự án tái định cư, các khu tái định cư phải được xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ đảm bảo đủ điều kiện cho người sử dụng tốt hơn hoặc bằng nơi ở cũ; việc bố trí tái định cư phải gắn với tạo việc làm và chuyển đổi nghề nghiệp.
1.4.3. Giai đoạn Luật Đất đai năm 2013 có hiệu lực đến nay
Ngày 29 tháng 11 năm 2013, tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa VIII, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Đất đai năm 2013. Luật Đất đai năm 2013 có 14 chương với 212 điều trong đó có 14 điều (từ Điều 74 đến Điều 87) quy định về chính sách bồi thường, hỗ trợ, TĐC khi nhà nước thu hồi đất (Luật Đất đai, 2013).
Sau khi Luật Đất đai 2013 được ban hành, Nhà nước đã ban hành nhiều các văn bản dưới luật như Nghị định, Thông tư cụ thể hoá các điều luật về giá đất, bồi thường, hỗ trợ thu hồi đất, cụ thể:
- Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Đất đai.