Khảo Sát Thực Tế Hoạt Động Cho Vay Khcn Ở Nh Á Châu Huế


Phân tích nguồn thu nhập của ngân hàng

Theo biểu đồ cơ cấu thu nhập năm


2.410.103;554.468;

2012 của ngân hàng ACB- Huế bộ phận quan trọng nhất, chiếm tỷ trọng lớn là thu nhập từ lãi vay và các khoản tương tự (năm 2012 chiếm khoảng 95%). Thu

2%

3.861.021;

3%

0%


131.140.35

0; 95%

nhập từ lãi là thu nhập từ hoạt động tín

Hình 2.4: Cơ cấu thu nhập năm 2012

dụng – vốn là hoạt động kinh doanh truyền thống, đặc thù của một ngân hàng. Ta thấy tỷ trọng thu nhập của các mảng khác còn tương đối thấp như thu nhập hoạt động dịch vụ chỉ chiếm khoảng chưa tới 3%, hoạt động kinh doanh ngoại hối chiếm 2%.

100%

99%

98%

97%

96%

95%

94%

93%

92%

2.008 2.009 2.010 2.011 2.012


Các khoản thu nhập khác


Thu nhập từ hoạt động kinh doanh ngoại hối

Thu nhập từ hoạt động dịch vụ


Thu nhập lãi và các khoản tương tự


Hình 2.5: Biểu đồ cơ cấu thu nhập NH ACB- Huế 2008-2012

Tuy nhiên, cơ cấu thu nhập như trên tiềm ẩn rủi ro, không đảm bảo sự phát triển bền vững cho NH vì hoạt động tín dụng vốn phụ thuộc nhiều vào điều kiện kinh tế. Do vậy, theo xu hướng chung, các NHTM đang từng bước điều chỉnh lại cơ cấu thu nhập của mình hướng vào các mảng hoạt động khác ít chịu tác động của nền kinh tế, đặc biệt là mảng dịch vụ. Hiện nay, ngân hàng ACB- Huế ngày càng đầu tư cải thiện chất lượng dịch vụ khiến cho thị phần và thu nhập từ hoạt động dịch vụ tăng lên. Hơn nữa, với những biến động trên thị trường ngoại hối và thị trường vàng đã tạo cơ hội cho NH tận dụng thế mạnh của mình để tăng thu nhập trên mảng hoạt động này.


2.2. Khảo sát thực tế hoạt động cho vay KHCN ở NH Á Châu Huế

2.2.1 Quy trình thực hiện cho vay KHCN tại Á Châu Huế

Trong thực tiễn, quy trình cho vay KHCN tại Á Châu Huế thực hiện như sau:

Bước 1: Tiếp xúc KH vay, hướng dẫn thủ tục vay vốn và tiếp nhận hồ sơ.

Tại chi nhánh, KHCN có nhu cầu vay vốn sẽ được tiếp nhận và hướng dẫn thủ tục vay vốn tại phòng KHCN. PFC có nhiệm vụ tìm kiếm nguồn KHCN mới, đưa ra các cách thức tiếp cận khách hàng, phát hiện nhu cầu của KH và sau đó tư vấn các tiện ích sản phẩm TDCN, thu thập thông tin khách hàng, hướng dẫn KH lập hồ sơ vay.

Bước 2: Thẩm định hồ sơ vay và lập tờ trình thẩm định khách hàng.

Sau khi tiếp nhận đầy đủ hồ sơ vay vốn từ khách hàng, nhân viên phân tích tín dụng (CA) tiến hành thẩm định:

- Thẩm định về năng lực pháp lý của khách hàng (năng lực hành vi dân sự, năng lực pháp luật dân sự).

- Thẩm định phương án SXKD, dự án đầu tư; mục đích vay vốn và khả năng trả nợ của khách hàng.

- Thẩm định về tình hình tài chính cá nhân, thu nhập- chi phí, tình hình SXKD (nếu có), tình hình công nợ của khách hàng.

- Thẩm định các biện pháp đảm bảo tiền vay: nhân viên định giá tài sản (A/A) tiến hành thẩm định để định giá TSĐB và lập tờ trình.

Bước 3: Xét duyệt cho vay và thông báo kết quả cho khách hàng.

- Sau khi lập tờ trình thẩm định KH, trình cấp có thẩm quyền xem xét và ký vào tờ trình thẩm định KH, tùy thuộc vào số tiền đề nghị cho vay mà tiến hành gửi hồ sơ cho hội đồng TD ban hội sở hoặc ban chi nhánh đánh giá, xem xét quyết định cho vay.

- Tối đa 2 ngày làm việc kể từ hội đồng tín dụng ra quyết định cho vay hoặc không cho vay, phải thông báo kết quả bằng văn bản cho khách hàng.

Bước 4: Hoàn tất thủ tục pháp lý về TSĐB nợ vay.

- Căn cứ vào kết quả phê duyệt cho vay của hội đồng TD, nhân viên phân tích tín dụng (CA) chuyển giao toàn bộ hồ sơ cho Loan CSR để chuẩn bị hồ sơ giải ngân.

- Loan CSR chuyển hồ sơ TSĐB kèm phúc đáp thông báo kết quả xét duyệt khoản vay cho nhân viên pháp lý chứng từ và quản lý tài sản (LDO) để hoàn tất các thủ tục


pháp lý về TSĐB cho khoản vay, sau đó tiến hành thủ tục nhận và quản lý TSĐB.

Bước 5: Lập Hợp đồng tín dụng, Khế ước nhận nợ.

- Căn cứ nhu cầu thực tế của khách hàng và nội dung phê duyệt của hội đồng tín dụng, Loan CSR tiến hành soạn Hợp đồng tín dụng.

- Hợp đồng tín dụng, Khế ước nhận nợ sau khi đã soạn xong, Loan CSR chuyển cho khách hàng và bên có liên quan ký, sau đó trình cấp có thẩm quyền ký.

Bước 6: Tạo tài khoản vay và giải ngân.

- Căn cứ hợp đồng tín dụng, Khế ước nhận nợ, Loan CSR chịu trách nhiệm thực hiện thủ tục tạo tài khoản vay thích hợp cho khách hàng.

- Sau khi tài khoản vay đã có đầy đủ các thông tin và nối kết về TSĐB, Loan CSR phối hợp với Nhân viên kiểm soát hiệu lực hóa khoản vay.

- Tùy vào đặc điểm sản phẩm và phê duyệt của các cấp có thẩm quyền, khách hàng có thể giải ngân một lần hay nhiều lần. Sau khi được phê duyệt, lệnh giải ngân sẽ được chuyển đến nhân viên giao dịch tài khoản (Teller) để tiến hành giải ngân.

Bước 7: Lưu hồ sơ

Tất cả các hồ sơ của khách hàng đều được ngân hàng lưu lại một cách hệ thống, bao gồm cả hồ sơ được xét duyệt cho vay, các chứng từ tài liệu của khách hàng trong quá trình vay vốn và kể cả những hồ sơ bị từ chối cho vay.

Bước 8: Kiểm tra, theo dõi khoản vay, thu nợ, xử lý những vấn đề phát sinh.

- Tiến hành kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay của KH theo định kỳ sau khi giải ngân tiền vay. Nếu phát hiện KH sử dụng vốn vay sai mục đích có thể đề nghị thu hồi nợ vay trước hạn.

- Định kỳ hàng tháng, bộ phận Loan CSR tính số tiền lãi vay phát sinh trong kỳ, NH thông báo đến KH, nhắc nhở khách hàng thanh toán lãi vay. Theo dõi quá trình trả lãi, vốn của khách hàng, đôn đốc thu hồi nợ cả gốc lẫn lãi.

- Kiểm tra thường xuyên tình hình tài chính , khả năng trả nợ của khách hàng.

- Kiểm tra, đánh giá lại TSĐB.

- Xử lý các vấn đề phát sinh như KH xin miễn giảm lãi vay, KH có nhu cầu trả nợ trước hạn so với thời hạn trong hợp đồng TD, KH có nhu cầu cơ cấu lại thời hạn trả nợ…


Bước 8: Thanh lý/ tất toán khoản vay.

- Khi khách hàng thanh toán đầy đủ vốn vay lãi vay và các chi phí khác có liên quan, hồ sơ vay sẽ được thanh lý.

- Sau khi tất toán khoản vay, tiến hành thủ tục giải chấp TSĐB theo mẫu và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

2.2.2 Các sản phẩm tín dụng dành cho KHCN tại Á Châu Huế hiện nay

- Cho vay tiêu dùng có TSĐB là sản phẩm TD nhằm giúp KH đáp ứng nhu cầu chi tiêu gia đình như mua sắm vật dụng gia đình, học tập, du lịch, khám chữa bệnh và các nhu cầu thiết yếu khác trong cuộc sống. Thời gian vay tối đa 7 năm.

- Cho vay mua nhà- đất là sản phẩm TD nhằm hỗ trợ nguồn vốn giúp KH có nhu cầu mua nhà, căn hộ, đất thổ cư để ở, làm địa điểm SXKD, trồng trọt, chăn nuôi,… ACB dành hạn mức TD đến 5.000 tỷ đồng cho KHCN, hộ gia đình vay mua BĐS với nhiều ưu đãi thời hạn vay dài đến 10 năm, ân hạn vốn đến 12 tháng, tài trợ đến 99% giá trị mua.

- Cho vay xây dựng sửa chữa nhà là sản phẩm TD hỗ trợ nguồn vốn giúp KH xây dựng, sữa chữa, trang trí nội thất căn nhà để ở hoặc làm địa điểm SXKD,… Thời gian vay xây dựng nhà tối đa lên đến 10 năm còn sửa chữa nhà tối đa lên đến 7 năm.

- Vay bổ sung vốn lưu động là sản phẩm TD nhằm hỗ trợ nguồn vốn cho KH có nhu cầu bổ sung vốn lưu động như: mua nhiên/nguyên vật liệu, hàng hoá dự trữ, tài trợ các khoản đối tác chậm trả, trả lương nhân công, điện nước, . . . phục vụ cho hoạt động SXKD dịch vụ. Thời gian vay tối đa 84 tháng. Nếu thời hạn vay ≤ 48 tháng thì ân hạn tối đa 6 tháng, thời hạn vay > 48 tháng thì ân hạn tối đa 12 tháng.

- Vay hợp tác kinh doanh với DN thế chấp BĐS là sản phẩm TD nhằm hỗ trợ nguồn vốn đối với KH có nhu cầu hợp tác kinh doanh với DN để thực hiện phương án/dự án kinh doanh mà doanh nghiệp được cấp phép. Thời gian vay: tùy theo đặc điểm phương án SXKD/phương thức trả nợ, tối đa lên đến 7 năm.

- Cho vay mua xe ô tô đây là sản phẩm TD hỗ trợ nguồn vốn giúp KH mua xe ô tô phục vụ cho nhu cầu đi lại và/hoặc kết hợp với kinh doanh/cho thuê (nếu có). Số tiền vay lên đến 70% giá trị xe ôtô mua và thời gian vay tối đa lên đến 4 năm.

- Vay đầu tư TSCĐ là sản phẩm TD nhằm hỗ trợ nguồn vốn đối với KH có nhu cầu đầu tư TSCĐ (mua/sửa chữa máy móc thiết bị, phương tiện vận tải) phục vụ cho hoạt


động SXKD và dịch vụ. Thời gian vay: tùy vào loại tiền vay tối đa lên đến 10 năm, được ân hạn trả vốn vay trong thời gian chưa đưa tài sản vào vận hành chính thức.

- Dịch vụ hỗ trợ tài chính du học là sản phẩm tín dụng dành cho KHCN có nhu cầu hỗ trợ tài chính để làm thủ tục xin xét cấp Visa và/hoặc thanh toán chi phí du học cùng các chi phí phát sinh trong thời gian du học. Dịch vụ hỗ trợ tài chính du học của ACB bao gồm: Phát hành hợp đồng tín dụng hạn mức, giấy chứng nhận định giá BĐS, mở thẻ tiết kiệm/tài khoản và xác nhận số dư thẻ tiết kiệm/tài khoản, cho vay thanh toán chi phí du học, dịch vụ chuyển tiền thanh toán chi phí du học, thẻ tín dụng, thẻ thanh toán. Số tiền vay lên đến 100% chi phí của du học sinh hoặc tùy theo nhu cầu, mục đích vay vốn của KH và thời gian vay tối đa lên đến 10 năm.

- Vay đầu tư kinh doanh CK thế chấp bằng BĐS là sản phẩm đáp ứng nhu cầu vay vốn để đầu tư kinh doanh CK của KH đang có sở hữu CK và thế chấp bằng BĐS. Vay đầu tư kinh doanh CK thế chấp bằng CK là sản phẩm tín dụng đáp ứng nhu cầu vay vốn để đầu tư kinh doanh CK của KH đang có sở hữu CK niêm yết đang lưu ký tại ACBS hoặc chứng khoán chưa niêm yết. Trong thời gian vay vốn, ACB có thể cho phép khách hàng bán CK niêm yết đang bảo đảm cho khoản vay để trả nợ cho ACB. Ứng tiền ngày T là sản phẩm tín dụng nhằm đáp ứng nhu cầu vay vốn để đầu tư kinh doanh CK của KH có tiền bán CK đang về tài khoản mở tại ACB. KH có thể vay ứng tiền ngày T theo 02 phương thức vay món, vay theo hạn mức thấu chi.

- Vay cầm cố Thẻ tiết kiệm, Giấy tờ có giá, Vàng, Ngoại tệ mặt là sản phẩm tín dụng dành cho KHCN có nhu cầu vay tiền để bù đắp sự thiếu hụt tạm thời trong các khoản chi tiêu sinh hoạt gia đình hoặc bổ sung vốn hoạt động SXKD. Thời gian vay được xác định phù hợp với nhu cầu của người vay và cũng dựa trên nhu cầu vay vốn thực tế và trị giá của tài sản cầm cố để xác định mức cho vay hợp lý.

- Cho vay thẻ tín dụng (quốc tế, nội địa): đây là sản phẩm tín dụng dành cho KHCN sở hữu thẻ quốc tế hay thẻ nội địa (do ACB phát hành) đã sử dụng số tiền trên thẻ nhưng chưa thể hoàn trả khi đến hạn thanh toán. Thời gian cho vay tối đa 12 tháng và mức cho vay tối đa 80% số tiền đã chi tiêu trên thẻ tín dụng.

- Phát hành thư bảo lãnh trong nước: đây là sản phẩm TD dành cho KHCN cần có sự bảo lãnh của NH trong hoạt động giao dịch kinh doanh để công việc được thuận lợi.


- Vay tiêu dùng tín chấp tại ACB với số tiền vay đến 500 triệu đồng, không cần TSĐB, nhận tiền ngay trong vòng 48 giờ. Số tiền vay tối đa 12 lần thu nhập ổn định hàng tháng, thùy theo nhu cầu và thu nhập của KH. Thời hạn vay từ 12 đến 60 tháng. (Ở Á Châu Huế chưa triển khai sản phẩm này).

- Thấu chi tài khoản là khoản vay linh hoạt dành cho khách hàng có nhu cầu chi tiêu vượt số tiền trên tài khoản cá nhân mở tại ACB. KH chỉ trả lãi trên số tiền và số ngày thực tế sử dụng. Số tiền thấu chi có thể lên đến 100 triệu đồng, tùy theo nhu cầu và thu nhập của KH. Thời hạn thấu chi 12 tháng.

2.2.3 Thực trạng TDCN tại Ngân hàng Á Châu – Chi nhánh Huế

2.2.3.1 Tình hình cho vay KHCN tại Ngân hàng TMCP Á Châu – Chi nhánh Huế giai đoạn 2009 - 2012.

a. Doanh số cho vay KHCN tại NH Á Châu – Huế giai đoạn 2009 - 2011.


100%

80%

60%

40%

20%

0%


7,56%

23,19%

14,76%

29,53%

92,437%

76,81%

85,24%

70,47%

2009 2010 2011 2012

Bảng 2.1: Doanh số cho vay NH ACB - Huế

Đơn vị: Triệu đồng

(Nguồn: Ngân hàng Á Châu Huế)

Hình 2.6: Biểu đồ cơ cấu DSCV


Khách hàng doanh nghiệp Khách hàng cá nhân


Chỉ tiêu

2009

2010

2011

2012

Doanh số cho vay

1.468.000

437.148

864.274

700.500

KHCN

1.356.975

304.434

594.415

493.642

+ Cá nhân

1.313.175

262.100

528.113

427.261

+ DNTN

43.800

42.334

66.302

66.381

Khách hàng doanh nghiệp

111.025

132.714

269.859

206.860

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 83 trang tài liệu này.

Đánh giá chất lượng tín dụng khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu – chi nhánh Huế - 4



Dựa vào bảng số liệu, ta thấy được số tiền mà NH đã giải ngân cho KHCN, không kể món cho vay đó đã thu hồi về hay chưa từ năm 2009 đến năm 2012. DSCV cá nhân của ngân hàng Á Châu Huế có những biến động lớn qua mỗi năm:

Tổng doanh số cho vay của ngân hàng năm 2009 đạt 1.468 tỷ đồng. Trong năm này, Việt Nam đã từng bước thoát ra khỏi ảnh hưởng từ khủng hoảng kinh tế thế giới, hiệu quả từ gói kích cầu 1 tỷ USD và gói hỗ trợ lãi suất 4% của chính phủ, cộng với đó là việc trụ vững vị thế ngân hàng bán lẻ của mình8, doanh số cho vay KHCN của NH Á Châu Huế chiếm đa số ( 92,437%) và đạt mức rất cao, lên đến 1.356.975 triệu đồng. Năm 2010 nền kinh tế đã có những bước chuyển biến tích cực, việc NH thắt chặt chính sách tín dụng theo chủ trương kiềm chế lạm phát, hạn chế tăng trưởng tín dụng

của chính phủ đã làm cho doanh số cho vay năm 2010 giảm xuống mức rất thấp, đạt

437.148 triệu đồng. Tuy nhiên, chỉ có DSCV đối với KHCN bị sụt giảm (giảm đến

1.052.541 triệu đồng so với năm 2009, tương ứng 77,57%). Trong khi đó, mức DSCV đối với KHDN vẫn tăng lên (tăng 21.689 triệu đồng tương ứng 19,54%) điều này làm dịch chuyển cơ cấu DSCV KHCN giảm xuống và chỉ còn 76,81%. DSCV đối với KHCN thu hẹp trong tình hình kinh tế rủi ro như thế này cũng không phải là xấu đối với NH, sự thận trọng của ngân hàng trong việc sàng lọc KHCN và mục đích vay vốn kĩ lưỡng hơn sẽ giúp cho NH dễ dàng kiểm soát được mức độ rủi ro cần thiết.

Năm 2011, nền kinh tế đã đi qua cuộc khủng hoảng và dần phát triển, nhu cầu TDCN trên địa bàn tăng mạnh trở lại, tuy nhiên cũng tồn tại nhiều khó khăn như sự cạnh tranh giữa các NH rất gay gắt, áp lực cho vay lãi suất thỏa thuận, kiểm soát hoạt động tín dụng năm 2011 theo Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24/2/2011 của Chính phủ và Chỉ thị số 01/CT-NHNN ngày 01/3/2011 của Thống đốc NHNN. Trong tình hình trên, là một ngân hàng có uy tín nhiều năm, NH đã mạnh dạn cho vay nhưng vẫn đảm bảo tốt tính thanh khoản, an toàn vốn, tích cực củng cố quan hệ với khách hàng, triển khai nhiều chương trình ưu đãi cho KHCN, thủ tục cho vay ngắn gọn, nhanh chóng nên doanh số cho vay KHCN của NH đã tăng lên rất đáng kể (tăng 289.981 triệu đồng



8 Tại hội thảo “ Ngân hàng Việt Nam vượt qua khủng hoảng, hướng đến tương lai”, ông Lý Xuân Hải - tổng Giám đốc NH Á Châu đã chia sẻ những thành công và kinh nghiệp thực tế về năng lực cạnh tranh của ACB.


tương ứng mức tăng 95,25% so với năm 2010). Trong năm này, NH cho nhiều KH vay cầm cố sổ tiết kiệm, cho vay cầm cố vàng trong thời gian ngắn để đáp ứng nhu cầu TD ngắn hạn của KH. Tỷ trọng DSCV KHCN tăng lên so với năm 2010 và chiếm 85,24%.

Năm 2012, tình hình kinh tế được cải thiện. Ngân hàng ACB Huế đồng hành và chia sẻ những khó khăn về vốn đối với KHCN. Theo đó, bên cạnh ưu tiên về lãi suất NH còn thay đổi một loạt chính sách TD để kích cầu người dân vay vốn tiêu dùng lẫn SXKD như gia tăng hạn mức cho vay, đa dang chương trình để phục vụ nhu cầu của KHCN vay như: “Tích lỹ từ lương, dựng xây tổ ấm”, “Tăng thời hạn vay vốn, giảm áp lực trả nợ”, đầu tháng 3/2012, ACB chính thức triển khai các chương trình kinh doanh “Bó sản phẩm tín dụng dành cho KHCN” với 2 bó sản phẩm ưu đãi “Hỗ trợ kinh doanh trọn gói” và “Hỗ trợ an cư trọn gói”. ACB là NH đầu tiên xây dựng và triển khai các bó sản phẩm TD dành cho KHCN theo chiến lược kinh doanh mới với phương châm phục vụ KH ngày càng tốt hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho KH tiếp cận sản phẩm, dịch vụ của NH với nhiều ưu đãi và tiện ích hơn so với sản phẩm đơn lẻ. DSCV KHCN của NH Á Châu Huế năm 2012 đạt 493.642 triệu đồng, quy mô cho vay KHCN giảm so với năm 2011( giảm 16,95% tương ứng 10.773 triệu đồng). Doanh số cho vay KHCN trong năm này chiếm 70,47%. Sự sụt giảm về quy mô của tín dụng KHCN trong năm này không phải do tiềm lực NH, chất lượng TDCN giảm mà do đặc điểm của nền kinh tế và sự cẩn thận trong việc vay vốn của KH trên địa bàn.

b. Doanh số thu nợ KHCN tại NH Á Châu – Huế giai đoạn 2009 - 2011.

Doanh số thu nợ KHCN phản ánh số tiền mà NH thu được từ những KHCN đã vay vốn tại NH, đây là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng TDCN của Ngân hàng., cần phải làm tốt công tác thu hồi nợ, từ đó giảm thiểu rủi ro tín dụng.

Bảng2 .2: Doanh số thu nợ NH Á Châu - Huế Đơn vị: Triệu đồng


Chỉ tiêu

2009

2010

2011

2012

Doanh số thu nợ

1.384.340

385.826

761.263

723.204

KHCN

1.313.350

276.817

571.419

501.427

+ Cá nhân

1.282.850

234.973

511.725

428.792

+ DNTN

30.500

41.844

59.694

72.635

Khách hàng doanh nghiệp

70.990

109.009

189.844

221.777

(Nguồn: Ngân hàng Á Châu Huế)


Qua bảng số liệu doanh số thu nợ KHCN của Ngân hàng Á Châu Huế giai đoạn 2009-2012, ta có thể thấy doanh số thu nợ KHCN của Chi nhánh có những biến động cùng chiều với sự thay đổi của doanh số cho vay KHCN:

Năm 2009, doanh số thu nợ KHCN chiếm phần lớn 94,87% còn KHDN chỉ 5,13%, điều này là hoàn toàn phù hợp theo mức doanh số cho vay KHCN.

Năm 2010, NH thực hiện chính sách thắt chặt TD nhằm mục tiêu kiềm chế lạm phát của chính phủ khiến DSTN KHCN giảm đi đáng kể bởi DSCV KHCN năm này cũng tương đối thấp. Doanh số thu nợ KHCN năm 2010 giảm đến 1.036.533 triệu đồng tương ứng 78,92% so với năm 2009. Ngoài doanh số cho vay KHCN sụt giảm kéo theo DSTN KHCN giảm thì việc có một số khách hàng không tạo ra được nguồn trả nợ trong điều kiện kinh tế khó khăn, có nhiều rủi ro cũng là một nguyên nhân.

Bước sang năm 2011, nền kinh tế phục hồi và phát triển, cùng với việc DSCV KHCN tăng mạnh thì doanh số thu nợ KHCN của NH cũng tăng lên đáng kể. Doanh số thu nợ đối với KHCN đạt mức 571.419 triệu đồng, tăng 106,42% (tương ứng 294.602 triệu đồng) so với năm 2010. Ta thấy tốc độ tăng trưởng của DSTN KHCN lớn hơn DSCV KHCN. Sự tăng mạnh tổng doanh số thu nợ KHCN ngân hàng Á Châu Huế trong năm 2011 nguyên nhân DSCV KHCN đạt mức tăng trưởng khá cao, bên cạnh đó các KH vay vốn đã làm ăn có hiệu quả hơn, có tình hình tài chính vững mạnh nên có nguồn trả nợ tốt cho NH và quan trọng nhất là công tác quản lý và thu hồi nợ của ngân hàng ngày càng tốt, CBTD thường xuyên kiểm tra và theo dõi các khoản vay, nhắc nhở khách hàng khi đến kỳ trả nợ (thường là trước từ 5 đến 10 ngày) giúp cho khách hàng có thời gian để chuẩn bị nguồn trả nợ và trả nợ đúng thời hạn.

Năm 2012, doanh số thu nợ KHCN của ngân hàng Á Châu Huế đạt mức

501.427 triệu đồng, giảm 69.992 triệu đồng tương ứng 12,25% so với năm 2011. DSTN KHCN trong năm này chỉ chiếm 69,33%, thấp nhất trong 4 năm. Sự giảm nhẹ về DSTN KHCN cùng chiều với sự biến động của DSCV KHCN của ngân hàng. Ngoài ra, việc ngân hàng triển khai các chương trình ưu đãi TDCN để giúp người vay giảm bớt áp lực vay vốn như chương trình “Tăng thời hạn vay vốn, giảm áp lực trả nợ” cũng làm cho DSTN KHCN giảm.


c. Phân tích doanh số dư nợ KHCN

Đây là chỉ tiêu phản ánh thực trạng hoạt động tín dụng của Ngân hàng tại một thời điểm nhất định. Ngân hàng thường đánh giá mức độ sinh lợi trên cơ sở dư nợ thực tế chứ không phải doanh số cho vay.

70,33%

67,39%

55,53% 56,83%

29,67% 32,61% 44,47% 43,17%

100%


80%


60%


40%


20%


Khách hàng doanh nghiệp Khách hàng cá nhân


0%

2009 2010 2011 2012

Hình 2.7: Biểu đồ cơ cấu dư nợ TD NH Á Châu Huế

Bảng 2.3: Dư nợ tín dụng NH Á Châu Huế Đơn vị: Triệu đồng


Chỉ tiêu

2009

2010

2011

2012

Dư nợ tín dụng

236.900

288.222

391.233

368.529

KHCN

166.610

194.227

217.253

209.438

+ Cá nhân

115.236

142.363

158.751

157.220

+ DNTN

51.374

51.864

58.472

52.218

Khách hàng doanh nghiệp

70.290

93.995

174.010

159.091

( Nguồn : Ngân hàng Á Châu Huế) Năm 2009, dư nợ tín dụng KHCN của ngân hàng Á Châu Huế đạt 166.610 triệu đồng, tỷ lệ dư nợ TDCN là 70,33%. Trong năm này nước ta từng bước thoát khỏi ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, chính phủ nới lỏng chính sách tiền tệ, tác động của các giải pháp kích thích kinh tế, nhu cầu vay vốn của các DN,cá nhân, hộ sản

xuất tăng cao, kéo theo tăng trưởng TDCN của hệ thống NH ở mức cao.

Năm 2010, dư nợ TDCN của ngân hàng tăng so với năm 2009 51.322 triệu đồng. Tỷ lệ tăng trưởng TDCN là 1,2166>1, dư nợ TDCN có sự tăng trưởng. Đây là năm NH thực hiện chính sách thắt chặt tín dụng, hạn chế tăng trưởng tín dụng, ta thấy DSCV và DSTN KHCN ở NH đều sụt giảm rất mạnh, tuy nhiên dư nợ TDCN lại tăng lên, điều này làm gia tăng rủi ro cho NH, ngân hàng đã thận trọng trong việc sàng lọc khách hàng, nâng cao chất lượng công tác thẩm định, kiểm tra, giám sát. Ta thấy tỷ lệ dư nợ KHCN vẫn


chiếm phần lớn (67,39%) trong dư nợ tín dụng, xong tỷ lệ này giảm so với năm trước.

Sang năm 2011, nền kinh tế trên đà phát triển nhanh chóng, mức dư nợ TDCN của NH cũng tăng lên cùng với sự tăng lên của DSCV, dư nợ KHCN năm 2011 tăng 23.026 triệu đồng so với năm 2010. Tỷ lệ tăng trưởng TDCN 1,1186> 1, NH mở rộng quy mô TDCN đồng thời nâng cao chất lượng công tác thẩm định KH, nguồn trả nợ, thường xuyên kiểm tra, theo dõi các khoản vay, làm tốt công tác quản lý và thu hồi nợ, đảm bảo tính thanh khoản và an toàn vốn của NH. Tỷ lệ dư nợ TDCN ở mức 55,53%, giảm so với năm trước. Nguyên nhân do NH đã cơ cấu lại nợ vay, và giảm dần TD khối cá nhân để thực hiện đúng quy định đưa ra của NHNN theo văn bản số 2956/NHNN-CSTT yêu

cầu các tổ chức TD kiểm soát hoạt động TD năm 2011 vào ngày 18/4/20119.

Năm 2012, tổng dư nợ TDCN giảm 7.815 triệu đồng so với năm trước. Tỷ lệ tăng trưởng TDCN ở mức 0,964 <1, tín dụng KHCN thu hẹp so với kỳ trước. Mặc dù lãi suất cho vay đã giảm, NH đưa ra nhiều gói TDCN ưu đãi nhưng hầu như KHCN vẫn chưa mặn mà để vay vốn bởi còn tùy thuộc vào thu nhập và khả năng trả nợ của KH. Trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế, tâm lý người dân vẫn chưa mạnh dạn vay vốn tiêu dùng bởi lo ngại áp lực trả nợ trong tương lai có thể gia tăng. Tỷ lệ dư nợ tín dụng KHCN năm này đạt 56,83%, tăng so với năm trước. Theo TS. Cao Sỹ Kiêm, việc đẩy mạnh hoạt động cho vay cá nhân đang là lựa chọn phù hợp cho các NH trong thời điểm nhiều khó khăn hiện nay. Bởi cho vay cá nhân dù món vay nhỏ, chi phí cho vay cao hơn nhưng các NH có thể kiếm lợi nhuận cao hơn khi lãi suất cho vay cao, đặc biệt có thể phân tán được rủi ro so với cho vay DN. Hơn nữa, NHNN tiếp tục “cởi trói” cho phần lớn đối tượng khỏi tín dụng phi sản xuất, tỷ trọng dư nợ cho vay đối với các lĩnh vực không khuyến khích so với tổng dư nợ cho vay cả năm tối đa là 16%, giới hạn này không còn quá chật chội và có ảnh hưởng lớn như trước đó nữa.


9 Theo đó, tỷ trọng dư nợ cho vay lĩnh vực phi sản xuất của ngân hàng so với tổng dư nợ đến 30/6/2011 chỉ được tối đa là 22% và đến 31/12/2011 tỷ trọng này tối đa là 16%. Trường hợp TCTD chưa thực hiện được tỷ trọng này theo lộ trình, NHNN Việt Nam sẽ áp dụng tỷ lệ dự trữ bắt buộc gấp 2 lần so với tỷ lệ dự trữ bắt buộc chung đối với TCTD và biện pháp hạn chế phạm vi hoạt động kinh doanh trong 6 tháng cuối năm 2011 và năm 2012.Theo NHNN, cho vay lĩnh vực phi sản xuất bao gồm: Cho vay chiết khấu giấy tờ có giá để đầu tư và kinh doanh chứng khoán; cho vay để đầu tư, kinh doanh bất động sản; cho vay đối với các nhu cầu vốn để phục vụ đời sống, cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng (gọi là cho vay tiêu dùng). Văn bản số 8844/NHNN-CSTT ra đời vào những tháng cuối năm 2011 về việc loại 4 nhóm BĐS ra khỏi tín dụng phi sản xuất


Bảng2. 4: Dư nợ TDCN theo sản phẩm vay vốn10 Đơn vị: Triệu đồng


Tên sản phẩm

2010

2011

2012

SXKD

100.001

71.920

61.580

Mua bán nhà

23.520

35.202

16.921

Sữa chửa nhà nhà

3.575

2.504

2.952

Cho vay tiêu dùng

8.259

8.278

7.366

Cho vay CB. CNV

27

138

325

Cho vay du học

3.240

1.109

1.174

Cầm cố STK

43.234

21.104

49.197

Hỗ trợ tiêu dùng

120

51

0

Cho vay mua xe cơ giới

1350

1.049

704

Cho vay khác

50

0

0

Kinh doanh trả góp

8.328

15.724

14.198

Cho vay thấu chi

2.523

1.670

2.503

Tổng cộng

194.227

158.751

157.220

( Nguồn: Ngân hàng Á Châu Huế)

Qua bảng số liệu dư nợ tín dụng KHCN theo các sản phẩm vay vốn, ta thấy dư nợ đối với sản phẩm cho vay biến động qua mỗi năm. Sản phẩm SXKD, cầm cố STK, mua bán nhà, kinh doanh trả góp chiếm phần lớn dư nợ TDCN của NH. Mặc dù trong giai đoạn này chịu sự cạnh tranh mạnh mẽ của các NH khác trên địa bàn và thực hiện theo các quy định kiểm soát của NHNN, nhưng NH vẫn đạt được mức dư nợ như trên do NH duy trì được lượng KH ổn định, nhóm KH có quan hệ tín dụng lâu năm và có uy tín thanh toán nợ vay ở ACB với các mục đích vay đa dạng cùng với công tác marketing của NH trong lĩnh vực này là khá hiệu quả.

d. Phân tích nợ quá hạn và nợ xấu của KHCN

Để đánh giá chất lượng TDCN thì chúng ta cần phải xem xét đến chỉ tiêu NQH và nợ xấu11. Nếu tình trạng NQH, nợ xấu cao và NH không thu hồi được khoản nợ này sẽ dẫn đến rủi ro cao trong thanh khoản, đồng thời sẽ làm cho hệ số an toàn sử dụng vốn và xếp hạng TD của NH giảm xuống.


10 Ở năm 2011, 2012, dư nợ tín dụng KHCN theo sản phẩm chỉ tính ở cá nhân, không bao gồm DNTN.

11 Theo định nghĩa nợ xấu của Việt Nam tại Quyết định 493/2005/QĐ – NHNN ngày 22/04/2005 như sau: “ Nợ xấu là những khoản nợ được phân loại vào nhóm 3 (dưới chuẩn), nhóm 4 (nghi ngờ), nhóm 5 (có khả năng mất vốn)”.

Xem tất cả 83 trang.

Ngày đăng: 19/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí