4,95, trong khi đó ở đất chuyên màu là 7,09 và 6,11. Ở đây có thể thấy mức độ đầu tư phân bón và chế độ canh tác ảnh hưởng đến độ chua của đất là rất rõ;
- Hàm lượng cácbon hữu cơ (OM) và đạm tổng số trong đất lại có xu hướng giảm khi đất lúa được chuyển sang trồng màu, OM và N tổng số của đất lúa là 1,78% và 0,15% trong khi đó đất màu thứ tự của chỉ tiêu này là 0,16% và 0,10%. Điều này minh chứng mức độ khoáng hóa và phân giải hữu cơ trong đất mạnh khi chuyển từ môi trường khử sang ôxy hóa (từ đất chuyên lúa nước sang màu), và việc luân phiên giữa môi trường khử - oxy hóa (Lúa - Màu) cũng làm tăng tốc độ khoáng hóa hữu cơ đồng nghĩa với việc giảm OM, N trong đất;
- Lân và kali tổng số không có quy luật rõ ràng, theo chúng tôi 2 chỉ tiêu này phụ thuộc nhiều vào phù sa của các sông và quá trình hình thành đất;
- Lân và kali dễ tiêu có sự khác biệt rõ rệt khi so sánh giữa đất chuyên canh lúa và màu, P2O5 và K2O của đất trồng lúa thứ tự là 12,31 mg/100 g đất và 6,41 mg/100 g đất, trong khi đó ở đất chuyên màu cũng 2 chỉ tiêu này thứ tự là 24,51 và 15,49 mg/100 g đất. Điều này cũng dễ nhận thấy khi so sánh lượng phân được bón của hai loại hình sử dụng này là rất khác nhau (cụ thể trên phần nhận xét từng loại hình sử dụng), người dân bón lượng lớn duy trì trong nhiều năm làm tăng đáng kể hàm lượng lân và kali dễ tiêu trong đất. Tuy vậy, đối với đất trồng lúa người ta quan tâm nhiều tới chỉ tiêu lân tổng số hơn là lân dễ tiêu nhưng ngược lại với đất trồng màu chỉ tiêu lân dễ tiêu được coi trọng hơn;
- Hàm lượng các cation trao đổi trong đất ở các loại hình sử dụng như Ca++, Mg++, Na++ có xu hướng tăng khi đất chuyển sang trồng màu, thứ tự các chỉ tiêu này trong đất chuyên lúa là 3,10, 1,49 và 0,11 trong khi đó cũng các chỉ tiêu này thứ tự là 5,89, 2,75 và 0,24. Điều này cho thấy các yếu tố này được bổ sung cho đất qua việc bón phân, thường yếu tố đi kèm có trong các dạng phân lân bón;
- Dung tích hấp thu của đất (CEC) và độ bão hòa bazơ có xu hướng tăng khi chuyển từ loại hình chuyên lúa sang màu, thứ tự ở đất lúa là 15,77 và 30,40 ldl/100 g đất trong khi đó ở đất lúa - màu là 16,31 và 54,80 ldl/100 g đất;
- Hàm lượng các kim loại nặng của đất trên các loại hình sử dụng không có sự biến động nhiều, không có quy luật rõ ràng và hàm lượng của chúng trên các loại hình đều chưa vượt ngưỡng tối đa cho phép, theo QCVN 03: 2015, với chì tổng số có xu hướng tăng khi chuyển từ đất lúa sang trồng màu, một số mẫu cao như TD16, TD30 (67,2 ppm và 63,3 ppm) thuộc xã Tân Lang và Tân Mỹ. Trong môi trường khử như đất lúa các kim loại nặng chủ yếu ở các dạng muối vô cơ, hydroxyt, hoặc muối cácbonat, khó hòa tan, kém linh động nên ít gây ngộ độc cho cây trồng. Tuy vậy, trong môi trường oxy hóa như đất chuyên canh rau, có thể ở hàm lượng thấp nhưng các kim loại nặng chủ yếu ở dạng oxyt, dễ hòa tan, rất linh động dễ gây ngộ độc cho cây trồng, cho gia súc và con người khi sử dụng các nông sản được trồng trên loại đất này. Tuy vậy, với đất chuyên rau màu đề nghị cần có nghiên cứu bổ sung về hàm lượng kim loại nặng dễ tiêu trong đất và nguồn gây ô nhiễm.
Có thể bạn quan tâm!
- Mức Độ Sử Dụng Thuốc Bvtv Cho Lúa Trên Đất Chuyên Lúa
- Một Số Tính Chất Hóa Học Đất Chuyên Trồng Lúa
- Hàm Lượng Một Số Kim Loai Nặng Trong Đất 2 Lúa - Màu
- Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động sản xuất nông nghiệp đến môi trường đất tại huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn - 13
- Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động sản xuất nông nghiệp đến môi trường đất tại huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn - 14
- Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động sản xuất nông nghiệp đến môi trường đất tại huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn - 15
Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.
200
180
160
140
120
100
80
60
40
20
0
Chuyên lúa
Lúa - màu Màu
QCVN
Cu (ppm) Pb (ppm) Zn (ppm) Cd (ppm)
Hình 4.1. Biểu đồ hàm lượng kim loại nặng tổng số ở 3 loại hình sử dụng đất
4.4. Giải pháp nâng cao chất lượng môi trường đất tại huyện Văn Lãng
4.4.1. Vai trò của các cơ quan quản lý đối với môi trường đất nông nghiệp
Đẩy mạnh hoạt động thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật Bảo vệ môi trường (BVMT) trong quá trình sử dụng đất nông nghiệp. Hoạt động thanh tra, kiểm tra cần phải được quy định rõ về chức năng, thẩm quyền, đồng thời, các quy định về vi phạm hành chính về lĩnh vực BVMT trong nông nghiệp cũng cần phải bám sát với thực tiễn, phù hợp với trình độ phát triển về kinh tế, kỹ thuật khu vực nông thôn để việc xử lý có thể dễ dàng triển khai và đảm bảo tính giáo dục, răn đe đối với người vi phạm.
Cần xây dựng những chính sách ưu đãi, h trợ cụ thể để khuyến khích người nông dân BVMT trong quá trình sử dụng đất nông nghiệp. Ví dụ, tại Nhật Bản, chính phủ thực hiện việc h trợ trực tiếp cho người nông dân với mức h trợ tùy thuộc vào việc giảm thiểu lượng phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật trong quá trình canh tác. Hoặc tại Hàn Quốc, chính phủ cũng chi trả trực tiếp dưới dạng bù đắp những chi phí cho hoạt động mà người nông dân tiến hành nhằm BVMT trong quá trình sản xuất nông nghiệp.
Hoàn thiện quy định về quản lý chất thải. Cần phải xây dựng khung pháp lý đầy đủ cho vấn đề quản lý chất thải, trong đó có quản lý chất thải nông nghiệp. Quản lý chất thải cần đề cao các biện pháp giảm thiểu, tái chế, tái sử dụng chất thải và gắn chúng với các biện pháp h trợ cần thiết về tài chính, kỹ thuật cũng như chế tài nghiêm minh xử lý vi phạm.
4.4.2. Nâng cao công tác quản lý và sử dụng hiệu quả phân bón
Tăng độ phì nhiêu của đất và thu được năng suất cao, ổn định, cần phải tác động đồng thời các yếu tố đối với đời sống cây trồng. Có thể dùng các biện pháp như thủy lợi, kỹ thuật làm đất, phân bón, chế độ canh tác… để cải tạo đất.
Có thể tăng năng suất nông nghiệp bằng cách sử dụng các kiểu gen cho
năng suất cao, chống chịu sâu bệnh để hạn chế việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, tránh sự ảnh hưởng đến môi trường đất. Đồng thời thích ứng được với các điều kiện khó khăn của thời tiết, duy trì độ phì nhiêu của đất, tính đa dạng của cây trồng, áp dụng phương luân canh luân cư, trồng đan xen kết hợp các loại cây ngăn hạn và dài hạn.
Ngoài luân canh cây trồng, các nhà khoa học đề xuất một số biện pháp kỹ thuật khác để cải thiện và phục hồi độ phì nhiêu của đất. Đó là cải thiện chất hữu cơ trong đất bằng cách bón phân hữu cơ hoặc phân rơm đã được ủ cho hoai. Sử dụng các loài nấm và vi khuẩn phân hủy rơm trả lại dinh dưỡng cho đất. Tiến hành các biện pháp làm đất thích hợp: Đối với canh tác rau màu nên làm ở ẩm độ thích hợp. Đối với canh tác lúa nên sử dụng các loại máy cày nhỏ trong khâu chuẩn bị đất để hạn chế tác động nén dẽ trong điều kiện làm đất ướt. Những biện pháp này cũng đã được thực hiện mô hình thí nghiệm và cho kết quả khả quan.
4.4.3. Các biện pháp cải thiện độ phì của đất
- Biện pháp công trình: Kiến thiết đồng ruộng, xây dựng hạ tầng cơ sở sản xuất nông nghiệp: hồ chứa nước, đường giao thông... Xây dựng hệ thống bờ vùng, bờ thửa trên cánh đồng trồng lúa nước. Đối với hệ thống canh tác rau, màu, cây ăn quả vùng đất bạc màu, đất thấp trũng thì cần đánh luống/làm giồng đất để thuận lợi cho việc bón phân, tưới.
- Biện pháp thủy lợi: Hệ thống tưới và tiêu.
- Biện pháp sinh học và hữu cơ: Đa dạng hóa cây trồng - chuyển đổi cơ cấu cây trồng, hệ thống luân canh, xen canh, gối vụ, sử dụng cây phân xanh, cây vật liệu nông nghiệp phủ đất, bón phân hữu cơ.
- Biện pháp thâm canh: Làm đất, chọn giống, kỹ thuật gieo trồng, tưới nước, bón phân, chăm sóc và bảo vệ cây trồng...
- Biện pháp kinh tế - xã hội: Đầu tư các chương trình/dự án cải tạo đất
và khắc phục sự thoái hóa đất.
- Xây dựng thể chế, pháp chế cải tạo môi trường bị ô nhiễm gây thoái hóa đất.
Đối với các vùng đất bị thoái hóa song song với quá trình khai thác, sử dụng luôn phải gắn liền với quá trình cải tạo, phục hồi đất.
- Cần tiến hành lập quy hoạch sử dụng đất các cấp một cách đồng bộ, căn cứ vào kết quả đánh giá, phân hạng thích nghi đất đai và đánh giá thực trạng thoái hóa đất để đảm bảo năng suất cao nhất trên một đơn vị diện tích.
- Để có thể sử dụng hợp lý tài nguyên đất cần xác định hướng chuyển dịch cơ cấu cây trồng phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của từng vùng trong tỉnh nhằm khắc phục tình trạng bất hợp lý trong sử dụng đất, thích ứng với các điều kiện sản xuất bất lợi như hạn hán, thiếu nước... và biến đổi khí hậu.
- Lựa chọn vị trí, diện tích đất nông nghiệp bị thoái hóa, ít có khả năng phục hồi chuyển sang mục đích đất phi nông nghiệp.
- Khuyến khích các thành phần kinh tế để đầu tư phát triển kinh tế hộ, kinh tế trang trại nông nghiệp.
- Xây dựng và nhân rộng các mô hình sản xuất nông nghiệp có hiệu quả trên địa bàn tỉnh. Các loại hình sử dụng đất, kiểu sử dụng đất có hiệu quả cao và bền vững đang có trên địa bàn vùng được đề xuất nhân rộng.
Nguồn nước cũng là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến ô nhiễm môi trường đất và sản phẩm của cây trồng. Nguồn nước tưới bị ô nhiễm kim loại nặng cũng là nguyên nhân gây ô nhiễm sản phẩm nông nghiệp, đặc biệt là rau ăn lá. Kim loại nặng thường được tích luỹ trong bộ lá, rễ và thân rồi mới vào quả. Chúng ta có thể lợi dụng đặc tính này để lựa chọn cây trồng phù hợp cho từng vùng đất hoặc vùng có nguồn nước tưới với hàm lượng kim loại nặng cao.
Nghiêm cấm việc xả các chất thải, nước thải, nước hút bể phốt… và một số chất hóa học độc hại ra môi trường đất.
4.4.4. Quản lý, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và sử dụng vi sinh vật
Sử dụng thuốc BVTV: Đúng thuốc, đúng lúc, đúng liều lượng và đúng nồng độ. Cùng một lượng thuốc, pha nhiều nước để phun quản lý dịch hại hiệu quả cao hơn pha ít nước, ít ảnh hưởng người phun và cây trồng. Hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc BVTV bằng các hóa chất độc hại và nếu có điều kiện thì sử dụng các chế phẩm sinh học, thảo mộc để thay thế.
Phải bảo vệ và thường xuyên cải thiện môi trường sống, chống ô nhiễm nguồn nước, giảm và loại bỏ sử dụng chất độc để trừ sâu bệnh, giảm sử dụng phân khoáng...
Sử dụng vi sinh vật (VSV) xử lý ô nhiễm KLN trong đất và trong nước:
Các KLN trong đất có thể được chuyển hoá bởi VSV ở các trạng thái: hấp phụ, tạo thành các phức chất. Các axit sinh ra trong quá trình trao đổi chất là tác nhân chính giúp cho sự hoà tan kim loại vào dung dịch đất. Vi khuẩn khử nitrit có thể hình thành các axit nitric phân huỷ các đá siêu bazơ. Điều này được ứng dụng để nghiên cứu xử lý các chất thải mỏ và các vùng đất canh tác nông nghiệp bị ô nhiễm KLN. VSV có thể tương tác với các KLN theo nhiều phương thức.
- Một vài kim loại có thể được chuyển hoá trong quá trình alkyl hoá (Hg).
- VSV có khả năng cố định và giữ các KLN.
- VSV có thể sản sinh hay giải phóng một hợp chất hữu cơ làm thay đổi tính linh động của KLN: Hợp chất này có tác dụng liên kết và giữ lại các kim loại (Gilis và cộng sự, 1998).
- VSV ảnh hưởng một cách gián tiếp đến tính di động của KLN thông qua giá trị pH, Eh…
- VSV đã phát triển một số cơ chế kháng lại KLN như: Ngăn chặn nhờ các màng không thấm; cô lập bên ngoài và bên trong tế bào; phát triển các
bơm chủ động, khử nhờ enzyldl và khử các vị trí nhạy cảm với ion kim loại.
Khi có một trong các cơ chế kháng này, VSV có thể tồn tại trong các môi trường bị nhiễm KLN.
4.4.5. Nâng cao ý thức của người dân trong sản xuất nông nghiệp
Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục pháp luật BVMT trong quá trình sử dụng đất nông nghiệp cho bà con nông dân, tổ chức các lớp tập huấn hướng dẫn bà con cách sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đem lại giá trị kinh tế và BVMT, trao đổi với bà con nông dân về tác hại của việc sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật không đúng cách…, qua đó, từng bước nâng cao nhận thức của người dân trong việc BVMT đất nông nghiệp. Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức của người tiêu dùng, hướng họ đến thói quen sử dụng “nông sản sạch” cũng là yếu tố quan trọng để h trợ, thúc đẩy người nông dân phát triển một nền nông nghiệp bền vững gắn liền với việc bảo vệ đất nông nghiệp. Cần ứng dụng rộng rãi công nghệ phòng trừ dịch hại tổng hợp (IPM) trong phòng trừ sâu bệnh cây trồng. Nhân rộng các mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, ứng dụng công nghệ sạch vào sản xuất. Kiểm soát chặt chẽ việc lưu hành và sử dụng thuốc BVTV không có trong danh mục cho phép. Sau khi phun thuốc phải bảo đảm đúng thời gian cách ly mới được thu hoạch sản phẩm… Các công tác này góp phần giúp nông dân sử dụng thuốc hóa học trên đồng ruộng một cách đúng đắn, phù hợp, tiết kiệm, đảm bảo môi trường sinh thái và sức khỏe người sử dụng. Để ngăn chặn, hạn chế việc đốt rơm, rạ sau thu hoạch… nên sử dụng chế phẩm sinh học xử lý rơm, rạ, phụ phẩm ngay tại ruộng đồng để trả lại lượng mùn, chất hữu cơ cho đất.
Người dân nên bón tăng lượng phân chuồng và kết hợp bón vôi, đồng thời giảm lượng phân đạm và phân lân. Với điều chỉnh này sẽ không những tránh được lãng phí phân bón mà còn giảm rủi ro ô nhiễm môi trường đất, nước và đặc
biệt là tăng khả năng chống chịu của cây trồng và giảm thiểu rủi ro sâu bệnh. Sử dụng phân bón vô cơ tổng hợp cũng là điều kiện để làm tăng hàm lượng kim loại nặng trong đất và trong cây trồng, đặc biệt là các nguyên tố như chì, cadimi và kẽm… Hiệu quả của bón phân phục hồi đất rõ nhất là duy trì và tăng cường bónphân hữu cơ cho đất, bón vôi khử chua các loại đất bị chua hóa.
Đặc biệt cũng cần phải áp dụng các biện pháp canh tác chống xói mòn như: Áp dụng hệ thống nông lâm kết hợp, lâm ngư kết hợp với các mô hình đa dạng và phong phú. Kết hợp trồng trọt và chăn nuôi, tăng cường phát triển và mở rộng các mô hình kinh tế vườn rừng trại rừng. Xây dựng, tu sửa hệ thống kênh mương, thông cống tắc thoát nước, tưới tiêu hợp lý...
Tuy nhiên, quan trọng hơn cả vẫn là ý thức của người dân cần được nâng cao, vì thế cần phải thực hiện các công tác truyền thông đại chúng, tuyên truyền và phổ biến cho người dân những kiến thức căn bản về môi trường đất để trên cơ sở đó họ có trách nhiệm hơn về hành động của mình trong việc bảo vệ môi trường đất.