Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động sản xuất nông nghiệp đến môi trường đất tại huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn - 13


KẾT LUẬN

1. Kết luận chung

Trong khuôn khổ thời gian cũng như kinh phí của đề tài bước đầu có một số kết luận sau:

- Văn Lãng là huyện có điều kiện khí hậu nhiệt đới gió mùa, đất đai khá màu mỡ, diện tích đất cây hàng năm 6.252,9 ha chiếm 83,07% diện tích đất sản xuất nông nghiệp, phân bố ở hầu hết các xã trong huyện. Cơ sở hạ tầng tương đối hoàn chỉnh, phân bố đều thuận lợi phát trển nông nghiệp;

- Kết quả điều tra cho thấy: Lượng phân bón được sử dụng không đồng đều giữa các loại hình sử dụng đất. Trong đó, sử dụng nhiều nhất cho các cây màu như dưa chuột, bắp cải, hành tây nhưng vẫn trong mức khuyến cáo; Điểm đặc biệt ở huyện chính là ở một số cây như lúa, đậu tương, khoai tây đều bón lượng N, P cao hơn mức khuyến cáo, như vậy là sẽ còn dư một lượng lớn phân bón cây không sử dụng. Điều này sẽ tiềm ẩn nguy cơ thoái hóa đất nếu tiếp tục canh tác lâu dài;

- Việc sử dụng thuốc BVTV tại huyện Văn Lãng, tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường đất. Kết quả điều tra cho thấy: Hơn 50% các hộ gia đình được điều tra đã sử dụng thuốc đều không biết nguồn gốc thuốc, sử dụng không theo chỉ dẫn; 15% hộ nông dân đã sử dụng một số loại thuốc cấm như Lindane, Monitor 60SC..., 70% số hộ đã mua thuốc ở các hiệu thuốc tư nhân và phun không theo hướng dẫn sử dụng;

- Đất Chuyên lúa có diện tích là 2.273,7 ha, chiếm 36,36% ha trong tổng diện tích đất trồng trọt của huyện Văn Lãng. Đất chua đến ít chua. Hàm lượng cacbon, đạm, lân, kali tổng số trung bình, ít có sự biến động giữa các điểm quan trắc. Lân, kali, canxi, magie trao đổi từ trung bình tới nghèo. CEC, độ bão hòa bazơ thấp. Hàm lượng Cu, Pb, Zn, Cd tổng số đều chưa vượt ngưỡng giới hạn cho phép đối với đất sản xuất nông nghiệp;

- Đất 2 Lúa - màu có diện tích 628 ha, chiếm 10,04% diện tích trồng


trọt của huyện Văn Lãng. Một số đặc tính hóa học cơ bản của đất thay đổi có chiều hướng tích cực so với loại hình sử dụng đất chuyên lúa, tuy vậy hàm lượng cacbon và đạm tổng số thấp hơn so với đất chuyên lúa, lân và kali tổng số ở mức trung bình. Lân, kali, canxi, magie trao đổi, CEC và độ bão hòa bazơ ở mức trung bình đến cao, có xu hướng cao hơn so với đất chuyên lúa. Các kim loại nặng Cu, Pb, Zn, Cd tổng số đều chưa vượt ngưỡng tối đa cho phép đối với đất sản xuất nông nghiệp theo QCVN 03: 2015, tuy vậy có nhiều mẫu hàm lượng Pb tổng số cao, trung bình 48,11 ppm;

- Đất lúa - màu có diện tích là 2.850 ha, chiếm diện tích lớn nhất 45,58% trong tổng diện tích đất trồng trọt của huyện. Một số đặc tính hóa học của đất có xu hướng biến đổi theo chiều hướng tích cực so với đất chuyên lúa và 2 lúa

- màu, như các chỉ tiêu pH, lân và kali dễ tiêu, Ca2+, Mg2+, Na+, CEC, BS,

riêng OM và N tổng số giảm. Hàm lượng các kim loại nặng trong đất đều chưa vượt ngưỡng tối đa cho phép đối với đất sản xuất nông nghiệp, hàm lượng Pb tổng số ở các ruộng có mức thâm canh cao xấp xỉ ngưỡng cho phép (QCVN 03: 70 ppm) như TD16, TD30 (67,2 ppm và 63,3 ppm) thuộc xã Tân Mỹ và Tân Lang.

Tăng độ phì nhiêu của đất cần phải tác động đồng thời các biện pháp trong quá trình sản xuất; tăng cường công tác quản lý và sử dụng phân bón, bón phân cân đối (giảm phân hóa học) kết hợp bón vôi đối với các loại đất bị chua hóa; quản lý và sử dụng thuốc BVTV:

Đúng thuốc, Đúng lúc, Đúng liều lượng và đúng nồng độ. Hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc BVTV bằng các hóa chất độc hại và nếu có điều kiện thì sử dụng các chế phẩm sinh học, thảo mộc để thay thế.

2. Tồn tại

Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, chưa phân tích được nhiều về hàm lượng kim loại nặng nhất là kim loại nặng dễ tiêu có trong đất và nguồn gây ô nhiễm đối với đất sản xuất nông nghiệp.


Việc lấy mẫu phân tích, chỉ thực hiện ở các xã có tính chất đại diện cho những vùng sản xuất nông nghiệp của huyện, chưa lấy được mẫu rộng khắp trên tất cả các xã trong huyện.

3. Kiến nghị

- Cần có nghiên cứu bổ sung về hàm lượng kim loại nặng dễ tiêu trong đất và nguồn gây ô nhiễm cho đất sản xuất nông nghiệp.

- Cần tăng lượng mẫu lấy phân tích mới phản ánh đầy đủ mức độ, quan hệ cũng như ảnh hưởng của chúng tới đất, tới cây trồng và môi trường./.


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bách khoa toàn thư Việt Nam (2009), “Ô nhiễm đất”, Truy cập ngày 5/4/2009, http://dictionary.bachkhoatoanthu.gov.vn.

2. Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn (2009), Cẩm nang sử dụng đất nông nghiệp (Tập 1, 5 và 6), Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

3. Các văn bản, báo cáo tổng kết cuối năm của UBND huyện Văn Lãng.

4. Nguyễn Xuân Cự, Trần Thị Tuyết Thu (2003), Bài giảng ô nhiễm đất và các biện pháp xử lý, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên.

5. Cục Bảo vệ Môi trường (2003), Chất thải trong quá trình sản xuất vấn đề bảo vệ môi trường, Nxb Lao động.

6. Lê Đức, Trần Khắc Hiệp (2006), Giáo trình đất và bảo vệ đất, Nxb Hà Nội.

7. Phạm Quang Hà (2002), Nghiên cứu hàm lượng Cadmium và cảnh báo ô nhiễm trong một số loại đất của Việt Nam, Tạp chí Khoa học đất số 16/2002, (tr 32-38).

8. Phạm Quang Hà, Trần Thị Tâm, Võ Đình Quang và Nguyễn Thị Hiền (2001), Cảnh báo ô nhiễm chất lượng môi trường đất ven đô do chất thải công nghiệp đô thị và sinh hoạt, Tạp chí NN và PTNT 6/2001, tr. 363-364.

9. Đặng Thu Hòa (2002), Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón, độ ô nhiễm của đất trồng và nước tưới tới mức độ tích luỹ nitrat và kim loại nặng trong một số loại rau, Luận văn thạc sỹ khoa học KTNN, Trường Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội.

10. http://vanlang.langson.gov.vn/-dieu-kien-tu-nhien-xa-hoi.

11. http://www.langson.gov.vn/Zone/KHCNMoiTruong/BaoVeMoiTruong.html.

12. Trịnh Quang Huy (2006), Bài giảng Tồn dư hóa chất nông nghiệp, trường ĐH Nông nghiệp Hà Nội..

13. Phạm Văn Khang, Nguyễn Ngọc Minh, Nguyễn Xuân Huân (2004), Một số nghiên cứu về kim loại nặng trên thế giới. Tạp chí khoa học đất số 20/2004.

14. Lê Văn Khoa, Lê Thị Anh Hằng, Phạm Minh Cường (1999), Đánh giá ô nhiễm kim loại nặng trong môi trường đất, nước, trầm tích, thực vật ở khu vực


công ty Văn Điển và công ty Orion Hanel, tạp chí khoa học đất số 11/1999.

15. Lê Thị Thanh Mai (2015), Ô nhiễm đất, Thư viện học liệu mở Việt Nam, http://voer.edu.vn/m/o-nhiem-dat/29d2ba17.

16. Phòng Tài nguyên môi trường huyện Văn Lãng (2018), Thống kê đất đai trên toàn Huyện năm 2011 - 2018.

17. Nguyễn Ngọc Quỳnh, Lê Huy Bá và cộng sự (2001), Hàm lượng một số kim loại nặng trong đất trồng lúa do ảnh hưởng của Công nghiệp và sinh hoạt tại thành phố Hồ Chí Minh. Tạp chí Nông nghiệp và Thực phẩm, số 4.

18. Tạp chí Khoa học và Phát triển (2010), Tuyển chọn một số chủng vi khuẩn và nấm rễ (AMF) có khả năng chuyển hóa hấp thu Cu, Pb, Zn cao để cải tạo đất ô nhiễm KLN, Tập 8, số 5: 832 - 842.

19. Trần Công Tấu, Trần Công Khánh (1998), Hiện trạng môi trường đất ở ViệtNam thông qua việc nghiên cứu các kim loại nặng. Tạp chí khoa học đất số 10 năm 1998.

20. Nguyễn Hữu Thành, Hồ Thị Lam Trà (2003), Nghiên cứu hàm lượng Zn trong đất nông nghiệp tại huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên.

21. Huy Thông (2015), Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại Việt Nam còn thấp, Môi trường nông thôn, http://mtnt.hoinongdan.org.vn/sitepages/news/

1098/36380/hieu-qua-su-dung-dat nong-nghiep-tai-viet-nam-con-thap.

22. Hoàng Văn Thông (2002), Xác định loại hình sử dụng đất thích hợp phục vụ định hướng sử dụng đất nông nghiệp huyện Nghĩa Hưng tỉnh Nam Định, Luận văn thạc sỹ nông nghiệp trường đại học Nông nghiệp, Hà Nội.

23. Hồ Thị Lam Trà, Nguyễn Hữu Thành (2003), Kim loại nặng (tổng số và trao đổi) trong đất nông nghiệp của huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên. Tạp chí Khoa học đất, số 19/2003.

24. Hồ Thị Lam Trà, Kazuhiko Egashira (2001), Status of Heavy metalin Agric ultur 1 Soils of Viet Nam. Plant Nuts, pp 419-422.

25. Văn kiện ĐH Đại biểu tỉnh Lạng Sơn (2015).


26. Viện Thổ nhưỡng Nông hóa (2011), Báo cáo kết quả đề tài, Nghiên cứu áp dụng biện pháp sinh học giải quyết ô nhiễm kim loại nặng trong đất và nước cho các vùng chuyên canh rau ở miền Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long.

27. Viện Thổ nhưỡng Nông hoá (2007), Báo cáo về kết quả điều tra phân bón lá 2004 - 2007.

28. Vũ Hữu Yêm (2007), Bài giảng độ phì nhiêu và phân bón cho cao học, Đại học Nông nghiệp, Hà Nội.



PHỤ LỤC


PHỤ LỤC 1

THANG ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ CHỈ TIÊU VẬT LÝ, HÓA HỌC ĐẤT



1.1. Độ chua

+ pHH2O:



+ pHKCl:


Giá trị

Thang đánh giá


Giá trị

Đánh giá

< 4,0

Rất chua


< 4,5

Rất chua

4,0 - 4,9

Chua nhiều


4,6 - 5,0

Chua vừa

5,0 - 5,4

Chua


5,1 - 5,5

Chua nhẹ

5,5 - 5,9

Hơi chua


5,6 - 6,0

Gần trung tính

6,0 - 7,5

Trung tính


> 6,0

Trung tính

7,6 - 8,4

Hơi kiềm




8,5 - 9,4

Kiềm




> 9,5

Kiềm mạnh




Nguồn: FAO - UNESCO

Nguồn: Sổ tay phân tích - ĐHTH Hà Nội

1.2. Chất hữu cơ

Tầng mặt

0 - 20 cm


Đất đồng

bằng


Giá trị OM

(%)

Thang đánh giá


Giá trị OM

(%)

Thang đánh giá

< 0,4

Rất thấp


< 1

Nghèo

0,5 - 0,9

Thấp


1,0 - 2,0

Trung bình

1,0 - 1,9

Trung bình


> 2,0

Giầu

2,0 - 5,0

Cao




> 5,0

Rất cao




Nguồn: FAO - UNESCO

Nguồn: Đất Việt Nam - Hội KH Đất

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động sản xuất nông nghiệp đến môi trường đất tại huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn - 13

.....

⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 21/09/2023