Khái Quát Kết Quả Chủ Yếu Của Các Công Trình Đã Được Công Bố


1.2.1. Khái quát kết quả chủ yếu của các công trình đã được công bố

1.2.1.1. Về tư liệu

Các công trình nghiên cứu về nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao khá phong phú về các dạng tài liệu, bao gồm sách, bài báo, tạp chí, đề tài

và kỷ

yếu hội thảo khoa học, thể hiện rõ sự

quan tâm nghiên cứu của

nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước, được khai thác, tiếp cận dưới nhiều góc độ, với nhiều phạm vi không gian và thời gian khác nhau.

Song, nông nghiệp

ứng dụng công nghệ

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 223 trang tài liệu này.

cao là hướng đi mới trong phát

triển nông nghiệp Việt Nam. Vì thế, hầu hết các công trình nghiên cứu trong nước chỉ mới được khai thác ở mức độ những bài báo khoa học mà chưa có nhiều cuốn sách chuyên khảo hay luận án tiến sĩ.

Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng lãnh đạo phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao từ năm 2004 đến năm 2015 - 4

1.2.1.2. Về phương pháp tiếp cận

Các công trình nghiên cứu trong nước và thế giới đã được tiếp cận

dưới nhiều góc độ

khác nhau như

kinh tế, kỹ

thuật, chính trị,… và sử

dụng nhiều phương pháp nghiên cứu như phân tích, tổng hợp, so sánh, lịch sử, logic, v.v. Sự đa dạng trong cách tiếp cận với nhiều mức độ và phạm vi nghiên cứu đã cung cấp cho nghiên cứu sinh “phông” kiến thức khá đầy đủ về nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; giúp nghiên cứu sinh có cách

tiếp cận vấn đề

nghiên cứu đa diện hơn với sự

phân tích, luận giải về

phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong mối quan hệ biện

chứng và tác động tương hỗ với các lĩnh vực của đời sống xã hội. Tuy

vậy, hầu hết các công trình nghiên cứu về

nông nghiệp

ứng dụng công

nghệ cao được luận giải dưới góc độ nghiên cứu của kinh tế học và khoa

học kỹ

thuật nông nghiệp. Một số công trình có đề

cập đến đường lối,

chủ

trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về

phát triển nông

nghiệp ứng dụng công nghệ cao, song còn ít và chưa có tính hệ thống.

1.2.1.3. Về nội dung nghiên cứu


Thứ nhất, đã luận giải khá đầy đủ những vấn đề lý luận về nông nghiệp

ứng dụng công nghệ cao

Những công trình nghiên cứu trong nước đã luận giải khá đầy đủ về khái niệm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, chức năng của nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, các công nghệ cao được ứng dụng trong sản xuất nông nghiệp và những yếu tố tác động đến quá trình hình thành, phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

Thứ hai, đã khái lược những thành tựu nổi bật về phát triển nông nghiệp

ứng dụng công nghệ cao ở một số trên thế giới

Những công trình của tác giả nước ngoài và trong nước đã luận giải khá sâu sắc về quá trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở các nước có nền nông nghiệp tiên tiến trên thế giới. Các công trình đã tập trung phân tích những thành tựu về năng suất, chất lượng, giá trị sản xuất và những sản phẩm mang tính “thương hiệu” của nền nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; làm nổi bật tính đặc trưng trong lựa chọn công nghệ ứng dụng, sản phẩm, hình thức tổ chức sản xuất và thực hiện liên kết trong sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao của mỗi nước. Đặc biệt, nhờ ứng dụng công nghệ cao mà một số nước có điều kiện tự nhiên không thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp đã trở thành những cường quốc nông nghiệp hàng đầu của thế giới, tiêu biểu như Isreal, Hà Lan, Đài Loan, Nhật Bản.

Thứ ba, đã làm rõ tính tất yếu đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam

Nhiều công trình khoa học đã khẳng định tính tất yếu khách quan phải

đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp. Phát triển

nông nghiệp theo hướng công nghệ cao được coi là giải pháp căn bản để khắc phục tình trạng hạn chế trong sản xuất nông nghiệp Việt Nam, nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường và tăng khả năng cạnh tranh của nông sản Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Đó còn là đòi hỏi cấp thiết, là định hướng


quan trọng để thực hiện tái cơ cấu và phát triển nền nông nghiệp Việt Nam theo hướng hiện đại, bền vững.

Thứ tư, đã làm rõ thực trạng phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên phạm vi cả nước và ở một số địa phương

Một số công trình bước đầu đã đề cập đến chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta thông qua khái lược nội dung và tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị 50 của Bộ Chính trị về phát triển CNSH; khái lược nội dung các văn kiện Đảng và những văn bản mang tính chất chỉ đạo của Chính phủ cũng như các bộ ngành liên quan về đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp. Tuy vậy, các công trình chỉ mới dừng lại ở góc độ khái lược văn kiện mà chưa đi sâu nghiên cứu nhằm luận giải sâu sắc nội dung chủ trương và chỉ đạo thực hiện của Đảng về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở Việt Nam.

Nhiều công trình đã làm rõ những thành tựu và cả những hạn chế, bất cập trong quá trình đẩy mạnh phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở Việt Nam. Dưới nhiều góc độ tiếp cận, các công trình đã làm nổi bật tác động tích cực từ mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đến sự phát triển KT­XH và hội nhập quốc tế của đất nước. Bên cạnh thành tựu, hầu hết các công trình đều có điểm tương đồng trong đánh giá những “nút thắt” cản trở phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở nước ta là: tình trạng manh mún, phân tán diện tích đất nông nghiệp, khó khăn về nguồn vốn đầu tư, thị trường tiêu thụ, sự yếu kém về chất lượng nguồn nhân lực và cơ sở hạ tầng, sự liên kết “các nhà” và liên kết chuỗi giá trị trong sản xuất kém hiệu quả. Trên cơ sở đó, đề xuất nhiều giải pháp mang tính đồng bộ, có tính khả thi cao nhằm đẩy mạnh phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong thời gian tới.

Những công trình nghiên cứu về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở các địa phương đã khái lược chủ trương về phát triển nông nghiệp


của một số đảng bộ địa phương; phác họa bức tranh khá đa dạng về thực trạng phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao với những định hướng, mô hình phát triển, lựa chọn ứng dụng công nghệ và đối tượng cây trồng, vật nuôi mang tính đặc trưng của từng địa phương.

Thứ năm, đã khái quát một số vấn đề về tiềm năng, thực trạng và định hướng phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở tỉnh Lâm Đồng

Dưới các góc độ tiếp cận khác nhau, nhiều công trình đã phân tích làm nổi bật những yếu tố tự nhiên, kinh tế, xã hội tạo ra những điều kiện thuận lợi và cả những khó khăn trong quá trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở tỉnh Lâm Đồng.

Một số công trình đã khái lược chủ trương của Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; bước đầu tổng kết, đánh

giá kết

quả thực hiện chủ

trương trên của Đảng bộ; đề

xuất những kinh

nghiệm và giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở Lâm Đồng. Tiêu biểu là các công trình của tác giả Phạm S, Huỳnh Phong Tranh, Minh Châu. Kết quả nghiên cứu của các công trình đã cung cấp những thông tin khoa học quan trọng để nghiên cứu sinh kế thừa và đưa vào nội dung phần chỉ đạo và đúc rút bài học kinh nghiệm của đề tài luận án.

Mặc dù có nhiều công trình phân tích về thực trạng nông nghiệp

ứng dụng công nghệ

cao

ở Lâm Đồng dưới các khía cạnh khác nhau,

trong đó có công trình bước đầu khái lược chủ trương của Đảng bộ tỉnh

Lâm Đồng đối với vấn đề trên, tuy vậy, hiện chưa có công trình nào

nghiên cứu một cách độc lập, có tính hệ

thống về

chủ

trương và quá

trình chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong những năm 2004 ­ 2015. Vì thế, vấn đề “Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng lãnh đạo phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao từ năm 2004 đến năm 2015” đang là “khoảng trống” khoa học trong


nghiên cứu

nên nghiên cứu sinh lựa chọn làm đề

tài luận án tiến sĩ

chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.

1.2.2. Những vấn đề đặt ra luận án cần tiếp tục giải quyết

Một là, làm rõ những yếu tố tác động và chủ trương của Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao từ năm 2004 đến năm 2015

Để làm sáng tỏ nội dung trên, nghiên cứu sinh đi sâu phân tích những yếu tố tác động đến phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở tỉnh Lâm Đồng; tổng kết những kinh nghiệm từ quá trình phát triển nông nghiệp công nghệ cao ở các nước tiên tiến; khái quát chủ trương của Đảng và phân tích làm rõ chủ trương của Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao từ năm 2004 đến năm 2015.

Hai là, phục dựng quá trình Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng chỉ đạo phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao từ năm 2004 đến năm 2015.

Để phục dựng quá trình Đảng bộ

tỉnh Lâm Đồng chỉ

đạo phát triển

nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao từ năm 2004 đến năm 2015, trên cơ sở nắm chắc nội hàm khái niệm và các văn bản có tính chất chỉ đạo phát

triển nông nghiệp

ứng dụng

công nghệ

cao của địa phương, nghiên cứu

sinh đi sâu làm rõ các nội dung chỉ đạo về công tác tuyên truyền, vận động đến toàn hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và người nông dân về ý nghĩa, vai trò của phát triển nông nghiệp theo hướng công nghệ cao; quy hoạch phát triển các khu, vùng và doanh nghiệp, mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; về chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng và ứng dụng

công nghệ hiện đại trong lĩnh vực trồng trọt và chăn nuôi gắn với định

hướng phát triển sản phẩm chủ đạo của địa phương; về huy động vốn, xây dựng kết cấu hạ tầng, đào tạo nguồn nhân lực và thực hiện chuỗi liên kết nhằm thúc đẩy nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển.


Ba là, nhận xét sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao từ năm 2004 đến năm 2015

Để có được những nhận xét bảo đảm tính khách quan, trung thực về quá trình Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng lãnh đạo phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao từ năm 2004 đến năm 2015, nghiên cứu sinh dựa chắc vào kết quả nghiên cứu đã trình bày ở hai chương mô tả lịch sử, đồng thời bám sát các văn kiện, nghị quyết của Trung ương, các chương trình, đề án của Chính phủ, đối chiếu so sánh với các địa phương khác, từ đó làm rõ ưu điểm, hạn chế trong hoạch định chủ trương và chỉ đạo thực hiện cũng như những kết quả đạt được trong thực tiễn về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở tỉnh Lâm Đồng.

Bốn là, đúc kết những kinh nghiệm từ quá trình Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng lãnh đạo phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (2004 ­ 2015) để vận dụng vào hiện tại

Từ thực tiễn nhận thức và hoạch định chủ trương, chỉ đạo và những kết quả đạt được về quá trình lãnh đạo phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao của Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng, nghiên cứu sinh đúc kết những kinh nghiệm, phân tích làm rõ và gợi mở những vấn đề để vận dụng vào hiện tại


Kết luận chương 1


Phát triển nông nghiệp theo hướng công nghệ cao đã tạo nên bước phát triển thần kỳ trong sản xuất nông nghiệp đối với nhiều nước trên thế giới, là hướng đi mới cho phát triển nông nghiệp Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng. Vì vậy, vấn đề trên đã thu hút được sự quan tâm nghiên cứu của nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước. Với số lượng công trình phong phú, được tiếp cận dưới các góc độ nghiên cứu và phạm vi không gian khác nhau, các công trình nghiên cứu đã bước đầu luận giải những vấn đề lý luận và khái lược thực trạng về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở Việt Nam và các nước tiên tiến.

Các công trình nghiên cứu về nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở tỉnh Lâm Đồng đã bước đầu làm rõ yếu tố tác động và khái quát chủ trương, chính sách của Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng về vấn đề trên, trong đó có công trình đi sâu phân tích thực trạng từng đối tượng cây trồng, vật nuôi cũng như các hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở Lâm Đồng. Tuy vậy, chưa có công trình nào nghiên cứu một cách độc lập, có tính hệ thống về quá trình Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng lãnh đạo phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong những năm 2004 ­ 2015.

Thông qua tổng quan các công trình nghiên cứu, đã giúp nghiên cứu sinh nhận thấy “Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng lãnh đạo phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao từ năm 2004 đến năm 2015” đang là “khoảng trống” khoa học cần được nghiên cứu, luận giải thấu đáo, đồng thời rút ra được những vấn đề chủ yếu luận án cần tập trung giải quyết. Qua đó, gợi mở cho nghiên cứu sinh hướng tiếp cận, luận giải, phân tích sự lãnh đạo của Đảng về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở địa phương, cung cấp thêm cứ liệu khoa học để đánh giá, nhận xét cũng như đúc kết những kinh nghiệm từ quá trình lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng đối với vấn đề trên.


Chương 2

CHỦ TRƯƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH LÂM ĐỒNG VỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO (2004 ­ 2010)

2.1. Những yếu tố tác động và chủ trương của Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (2004 ­ 2010)

2.1.1. Những yếu tố tác động đến sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (2004 ­ 2010)

2.1.1.1. Một số vấn đề lý luận về nông nghiệp ứng dụng công nghệ

cao


Khái niệm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao:

Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đã được đề cập và hiện thực

hóa ở các nước phát triển từ giữa thế kỷ XX. Tuy vậy, thuật ngữ dùng để

chỉ

cách thức sản xuất nông nghiệp dựa vào

ứng dụng những kỹ

thuật,

công nghệ hiện đại vẫn chưa có sự thống nhất. Nội hàm khái niệm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao vẫn còn có hai quan điểm chính là quan điểm dựa trên lý thuyết của J.H Von Thuner (phổ biến ở các nước phương Tây) và quan điểm kết hợp giá trị truyền thống và giá trị thực tiễn ở Trung Quốc.

Ở Việt Nam, khái niệm nông nghiệp

ứng dụng công nghệ

cao đã

được nhiều nhà khoa học, nhà quản lý nêu ra, song do sự khác nhau về góc độ tiếp cận nên nội hàm khái niệm vẫn còn nhiều điểm chưa thống nhất.

Theo quan điểm của Vụ

Khoa học công nghệ

và Môi trường (Bộ

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn): Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là nền nông nghiệp được áp dụng những công nghệ mới vào sản xuất, bao gồm:

Xem tất cả 223 trang.

Ngày đăng: 14/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí