Điều Kiện Tự Nhiên, Kinh Tế ­ Xã Hội Của Tỉnh Lâm Đồng Điều Kiện Tự Nhiên:


cơ giới hóa, tự động hóa, công nghệ thông tin, giống vật nuôi có năng suất và chất lượng cao nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao trên một đơn vị diện tích và phát triển bền vững trên cơ sở canh tác hữu cơ.

Quan điểm trên nhấn mạnh mục đích cơ bản là hiệu quả kinh tế cao và phát triển bền vững; xác định các công nghệ được ứng dụng vào khâu xuất nông nghiệp nhưng chưa đề cập đến việc ứng dụng công nghệ cao trong bảo quản, chế biến nông sản.

Tác giả Cao Kỳ Sơn cho rằng, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là nền nông nghiệp ứng dụng công nghệ hiện đại, trong đó tạo mọi điều

kiện thuận lợi để cây trồng phát triển tốt, tiến tới năng suất tiềm năng,

đảm bảo chất lượng sản phẩm; thêm vào đó là bảo quản nông sản tốt và tổ chức sản xuất hợp lý để đạt hiệu quả kinh tế cao.

Quan điểm trên cũng nhấn mạnh yếu tố công nghệ và hiệu quả của nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, song chỉ đề cập đến việc ứng dụng trong nông nghiệp trồng trọt mà chưa đề cập đến chăn nuôi.

Theo tác giả Hoàng Ngọc Hòa, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là nền nông nghiệp được ứng dụng những thành tựu KH­CN tiên tiến vào các hoạt động nhằm nâng cao hiệu quả, tạo ra bước phát triển đột phá về năng suất, chất lượng nông sản, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng trong và ngoài nước.

Quan điểm trên đã bổ sung mục tiêu đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng song chưa đề cập đến bảo vệ môi trường sinh thái.

Tác giả Phạm S cho rằng: Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là nông nghiệp ứng dụng tổng hợp các loại công nghệ phù hợp trong điều kiện không gian, thời gian cụ thể với tiềm lực cơ sở vật chất kỹ thuật tiên tiến để đạt năng suất tối ưu, chất lượng tốt nhất, đảm bảo an toàn thực phẩm, giá thành hạ, tăng tính cạnh tranh, có hiệu quả kinh tế cao trên cơ sở đảm bảo môi trường sinh thái bền vững.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 223 trang tài liệu này.


Quan điểm trên đã nhấn mạnh đến tính phù hợp của việc ứng dụng công nghệ và hướng đến mục tiêu phát triển bền vững, nhưng đề cập đến mục tiêu an toàn thực phẩm theo các quy chuẩn và hướng đến thị trường của sản phẩm.

Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng lãnh đạo phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao từ năm 2004 đến năm 2015 - 5

Trên cơ sở

khảo cứu và kế

thừa quan điểm của các nhà khoa học,

nghiên cứu sinh đưa ra khái niệm như

sau:

Nông nghiệp

ứng dụng công

nghệ

cao là nền nông nghiệp được

ứng dụng những công nghệ

cao vào

quá trình sản xuất để

đạt năng suất tối

ưu, chất lượng tốt với quy trình

sản xuất hiện đại, đảm bảo an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam và quốc tế, đem lại hiệu quả kinh tế cao, bảo vệ môi trường sinh thái và tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp trên thị trường trong nước và thế giới.

Tiêu chí nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao:

Bộ NN&PTNT đã xác định 4 tiêu chí chung cho nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, bao gồm: Tiêu chí về kỹ thuật, tiêu chí về kinh tế, tiêu chí về xã hội và tiêu chí về môi trường [67, tr.48].

Đặc trưng của nông nghiệp nghiệp ứng dụng công nghệ cao:

So với nông nghiệp truyền thống, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao có 5 đặc trưng cơ bản sau: Thứ nhất, tích hợp được các thành tựu KH­ CN mới và tiên tiến nhất; Thứ hai, đầu tư lớn, lãi suất lớn, chóng thu hồi vốn nhưng độ rủi ro cao; Thứ ba, sản phẩm làm ra có hàm lượng khoa học

cao, sử

dụng ít nguyên liệu và năng lượng; Thứ

tư,

sản phẩm có tính đa

dạng, phong phú, đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng về chủng loại,

thời gian (trái vụ); tr.112].

Thứ

năm,

công nghệ

mang tính sinh thái vùng [203,

Vị trí, vai trò của nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đối với sự phát triển của ngành nông nghiệp Việt Nam trong thời kỳ hội nhập:


Một là, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là yêu cầu tất yếu, là khâu

then chốt đưa nền nông nghiệp nước ta phát triển thừa và hội nhập quốc tế sâu rộng.

trong thời đại kinh tế tri

Hai là, nông nghiệp

ứng dụng công nghệ

cao thúc đẩy quá trình phát

triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH,HĐH; góp phần xóa đói giảm nghèo và bảo vệ môi trường sinh thái trên địa bàn nông thôn.

Ba là, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao góp phần nâng cao trình độ KH­ CN và thay đổi tập quán canh tác của nông dân; thúc đẩy quá trình hợp tác quốc tế.

Bốn là,

nông nghiệp

ứng dụng công nghệ

cao thúc đẩy kết nối các

chủ thể tham gia sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị nông phẩm đạt giá trị gia tăng cao [8, tr.46].

2.1.1.2. Điều kiện tự nhiên, kinh tế ­ xã hội của tỉnh Lâm Đồng Điều kiện tự nhiên:

Về vị trí địa lý: Lâm Đồng là một tỉnh miền núi phía Nam Tây Nguyên, có tổng diện tích đất tự nhiên gần 1 triệu ha. Tỉnh Lâm Đồng gồm có 12 đơn vị hành chính: 02 thành phố (Đà Lạt, Bảo Lộc) và 10 huyện. Phía Đông của tỉnh giáp các tỉnh Khánh Hoà và Ninh Thuận, phía Tây Nam giáp tỉnh Đồng Nai, Bình Phước, phía Nam ­ Đông Nam giáp tỉnh Bình Thuận, phía Bắc giáp

tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông. Hệ

thống giao thông đường bộ

với các tuyến

quốc lộ 20, 27, 28, 55 nối liền Lâm Đồng với vùng Đông Nam bộ, thành phố

Hồ Chí Minh, các tỉnh thuộc vùng Tây Nguyên, các tỉnh duyên hải Nam

Trung bộ

và Cảng hàng không quốc tế

Liên Khương nằm cách trung tâm

thành phố

Đà Lạt 30 km đã tạo điều kiện thuận lợi cho

Lâm Đồng trong

việc lưu thông hàng hóa, liên kết phát triển với các địa phương trong nước và hợp tác quốc tế.

Về địa hình:

Nằm ở

độ cao từ

200m đến

2.200m so với mực nước

biển, đặc điểm nổi bật của địa hình tỉnh Lâm Đồng là cao nguyên tương đối


phức tạp, chủ yếu là bình sơn nguyên, núi cao, đồng thời có sự phân bậc khá rõ ràng từ Bắc xuống Nam: vùng có độ cao từ 200 ­ 500m (chiếm 15% diện tích đất tự nhiên của Tỉnh) gồm các huyện Đạ Huoai, Đạ Tẻh và Cát Tiên; vùng có độ cao từ 500 ­ 800m (chiếm 33,7% diện tích tự nhiên) gồm các huyện Bảo Lâm, Di Linh và thành phố Bảo Lộc; vùng có độ cao từ 800 ­ 1.000m (chiếm 33,9% diện tích tự nhiên) gồm các huyện Đức Trọng, Đơn Dương, Lâm Hà và Đam Rông; vùng có độ cao trên 1.500m (chiếm 17,4% diện tích tự nhiên) gồm thành phố Đà Lạt và huyện Lạc Dương. Sự đa dạng của các vùng sinh thái là điều kiện rất thuận lợi trong công tác quy hoạch sản xuất nông nghiệp theo những vùng chuyên canh, song lại gây khó khăn cho quá trình tích tụ ruộng đất theo “cánh đồng mẫu lớn”.

Khí hậu: Lâm Đồng nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, trong năm chia làm hai mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5

đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Thời tiết ở Lâm

Đồng

quanh năm ôn hòa và mát mẻ

với nhiệt độ

trung bình khoảng 21 ­

220C, lượng mưa trung bình 2.200mm và độ ẩm không khí khá cao với khoảng 81,5 ­ 85% đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển ngành du lịch

nghỉ dưỡng và sản xuất nông nghiệp với các loại cây trồng, vật nuôi có

nguồn gốc ôn đới (nhất là rau, hoa). Khí hậu ở Lâm Đồng là điều kiện lý tưởng để tiết giảm chi phí sản xuất nông nghiệp trong nhà kính. Tuy vậy, với hơn 50% diện tích mặt đất có độ dốc lớn hơn 250C, cùng với cường độ mưa rất lớn vào mùa mưa ở Lâm Đồng đã gây tác hại đến cây trồng và tiềm ẩn nguy cơ rửa trôi, xói mòn đất. Vì thế, để phát huy lợi thế và hạn chế tác hại của thời tiết đối với sản xuất nông nghiệp, việc chú trọng ứng dụng công nghệ cao, nhất là sản xuất trong nhà kính, nhà lưới được coi là giải pháp hữu hiệu nhất cho phát triển nông nghiệp của Tỉnh.


Tài nguyên đất: Tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh Lâm Đồng là 977.220 ha, trong số 278.882 ha đất sản xuất nông nghiệp. Đất đai ở Lâm Đồng có chủng loại phong phú với 8 nhóm đất, bao gồm 45 loại đất và có độ phì khá. Đặc biệt, trên địa bàn tỉnh có 21.309 ha đất bazan màu mỡ trên các cao nguyên Bảo Lộc ­ Di Linh có địa hình tương đối bằng phẳng, rất thích hợp để phát triển các loại cây công nghiệp dài ngày như cà phê, chè. Vì thế, Lâm Đồng rất thuận lợi để phát triển sản xuất ngành nông nghiệp tập trung theo từng vùng chuyên canh. Tuy vậy, đất ở Lâm Đồng có độ dốc khá lớn nên khả năng giữ nước và dinh dưỡng trong đất không cao, tiềm ẩn nguy cơ thoái hóa đất nếu không có biện pháp bảo vệ.

Tài nguyên nước: Lâm Đồng là địa bàn đầu nguồn của các con sông

chính như

sông Đa Nhim chảy về

Ninh Thuận, sông Krông Nô chảy về

Sêrêpook và hệ thống sông Đồng Nai chảy về vùng Đông Nam Bộ. Mạng lưới sông suối khá dày đặc cùng với hơn 300 hồ chứa, đập dâng là nguồn thủy văn dồi đào để đáp ứng nhu cầu tưới, tiêu trong sản xuất nông nghiệp của địa phương. Tuy vậy, do địa hình bị chia cắt, mức chênh lệch giữa công trình dòng chảy và địa bàn cần tưới thường rất lớn, gây thất thoát trên các tuyến kênh mương, cùng với lượng mưa không đều trong năm đã dẫn đến nguy cơ thiếu nước cho sản xuất nông nghiệp vào thời điểm mùa khô. Mặt khác, nằm ở vị trí thượng nguồn nên việc bảo vệ môi trường sinh thái và sử dụng nguồn nước ở Lâm Đồng không chỉ tác động đến sự phát triển của địa phương mà ảnh hưởng trực tiếp đến các tỉnh thuộc vùng Đông Nam bộ và Nam Trung bộ.

Điều kiện kinh tế ­ xã hội:

Điều kiện kinh tế: Sau Đại thắng mùa Xuân năm 1975, Đảng bộ và nhân dân tỉnh Lâm Đồng bước vào thực hiện nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc


với vô vàn khó khăn do hậu quả nặng nề của ba mươi năm chiến tranh để lại. Ngoài khó khăn về chính trị với bọn Fulro phản động phá hoại, những tàn dư về văn hóa, xã hội do chế độ cũ để lại, Lâm Đồng còn đối diện với sự khó khăn nặng nề về kinh tế với tình trạng nghèo nàn và hệ thống hạ tầng thấp kém, lạc hậu.

Trải qua gần 30 năm thống nhất đất nước

và gần 20 năm

thực hiện

đường lối đổi mới của Đảng, nền kinh tế Lâm Đồng đạt tốc độ tăng trưởng khá cao. Tổng sản phẩm trên địa bàn tăng bình quân hàng năm gần 10%. Cơ

cấu kinh tế

chuyển dịch theo hướng

CNH,HĐH. Tỷ

trọng ngành công

nghiệp tăng từ 9,4% năm 1990 lên 20,3% năm 2003, ngành dịch vụ tăng từ 31,9% năm 1990 lên 33% năm 2003, ngành nông nghiệp giảm từ 58,8% năm 1990 xuống còn 46,7% năm 2003. Hạ tầng kỹ thuật của nền kinh tế được đầu tư đồng bộ và chuyển biến theo hướng hiện đại. Tuy vậy, nền kinh tế Lâm Đồng có tốc độ tăng trưởng còn chậm, phát triển chưa tương xứng với tiềm năng thế mạnh của địa phương. Kinh tế công nghiệp phát triển chậm, qui mô nhỏ bé và công nghệ còn lạc hậu; vai trò của công nghiệp đối với nông nghiệp và giải quyết việc làm còn hạn chế. Ngành dịch vụ phát triển chưa tương xứng với lợi thế, tiềm năng; sản phẩm du lịch còn đơn điệu.

Ngành nông nghiệp còn chậm chuyển đổi cơ cấu giống, năng suất chất

lượng và hiệu quả còn thấp, chưa tạo ra sản phẩm chất lượng cao để cạnh tranh trên thị trường; chủ yếu tiêu thụ thô mà chưa gắn sản xuất với chế biến. Đến năm 2003, Lâm Đồng vẫn còn là tỉnh nghèo, chậm phát triển, quá trình phát triển còn thiếu bền vững, hiệu quả và sức cạnh tranh nền kinh tế thấp, chưa phát huy được tiềm năng, thế mạnh của địa phương. Vì thế, để phát huy tiềm năng, thế mạnh của Tỉnh, đưa Lâm Đồng phát triển nhanh hơn

trong những năm tiếp theo, đòi hỏi Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng phải đề ra

những chủ

trương, giải pháp phù hợp nhằm tạo ra sự

đột phá trong phát

triển KT­XH của địa phương.


Văn hóa ­ xã hội: Đến năm 2003, dân số toàn tỉnh là 1.124.784 người, trong đó dân số nông thôn là 689.287 người, chiếm 62,41% tổng số dân. Mật độ dân số 115 người/km2. Số người trong độ tuổi lao động là 643.875 người, chiếm 53,73% dân số toàn tỉnh. Lâm Đồng là miền đất hội tụ của hơn 40

dân tộc anh em từ nhiều vùng miền khác nhau. Vì thế, người nông dân ở

Lâm Đồng đã kế thừa và phát huy kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp của nhiều vùng với trình độ canh tác khá cao, nhất là trong sản xuất rau, hoa.

Giáo dục của tỉnh Lâm Đồng đạt mức trung bình của cả nước. Từ năm 2005, Lâm Đồng đã hoàn thành xong phổ cập trung học cơ sở. Hệ thống giáo dục ­ đào tạo ở Lâm Đồng tương đối hoàn chỉnh. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 2 trường đại học, 3 trường cao đẳng; nhiều trung tâm nghiên cứu của Trung ương đóng trên địa bàn như Viện Nghiên cứu hạt nhân, Viện Nghiên cứu Khoa học Tây Nguyên (Trực thuộc Viện Hàn lâm khoa học công nghệ Việt Nam), Trung tâm Nghiên cứu thực nghiệm nông ­ lâm nghiệp Lâm Đồng (Trực thuộc Viện Khoa học kỹ thuật nông ­ lâm nghiệp Tây Nguyên), Viện Nghiên cứu và ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao (Trực thuộc Đại học Đà Lạt). Hệ thống các cơ sở đào tạo, nghiên cứu đã góp phần đáng kể trong việc đào tạo nguồn nhân lực và thúc đẩy quá trình nghiên cứu, ứng dụng KH­KT vào sản xuất nông nghiệp của tỉnh Lâm Đồng.

Tóm lại, với điều kiện đất đai, khí hậu và nguồn nhân lực, tỉnh Lâm Đồng có nhiều lợi thế để phát triển nền nông nghiệp hàng hóa và ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất đối với các loại cây trồng có nguồn gốc ôn đới và cây công nghiệp lâu năm, chăn nuôi bò sữa, cá nước lạnh. Mặt khác, điều kiện địa hình đồi dốc và chia cắt bởi hệ thống đèo, núi, cùng với điểm xuất phát thấp của nền kinh tế là những thách thức không nhỏ trong quá trình đẩy mạnh phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao của địa phương.

2.1.1.3. Thực trạng ứng dụng khoa học ­ công nghệ vào sản xuất nông nghiệp ở tỉnh Lâm Đồng trước năm 2004


Quán triệt và vận dụng chủ trương của Đảng về phát triển nông nghiệp và ứng dụng KH­KT vào sản xuất nông nghiệp, Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng đã có nhiều chủ trương, giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế nông nghiệp của tỉnh theo hướng sản xuất hàng hóa, ổn định vùng chuyên canh gắn với công nghiệp chế biến, từng bước ứng dụng tiến bộ KH­KT vào

sản xuất nông nghiệp nhằm nâng cao năng suất và giá trị nông sản của

Lâm Đồng. Đại hội Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng lần thứ VI (1996) đề ra chủ trương: tiếp tục đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo

hướng sản xuất hàng hóa gắn với thị trường, từng bước thực hiện

CNH,HĐH sản xuất nông, lâm nghiệp. Đến Đại hội VII (2001), Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng nhấn mạnh, phải “đưa nhanh các tiến bộ khoa học và công

nghệ mới vào sản xuất, đặc biệt là các giống mới, công nghệ sau thu

hoạch và công nghệ chế biến, tập trung thâm canh, nâng cao chất lượng

sản phẩm,… đáp tr.83].

ứng nhu cầu xuất khẩu và tiêu dùng trong nước” [20,

Qua gần 10 năm thực hiện đường lối CNH,HĐH nông nghiệp, nông

thôn của Đảng, nông nghiệp tỉnh Lâm Đồng phát triển theo hướng sản xuất

hàng hóa, từng bước ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật nhằm tăng năng suất,

chất lượng, chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp với điều kiện thổ

nhưỡng, khí hậu của từng vùng. Kinh tế nông thôn phát triển theo hướng

chuyên môn hóa cây trồng, vật nuôi gắn với kinh doanh tổng hợp các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ nhằm khai thác hiệu quả tiềm năng về đất đai, vốn, lao động, tri thức và kinh nghiệm để phát triển sản xuất kinh doanh, tạo ra các mô hình mới có hiệu quả KT­XH ngày càng cao. Đặc biệt,

trên địa bàn tỉnh

đã xuất hiện một số

mô hình sản xuất nông nghiệp theo

hướng công nghệ kỹ thuật cao, sạch, an toàn, chất lượng cao. Các công ty có vốn đầu tư nước ngoài như Dalat Hasfarm đã nhập khẩu các giống hoa có nguồn gốc từ châu Âu, Mỹ, tiến hành sản xuất bằng công nghệ nhà kính,

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 14/03/2023