chưa khai thác lợi thế so sánh của từng vùng sinh thái; chưa xây dựng được các khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao làm hạt nhân công nghệ để nhân rộng; chưa xã hội hóa tối đa đầu tư xây dựng các khu và vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; quy hoạch phát triển khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đang bị chi phối bởi tính cục bộ địa phương. Trên cơ sở
đó, tác giả đề
xuất các giải pháp về
phân loại và xác định tiêu chuẩn kỹ
thuật, xây dựng quy hoạch; phát triển nguồn nhân lực; thu hút đầu tư và đa dạng hóa nguồn vốn đầu tư, nghiên cứu, ứng dụng công nghệ và tăng cường hợp tác quốc tế.
1.1.2.2. Các công trình nghiên cứu về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại các vùng, miền, địa phương
Nghiên cứu về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở các tỉnh miền núi phía Bắc có Lê Quốc Doanh (2007), Bước đầu ứng dụng công nghệ cao trong xây dựng mô hình phát triển nông nghiệp tại vùng miền núi phía Bắc [203]. Tác giả đã khái quát những kết quả bước đầu từ các mô hình ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất đối với một số cây trồng ở khu vực miền núi phía Bắc, đồng thời chỉ ra hạn chế về quy mô sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở đây khi “chỉ mới xây dựng mô hình thử nghiệm” [203, tr.61]. Trên cơ sở đó, tác giả kiến nghị 4 giải pháp gồm: ứng dụng CNSH trong chọn tạo, nhân giống; kết hợp ứng dụng công nghệ tiên tiến với kỹ thuật truyền thống; xây dựng các khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và thu hút nguồn lực đầu tư.
Nghiên cứu về nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở khu vực Đồng
bằng sông Cửu Long có đề
Có thể bạn quan tâm!
- Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng lãnh đạo phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao từ năm 2004 đến năm 2015 - 1
- Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng lãnh đạo phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao từ năm 2004 đến năm 2015 - 2
- Khái Quát Kết Quả Chủ Yếu Của Các Công Trình Đã Được Công Bố
- Điều Kiện Tự Nhiên, Kinh Tế Xã Hội Của Tỉnh Lâm Đồng Điều Kiện Tự Nhiên:
- Chủ Trương Của Đảng Bộ Tỉnh Lâm Đồng Về Phát Triển Nông Nghiệp Ứng Dụng Công Nghệ Cao (2004 2010)
Xem toàn bộ 223 trang tài liệu này.
tài khoa học cấp bộ
của Nguyễn Thành Hưng
(2017), Các giải pháp phát triển nông nghiệp công nghệ
cao ở
vùng Đồng
bằng sông Cửu Long [45]. Công trình đã luận giải những vấn đề lý luận và
thực tiễn về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, đánh giá những thành tựu, hạn chế về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long trên các mặt: xây dựng khu nông nghiệp ứng dụng
công nghệ
cao, phát triển vùng, doanh nghiệp nông nghiệp
ứng dụng công
nghệ cao và sản phẩm nông nghiệp chủ đạo của vùng như sản xuất lúa, rau màu, cây ăn quả và nuôi trồng thủy sản. Trong đó, thành tựu nổi bật trong phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long là đã phát huy vai trò của các Viện, Trung tâm nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao KHCN ở các địa phương trong vùng. Nhờ thế, đã thu hút ngày càng nhiều người nông dân và doanh nghiệp đầu tư phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Tuy vậy, sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao vẫn còn nhiều yếu tố hạn chế và chưa bền vững. Từ thực trạng trên, công trình đã đề ra 8 giải pháp đồng bộ nhằm đẩy mạnh phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao của vùng trong giai đoạn tiếp theo.
Nghiên cứu về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn Tây Nguyên có công trình của Phạm Đức Nghiệm (2011), Đổi mới phương thức chuyển giao công nghệ phát triển nông, lâm nghiệp vùng Tây Nguyên [57]. Tác giả đã làm rõ vị trí kinh tế mũi nhọn của ngành nông nghiệp, phác họa thực trạng việc ứng dụng và chuyển giao KHCN cũng như giá trị sản xuất các loại cây trồng, vật nuôi chủ yếu ở Tây Nguyên. Trên cơ sở đó, tác giả đã đề xuất những giải pháp nhằm đẩy mạnh quá trình ứng dụng khoa học vào sản xuất nông nghiệp, trong đó đặc biệt nhấn mạnh giải pháp “từng bước hình thành các cụm, khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với các vùng chuyên canh”
[57, tr.154]. Tác giả Nguyễn Duy Mậu (2016), Tiềm năng phát triển du lịch
nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn Tây Nguyên Việt Nam [54] đã đánh giá tiềm năng, thế mạnh phát triển kinh tế du lịch nói chung, loại hình du lịch
nông nghiệp công nghệ cao nói riêng của khu vực Tây Nguyên, nhất là tỉnh Lâm Đồng. Theo tác giả, trong điều kiện hội nhập “phát triển du lịch nông nghiệp công nghệ cao là hình thức xuất khẩu nông sản tại chỗ hiệu quả nhất, đồng thời quảng bá nông sản qua con đường du lịch là con đường ngắn nhất để vào thị trường thế giới” [54, tr.54].
Nghiên cứu về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở Hà Nội có bài viết của tác giả Bùi Thanh Tuấn (2016), Phát triển nông nghiệp ngoại thành Hà Nội hiện đại và bền vững [136]; Luận án tiến sĩ Lịch sử Đảng của Ngô Thị Lan Hương (2017), Đảng bộ thành phố Hà Nội lãnh đạo phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững từ năm 2001 đến năm 2013 [46]. Các tác giả đã đánh giá thành tựu đạt được từ thực hiện mô hình nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn thành phố Hà Nội dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ và chính quyền Thành phố, đồng thời đúc rút một số kinh nghiệm nhằm phát triển nền nông nghiệp Thủ đô theo hướng bền vững trên cơ sở ứng dụng công nghệ cao. Để phát triển nông nghiệp ngoại thành Hà Nội theo hướng hiện đại và bền vững, tác giả Bùi Thanh Tuấn đã đề xuất 5 giải pháp, trong đó nhấn mạnh giải pháp “chú trọng đầu tư vùng trọng điểm sản xuất nông nghiệp chất lượng cao, từng bước hình thành tổ hợp nông nghiệp công nghiệp dịch vụ công nghệ cao theo lợi thế và đặc thù riêng của từng khu vực ngoại thành Hà Nội” [136, tr.59].
Nghiên cứu về nông nghiệp công nghệ cao tại Thành phố Hồ Chí Minh, có các công trình tiêu biểu của Phạm Hữu Nhượng (2007), Khu nông nghiệp công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh: Kết quả và những kiến nghị [203]; Trung Thành (2016), Bước phát triển nông nghiệp công nghệ cao ở Thành phố Hồ Chí Minh [81]. Các tác giả khẳng định sự cần thiết đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp và thành lập khu nông nghiệp công nghệ cao nhằm mở đường cho nông nghiệp Thành phố phát triển theo
hướng hiện đại. Trên cơ sở đánh giá thực trạng phát triển nền nông nghiệp Thành phố gắn với vai trò “đầu tàu” của khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, tác giả Phạm Hữu Nhượng đã kiến nghị 3 giải pháp đối với công tác quản lý nhà nước nhằm phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao nói chung và khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao nói riêng.
Nghiên cứu về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở tỉnh Nghệ An có bài viết của Hồ Đức Phớc (2016), “Hướng đi mới cho nông nghiệp Nghệ An” [62]. Tác giả đã đánh giá thực trạng việc ứng dụng KH CN vào sản xuất nông nghiệp và thực hiện đề án phát triển nông nghiệp
công nghệ
cao trên địa bàn tỉnh Nghệ
An. Đặc biệt, nhờ ứng dụng công
nghệ
cao của Công ty TH, giá trị
sản xuất trên một đơn vị
diện tích đất
nông nghiệp đã tăng gấp 10 lần so với trước đây. Tuy vậy, nền nông nghiệp Nghệ An vẫn còn lạc hậu. Vì thế, theo tác giả, để phát triển nông nghiệp theo hướng hiện đại hóa, Nghệ An cần tăng hàm lượng công nghệ trong sản xuất nông nghiệp và đẩy mạnh thu hút đầu tư nước ngoài.
Nghiên cứu về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở các tỉnh thuộc khu vực Tây Nguyên có các tác giả Thanh Hường (2016), “Ứng dụng công nghệ cao để gia tăng giá trị ngành nông nghiệp” [47]; Đức Diệu (2014), “Liên kết hợp tác, xu thế tất yếu để phát triển nông nghiệp công nghệ cao” [19]; Dương Nương (2016), “Kon Tum: Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với chế biến” [59]. Các tác giả đã khái quát những tiềm năng, lợi thế của các tỉnh Đắc Lắc, Đắc Nông và Kon Tum, khẳng định sự cần thiết ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp, đồng thời đề ra các giải
pháp nhằm phát triển nông nghiệp cao.
ở các địa phương theo hướng công nghệ
1.1.2.3. Các công trình nghiên cứu về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở tỉnh Lâm Đồng
Nghiên cứu về
chủ
trương và thực trạng phát triển nông nghiệp
ứng
dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng có Huỳnh Phong Tranh (2009), Lâm Đồng ứng dụng công nghệ cao, phát triển nông nghiệp bền vững [134]. Tác giả đã phân tích làm rõ những thành tựu bước đầu và những yếu kém
còn tồn tại sau 5 năm thực hiện chủ
trương của Tỉnh
ủy Lâm Đồng về
chương trình phát triển nông nghiệp công nghệ cao. Trên cơ sở đó, tác giả
đúc rút 4 bài học kinh nghiệm: một là, xác định chương trình phát triển
nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị; hai là, lựa chọn, xây dựng mô hình điểm sinh động, hiệu quả, đồng thời chú trọng việc nhân rộng mô hình, chuyển giao công nghệ cho nông dân; ba là, quan tâm phát triển các hình thức liên kết, hợp tác trong nông dân và giữa nông dân với doanh nghiệp; bốn là, ưu tiên đầu tư đúng mức cho công
tác nghiên cứu,
ứng dụng và chuyển giao
KHCN cho nông dân. Tác giả
Minh Châu (2016), Lâm Đồng: Phát triển nông nghiệp công nghệ cao là
khâu đột phá trong nhiệm kỳ [14] đã khái lược
chủ
trương của Đảng bộ
tỉnh Lâm Đồng về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, coi đó “là một trong những khâu đột phá nhằm phát huy lợi thế các loại nông sản có giá trị kinh tế cao” trong hai nhiệm kỳ qua; đánh giá những thành tựu nổi bật sau hơn 10 năm (2004 2015) thực hiện chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở tỉnh Lâm Đồng. Trên cơ sở đó, tác giả
nhấn mạnh: Thành tựu từ quá trình thực hiện chương trình đã đưa Lâm
Đồng trở
thành một trong các tỉnh dẫn đầu và là “điểm sáng” về
nông
nghiệp ứng dụng công nghệ cao của cả nước.
Về sự tác động phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đối với
thu hút FDI, tác giả Phạm S (2016),
Nông nghiệp
ứng dụng công nghệ
cao tạo bước đột phá thu hút FDI chủ động hội nhập quốc tế [135] đã
tập trung phân tích làm rõ những tiềm năng, lợi thế của Tỉnh và những
thành tựu về thu hút đầu tư nước ngoài vào phát triển nông nghiệp ứng
dụng công nghệ
cao
với nhiều dự
án đã và đang triển khai. Trên cơ sở
đó, đề xuất những kiến nghị, giải pháp nhằm đẩy mạnh thu hút đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp ở địa phương. Bên cạnh thu hút đầu tư, tác giả Phạm S (2015), Lâm Đồng là trung tâm phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và du lịch bền vững khu vực Mê Kông [201] còn chỉ rõ: sự phát triển của nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn Đà Lạt Lâm Đồng đã tạo ra tiềm năng phát triển loại hình du lịch mới du lịch canh nông. Theo tác giả, với lợi thế trung tâm du lịch nổi tiếng, lại là trung tâm sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đứng đầu cả nước nên Đà Lạt Lâm Đồng có tiềm năng rất lớn để phát triển “du lịch canh nông có tầm cỡ khu vực và quốc tế” [201, tr.253].
Về sự tác động của mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đến thực hiện Chương trình quốc gia về xây dựng nông thôn mới, tác giả Hạ Long (2016), Năm cách làm mới, hiệu quả trong xây dựng nông thôn mới thực chất, vững chắc ở tỉnh Lâm Đồng [50] đã phân tích làm rõ những điểm sáng tạo trong
lãnh đạo, chỉ
đạo thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới ở
Lâm
Đồng. Nổi bật trong những cách làm mới góp phần đưa Lâm Đồng “trở thành
lá cờ
đầu xây dựng nông thôn mới của Tây Nguyên” [50, tr.76] là nhờ
địa
phương đã không phát triển nông nghiệp theo phương thức sản xuất truyền
thống mà lựa chọn nông nghiệp sạch
ứng dụng công nghệ
cao theo hướng
hàng hóa để phát triển. Tác giả còn nhấn mạnh: “Ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp thực sự không còn là những mô hình trình diễn nhỏ lẻ mà đang dần trở thành một tập quán canh tác trên diện rộng của người nông dân Lâm Đồng” [50, tr.73].
Dưới góc độ luận giải tác động với ứng phó biến đổi khí hậu, tác giả Huy Sơn (2016), Lâm Đồng: Phát triển nông nghiệp công nghệ cao giải pháp
chống hạn hiệu quả [77] đã phân tích làm rõ nguyên nhân cơ bản nhất mà nền nông nghiệp Lâm Đồng không chịu tác động bởi nạn hạn hán nghiêm trọng trên địa bàn Tây Nguyên năm 2015 là nhờ địa phương đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, đặc biệt là công nghệ nhà kính và tưới nước tiết kiệm.
Nghiên cứu về ứng dụng công nghệ cao đối với một số cây trồng vật nuôi
có thế mạnh của Lâm Đồng
có các công trình tiêu biểu như:
Sở NN&PTNT
tỉnh Lâm Đồng (2016), Hiện trạng và định hướng sản xuất rau, hoa ứng dụng công nghệ cao tại Lâm Đồng [135]. Bài viết đã phân tích thực trạng diện tích, quy mô, giá trị sản xuất rau, hoa ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh. Đặc biệt, với hiệu quả kinh tế từ sản xuất rau, hoa công nghệ cao mang lại, việc áp dụng công nghệ kỹ thuật theo hướng nông nghiệp công nghệ
cao
ở Lâm Đồng đã “được thực hiện rộng rãi đến quy mô hộ
gia đình”
[135, tr.40]. Bên cạnh những thành tựu nổi bật, sản xuất rau, hoa công
nghệ
cao
ở Lâm Đồng vẫn còn đối diện với nhiều khó khăn
về quy mô
diện tích đất canh tác, nguồn vốn đầu tư, công nghệ ứng dụng và thị
trường tiêu thụ. Để khắc phục những tồn tại trên, bài viết đã đề xuất các
giải pháp
về công tác quy hoạch,
xúc tiến du lịch nông nghiệp, phát triển
theo hướng tiếp cận đa ngành và đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật. Bài viết Phát triển đàn bò chất lượng cao ở Lâm Đồng của tác giả Đinh Văn Cải và Một số kết quả ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong chăn nuôi bò tại
Lâm Đồng và Tây Nguyên
của tác giả Trương La
trong Kỷ
yếu hội thảo
quốc tế về khoa học và công nghệ phục vụ phát triển sản xuất nông nghiệp
công nghệ cao tỉnh Lâm Đồng [175] do UBND tỉnh Lâm Đồng tổ chức đã
phân tích làm rõ những tiềm năng, lợi thế và thực trạng chăn nuôi bò, cũng như quá trình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong chăn nuôi bò sữa, bò thịt trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng. Bài viết của tác giả Võ Thế Dũng (2013), Nuôi cá nước lạnh tỉnh Lâm Đồng Thành tựu và triển vọng [175] đã phân tích làm
rõ những thành tựu đạt được trong sản xuất cá thương phẩm, trong nghiên
sản xuất giống cá hồi, cá tầm trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng. Theo tác giả,
những thành công bước đầu trong nuôi cá nước lạnh là cơ sở để tỉnh Lâm Đồng đề ra mục tiêu đến năm 2020, sản lượng cá nước lạnh toàn tỉnh đạt khoảng 3.000 tấn, sản xuất được 40 45% giống cá hồi giống và 15 20% cá tầm giống.
Nghiên cứu về các doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao ở Lâm Đồng có Nguyễn Đình Sơn (2016), Kết quả ứng dụng công nghệ cao tại Công ty cổ phần công nghệ sinh học Rừng hoa Đà Lạt và định hướng phát triển công nghệ cao trong thời gian tới [135]. Tác giả đã làm rõ những bước phát triển đột phá trong sản xuất cây giống và trồng hoa công nghệ cao trong nhà kính của doanh nghiệp, nhất là từ khi ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất. Từ thành công của doanh nghiệp, tác giả cho rằng: Ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp mang lại hiệu quả kinh tế rất lớn, là hướng đi mới trong sản xuất nông nghiệp.
Về HTX có bài viết của HTX dịch vụ nông nghiệp tổng hợp Anh Đào
(2016), Kinh nghiệm sản xuất rau công nghệ cao của hợp tác xã Anh Đào Đà Lạt [135]. Bài viết đã khái lược quá trình phát triển nhanh chóng của HTX Anh Đào sau hơn 10 năm hoạt động. Nhờ đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất và cơ chế quản lý hiệu quả nên chất lượng sản phẩm và hiệu quả
sản xuất kinh doanh của HTX tăng trưởng cao (bình quân đạt 500 triệu
đồng/ha/năm). Trên cơ sở đó, bài viết đã rút ra kinh nghiệm: sản xuất công nghệ cao là hướng đi tích cực, song cần lựa chọn phù hợp về đối tượng cây trồng, công nghệ áp dụng, quy mô, khả năng đầu tư, điều kiện KTXH của địa phương.
1.2. Khái quát kết quả chủ yếu của các công trình đã được công bố và những vấn đề đặt ra luận án tiếp tục giải quyết