LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận án là công trình nghiên cứu độc lập của riêng tác giả. Các tài liệu, số liệu trong luận án là
trung thực, chính xác
và có nguồn gốc xuất xứ
rõ ràng,
không trùng lặp với các công trình khoa học đã được công bố.
TÁC GIẢ LUẬN ÁN
NCS Nguyễn Quang Nam
LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC
MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
MỞ ĐẦU 5
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 11
1.1. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài 11
1.2. Khái quát kết quả chủ yếu của các công trình đã được công bố và những vấn đề đặt ra luận án tiếp tục giải
quyết 23
Chương 2 CHỦ TRƯƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH
LÂM ĐỒNG VỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP ỨNG
DỤNG CÔNG NGHỆ CAO (2004 2010) 30
2.1. Những yếu tố tác động và chủ trương của Đảng bộ
tỉnh Lâm Đồng về phát triển nông nghiệp ứng dụng
công nghệ cao (2004 2010) 30
2.2. Đảng bộ
tỉnh Lâm Đồng chỉ
đạo
phát triển nông
Chương 3
nghiệp ứng dụng công nghệ cao (2004 2010) 49
CHỦ TRƯƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH
LÂM ĐỒNG VỀ ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN NÔNG
NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO (2010 2015) 84
3.1. Yêu cầu mới và chủ
trương của Đảng bộ
tỉnh Lâm
Đồng về đẩy mạnh phát triển nông nghiệp ứng dụng
công nghệ cao (2010 2015) 84
3.2. Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng chỉ đạo đẩy mạnh phát triển
nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (2010 2015) 98
Chương 4
NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM
132
4.1. Nhận xét quá trình Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng lãnh đạo phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (2004 2015)
132
4.2. Những kinh nghiệm chủ
yếu
từ quá trình Đảng bộ
KẾT LUẬN
tỉnh Lâm Đồng lãnh đạo phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (2004 2015)
153
167
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
170
171
PHỤ LỤC 194
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết đầy đủ | Chữ viết tắt | |
01 | Công nghiệp hóa, hiện đại hóa | CNH,HĐH |
02 | Công nghệ sinh học | CNSH |
03 | Hợp tác xã | HTX |
04 | Khoa học công nghệ | KHCN |
05 | Khoa học kỹ thuật | KHKT |
06 | Kinh tế xã hội | KTXH |
07 | Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | NN&PTNT |
08 | Ủy ban nhân dân | UBND |
Có thể bạn quan tâm!
- Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng lãnh đạo phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao từ năm 2004 đến năm 2015 - 2
- Các Công Trình Nghiên Cứu Về Phát Triển Nông Nghiệp Ứng Dụng Công Nghệ Cao Tại Các Vùng, Miền, Địa Phương
- Khái Quát Kết Quả Chủ Yếu Của Các Công Trình Đã Được Công Bố
Xem toàn bộ 223 trang tài liệu này.
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nông nghiệp, nông dân và nông thôn đóng vai trò to lớn trong sự
nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và kiến thiết đất nước. Đảng ta
khẳng định: Nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vị trí chiến lược trong
sự nghiệp CNH,HĐH, xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc, là cơ
sở và lực
lượng quan trọng để
phát triển KTXH bền vững, giữ
vững
ổn định
chính trị, đảm bảo an ninh quốc phòng, giữ gìn, phát huy bản sắc dân tộc và bảo vệ môi trường sinh thái của đất nước. Dưới ánh sáng đường lối đổi mới của Đảng, nền nông nghiệp nước ta đã có sự chuyển biến sâu sắc và toàn diện từ sản xuất đến chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đưa Việt Nam từ một nước thiếu lương thực, phải nhập khẩu hàng năm
trở thành quốc gia có nhiều mặt hàng nông sản xuất khẩu hàng đầu thế
giới. Nhờ đó, đời sống của người nông dân từng bước được ổn định và không ngừng được cải thiện, diện mạo nông thôn từng bước được thay đổi theo hướng tích cực, góp phần quan trọng vào sự ổn định và phát
triển đất nước. Tuy vậy, nền nông nghiệp nước ta vẫn còn tiềm ẩn
nhiều yếu tố chưa bền vững; năng suất, chất lượng nông sản và hiệu quả sản xuất vẫn còn nhiều hạn chế; sản xuất manh mún với cách thức tổ
chức sản xuất lạc hậu vẫn là gam màu chủ đạo trong bức tranh nông
nghiệp Việt Nam. Vì thế, ngành nông nghiệp nước ta đang đứng trước
những khó khăn, thách thức trong thời đại kinh tế tri thức và hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng. Điều đó đặt ra yêu cầu cấp thiết đối với ngành nông nghiệp Việt Nam cần phải điều chỉnh và lựa chọn hướng phát triển mới nhằm tăng khả năng cạnh tranh, đồng thời đáp ứng được yêu cầu của thị
trường và phù hợp với xu thế phát triển của thời đại. Đứng trước thực
trạng trên, cùng với thường xuyên đổi mới cơ chế quản lý, Đảng ta đã chủ
trương đẩy mạnh
CNH,HĐH nông nghiệp, nông thôn và tăng cường
ứng
dụng KHCN, nhất là các công nghệ tiên tiến, hiện đại của thế giới vào sản xuất nhằm từng bước chuyển đổi nền nông nghiệp nước ta theo hướng công nghệ cao.
Lâm Đồng là tỉnh thuộc khu vực Tây Nguyên, nằm ở vị trí chiến lược quan trọng về kinh tế, chính trị, quốc phòng an ninh của cả nước. Điều kiện tự nhiên đặc thù của Lâm Đồng rất thuận lợi cho phát triển kinh tế nông nghiệp và du lịch nhưng không thuận lợi cho sự phát triển của ngành công nghiệp. Vì thế, con đường thoát nghèo của tỉnh Lâm Đồng chỉ có thể dựa vào phát huy tiềm năng nông nghiệp và du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, trong đó lấy nông nghiệp làm ngành kinh tế chủ đạo. Song, cách nào để tạo nên bước phát triển đột phá mà vẫn đảm bảo yếu tố bền vững luôn là câu hỏi lớn đối với Đảng bộ và chính quyền tỉnh Lâm Đồng. Vận dụng sáng tạo chủ trương của Đảng và thực tiễn bước đầu từ những mô hình sản xuất nông nghiệp ở địa phương, Tỉnh ủy Lâm Đồng đã tìm ra được “đáp án” cho câu hỏi lớn trăn trở suốt nhiều nhiệm kỳ là đưa ngành kinh tế nông nghiệp phát triển nông nghiệp theo hướng công nghệ cao, đồng thời xác định đó là chương trình trọng tâm, khâu then chốt tạo nên bước phát triển đột phá về KTXH của địa phương.
Sau hơn 10 năm thực hiện phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (2004 2015), nền nông nghiệp của tỉnh Lâm Đồng đã có bước phát triển vượt bậc, năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp tăng gấp nhiều lần so với phương pháp canh tác truyền thống,
đưa Lâm Đồng trở
thành một trong những địa phương dẫn đầu về
nông
nghiệp ứng dụng công nghệ cao của cả nước. Thành tựu từ quá trình phát
triển nông nghiệp
ứng dụng công nghệ
cao đã tạo nên bước “đột phá”
trong phát triển kinh tế, “lan tỏa” sâu rộng đến các lĩnh vực chính trị, xã hội, quốc phòng, an ninh và làm thay đổi tập quán canh tác của người nông
dân; là nhân tố
cơ bản đưa Lâm Đồng thoát nghèo và trở
thành một tỉnh
giàu mạnh ở khu vực Tây Nguyên. Tuy vậy, quá trình phát triển nông
nghiệp theo hướng ứng dụng công nghệ cao ở Lâm Đồng vẫn còn nhiều
hạn chế, thách thức đến tính bền vững trong phát triển kinh tế phương.
của địa
Do đó, nghiên cứu về quá trình lãnh đạo phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao của Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng, làm rõ những thành tựu cũng như những hạn chế trong hoạch định chủ trương và chỉ đạo thực tiễn
của Đảng bộ về
phát triển nông nghiệp
ứng dụng công nghệ
cao, tìm ra
những nguyên nhân và đúc kết những kinh nghiệm để vận dụng vào hiện tại là rất cần thiết, có ý nghĩa lý luận và mang tính thực tiễn sâu sắc.
Với những lý do trên, nghiên cứu sinh chọn đề
tài
Đảng bộ
tỉnh Lâm
Đồng lãnh đạo phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao từ năm 2004 đến năm 2015 làm luận án tiến sĩ chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu
Làm sáng tỏ quá trình Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng lãnh đạo phát triển
nông nghiệp
ứng dụng công nghệ
cao từ
năm 2004 đến năm 2015; trên
cơ sở đó, đúc kết những kinh nghiệm chủ yếu có giá trị tham khảo, vận dụng vào quá trình lãnh đạo của Đảng bộ hiện nay.
Nhiệm vụ nghiên cứu
Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án.
Làm rõ những yếu tố tác động đến quá trình lãnh đạo phát triển nông
nghiệp 2015).
ứng dụng công nghệ
cao
của Đảng bộ
tỉnh Lâm Đồng (2004
Hệ thống, luận giải chủ trương và quá trình Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng chỉ đạo phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao từ năm 2004 đến năm 2015.
Rút ra những nhận xét khoa học và đúc kết những kinh nghiệm từ
quá trình Đảng bộ
tỉnh Lâm Đồng lãnh đạo phát triển nông nghiệp
ứng
dụng công nghệ cao (2004 2015).
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu hoạt động lãnh đạo của Đảng bộ
tỉnh Lâm Đồng (qua
hoạch định chủ
trương và chỉ
đạo thực hiện)
về phát triển nông nghiệp
ứng dụng công nghệ cao từ năm 2004 đến năm 2015.
Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nội dung: Luận án làm rõ chủ trương và quá trình Đảng bộ
tỉnh Lâm Đồng chỉ
đạo phát triển nông nghiệp
ứng dụng
công nghệ
cao
trên các mặt: Công tác tuyên truyền, vận động; công tác quy hoạch khu,
vùng sản xuất nông nghiệp; chuyển đổi cơ
cấu giống và
ứng dụng kỹ
thuật công nghệ hiện đại đối với cây trồng, vật nuôi; thực hiện cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Phạm vi không gian: Trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng hiện nay.
Phạm vi thời gian: Luận án nghiên cứu từ năm 2004 đến năm 2015.
Năm 2004 là năm bắt đầu triển khai thực hiện Chương trình nông nghiệp công nghệ cao tỉnh Lâm Đồng thời kỳ 2004 2010. Năm 2015 là năm sơ kết
5 năm lãnh đạo thực hiện Nghị
quyết số
05NQ/TU, Về
đẩy mạnh phát
triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao giai đoạn 2011 2015 trên địa
bàn tỉnh Lâm Đồng. Tuy nhiên, để đảm bảo tính hệ thống và đạt được mục đích nghiên cứu, luận án có đề cập những vấn đề cơ bản liên quan đến quá trình ứng dụng KHCN vào sản xuất nông nghiệp trước năm 2004.
4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận
Luận án được thực hiện dựa trên cơ
sở lý luận
là chủ
nghĩa Mác
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; quan điểm, chủ trương của Đảng về phát
triển kinh tế nông nghiệp và ứng dụng KHCN vào sản xuất nông nghiệp.
Cơ sở thực tiễn
Luận án dựa vào thực tiễn hoạt động lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và kết quả quan sát, khảo sát thực tế ở một số địa phương, cơ sở sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng. Ngoài ra, luận án còn sử dụng kết quả nghiên cứu thực tế của một số công trình, đề tài khoa học có
liên quan nước.
ở tỉnh Lâm Đồng cũng như
một số
địa phương trên phạm vi cả
Phương pháp nghiên cứu
Luận án chủ yếu sử dụng phương pháp lịch sử và phương pháp logic, ngoài ra còn sử dụng phương pháp thống kê, phân tích, so sánh, tổng hợp, khảo sát thực tế để làm rõ các nội dung của luận án.
Phương pháp lịch sử được sử dụng trong toàn bộ luận án nhằm phân
kỳ thời gian, làm rõ bối cảnh lịch sử tác động, trình bày quá trình hoạch
định chủ trương và chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo diễn tiến thời gian.
Trên cơ sở
phương pháp lịch sử, luận án sử
dụng kết hợp với
phương pháp logic để làm rõ bước phát triển tư duy trong nhận thức và