nông thôn, tiểu thủ công nghiệp; hướng dẫn đầu bờ, khuyến nông, khuyến lâm, triển khai trình diễn các mô hình sản xuất mới. Có chính sách và tổ chức đào tạo về ngành nghề cho con em xã viên HTX, nông dân; thu hút, sử dụng sinh viên tốt nghiệp đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp về phục vụ tại nông thôn, tham gia quản lý HTX, trang trại; tuyển chọn cán bộ công chức, viên chức, sinh viên tốt nghiệp đại học loại giỏi đi đào tạo sau đại học ở trong nước và nước ngoài. Ngoài ra, Đảng bộ tỉnh đã chỉ đạo đẩy mạnh xã hội hóa công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực; đầu tư phát triển mạng lưới đào tạo và dạy nghề.
Cùng với đó, Tỉnh còn thực hiện các chính sách hỗ
trợ
đào tạo, bồi
dưỡng nguồn nhân lực như bố trí khoảng 1% trong tổng chi thường xuyên ngân sách hàng năm của Tỉnh để thực hiện Đề án đào tạo và phát triển nguồn nhân lực; thành lập Quỹ học bổng tài năng của Tỉnh; hỗ trợ kinh phí 1560 triệu đồng/người và hỗ trợ nhà ở cho những người có trình độ sau đại học về
công tác tại địa phương. UBND tỉnh đã xây dựng Đề án hỗ trợ học nghề
cho lao động nông thôn, người tàn tật và các đối tượng chính sách xã hội trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2008 2010 (Quyết định số 448/QĐ
UBND, ngày 19/02/2008) xác định mức hỗ
trợ
Có thể bạn quan tâm!
- Chăn Nuôi Bò Sữa, Bò Thịt Ứng Dụng Công Nghệ Cao Và Nuôi Cá Nước Lạnh
- Phát Triển Các Hình Thức Tổ Chức Sản Xuất Và Các Mối Liên Kết Trong Sản Xuất, Tiêu Thụ Sản Phẩm Nông Nghiệp Ứng Dụng Công Nghệ Cao
- Đầu Tư Cơ Sở Hạ Tầng Và Hỗ Trợ Đào Tào, Phát Triển Nguồn Nhân
- Yêu Cầu Từ Việc Đáp Ứng Nhu Cầu Của Thị Trường Trong Nước Và Thế Giới Trong Những Năm 2010 2015
- Đảng Bộ Tỉnh Lâm Đồng Chỉ Đạo Đẩy Mạnh Nghiệp Ứng Dụng Công Nghệ Cao (2010 2015)
- /6/2013) Và Quy Hoạch Chi Tiết Xây Dựng Khu Cnsh Và Nông Nghiệp Ứng Dụng Công Nghệ Cao Đà Lạt, Tỷ Lệ 1/500 (Quyết Định Số 2097/qđubnd,
Xem toàn bộ 223 trang tài liệu này.
1,5 triệu đồng/người/khóa;
Quy định về hỗ trợ các doanh nghiệp và hợp tác xã đào tạo nghề cho người
lao động trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng (Quyết định số 64/2009/QĐUBND,
ngày 07/7/2009), với mức hỗ trợ 200.000 300.000 đồng/người/tháng; thành
lập Ban Quản lý chương trình đào tạo nghề
cho lao động nông thôn,
ban
haǹ h Quy chếhoạt động cua
Ban Quan
lýchương triǹ h phat́ triên
ngaǹ h nghề
nông thôn tin
h Lâm Đôǹ g (Quyêt́ đin
h số65/2004/QĐUB, ngaỳ
13/4/2004).
Nhờ thế, hằng năm Tỉnh đã tiến hành đào tạo khoảng 25% lao động nông thôn; thường xuyên tổ chức tập huấn cho hàng ngàn lượt người về kỹ thuật trồng trọt, kỹ thuật chăn nuôi, xây dựng hàng trăm mô hình trình
diễn về
trồng trọt, chăn nuôi theo mô hình nông nghiệp công nghệ
cao;
tập huấn về
khuyến nông cho hàng ngàn người nông dân, đã cử
nhiều
đoàn cán bộ đi tham quan, học tập mô hình nông nghiệp ứng dụng công
nghệ cao ở các nước có nền nông nghiệp tiên tiến. Tuy vậy, chất lượng nguồn lao động nông thôn ở Tỉnh vẫn còn nhiều hạn chế, chưa phù hợp với tiến trình CNH,HĐH nông nghiệp, nông thôn; trình độ tay nghề và ý
thức kỷ luật của người lao động trong
các vùng nông nghiệp
ứng dụng
công nghệ cao “chưa đáp ứng yêu cầu của các nhà đầu tư” [160, tr.11].
Kết luận chương 2
Nhằm phát huy lợi thế so sánh của Tỉnh trong phát triển nông nghiệp,
Hội nghị
giữa nhiệm kỳ
khóa VII, Đảng bộ
tỉnh Lâm Đồng đã xác định
Chương trình phát triển nông nghiệp công nghệ cao là một trong 6 chương trình trọng tâm để tập trung chỉ đạo thực hiện. Là tỉnh tiên phong lãnh đạo phát triển nông nghiệp theo hướng công nghệ cao nên trong giai đoạn đầu
thực hiện, Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng chủ trương chỉ đưa vào đối tượng áp
dụng đối với những cây trồng, vật nuôi có lợi thế đặc biệt với giá trị kinh tế cao trên những địa bàn thuận lợi, chú trọng xây dựng mô hình điểm để tạo
nên sự
lan tỏa mà không đầu tư
đồng bộ
trên diện rộng.
Trên cơ sở
chủ
trương, Đảng bộ
đã chỉ
đạo UBND, các sở, ban ngành, đoàn thể
và địa
phương thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp về quy hoạch, về ứng dụng KHKT, đẩy mạnh xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển nguồn nhân lực, liên kết sản xuất, phát triển thị trường và các chính sách, giải pháp ưu đãi, hỗ trợ đầu tư, tài chính nhằm phát triển rau, hoa, chè, bò sữa, bò thịt, cá nước lạnh theo hướng công nghệ cao.
Qua 7 năm thực hiện, chương trình phát triển nông nghiệp công nghệ cao bước đầu đã quy hoạch được khu nông nghiệp công nghệ cao, vùng sản xuất chuyên canh rau, hoa, dâu tây, chè, chăn nuôi thủy sản theo hướng công nghệ cao; ứng dụng nhiều công nghệ tiên tiến hiện đại vào các khâu của quy trình sản xuất đã góp phần năng suất, chất lượng và hiệu quả vượt trội, hình thành được nhiều cơ sở nghiên cứu, sản xuất các loại giống cây, con có chất lượng cao; thực hiện lồng ghép được với nhiều chương trình phát triển KTXH với phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, hỗ trợ các mô hình sản xuất. Đến năm 2010, tổng diện tích nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao toàn tỉnh Lâm Đồng đạt 6.407 ha, giá trị sản xuất bình
quân trên một đơn vị diện tích canh tác đạt 76 triệu đồng/ha, cao gấp hơn 3,8 lần so với năm 2004 và gấp nhiều lần so với bình quân chung cả nước [160, tr.3]; đưa Tỉnh trở thành một trong những địa phương đi đầu trong cả nước về sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Kết quả bước đầu đã
khẳng định chủ
trương
phát triển nông nghiệp theo hướng công nghệ
cao
của Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng là đúng đắn cả về lý luận và thực tiễn, góp phần quan trọng thúc đẩy ngành nông nghiệp tỉnh Lâm Đồng phát triển đột phá theo hướng hiện đại và bền vững, “đưa Lâm Đồng thoát khỏi tình trạng chậm phát triển” [22, tr.43].
Bên cạnh những thành tựu đạt được, quá trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở tỉnh Lâm Đồng trong những năm 2004 2010 vẫn còn tồn tại một số hạn chế, yếu kém như: Chất lượng công tác quy hoạch
và quản lý quy hoạch còn hạn chế, chậm quy hoạch chi tiết, một số địa
phương thực hiện quy hoạch chưa tốt; chính sách khuyến khích ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất chưa hấp dẫn, tính chất manh mún tự phát còn
cao; công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao
còn lúng túng. Công tác chọn hộ xây dựng mô hình chưa thực hiện tốt; quan hệ giữa nông dân sản xuất nguyên liệu trong các vùng quy hoạch với các doanh nghiệp đóng trên địa bàn và giữa các doanh nghiệp với nhau trong cùng một ngành hàng chưa thực sự trở thành mối quan hệ chặt chẽ; công tác xây dựng thương hiệu hàng hoá, sức cạnh tranh của sản phẩm còn hạn chế.
Chương 3
CHỦ TRƯƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ
TỈNH LÂM ĐỒNG VỀ ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO (2010 2015)
3.1. Yêu cầu mới và chủ trương của Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng về
đẩy mạnh 2015)
phát triển nông nghiệp
ứng dụng công nghệ
cao
(2010
3.1.1. Yêu cầu mới đối với Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (2010 2015)
3.1.1.1. Yêu cầu từ việc thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao
Sau 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội X, mặc dù chịu sự tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu, sự biến động chính trị ở nhiều khu vực và tình hình phức tạp, căng thẳng ở Biển Đông, song nền kinh tế nước ta đạt được những thành tựu to lớn với tốc độ tăng trưởng nhanh, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, đưa nước ta “ra khỏi tình trạng kém phát triển, bước vào nhóm nước đang phát triển có
thu nhập trung bình” [27, tr.91]. Bên cạnh những thành tựu cơ bản, nền
kinh tế
nước ta phát triển chưa bền vững, chất lượng, hiệu quả
và sức
cạnh tranh thấp, các cân đối vĩ mô chưa thật vững chắc. Thực trạng trên, đặt ra cho nền kinh tế Việt Nam phải cơ cấu lại theo hướng phát triển bền vững nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế trong bối cảnh kinh tế thế giới đang dần hình thành kinh tế tri thức. Đứng trước yêu cầu đó, Đại hội XI của Đảng (01/2011) chủ trương đổi mới mô hình tăng trưởng và
cơ cấu lại nền kinh tế, từ
chủ
yếu phát triển theo chiều rộng sang phát
triển hợp lý giữa chiều rộng và chiều sâu, chú trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả và tính bền vững. Để phát triển nền nông nghiệp toàn diện theo
hướng hiện đại, hiệu quả, bền vững, Đại hội chủ trương: thực hiện tốt
tích tụ, tập trung
ruộng đất; đẩy mạnh cơ
giới hóa, áp dụng công nghệ
hiện đại (nhất là CNSH) vào sản xuất; bố trí lại cơ cấu giống cây trồng; thực hiện sự gắn kết chặt chẽ giữa bốn nhà; phát triển kinh tế hộ, trang trại, HTX; phát triển các vùng chuyên môn hóa và “khu nông nghiệp công nghệ cao” [27, tr.196]. Cùng với chủ trương phát triển các khu nông nghiệp công nghệ cao, Đại hội XI còn nhấn mạnh: áp dụng công nghệ cao đối với các loại cây trồng có lợi thế (rau, màu, cây ăn quả, cây công nghiệp) và phát triển ngành chăn nuôi theo phương thức công nghiệp với công nghệ tiên tiến.
Quán triệt chủ trương của Đảng về phát triển nông nghiệp ứng dụng
công nghệ cao, ngày 17/12/2012, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết
định số
1895/QĐTTg, Về
việc phê duyệt Chương trình phát triển nông
nghiệp
ứng dụng công nghệ
cao thuộc Chương trình quốc gia phát triển
công nghệ cao đến năm 2020. Chương trình đã xác định 4 quan điểm: Phát
triển nông nghiệp
ứng dụng công nghệ
cao phải gắn với quá trình
CNH,HĐH nông nghiệp, nông thôn; phải có sự lựa chọn, đầu tư đồng bộ, kết hợp hài hòa giữa nghiên cứu và ứng dụng công nghệ cao; khai thác có hiệu quả nguồn lực trong nước và tiếp thu có chọn lọc thành tựu công nghệ cao của thế giới; phải huy động sự tham gia của các tổ chức, lực lượng và
các thành phần kinh tế. Trên cơ sở các quan điểm, Chương trình xác định
mục tiêu phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao nhằm xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng hiện đại, sản xuất hàng hóa lớn, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh cao; đảm bảo vững chắc an ninh lương thực, thực phẩm quốc gia cả trước mắt và lâu dài.
Phấn đấu đến năm 2015, tỷ trọng giá trị sản xuất nông nghiệp ứng dụng
công nghệ cao chiếm khoảng 15% tổng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp cả nước; xây dựng 3 5 khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại một số vùng sinh thái nông nghiệp [88, tr.12].
Để đạt mục tiêu trên, Chương trình đã đề ra 3 nhiệm vụ chủ yếu gồm:
(1) Nghiên cứu phát triển công nghệ cao trong nông nghiệp; (2) Phát triển
doanh nghiệp, khu, vùng nông nghiệp
ứng dụng công nghệ
cao; (3) Phát
triển dịch vụ công nghệ cao phục vụ nông nghiệp; đồng thời xác định các giải pháp về công tác quy hoạch, triển khai các hoạt động nghiên cứu tạo công nghệ cao, mở rộng hợp tác quốc tế, đào tạo nguồn nhân lực, phát triển thị trường, đa dạng hóa nguồn vốn đầu tư và các chính sách hỗ trợ để phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Đối với công tác chọn tạo và ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp, Chương trình xác định tập trung phát triển công nghệ chọn tạo và nhân giống cây trồng, vật nuôi; công nghệ phòng trừ, dịch bệnh, sâu hại; công nghệ tiên tiến trong sản xuất như công nghệ nhà kính, nhà lưới, thủy canh, giá thể, tưới nước tiết kiệm, điều tiết tự động dinh dưỡng, ánh sáng, công nghệ quản lý cây trồng tổng hợp, công
nghệ tự động hóa quá trình chăn nuôi theo quy mô công nghiệp; phát triển
công nghệ bảo quản, chế biến sau thu hoạch.
Cùng với Chương trình phát triển nông nghiệp
ứng dụng công nghệ
cao, Chính phủ
đã Ban hành
Đề án tái cơ
cấu ngành nông nghiệp theo
hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững (Quyết định số 899 QĐ/TTg, ngày 10/6/2013). Đề án đã xác định quan điểm cốt lõi của tái sản xuất nông nghiệp Việt Nam là “chuyển mạnh từ phát triển theo chiều rộng, lấy số lượng làm mục tiêu phấn đấu sang nâng cao chất lượng, hiệu quả thể hiện bằng giá trị, lợi nhuận”. Nhằm đảm bảo mục tiêu tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng phát triển bền vững trên cả ba khía cạnh là kinh tế, xã hội và môi trường, Đề án đã xác định nội dung định hướng trong từng lĩnh vực cụ thể: trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản. Đối với lĩnh vực trồng trọt, Đề án nhấn mạnh tái cơ cấu theo hướng sản xuất hàng hóa quy mô lớn, tập trung gắn với chế biến, tiêu thụ theo chuỗi giá trị, tập trung đầu tư phát triển công nghiệp chế biến, bảo quản sau thu hoạch, “đẩy mạnh áp dụng khoa
học công nghệ, đặc biệt là công nghệ cao nhằm tăng năng suất, chất lượng, giảm giá thành và thích ứng với biến đổi khí hậu” [90, tr.4]. Trong lĩnh vực
chăn nuôi, tái cơ
cấu theo hướng chuyển chăn nuôi nhỏ
lẻ, phân tán sang
phát triển chăn nuôi tập trung, trang trại, kiểm soát dịch bệnh, đảm bảo an toàn thực phẩm và giảm thiểu ô nhiễm môi trường, “khuyến khích áp dụng công nghệ cao, tổ chức sản xuất khép kín hoặc liên kết giữa các khâu trong chuỗi giá trị từ sản xuất giống, thức ăn đến chế biến để tăng năng suất, cắt giảm chi phí, tăng hiệu quả và giá trị gia tăng” [90, tr.5]. Đối với lĩnh vực thủy sản, tập trung sản xuất thâm canh các đối tượng chủ lực, tiếp tục đa dạng hóa đối tượng và phương pháp chăn nuôi, “khuyến khích nuôi công nghiệp, áp dụng công nghệ cao, quy trình thực hành nuôi tốt (GAP) phù hợp với quy chuẩn quốc tế” [90, tr.5].
Chủ trương của Đảng và chính sách của Nhà nước về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là cơ sở quan trọng, tiếp thêm động lực để Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng quán triệt, vận dụng vào điều kiện cụ thể của địa phương, tiếp tục lãnh đạo đẩy mạnh phát triển nền nông nghiệp theo hướng công nghệ cao.
3.1.1.2. Yêu cầu từ việc khắc phục những hạn chế, thách thức từ thực tiễn phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở tỉnh Lâm Đồng trong những năm 2004 2010
Giai đoạn 2004 2010, mặc dù kinh tế
thế
giới và trong nước gặp
nhiều khó khăn, song dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng, kinh tế của địa phương đạt tăng trưởng khá cao và chuyển dịch theo hướng tích cực, đưa Lâm Đồng thoát khỏi tình trạng chậm phát triển. Cơ sở hạ tầng, nhất là hệ thống giao thông đã có bước phát đột phá với việc hoàn thành tuyến đường bộ nối Đà Lạt với Nha Trang, nâng cấp sân bay Liên Khương thành sân bay quốc tế, xây dựng tuyến đường cao tốc nối Đồng Nai với Đà Lạt (đã hoàn thành đoạn Liên Khương Đà Lạt),… đã dần phá thế ngõ cụt,