Đầu Tư Cơ Sở Hạ Tầng Và Hỗ Trợ Đào Tào, Phát Triển Nguồn Nhân


triển khai công tác đầu tư theo hướng: Xã hội hoá mạnh mẽ công tác xúc tiến đầu tư; đẩy mạnh hợp tác với những trung tâm kinh tế lớn như thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Khánh Hoà,... Mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế trong và ngoài nước, mạnh dạn tổ chức hoạt động xúc tiến và kêu gọi đầu tư nước ngoài; thành lập tổ chức xúc tiến đầu tư cho phù hợp với yêu cầu khi Việt Nam đã trở thành thành viên của WTO. Hằng tháng và hằng quý, các sở, ban ngành, địa phương tiến hành rà soát, kiểm tra chất lượng thực hiện dự án nhằm đôn đốc, tháo gỡ khó khăn cho chủ đầu tư, đồng thời kiên quyết thu hồi các dự án không thực hiện đúng tiến độ và hạng mục đầu tư.

Cùng với các chính sách ưu đãi, UBND tỉnh Lâm Đồng đã ban hành Quy định về trình tự, thủ tục và cơ chế, chính sách thu hút đầu tư trên địa bàn

tỉnh Lâm Đồng

(Quyết định số

09/2008/QĐ­UBND, ngày 20/3/2008), hệ

thống hóa các Luật, Nghị định, Thông tư có liên quan lĩnh vực đầu tư và bổ sung các quy định của địa phương nhằm giúp các nhà đầu tư thuận lợi trong việc tìm hiểu và thực hiện các thủ tục liên quan đến đầu tư. Cụ thể hóa chủ

trương đẩy mạnh xã hội hóa xúc tiến đầu tư, ngày 09/7/2008, UBND tỉnh

Lâm Đồng đã ban hành Quyết định số 26/2008/QĐ­UBND, Về ban hành quy định một số cơ chế, chính sách thu hút đầu tư lĩnh vực xã hội hóa trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.

Các chính sách thu hút đầu tư đã tạo động lực mới cho các nhà đầu tư

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 223 trang tài liệu này.

vào lĩnh vực nông nghiệp. Nhờ vậy, trong giai đoạn 2004 ­ 2010, mặc dù

gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới nhưng tổng nguồn vốn đầu tư vào phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đạt 2.600 tỷ đồng (vượt 38% so với kế hoạch), trong đó ngân sách nhà nước là 34 tỷ đồng, vốn huy động trong dân và thu

Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng lãnh đạo phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao từ năm 2004 đến năm 2015 - 11


hút đầu tư từ các thành phần kinh tế là 2.566 tỷ đồng. Cơ cấu vốn ngân sách đầu tư ngành nông nghiệp chiếm 28­30% tổng vốn đầu tư [22, tr.153].

Về xúc tiến thương mại:

Cùng với đẩy mạnh phát triển sản xuất nhằm tăng năng suất, chất

lượng sản phẩm nông nghiệp, để

phát triển nông nghiệp

ứng dụng công

nghệ

cao, Tỉnh

ủy Lâm Đồng chủ

trương tăng cường công tác xúc tiến

thương mại và đầu tư

phát triển các thị

trường trong và ngoài nước, khai

thác các nguồn lực đầu tư để xây dựng các trung tâm, chợ thương mại. Thực

hiện chủ

trương của Tỉnh

ủy, trong các Quyết định số 242/2004/QĐ­UB,

243/2004/QĐ­UB, 508/QĐ­UBND về quy hoạch phát triển các nông sản chủ lực của địa phương theo hướng công nghệ cao, UBND tỉnh đã xác định các

giải pháp xuć

tiêń

mở rộng thị trươǹ g, xây dựng thương hiệu vàtạo lợi thế

cạnh tranh cho rau, hoa và chè công nghệ cao; hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm cho

người chăn nuôi bò sữa, thịt chất lượng cao. Nhằm tăng cường cơ sở vật

chất trong lĩnh vực thương mại của địa phương, ngày 11/7/2008, UBND tỉnh Lâm Đồng đã ban hành Quyết định số 1921/QĐ­UBND, Phê duyệt Đề án phát triển mạng lưới chợ trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020. Theo đó, Tỉnh tập trung chỉ đạo thực hiện xây dựng

hệ thống chợ ở nông thôn theo loại hình kinh doanh tổng hợp; xây dựng

trung tâm thương mại ­ dịch vụ ở đô thị; đặc biệt, tập trung quy hoạch xây

dựng chợ

đầu mối (chợ

rau, hoa, nông sản) đối với các vùng sản xuất

chuyên canh nông nghiệp theo hướng ứng dụng công nghệ cao. Nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các sản phẩm nông nghiệp của địa phương, trong thực hiện Chương trình hành động của Chính phủ sau khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới (Quyết định số 2912/QĐ­UBND, ngày 19/10/2007), tỉnh Lâm Đồng đã chỉ đạo tiến hành xây dựng kế hoạch phát

triển xuất khẩu và kế

hoạch mở

rộng thị

trường nội địa đến năm 2010,


trong đó nhấn mạnh: Xây dựng chương trình nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và các sản phẩm thế mạnh của địa phương như chè, cà phê, rau, hoa. Cùng với phát triển, mở rộng thị trường, Tỉnh ủy Lâm Đồng còn chỉ đạo thực hiện hỗ trợ xây dựng, quảng bá các thương hiệu nông sản

chủ

lực của Tỉnh. Thực hiện sự chỉ

đạo của Tỉnh

ủy, UBND tỉnh đã ban

hành các quyết định chứng nhận nhãn hiệu sản phẩm như cà phê Di Linh (Quyết định số 27/2008/QĐ­UBND, ngày 09/7/2008), nhãn hiệu Rau Đà Lạt

(Quyết định số (Quyết định số

31/2008/QĐ­UBND, ngày 31/7/2008), nhãn hiệu Trà B’Lao 06/2008/QĐ­UBND, ngày 27/02/2008),… Cùng với xác lập

thương hiệu sản phẩm, Đảng bộ tỉnh đã chỉ đạo đẩy mạnh hợp tác thương

mại với các địa phương có thị

phần tiêu thụ

nông sản lớn ở

trong nước.

UBND tỉnh Lâm Đồng đã ký kết chương trình hợp tác phát triển KT­XH với các địa phương như Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hà Nội, Đồng Nai,

… Chương trình hợp tác đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp của cả hai phía hợp tác đầu tư và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, đồng thời góp phần nâng cao thương hiệu, mở rộng thị trường tiêu thụ trong nước cho các nông sản của tỉnh Lâm Đồng. Cùng với chương trình hợp tác, xúc tiến thương mại, Tỉnh đã phối hợp với hãng hàng không trong nước mở thêm tuyến bay giữa Lâm Đồng với Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Vinh, Cần

Thơ, mở

đường bay thẳng từ

Lâm Đồng tới Xiêm Riệp (Campuchia) và

Singapore. Ngoài ra, để tăng cường quảng bá, xúc tiến thương mại đối

với sản phẩm nông nghiệp

ứng dụng công nghệ

cao, tỉnh Lâm Đồng đã

phối hợp với các doanh nghiệp và bộ, ngành Trung ương tiến hành chủ trì các Hội thảo khoa học trong nước và quốc tế về hoa, rau Đà Lạt ­ Lâm

Đồng;

tổ chức cho các doanh nghiệp

trên địa bàn tham gia các diễn đàn,

hội chợ, triển lãm

trong và ngoài nước.

Nhờ

đó, đến năm 2010,

các sản

phẩm nông nghiệp

ứng dụng công nghệ

cao của Lâm Đồng, đặc biệt là


rau, hoa Đà Lạt ­ Lâm Đồng được thị trường trong nước đánh giá cao về

chất lượng, an toàn thực phẩm và từng bước khẳng định thương hiệu ở

thị trường khu vực như Singapore, Nhật Bản, Đài Loan, v.v.


lực

2.2.4.4. Đầu tư cơ sở hạ tầng và hỗ trợ đào tào, phát triển nguồn nhân


Về hỗ trợ đầu tư, phát triển kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn:

Nhằm tạo tiền đề cho bước phát triển đột phá về KT­XH nói chung và

nông nghiệp

ứng dụng công nghệ

cao nói riêng, Tỉnh

ủy Lâm Đồng chủ

trương khuyến khích đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, trong đó ưu tiên đầu tư xây dựng các công trình trọng điểm phục vụ phát triển các vùng chuyên canh và khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

Đối với hạ tầng giao thông, Tỉnh ủy Lâm Đồng khuyến khích đầu tư xây dựng các công trình giao thông kết nối giữa các địa phương trong tỉnh, giữa Lâm Đồng với các tỉnh trong khu vực và hòa nhập vào giao thông quốc gia, quốc tế. UBND tỉnh chỉ đạo tiếp tục thực hiện các nội dung, giải pháp về đầu tư, phát triển hạ tầng giao thông theo Quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải giai đoạn 2001 ­ 2010 của tỉnh Lâm Đồng (Quyết định số 119/2001/QĐ­UB, ngày 20/11/2001). Trong giai đoạn 2004 ­ 2010, Tỉnh tập trung đầu tư xây dựng các tuyến quốc lộ 20, 27, 28 và các tuyến tỉnh lộ, đầu tư cải tạo nâng cấp sân bay Liên Khương đạt chuẩn sân bay quốc tế. Để đạt mục tiêu trên, Đảng bộ Tỉnh đã chỉ đạo thực hiện giải pháp quy hoạch đất dành cho hành lang xây dựng giao thông, đồng thời huy động các nguồn vốn từ ngân sách Trung ương, địa phương, vốn vay tín dụng ngân hàng, phát hành trái phiếu công trình giao thông, huy động nguồn vốn đầu tư của các doanh nghiệp và nguồn đóng góp của nhân dân vào xây dựng hạ tầng giao thông.


Thực hiện Quyết định số 101/QĐ­BGTVT, ngày 16/01/2007 về Chiến lược phát triển giao thông nông thôn Việt Nam giai đoạn 2006­2020 của Bộ

trưởng Bộ

Giao thông

vận tải, ngày 22/7/2008, UBND tỉnh Lâm Đồng đã

ban hành Quyết định số 1981/QĐ­UBND, Phê duyệt Đề án phát triển đường giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020. Để phát triển kết cấu hạ tầng giao thông vận tải ở nông thôn một cách bền vững, đáp ứng được yêu cầu của CNH,HĐH nông nghiệp, nông thôn, UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Giao thông vận tải và các địa phương tiến hành xây dựng quy hoạch đường giao thông nông thôn. Cùng với công tác quy hoạch, UBND tỉnh đã phân công, phân cấp quản lý nguồn vốn đầu tư. Cụ thể, tuyến giao thông cấp huyện do ngân sách tỉnh đầu tư; đường cấp xã do ngân sách huyện đầu tư; đường trong thôn, buôn được đầu tư xây dựng theo nguyên tắc Nhà nước (ngân sách cấp huyện và ngân sách cấp xã, phường, thị trấn) và nhân dân cùng làm. Để có nguồn vốn đầu tư phát triển giao thông nông thôn, ngoài huy động nguồn vốn từ ngân sách, huy động từ tổ chức, doanh nghiệp, Tỉnh còn vận động nhân dân đóng góp từ 20­ 80% chi phí xây dựng công trình đối với vùng có điều kiện KT­XH phát triển; đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vận động nhân dân đóng góp ngày công làm công trình, Nhà nước hỗ trợ toàn bộ chi phí, vật tư xây dựng công trình.

Cùng với hạ tầng giao thông, Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng còn chủ trương đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi mới, phát huy các công trình thủy lợi hiện có và thực hiện đầu tư kiên cố hóa kênh mương. Thực hiện chủ trương

của Đảng bộ

tỉnh,

ngày 05/4/2004, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số

60/2004/QĐ­UB, Về việc phê duyệt chương trình phát triển thủy lợi gắn với thủy điện vừa và nhỏ tỉnh Lâm Đồng thời kỳ 2004 ­ 2010. Nhằm phát triển hệ thống thủy lợi phục vụ tưới tiêu cho các vùng chuyên canh cây công nghiệp,


rau, hoa ứng dụng công nghệ cao, Đảng bộ tỉnh đã chỉ đạo tiến hành xây dựng các dự án phát triển thủy lợi gắn với thủy điện vừa và nhỏ trong giai đoạn 2004 ­ 2010, gồm: Dự án phát triển thủy lợi phục vụ cho vùng cây công nghiệp trọng điểm, có giá trị kinh tế cao; Dự án phát triển thủy lợi phục vụ cho vùng trồng rau, hoa xuất khẩu công nghệ cao; Dự án kiên cố hoá kênh mương các công trình thủy lợi; Dự án phát triển thủy điện vừa và nhỏ gắn với thủy lợi và du lịch sinh thái.

Để huy động nguồn vốn đầu tư xây dựng, Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng chỉ đạo thực hiện đồng thời các chính sách, giải pháp gồm: khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi, thủy điện theo

hình thức xây dựng ­ kinh doanh ­ chuyển giao (BOT); khuyến khích hình

thức xây dựng ­ kinh doanh ­ sở hữu; huy động ngân sách Trung ương đầu tư vào công trình thủy lợi, thủy điện lớn; ngân sách địa phương tập trung đầu tư các công trình thủy lợi, thủy điện vừa và nhỏ phục vụ tưới tiêu cho vùng sản xuất lương thực, vùng cây công nghiệp trọng điểm và vùng sản xuất, rau, hoa. Cùng với đầu tư phát triển hệ thống thủy lợi gắn với thủy điện,

Đảng bộ

tỉnh chỉ

đạo tiếp tục triển khai thực hiện

Quyết định số

66/2000/TTg, ngày 13/6/2000 của Thủ

tướng Chính phủ

về Một số

chính

sách và cơ chế tài chính thực hiện chương trình kiên cố hoá kênh mương và Quyết định số 175/2003/QĐ­UB, ngày 23/12/2003 của UBND tỉnh về Đề án kiên cố hoá kênh mương giai đoạn 2003 ­ 2010 tỉnh Lâm Đồng. Nhằm đảm bảo độ bền của công trình, tăng hệ số sử dụng và đạt được hiệu suất thiết kế, nâng cao năng suất tưới và tiết kiệm nước trong sản xuất nông nghiệp,

đề án kiên cố hoá kênh mương đã xác định: Cần tập trung ưu tiên kiên cố

hóa một số kênh quan trọng thuộc địa bàn trọng điểm và các địa phương có lợi thế phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao như Đơn Dương, Đức Trọng, Di Linh. Để có nguồn kinh phí đầu tư 19 công trình kiên cố hóa, Đảng


bộ tỉnh đã chỉ đạo cần huy động từ ngân sách Nhà nước, nguồn vốn tín dụng và vận động đóng góp của nhân dân; mặt khác, phân cấp đầu tư theo hướng ngân sách Nhà nước đầu tư kênh cấp 1, ngân sách tỉnh đầu tư kênh cấp 2, Nhà nước hỗ trợ vật tư, nhân dân đóng góp xây dựng kênh cấp 3.

Đến năm 2010, số công trình thủy lợi của Tỉnh lên đến 588 công trình, đáp ứng nhu cầu tưới cho khoảng 115.000 ha, bằng 52% đất nông nghiệp cần

tưới [22, tr.26]. Hệ

thống giao thông chính

để kết

nối Lâm Đồng với các

điểm kinh tế được nâng cấp đầu tư đồng bộ, 100% các xã có đường ô tô đi lại được hai mùa.

Về đào tạo, phát triển nguồn nhân lực:

Nhân lực là nguồn lực quan trọng nhất để phát triển KT­XH nhanh và bền vững, là nhân tố quyết định sự thành công của sự nghiệp CNH,HĐH và hội nhập kinh tế quốc tế. Vì thế, từ năm 2003, Hội nghị giữa nhiệm kỳ khóa VII, Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng xác định “Chương trình phát triển KH­CN và đào tạo nguồn nhân lực” là một trong 6 chương trình trọng tâm. Thực hiện

chủ trương của Đảng bộ tỉnh,

ngaỳ

21/10/2004, UBND tỉnh Lâm Đồng đã

ban hành Quyết định số 195/2004/QĐ­UB, Về việc phê duyệt Chương triǹ h

khoa học ­ công nghệ vàđaò

tao

nguôǹ

nhân lưc

tin

h Lâm Đôǹ g đêń

năm

2005 vàđin

h hươń g đêń

năm 2010. Nhằm đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng

yêu cầu phát triển KT­XH của địa phương, Đảng bộ tỉnh chỉ đạo phát triển quy mô đào tạo ở tất cả các ngành học, cấp học, bậc học, đa dạng hóa loại hình đào tạo, hình thức đào tạo; xác định nội dung, nhiệm vụ cụ thể đối với từng đối tượng đào tạo. Đối với lao động nông thôn, tập trung đào tạo đại trà, ngắn hạn các nghề phổ biến cho lao động nông thôn trong tỉnh. Đối với đội ngũ cán bộ quản lý, tập trung đào tạo nhằm nâng cao năng lực quản lý, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, phải gắn công tác sử dụng với đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ. Đối với cán bộ KH­KT trình độ cao, cần ưu tiên cán


bộ các lĩnh vực công nghệ thông tin, CNSH; coi trọng đào tạo cán bộ KH­KT phục vụ chương trình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và công nghiệp chế biến. Nhằm nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ kỹ thuật, Đảng bộ tỉnh đã chỉ đạo thực hiện các giải pháp: Cử cán bộ KH­CN đi đào tạo trong nước và nước ngoài; liên kết với các trường đại học trong nghiên cứu, triển khai các đề tài; đăng cai tổ chức hội nghị, hội thảo đào tạo, bồi dưỡng quốc

tế ngắn ngày tại Tỉnh để

cán bộ

KH­KT được tham gia; cử

cán bộ

công

chức tham gia học tập và nghiên cứu ở nước ngoài.

Sau 4 năm thực hiện chương trình, nhìn chung chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu sự nghiệp CNH,HĐH và hội nhập quốc tế. Để đào tạo, phát triển nguồn nhân lực đủ về số lượng, đảm bảo chất lượng đồng bộ, tạo ra lực lượng lao động có trình độ, kỹ năng, kỹ thuật ngày càng cao, đáp ứng nhu cầu lao động qua đào tạo cho các chương trình kinh tế trọng tâm của Tỉnh và doanh nghiệp trên địa bàn, ngày 20/10/2008, Tỉnh ủy Lâm Đồng đã ban hành Nghị quyết số 17­NQ/TU, Về đào tạo, nâng cao và phát triển nguồn nhân lực tỉnh Lâm Đồng đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020. Nghị quyết đã đề ra các mục tiêu, nhiệm vụ và những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển nguồn nhân lực của địa phương. Quán triệt Nghị quyết của Tỉnh ủy, ngày 24/11/2008, UBND tỉnh Lâm Đồng đã ban hành Đề án đào tạo, nâng cao và phát triển nguồn nhân lực tỉnh Lâm Đồng đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 (Quyết định số 3159/QĐ­UBND). Đề án đã xác định các nhiệm vụ cụ thể đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức; đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong các đơn vị sự nghiệp, trong quản lý, điều hành doanh nghiệp và phục vụ các lĩnh vực sản xuất. Đối với lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, Đảng bộ chỉ đạo tập trung nâng cao chất lượng nguồn lực nông nghiệp, nông thôn bằng các hình thức hướng dẫn về KH­KT và phương thức sản xuất tiên tiến cho nông dân; đào tạo phát triển ngành nghề

Xem tất cả 223 trang.

Ngày đăng: 14/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí