Quá Trình Khôi Phục Và Phát Triển Làng Nghề Thủ Công Ở Tỉnh Hà Nam Từ Năm 2005 Đến Năm 2014

các nhiệm vụ trên, Đại hội cũng đề ra một số giải pháp cơ bản đó là: Giải pháp về quy hoạch, giải pháp về thị trường, giải pháp về nâng cao trình độ quản lý và trình độ lao động, giải pháp về ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ

thuật và công nghệ

sản xuất, xử

lý chất thải giảm thiểu ô nhiễm môi

trường, giải pháp về tổ chức sản xuất và kinh doanh trong làng nghề, giải pháp về nguồn nguyên liệu, giải pháp về công tác quản lý nhà nước… [11]

Thực hiện Nghị quyết Đại hội tỉnh đề ra, UBND tỉnh Hà Nam tiếp tục xây dựng đề án phát triển làng nghề tỉnh Hà Nam giai đoạn 2011 ­ 2015.

Đề án đánh giá thực trạng phát triển làng nghề giai đoạn 2006 ­ 2010 là:

Những mặt hàng có nhiều ưu thế phát triển sản xuất như: mây tre đan, thêu ren, vải lụa luôn chiếm vị trí cao về giá trị sản xuất và là mặt hàng xuất khẩu chủ lực. Giá trị xuất khẩu của ba mặt hàng này chiếm 66% đến 73% so với tổng giá trị xuất khẩu; Những mặt hàng: vải dệt, gốm mỹ nghệ, gỗ, thực phẩm, đồ uống vẫn duy trì ổn định, đóng góp đáng kể cho giá trị sản xuất hàng TTCN, luôn đạt 39 ­ 40% giá trị sản xuất hàng TTCN. Trên cơ sở đó, Đề án vạch ra mục tiêu cho phát triển làng nghề giai đoạn 2011 ­ 2015 là: Giá trị sản xuất TTCN ­ làng nghề tăng bình quân 18,8%, đến năm 2015 đạt 3.700 tỷ, tăng 2 lần so với năm 2010; Giá trị xuất khẩu hàng TTCN tăng bình quân 10,3%/năm, đến năm 2015 đạt: 48 triệu USD, tăng 1,6 lần so với năm 2010; Đến năm 2015, đào tạo nghề cho 12.000 lao động; Củng cố và phát triển các ngành nghề TTCN, các làng nghề, phấn đấu đến năm 2015,

có thêm 25 làng nghề được công nhận; Hoàn chỉnh 03 cụm TTCN­Làng

nghề: Cụm Nha Xá ­ xã Mộc Nam ­ huyện Duy Tiên, cụm Bắc Lý ­ xã Bắc Lý ­ huyện Lý Nhân, cụm Nguyên Lý ­ xã Nguyên Lý, huyện Lý Nhân.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.

Đề án cũng chỉ ra những nhiệm vụ trọng tâm cần thực hiện là: Xây dựng Quy hoạch phát triển ngành nghề, làng nghề giai đoạn 2011­ 2015 và

định hướng đến năm 2020; Thực hiện tốt Đề án phát triển doanh nghiệp

Đảng bộ tỉnh Hà Nam lãnh đạo việc khôi phục và phát triển làng nghề thủ công từ năm 1997 đến năm 2014 - 8

làng nghề giai đoạn 2011 ­ 2015, trong đó tập trung vào các Dự án: tư vấn, hỗ trợ lập dự án, kế hoạch sản xuất kinh doanh, đào tạo nâng cao tay nghề cho người lao động, đổi mới công nghệ, tìm hiểu thị trường cho làng nghề; Tập trung triển khai thực hiện Đề án Bảo vệ môi trường tỉnh Hà Nam giai đoạn 2011 ­ 2015, trong đó có môi trường làng nghề.

Các giải pháp chủ yếu thực hiện: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền,

công tác phát triển doanh nghiệp, đào tạo nguồn nhân lực, thông tin thị trường và xúc tiến thương mại, nâng cao năng lực quản lý nhà nước đối với làng nghề.[77]

Đẩy mạnh thực hiện có hiệu quả Đề án “Phát triển làng nghề tỉnh Hà Nam giai đoạn 2011 ­ 2015”, ngày 19/7/2013, Tỉnh uỷ Hà Nam ra Chỉ thị số 16­CT/TU về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng đối với nhiệm

vụ phát triển làng nghề tỉnh Hà Nam giai đoạn 2011 ­ 2015, định hướng

đến năm 2020”. Chỉ thị đã nêu ra những hạn chế còn tồn tại trong công tác lãnh đạo phát triển làng nghề trong những năm qua; đồng thời, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ yêu cầu các cấp uỷ Đảng cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt một số nhiệm vụ như: Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành, cán bộ và nhân dân trong việc đẩy mạnh phát triển làng nghề gắn với xây dựng nông thôn mới; Uỷ ban nhân dân các cấp tiến hành rà soát việc triển khai thực hiện quy hoạch làng nghề, đề ra những giải pháp khắc phục những tồn tại, hạn chế và nhiệm vụ phát triển làng nghề trong giai đoạn tới; Tập trung

chỉ

đạo, củng cố, duy trì phát triển làng nghề

hiện có theo cơ

chế

thị

trường gắn với mục tiêu xây dựng nông thôn mới; Khuyến khích thành lập các Doanh nghiệp, các Hợp tác xã, tổ hợp tác, câu lạc bộ, Hiệp hội nghề

trong các làng nghề để có đủ điều kiện tiếp thu khoa học kỹ thuật, nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo thương hiệu sản phẩm làng nghề; Khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh trong các làng nghề, tham gia hoạt động xúc tiến thương mại, các hội chợ để quảng bá sản phẩm truyền thống của địa phương… quan tâm xây dựng thương hiệu của các sản phẩm làng nghề...; Chú trọng phát triển làng đa nghề, hỗ trợ và tạo điều kiện cho các ngành nghề hướng đến khai thác lợi thế về lao động và nguyên liệu tại địa phương…[56]

Những nhiệm vụ được Chỉ thị 16­CT/TU đề ra nhằm củng cố và phát triển làng nghề, về cơ bản đáp ứng được yêu cầu phát triển ngành nghề nông thôn, tạo điều kiện thu hút các doanh nghiệp đầu tư cho nhiều ngành nghề mới.

Bên cạnh đó, UBND tỉnh cũng đưa ra kế hoạch 588/KH­UBND về

thực hiện Nghị quyết 04 của Tỉnh uỷ về phát triển công nghiệp đến năm 2015, trong đó nhấn mạnh việc củng cố và phát triển các làng nghề tiểu thủ công nghiệp, các làng nghề truyền thống, du nhập các nghề mới có giá trị kinh tế cao. Phấn đấu đến năm 2015, tỉnh ta có thêm 25 làng nghề được công nhận. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất tiểu thủ công nghiệp ­ làng nghề bình quân 18,8%.

Để giải quyết khó khăn về thiếu nguồn lao động có chuyên môn cho các làng nghề, ngày 20/5/2011, UBND tỉnh Hà Nam đưa ra Quyết định số 584/QĐ­UBND về phê duyệt đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn giai đoạn 2011 ­ 2015, định hướng đến năm 2020. Với quyết định này, đã tạo điều kiện thuận lợi cho một lực lượng lớn lao động ở nông thôn tham gia học nghề nhằm giải quyết việc làm trong những lúc nông nhàn.

Hiện nay, xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế gắn với tự do thương mại được đẩy mạnh đã tạo cơ hội cho tỉnh Hà Nam mở rộng hợp tác kinh

tế quốc tế toàn diện, nhưng cũng đặt ra không ít thách thách khi các sản

phẩm thủ công bị cạnh tranh gay gắt với các sản phẩm công nghiệp cùng loại, có mẫu mã đẹp, giá thành rẻ. Đứng trước thực trạng đó, UBND tỉnh Hà Nam ra Quyết định số 76/QĐ­UBND ngày 13/1/2012 về phê duyệt đề

án “Bảo tồn và phát triển các sản phẩm làng nghề nổi tiếng giai đoạn

2011­ 2015” đã mở

ra hướng phát triển bền vững cho các làng nghề

thủ

công nhất là các làng nghề thủ công truyền thống.

Nhằm khuyến khích, động viên nhân dân địa phương tích cực tham gia

hoạt động sản xuất ngành nghề

tiểu thủ

công nghiệp, nâng cao ý thức,

trách nhiệm xây dựng, phát triển ngành nghề, làng nghề ở địa phương,

UBND tỉnh tiếp tục hoàn thiện những tiêu chí công nhận làng nghề. Ngày 23/1/2014, UBND tỉnh Hà Nam ra Quyết định số 03 về Ban hành Quy chế

xét công nhận làng nghề

thay thế

cho Quyết định 09/2010/QĐ­UBND.

Quyết định số

03 có điều chỉnh tiêu chí về

kinh tế: Hoạt động sản xuất

kinh doanh TTCN ổn định tối thiểu 2 năm tính đến thời điểm được công

nhận; Về

tiêu chí sử

dụng lao động: Có tối thiểu 30% tổng số

hộ trong

làng tham gia các hoạt động TTCN. [70]

Trong những năm 2005 ­ 2014, các làng nghề


thủ


công của Hà Nam

trải qua nhiều biến động do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế và tài chính toàn cầu, mặt trái của hội nhập kinh tế quốc tế… Trong bối cảnh đó, Đảng bộ tỉnh Hà Nam vận dụng linh hoạt chủ trương của Đảng, một mặt đưa ra những biện pháp kịp thời nhằm khắc phục những khó khăn về thị trường tiêu thụ cho các sản phẩm thủ công, mặt khác vạch ra nhiều định hướng phù hợp với điều kiện của địa phương và xu thế phát triển chung

của đất nước. Việc xây dựng thành công đề

án phát triển làng nghề

giai

đoạn 2006 ­ 2010 và đề án phát triển làng nghề giai đoạn 2011 ­ 2015, định hướng đến năm 2020, với những mục tiêu, nhiệm vụ và biện pháp cụ thể không chỉ thể hiện sự quan tâm của các cấp uỷ Đảng và chính quyền tỉnh Hà Nam với các ngành nghề ở nông thôn mà còn thấy được tầm nhìn chiến

lược của Đảng trong việc phát huy vai trò của các làng nghề phát triển kinh tế ­ xã hội của tỉnh.

đối với sự

2.2.3. Quá trình khôi phục và phát triển làng nghề thủ công ở tỉnh Hà Nam từ năm 2005 đến năm 2014

Nhằm cụ thể hoá chủ trương, chính sách phát triển ngành nghề nông thôn của Đảng và Nhà nước, của Đảng bộ tỉnh Hà Nam, UBND tỉnh thành

lập Ban chỉ

đạo khôi phục và phát triển làng nghề, chỉ

đạo các huyện,

thành phố, xã, phường, thị trấn, các ban, ngành, đoàn thể địa phương thực hiện các chương trình, đề án, kế hoạch phát triển làng nghề với các nhiệm vụ và biện pháp cụ thể:

Xây dựng và từng bước hoàn thiện cơ chế, chính sách đối với hoạt động của các làng nghề.

Về chính sách hỗ

trợ

tài chính, tín dụng:

Để hỗ

trợ

các làng nghề

trong việc huy động vốn mở

rộng sản xuất, Tỉnh uỷ

chỉ

đạo UBND các

cấp, các sở, ban, ngành, chính quyền địa phương cần phải: Tranh thủ các

nguồn vốn của Trung ương thông qua cơ chế hỗ trợ phát triển cụm CN và đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng; đồng thời tận dụng tối đa các nguồn lực trong và ngoài nước thông qua các tổ chức phi chính phủ.

Động viên và khuyến khích các ngân hàng thương mại, các tổ chức tín

dụng hoạt động trên địa bàn cho các doanh nghiệp, cở sở sản xuất kinh

doanh trong các làng nghề

vay vốn, đặc biệt

ưu tiên các nhà đầu tư có

những dự án liên quan đến xây dựng các điểm, cụm công nghiệp, TTCN ­ làng nghề.

Cùng với sự hỗ trợ của Nhà nước, huy động nguồn vốn đóng góp từ

nhân dân đầu tư cống…)

vào cơ

sở hạ

tầng kỹ

thuật nông thôn (đường sá, cầu

Huy động vốn từ các nguồn khác thông qua các chương trình, dự án, chính sách khuyến khích để người dân đầu tư vào sản xuất kinh doanh.

Bên cạnh đó, một số địa phương đẩy mạnh huy động vốn tín dụng, nghiên cứu thành lập quỹ bảo lãnh tín dụng để tạo điều kiện cho các hộ và cơ sở sản xuất của làng nghề vay vốn đầu tư.

Ngoài ra, các đoàn thể quần chúng như Hội Nông dân, Hội Phụ nữ,

Hội Cựu chiến binh … trong các xã còn đứng ra tín chấp vay vốn từ các ngân hàng chính sách, ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn cho các hộ vay vốn để mở rộng sản xuất hoặc du nhập nhiều nghề mới.

Bằng những biện pháp tích cực như trên mà nhiều làng nghề thu hút được vốn đầu tư từ nhiều nguồn khác nhau để nâng cao năng lực sản xuất

kinh doanh. Tuy nhiên, tổng số

vốn đầu tư

trong các cụm TTCN ­ làng

nghề còn rất hạn chế: năm 2008 là gần 71 tỷ đồng, chiếm 1% tổng số vốn đầu tư phát triển toàn xã hội: 7.197 tỷ đồng. Bởi vậy, nguồn vốn trong sản xuất kinh doanh của các làng nghề đang là vấn đề cấp thiết hiện nay, đòi hỏi sự nỗ lực giải quyết từ nhiều phía: Nhà nước, các tổ chức tín dụng, người dân…

Chính sách về đất đai: Thực hiện các đề án phát triển làng nghề, Kế

hoạch số

588/KH­UBND ngày 20/5/2011 của UBND tỉnh về

phát triển

công nghiệp đến năm 2015, UBND các cấp, các sở, ngành có liên quan tập trung chỉ đạo công tác giải phóng mặt bằng và xây dựng cơ sở hạ tầng tại

hai cụm TTCN ­ làng nghề

Nhật Tân, làng nghề

Ngọc Động; đồng thời

giải quyết dứt điểm tình trạng đã chi trả tiền đền bù và hỗ trợ di dời mà người dân vẫn không giao đất, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có quỹ đất để phát triển sản xuất.

Bên cạnh đó, tỉnh có chủ trương khuyến khích các cơ sở ngành nghề nông thôn di dời ra khỏi khu dân cư đến địa điểm quy hoạch bằng cách ưu

đãi tiền sử

dụng đất, tiền thuê đất, thuế

sử dụng đất theo quy định của

pháp luật hiện hành và được hỗ trợ 50% kinh phí di dời.

Với những làng nghề đòi hỏi nghiêm ngặt về xử lý môi trường, bảo đảm nghiên cứu sản xuất sản phẩm mới được Sở Xây dựng phối hợp với Sở Tài nguyên môi trường, Sở Công nghiệp, khi xây dựng quy hoạch triển khai theo hướng phục vụ yêu cầu của các làng nghề.

Có thể

nói, những chính sách về

đất đai của tỉnh đã tạo điều kiện

thuận lợi cho các cơ sở sản xuất kinh doanh nhanh chóng ổn định sản xuất để thu hút các dự án đầu tư.

Xây dựng các khu công nghiệp, cụm TTCN ­ làng nghề.

Việc quy hoạch các làng nghề thủ công theo điểm nhất định đã tạo ra hoạt động sản xuất ổn định, tập trung, mang tính chuyên môn hoá cho các

làng nghề. Tuy nhiên, đây là hướng phát triển mới. Tiếp tục ực hiện chủ

trương phát triển CN, TTCN của Tỉnh Hà Nam trước đây, nhất là Nghị quyết số 08, Sở Công Thương, các huyện, thành phố tiến hành xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển các cụm TTCN ­ làng nghề với nội dung chi tiết, cụ thể, bám sát nội dung các Chỉ thị, Nghị quyết của Tỉnh, trình lên cấp trên có thẩm quyền phê duyệt để làm căn cứ xây dựng, phát triển các cụm TTCN ­ làng nghề ở địa phương mình.Theo Quyết định số 1421/QĐ­ UBND ngày 16/11/2007 v/v quy hoạch mạng lưới các khu công nghiệp,

cụm CN­TTCN làng nghề xã, thị trấn tỉnh Hà Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2015 bao gồm 22 cụm công nghiệp với tổng diện tích là 362ha và 5 cụm TTCN­ làng nghề.

Căn cứ vào tình hình hoạt động của các ngành nghề cũng như nhu cầu đầu tư của các doanh nghiệp, các địa phương tiến hành nghiên cứu điều chỉnh

quy hoạch mạng lưới TTCN ­ làng nghề

theo hướng: xoá bỏ

những cụm

TTCN không khả thi; điều chỉnh tính chất ngành nghề và đối tượng thu hút đầu tư cho phù hợp; đồng thời bổ sung các cụm TTCN ­ làng nghề khác khi thấy có điều kiện phát triển và đặc biệt phải chú ý đến các đối tượng là các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ trong các làng nghề rà soát.

Dưới sự chỉ đạo của Tỉnh uỷ, UBND các cấp, các Sở, phòng, ban, các huyện, xã đã tích cực tổ chức triển khai thực hiện chủ trương xây dựng các cụm TTCN ­ làng nghề. Kết quả là, đến năm 2010, toàn tỉnh có 2/5 cụm TTCN ­ làng nghề đã đi vào hoạt động đó là:

­ Cụm TTCN ­ làng nghề Nhật Tân (xã Nhật Tân ­ huyện Kim Bảng) có tổng diện tích là 17,5ha, đã giao cho các dự án 6,6ha. Hiện có 26 nhà đầu tư đăng ký đầu tư sản xuất, kinh doanh; trong đó có 20 nhà đầu tư đi vào hoạt động với các nghề chủ yếu như: mộc dân dụng, dệt; thu hút trên 200 lao động.

­ Cụm TTCN ­ làng nghề Ngọc Động (xã Hoàng Đôg ­ huyện Duy

Tiên) với tổng diện tích 9,1ha, đã giao cho các dự án 7,29ha (tỷ lệ lấp đầy 100%). Hiện có 18 nhà đầu tư đăng ký sản xuất, kinh doanh và đều đi vào hoạt động với nghề chủ yếu là mây giang đan; thu hút được 580 lao động.

Còn lại 3/5 cụm TTCN ­ làng nghề (đã được phê duyệt quy hoạch tại QĐ 1421/QĐ­UBND ngày 16/11/2007) nhưng chưa có quyết định thành lập,

Xem tất cả 136 trang.

Ngày đăng: 28/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí