Làng Nghề Phân Theo Các Huyện, Thành Phố Tỉnh Hà Nam ­ Năm 2010

ra các giải pháp tháo gỡ

khó khăn cho các làng nghề

hiện nay: vấn đề ô

nhiễm môi trường, nguồn lao động lành nghề, giải quyết nhu cầu về vốn để mở rộng sản xuất… Có thể nói, những chủ trương phát triển làng nghề

của Đảng bộ tỉnh Hà Nam đúng đắn, phù hợp với tình hình thực tiễn địa

phương nên đã nhận được sự đồng tình, ủng hộ, sự tham gia đóng góp của nhân dân trong tỉnh, nhất là nhân dân tại các làng nghề.


CHƯƠNG 3. NHẬN XÉT VÀ MỘT SỐ BÀI HỌC KINH NGHIỆM

3.1. Nhận xét

3.1.1. Thành công


Thứ

nhất, Đảng bộ

tỉnh Hà Nam luôn quán triệt và vận dụng


sáng tạo chủ trương, đường lối của Đảng về khôi phục và phát triển làng nghề trong từng giai đoạn.

Trong chiến lược phát triển kinh tế ­ xã hội đất nước, Đảng và Nhà nước luôn đánh giá đúng vai trò quan trọng của các ngành nghề thủ công đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phát triển nông thôn bền vững. Đặc biệt, thực hiện đường lối CNH ­ HĐH nông nghiệp nông thôn, Đảng đưa ra nhiều chủ trương bảo tồn và phát triển làng nghề, đã góp phần làm thay đổi căn bản bộ mặt nông thôn Việt Nam. Những chủ trương đó được Đảng bộ các cấp quán triệt và thực hiện có hiệu quả, phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương mình.

Sớm nhận thấy các làng nghề thủ công có khả năng thu hút nhiều lao động, tăng thu nhập cho người dân, góp phần vào sự phát triển kinh tế ­ xã hội của địa phương nên khi tỉnh Hà Nam được tái lập (năm 1997), Đảng bộ tỉnh có nhiều chủ trương ưu tiên phát triển các làng nghề thủ công. Quán triệt và vận dụng sáng tạo chủ trương của Đảng về phát triển các ngành nghề nông thôn, Đảng bộ tỉnh Hà Nam đã kịp thời đưa ra những chủ trương khôi phục, củng cố và mở rộng các làng nghề thủ công truyền thống, đồng thời khuyến khích, động viên nhân dân du nhập và phát triển thêm các ngành nghề mới. Trong 17 năm (1997 ­ 2014) lãnh đạo phát triển kinh tế ­ xã hội, Đảng bộ tỉnh Hà Nam đưa ra nhiều chỉ thị, nghị quyết quan trọng về phát triển các làng nghề trên cơ sở bám sát các quan điểm chỉ đạo, định

hướng của Đảng và căn cứ vào tình hình thực tiễn của địa phương, tiêu

biểu như: Nghị quyết số 03­NQ/TU của Tỉnh uỷ Hà Nam về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và phát triển ngành nghề, dịch vụ ở nông thôn, Nghị quyết số 08­NQ/TU về đẩy mạnh phát triển công nghiệp và TTCN,

Nghị

quyết số

16­NQ về

đẩy mạnh phát triển công nghiệp… Những chỉ

thị, nghị quyết này là căn cứ để UBND các cấp, các sở, ban, ngành, đoàn thể xây dựng kế hoạch, chương trình, đề án phát triển các làng nghề trong từng giai đoạn cụ thể.

Trên cơ sở quan điểm của Đảng về ngành nghề nông thôn, Đảng bộ tỉnh Hà Nam quán triệt sâu sắc và phát huy tính độc lập, sáng tạo trong việc đưa ra các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể nhằm phát triển các làng nghề bền vững ở địa phương như những giải pháp về nguồn vốn hỗ trợ cho các làng nghề mở rộng sản xuất, đổi mới trang thiết bị, máy móc vào sản xuất; đa dạng hoá các hình thức dạy nghề, truyền nghề; quy hoạch các điểm, cụm TTCN ­ làng nghề…

Trong quá trình lãnh đạo thực hiện, Đảng bộ tỉnh Hà Nam thường

xuyên có những buổi tổng kết, nhận định, đánh giá cụ thể, chỉ ra những ưu, khuyết điểm sau mỗi thời kỳ thực hiện các chủ trương phát triển TTCN, làng nghề. Từ đó, rút ra những bài học kinh nghiệm và đưa ra những định

hướng phát triển nhằm giải quyết mọi vấn đề về

làng nghề

ngày càng

đúng đắn và phù hợp hơn trong những giai đoạn tiếp theo. Đồng thời, tiếp tục nâng cao chất lượng, cách thức tổ chức hoạt động phát triển làng nghề thủ công đạt hiệu quả.

Nhờ đó, trong thời gian từ năm 1997 đến năm 2014, các làng nghề trên địa bàn tỉnh Hà Nam có sự phát triển khá, số lượng làng nghề tăng từ 25 làng nghề (năm 2001) tăng lên 51 làng nghề (năm 2005), đến năm 2010,

UBND tỉnh Hà Nam đã công nhận 163 làng nghề, trong đó có 30 làng nghề

thủ

công truyền thống, 22 làng nghề

TTCN và 111 làng có nghề, thu hút

36.510 hộ tham gia sản xuất. Với chủ trương phấn đấu đến năm 2015, có thêm 25 làng nghề được công nhận, kết quả là đến tháng 11/2014, trên địa bàn tỉnh có thêm 13 làng nghề được công nhận.


Bảng 3.1: Làng nghề phân theo các huyện, thành phố tỉnh Hà Nam ­ năm 2010


STT


Huyện, Thành phố

Số lượng làng nghề

Số lượng

(xã,phường, thị trấn)

Làng nghề/xã

1

Huyện Thanh Liêm

30

20

1,5

2

Huyện Duy Tiên

22

21

1,05

3

Huyện Kim Bảng

27

19

1,42

4

Huyện Lý Nhân

48

23

2,09

5

Huyện Bình Lục

29

21

1,38

6

Thành phố Phủ Lý

7

12

0,58


Tổng cộng:

163

116

1,41

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.

Đảng bộ tỉnh Hà Nam lãnh đạo việc khôi phục và phát triển làng nghề thủ công từ năm 1997 đến năm 2014 - 10

Ngun: Sở Công thương tỉnh Hà Nam

Sự phát triển của các làng nghề thủ công ở Hà Nam đã trở thành chiếc cầu nối giữa công nghiệp và nông nghiệp, giữa nông thôn và thành thị, giữa truyền thống và hiện đại. Đồng thời, nó là bước quan trọng để thực hiện

chuyển dịch cơ

cấu kinh tế

nông thôn, xây dựng nông thôn theo hướng

CNH ­ HĐH. Thực tế cho thấy, trong những năm qua, cơ cấu kinh tế của tỉnh có sự chuyển biến tích cực: tỷ trọng ngành nông nghiệp giảm từ hơn 60% (năm 1997), còn 26,2% (năm 2007) và đến năm 2014, ngành nông, lâm, thuỷ sản chỉ còn chiếm 14,47%. Tỷ trọng công nghiệp, xây dựng tăng dần

qua các năm từ 42% (năm 2007), tăng lên 48,2% (năm 2010) và đạt 54,68% (năm 2014). Tỷ trọng ngành dịch vụ đạt 30,85% (năm 2014).

Bên cạnh đó, các làng nghề phát triển còn là giải pháp tích cực để tận dụng thời gian rảnh rỗi trong những lúc nông nhàn nhằm tạo việc làm, tăng

thu nhập cho người dân. Trong những năm gần đây, số lượng lao động

trong các làng nghề thủ công ở Hà Nam tăng lên rất nhanh từ 38.802 người (năm 1998) lên 100.115 người (năm 2010), tăng 2,58 lần. Do đó, đã góp phần tăng tỷ lệ sử dụng thời gian của lao động nông thôn lên 76,2% (năm 2000) và đạt 90% hiện nay (tương đương mức bình quân chung của cả nước). Các làng nghề cũng đem lại thu nhập cao hơn sản xuất nông nghiệp thuần tuý, đặc biệt khi kết hợp cả sản xuất nông nghiệp với tham gia hoạt động sản xuất của làng nghề thì thu nhập của họ cao hơn hẳn so với các

hộ chỉ

làm nông nghiệp. Theo số

liệu điều tra ngành nghề

nông thôn Hà

Nam năm 2000, thu nhập bình quân một hộ

trong một năm từ

sản xuất

ngành nghề như sau: dệt vải 2.600 nghìn đồng, rượu đặc sản là 5.319 nghìn đồng, bánh đa nem là 3.403 nghìn đồng, khai thác vật liêu xây dựng và đá là 17.720 nghìn đồng. Thu nhập bình quân của lao động nông nghiệp kiêm ngành nghề đạt 315 nghìn đồng (thu nhập bình quân đầu người một tháng ở khu vực nông thôn của tỉnh khoảng 188 nghìn đồng). Còn những người

chuyên lao động ngành nghề

là 501 nghìn đồng. Như

vậy, thu nhập bình

quân một người một tháng của lao động nông nghiệp kiêm ngành nghề cao gấp 1,7 lần thu nhập bình quân nông thôn; thu nhập bình quân của người chuyên ngành nghề cao 2,7 lần. Thu nhập bình quân của lao động trong các

ngành nghề khá đồng đều, mức chênh lệch ít. Hiện nay, thu nhập của

người lao động ở làng nghề phổ biến khoảng 1.500 ­ 2.000 nghìn đồng, cao hơn nhiều so với thu nhập từ làm ruộng. Nhờ có thu nhập cao, đời sống

nhân dân được cải thiện. Tại các làng nghề

đã đầu tư

xây dựng được

nhiều cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và đời sống của nhân dân. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân liên tục được nâng lên. Ở các làng nghề phát triển không có hộ đói, tỷ lệ hộ nghèo chỉ chiếm vài phần trăm, số hộ khá, giàu chiếm tới 30 ­ 40%. Tỷ lệ số hộ có nhà kiên cố cao tầng, đồ dùng đắt tiền ngày càng tăng. Cảnh quan các làng nghề ngày càng mang dáng dấp đô thị. Nhiều làng nghề xây dựng được các nhà văn hoá, nhà trưng bày các sản phẩm làng nghề như: làng nghề dũa Đại Phu, làng nghề sừng mỹ nghệ Đô Hai, làng nghề thuê ren An Hoà… Các ngành nghề nông thôn phát triển có vai trò tích cực trong việc hạn chế di dân tự do từ nông thôn ra thành thị. Đặc biệt, làng nghề đã tạo ra nhiều việc làm cho lao động nữ là nguồn gốc hướng tới sự bình đẳng, giảm nạn nghèo khổ, giảm sự lãng phí về nguồn nhân lực. Cùng với đó, sự phát triển của các làng nghề còn góp phần xoá bỏ dần các tập tục lạc hậu, lối làm ăn nhỏ lẻ còn tồn đọng ở nông thôn, tạo ra nếp nghĩ, cách làm ăn mới theo tác phong của nền sản xuất công nghiệp lớn, hiện đại, mở rộng giao lưu hàng hoá, từng bước hình thành các trung tâm văn hoá ­ xã hội ở các vùng nông thôn theo hướng đô thị hoá, văn minh hiện đại.

Kết quả trên cho thấy, công tác phát triển làng nghề trên địa bàn tỉnh

được Đảng bộ

tỉnh và cả hệ

thống chính trị

các cấp quan tâm, tập trung

lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện đã tạo ra sự chuyển biến quan trọng trong việc

bảo tồn và phát huy những giá trị văn hoá truyền thống của làng nghề;

đồng thời khai thác được tiềm năng lao động, nguyên vật liệu sẵn có ở

nông thôn để tạo ra nhiều sản phẩm hàng hoá phục vụ cho nhu cầu tiêu

dùng và xuất khẩu. Qua đó khẳng định sự vận dụng thành công quan điểm

của Đảng, sự đúng đắn của Đảng bộ tỉnh Hà Nam khi đưa ra chủ trương khôi phục và phát triển làng nghề phù hợp với thực tiễn địa phương.

Thứ hai, Đảng bộ tỉnh Hà Nam có sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao


trong quá trình thực hiện việc khôi phục và phát triển làng nghề thủ công.

Thực hiện chủ

trương của Đảng về

khôi phục và phát triển làng

nghề trong thời kỳ CNH ­ HĐH đất nước, Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Nam lần thứ XV, XVI XVII, XVIII lần lượt được tổ chức. Trong nội dung các văn kiện Đảng của tỉnh đều đề cập đến vấn đề phát triển công nghiệp ­ TTCN nói chung và làng nghề nói riêng với các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp cụ thể. Đặc biệt, tỉnh luôn quan tâm đến việc củng cố, nâng cao chất

lượng sản phẩm của các làng nghề

thủ

công truyền thống có thế

mạnh

như: thêu ren, mây giang đan, trống Đọi Tam…, đồng thời du nhập và phát

triển các ngành nghề

mới có giá trị

kinh tế

cao. Sau mỗi kỳ

đại hội, các

Nghị

quyết của Đảng bộ

tỉnh nhanh chóng được triển khai. Sở

Công

Thương chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên ngành tham mưu cho UBND tỉnh ban hành các cơ chế chính sách, các giải pháp nhằm thực hiện có hiệu quả các mục tiêu Nghị Quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh đề ra. Được sự chỉ đạo sâu sát của Đảng bộ tỉnh Hà Nam, các phòng, ban và chính quyền cơ sở đã kịp thời xây dựng các chương trình hành động cụ thể với những giải pháp tích cực phù hợp với sự phát triển của các làng nghề ở địa phương mình.

Để đưa các Nghị

quyết của Trung

ương, của Tỉnh uỷ

Hà Nam vào

cuộc sống, trong những năm qua, UBND tỉnh, các ban ngành, các địa phương

đẩy mạnh công tác chỉ đạo, tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển TTCN, làng

nghề

thông qua các hình thức khác nhau. Một số

địa phương của huyện

Bình Lục, Thanh Liêm còn tổ chức hội nghị triển khai đến xã, thôn. Công tác tuyên truyền, vận động được thực hiện tương đối tốt, giúp cho nhân dân và cán bộ, đảng viên thấy được sự cần thiết phát triển nghề.

Mặt khác, nhằm thu hút sự tích cực tham gia của toàn thể nhân dân, Tỉnh uỷ Hà Nam thường xuyên chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể, các doanh nghiệp đóng trên địa bàn tỉnh thực hiện tốt các chương trình, đề án, các kế hoạch phát triển làng nghề. Những văn bản này là sự cụ thể hoá các quan

điểm, mục tiêu của Đảng và Nhà nước về khôi phục và phát triển làng

nghề trong thời kỳ CNH ­ HĐH đất nước. Đồng thời, những chủ trương của Đảng bộ tỉnh Hà Nam luôn nhận được sự đồng thuận, hưởng ứng của đông đảo nhân dân, các tổ chức, doanh nghiệp đóng trên địa bàn nên đã có những tác động tích cực đến việc bảo tồn các làng nghề truyền thống và mở rộng các làng nghề mới.

Trong quá trình tổ chức thực hiện, Đảng bộ tỉnh thường xuyên phối kết hợp với các Sở, Ban, Ngành bám sát tình hình hoạt động của các làng nghề; tiến hành rà soát việc triển khai thực hiện các chương trình, kế

hoạch phát triển làng nghề; hỗ

trợ các cơ

sở sản xuất làng nghề

đầu tư

phát triển sản xuất, tiếp cận với máy móc, thiết bị tiên tiến, đổi mới công nghệ, nâng cao năng suất. Cùng với đó, Đảng bộ tỉnh còn tạo điều kiện cho

các doanh nghiệp, các cơ sở

sản xuất làng nghề

được tiếp cận với các

nguồn vốn ưu đãi… Đồng thời, các Ban, Ngành tăng cường kiểm tra và xử

lý nghiêm các cơ sở

sản xuất làng nghề

gây ô nhiễm môi trường. Việc

khuyến khích thành lập các doanh nghiệp, các Hợp tác xã, tổ hợp tác, Hiệp hội làng nghề được Tỉnh uỷ chú trọng.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 28/05/2022