đó là: Cụm Nha Xá (xã Mộc Nam huyện Duy Tiên), cụm Bắc Lý (xã Bắc Lý huyện Lý Nhân), cụm Nguyên Lý (xã Nguyên Lý huyện Lý Nhân).
Thực hiện Nghị quyết số 04NQ/TU của Tỉnh uỷ về phát triển Công nghiệp đến năm 2015, trong đó về TTCN làng nghề đã được UBND tỉnh
Hà Nam xây dựng Kế
hoạch số
588/KHUBND ngày 20/5/2011, các địa
phương tiến hành rà soát, củng cố
và phát triển các làng nghề
thủ
công
hiện có; du nhập các nghề mới có giá trị kinh tế cao. Phấn đấu đến năm 2015, có thêm 25 làng nghề được công nhận. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản
xuất TTCN bình quân 18,8%/năm. Tiếp tục đầu tư và hoàn chỉnh 3 cụm
TTCN làng nghề: Cụm Nha Xá, cụm Bắc Lý và cụm Nguyên Lý; thí điểm
đầu tư xây dựng một vài khu sản xuất tập trung theo chương trình xây
dựng nông thôn mới.
Bồi dưỡng và đào tạo nhân lực cho các làng nghề
Đào tạo nhân lực cho các làng nghề có vai trò rất quan trọng đối với việc duy trì và phát triển nghề, đặc biệt với các làng nghề thủ công truyền
thống. Bởi vậy, hàng năm, UBND tỉnh đã kết hợp với các Bộ, Ngành ở
Trung ương và địa phương hỗ trợ kinh phí mở các lớp bồi dưỡng, tập huấn kỹ thuật công nghệ mới cho chủ các cơ sở sản xuất; đào tạo nghề, truyền
nghề
cho người lao động. Từ
năm 2007 đến năm 2010, Tỉnh đã hỗ
trợ
10.924,9 triệu đồng từ các nguồn khác nhau như khuyến công địa phương, khuyến công quốc gia, khuyến công huyện, khuyến công xã, các đoàn thể quần chúng… để đào tạo các nghề thêu ren, đính hạt cườm, mây giang đan,
đan bèo, bẹ
chuối, dệt vải, may, trứng sơn nước,
ghép nứa sơn mài cho
21.999 học viên. Trong những năm gần đây, công tác khuyến công ngày càng được quan tâm và mở rộng đã hỗ trợ tích cực cho việc đào tạo nâng
cao tay nghề cho người lao động. Tuy nhiên, lao động trong các làng
nghề
vẫn chưa quen với tác phong công nghiệp, thiếu tính chủ
động
trong công việc nên thu nhập thấp.
Bởi vậy, ngày 20/5/2011, UBND tỉnh Hà Nam đưa ra Quyết định số 584/QĐUBND về phê duyệt đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn giai đoạn 2011 2015, định hướng đến năm 2020. Để thực hiện tốt đề án,
các cấp uỷ
Đảng, chính quyền chỉ
đạo việc đẩy mạnh công tác tuyên
truyền nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ đảng viên và nhân dân thấy
được học nghề
không chỉ
để phát triển kinh tế
cho gia đình, mà còn góp
phần phần giữ gìn bản sắc văn hoá của địa phương. Trong quá trình triển khai thực hiện đề án, tỉnh luôn chú trọng phân loại đối tượng lao động để đảm bảo việc đào tạo có hiệu quả, đặc biệt chú ý đến đối tượng ở những nơi chậm phát triển CN TTCN, thu hồi đất nông nghiệp, lao động trong độ tuổi trung niên, lao động nữ. Các hình thức đào tạo nghề ngày càng đa dạng: đào tạo trong các trường dạy nghề, các trung tâm hướng nghiệp dạy nghề, các doanh nghiệp tự đào tạo, nhân cấy, truyền nghề. Chương trình đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực luôn đổi mới, bài bản và chuyên sâu đáp ứng nhu cầu lao động cho các doanh nghiệp, các làng nghề. Nhờ đó, số lao động được đào tạo và lao động có tay nghề cao ngày càng cao. Chỉ riêng năm 2012, tỉnh đào tạo cho 2.551 lao động với tổng kinh phí là 1,465 triệu đồng vừa góp phần giải quyết việc làm cho lao động lúc
nông nhàn vừa thúc đẩy sự bàn.
phát triển, mở
rộng nhiều làng nghề
trên địa
Bảng 2.1: Công tác đào tạo và truyền nghề TTCN trên địa bàn tỉnh Hà
Nam năm 2012
Đơn vị hỗ trợ | Số lao động được đào tạo (lao động) | Kinh phí hỗ trợ | |
1 | Khuyến công quốc gia | 420 | 630 |
Có thể bạn quan tâm!
- Đảng bộ tỉnh Hà Nam lãnh đạo việc khôi phục và phát triển làng nghề thủ công từ năm 1997 đến năm 2014 - 6
- Lãnh Đạo Phát Triển Làng Nghề Thủ Công Của Đảng Bộ Tỉnh Hà Nam Từ Năm 2005 Đến Năm 2014
- Quá Trình Khôi Phục Và Phát Triển Làng Nghề Thủ Công Ở Tỉnh Hà Nam Từ Năm 2005 Đến Năm 2014
- Làng Nghề Phân Theo Các Huyện, Thành Phố Tỉnh Hà Nam Năm 2010
- Giá Trị Xuất Khẩu Các Sản Phẩm Tiểu Thủ Công Nghiệp Chủ Yếu Từ Năm 2007 Đến Năm 2010
- Đảng bộ tỉnh Hà Nam lãnh đạo việc khôi phục và phát triển làng nghề thủ công từ năm 1997 đến năm 2014 - 12
Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.
Khuyến công tỉnh | 0 | 0 | |
3 | Khuyến công của huyện | 0 | 0 |
4 | Khuyến công xã | 557 | 349 |
5 | Hội Phụ nữ | 527 | 193,5 |
6 | Hội Nông dân | 570 | 193,5 |
7 | Liên minh các Hợp tác xã | 0 | 0 |
8 | Nguồn khác | 477 | 486 |
Tổng cộng | 2551 | 1,465 |
Nam
Nguồn : Sở Công thương tỉnh Hà
Cùng với việc công nhận làng nghề, UBND tỉnh rất quan tâm hỗ trợ
tạo điều kiện cho các thợ lành nghề của làng nghề có điều kiện phát huy tay nghề, làm ra nhiều sản phẩm tiểu thủ công nghiệp đạt trình độ kỹ mỹ thuật cao, đạt tầm cỡ giải thưởng địa phương, khu vực. Để tôn vinh những đóng góp của họ, tính đến năm 2013 UBND tỉnh ra Quyết định công nhận 21 nghệ nhân, 124 thợ giỏi ngành thủ công mỹ nghệ, 02 người có công đưa nghề mới về tỉnh.
Về thị trường tiêu thụ sản phẩm.
Trong những năm 2008 2010, đặc biệt là năm 2010 do tác động của khủng hoảng kinh tế, tài chính toàn cầu khiến những mặt hàng TTCN xuất khẩu cũng như sức mua ở trong nước bị giảm sút nhiều. Để đảm bảo đầu ra cho các làng nghề và giữ vững thương hiệu cho các sản phẩm làng nghề, Đảng bộ tỉnh Hà Nam chỉ đạo các Đảng bộ địa phương nhất là địa phương có làng nghề truyền thống chú trọng cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hoá các loại sản phẩm, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao
của thị
trường. Ví dụ
như
sản phẩm của làng trống Đọi Tam ngày càng
phong phú về
chủng loại, đẹp về
mẫu mã, chất lượng tốt, kỹ
thuật tinh
xảo. Để đáp ứng yêu cầu của đối tượng khách hàng, sản phẩm làng nghề đang dần hình thành hai loại: loại đại trà, sản xuất hàng loạt, giá cả phải
chăng và loại đặc biệt, giá cả cao nhưng chất lượng tốt. Ngoài ra, người thợ thủ công của làng còn phát triển kỹ thuật làm trống cổ truyền sang kỹ thuật làm các bộ trống inox và các sản phẩm khác mang lại thu nhập cao như thùng rượu, bồn tắm, chậu ngâm chân bằng gỗ. Hiện nay, nhiều gia
đình coi nghề giàu.
làm trống không phải là nghề
phụ
mà là nghề
có thể
làm
Công tác xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu cho sản phẩm
làng nghề
được đẩy mạnh, nhất là với các sản phẩm làng nghề
có khả
năng thích ứng với thị trường trong nước và xuất khẩu ra thị trường quốc tế. Tỉnh cũng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp xuất khẩu trong làng
nghề
tiếp cận với thông tin và khách hàng quốc tế
thông qua quỹ
hỗ trợ
xuất khẩu và kinh phí sự nghiệp khuyến công. Đồng thời, tăng cường giao lưu học hỏi, trao đổi kinh nghiệm, bí quyết sáng tác, sản xuất sản phẩm với các địa phương trong cả nước thông qua các hội chợ triển lãm. Từ năm 2011 2014, Sở Công thương đứng ra tổ chức, vận động các doanh nghiệp tham gia 19 hội chợ các tỉnh phía Bắc; tổ chức hội chợ triển lãm hàng công
nghiệp nông thôn các tỉnh phía Bắc năm 2012 tại tỉnh Hà Nam; tổ chức
chương trình, phiên chợ “Đưa hàng Việt về nông thôn, miền núi” trên địa bàn các xã của tỉnh. Kết quả là Sở đã phối hợp với UBND các huyện, các doanh nghiệp kinh doanh có uy tín của tỉnh đưa được 11 đợt hàng về các xã nông thôn.
Để bảo vệ tốt hơn nữa quyền lợi của những người sản xuất và
người tiêu dùng, các địa phương đang xúc tiến thành lập Hiệp hội làng nghề, tiêu biểu như Hiệp hội làng nghề trống Đọi Tam với thiết kế logo và tem sản phẩm riêng.
Ngoài ra, tỉnh còn hỗ
trợ
cho các doanh nghiệp làng nghề
xây dựng
Webside để tiếp cận nhanh nhất với thông tin thị trường, quảng bá các sản phẩm, nắm bắt thị trường để định hướng phát triển sản xuất.
Đẩy mạnh việc tiếp cận với máy móc thiết bị tiên tiến, đổi mới công nghệ sản xuất.
Để giúp cho các cơ sở sản xuất có thể đổi mới thiết bị và công nghệ, ngoài sự hỗ trợ về vốn để người sản xuất có điều kiện đầu tư mua sắm trang thiết bị, thì các sở, ban, ngành còn hỗ trợ mô hình trình diễn kỹ thuật
để phổ biến nhân rộng ra các địa phương. Năm 2012, bằng nguồn vốn
khuyến công địa phương và quốc gia, tỉnh đã hỗ trợ mô hình trình diễn kỹ
thuật, máy móc thiết bị
cho 3 cơ sở
sản xuất: gốm Quyết Thành (huyện
Kim Bảng), sản xuất hương xuất khẩu sang Ấn Độ (huyện Lý Nhân), thêu ren trên dây truyền sản xuất công nghiệp (huyện Thanh Liêm).
Qua thực tế cho thấy, nhiều làng nghề đã mạnh dạn đầu tư máy móc, công nghệ hiện đại thay thế cho nhiều công đoạn sản xuất thủ công trước đây. Chẳng hạn như, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hàng thêu, may xuất khẩu… đã đầu tư dàn máy thêu vi tính, máy quấn, máy đóng cúc, máy thùa khuya… với kinh phí hàng trăm triệu đồng để nâng cao năng suất, cải thiện chất lượng sản phẩm từ đó mang lại hiệu quả kinh tế cao. Ở làng dệt lụa Nha Xá (xã Mộc Nam huyện Duy Tiên), người thợ đã ứng dụng hàng loạt những cải tiến kỹ thuật công nghệ vào các công đoạn sản xuất
như dùng máy tẩy, chuội, nhuộm thay cho tẩy, chuội thủ công; đưa máy
dệt lụa hoa chuyển sang dệt chữ trên mặt hàng hoặc trên biên; thay suốt tay ngang sang suốt tự động; thực hiện hàng dệt lụa hoa và dùng tay kiếm để dệt ra vải khổ rộng; người dân còn tự sản xuất ra máy dệt lụa… nên đã tạo ra nhiều sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu, thị hiếu người tiêu dùng hiện
nay; đồng thời giảm tối thiểu ô nhiễm môi trường. Đặc biệt, đã có một số cơ sở sản xuất mạnh dạn đầu tư máy móc thiết bị, dây truyền công nghệ
tiên tiến như
cơ sở
chế
biến dưa chuột xuất khẩu
ở Lý Nhân, sản xuất
mây tre đan
ở Duy Tiên. Do đó, sản phẩm làng nghề
Hà Nam có mặt ở
khắp các tỉnh thành trong nước và xuất khẩu sang nhiều nước Châu Âu, Nhật Bản, Hà Quốc…
Phát triển làng nghề trường văn hoá nông thôn
gắn với bảo vệ
môi trường
và xây dựng môi
Tình trạng ô nhiễm môi trường trong các làng nghề tỉnh Hà Nam trở thành vấn đề bức xúc trong cộng đồng dân cư. Hầu hết chất thải rắn chưa được thu gom xử lý mà xả thẳng vào môi trường gây ô nhiễm nghiêm trọng không khí và các nguồn nước của địa phương. Điều này có tác hại rất lớn
đến sức khoẻ
của người dân. Để
khắc phục tình trạng này, Tỉnh uỷ,
UBND tỉnh Hà Nam chỉ đạo các Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với các địa phương luôn tiến hành kiểm tra, nhắc nhở việc bảo vệ môi trường trong các làng nghề. Một số địa phương tiến hành xây dựng và thực hiện dự án gom rác thải như tại các làng nghề ở huyện Thanh Liêm, huyện Kim Bảng và huyện Lý Nhân; kiểm tra, đôn đốc các doanh nghiệp thực hiện cam kết về môi trường và bảo vệ môi trường làng nghề. Đồng thời, các địa phương kiên quyết di dời các cơ sở sản xuất trong các khu dân cư ra các cụm TTCN làng nghề đã được quy hoạch tránh gây ô nhiễm môi trường cho các khu dân cư xung quanh.
Hiện nay, huyện Thanh Liêm quy hoạch, xây dựng được điểm chứa rác thải và xử lý rác thải cho hai làng nghề thuê An Hoà và Hoà Ngãi. Một
số làng nghề
chế
biến lương thực thực phẩm tận dụng phế
thải chăn
nuôi lợn xây hầm bioga để xử lý phân lợn; làng gốm Quyết Thành đã cải
tiến lò nung nên giảm tối đa ô nhiễm môi trường; làng mây giang đan Ngọc
Động được quy hoạch về
cụm TTCN làng nghề
nên giảm thiểu
ảnh
hưởng môi trường. Tuy nhiên, việc giải quyết ô nhiễm môi trường tại một số làng nghề như dệt lụa Nha Xá, dệt Hoà Hậu, sừng Đô Hai, dũa Đại Phu và một số làng nghề chế biến lương thực thực phẩm gặp nhiều khó khăn.
Ngoài ra, Đảng bộ tỉnh Hà Nam cũng xác định, phát triển các làng
nghề thủ công không chỉ tạo việc làm, tăng thu nhập mà nó còn góp phần vào việc ổn định xã hội, nâng cao đời sống tinh thần cho người dân. Bởi vậy, trong quá trình hoạch định chủ trương phát triển làng nghề, Đảng bộ tỉnh luôn chú trọng gắn với việc xây dựng môi trường văn hoá, văn minh trong các làng nghề. Đây cũng chính là quá trình xây dựng và đổi mới nông thôn theo hướng hiện đại hoá.
Trong văn hoá xã hội, các làng nghề thủ công Hà Nam chứa đựng những giá trị tinh thần đậm nét, được phản ánh qua các tập tục, tín ngưỡng, lễ hội và nhiều quy định khác. Những quy định này hình thành nên hương ước, lệ làng, tạo ra một trật tự trong làng nghề và những nét văn hoá đặc
thù. Đặc biệt, hầu như
làng nghề
thủ
công nào của tỉnh cũng có tục thờ
cúng tổ nghề để tưởng nhớ người sáng lập nghề. Đây là một hình thức văn hoá thể hiện tinh thần “uống nước nhớ nguồn”. Cùng với đó, hội làng và các hoạt động dân gian khác được tổ chức. Hội làng cũng là một nét đẹp, nơi hội tụ các giá trị văn hoá của làng, đồng thời cũng chứa đựng trong đó những giá trị văn hoá chung của dân tộc. Ở đó, những phong tục tập quán, truyền thống tốt đẹp tương trợ nhau được phát huy tốt hơn. Tiêu biểu nhất là lễ hội làng Đọi Tam, lễ hội làng An Hoà, làng Hoà Ngãi… được tổ chức hàng năm với ý nghĩa giữ gìn những giá trị cao đẹp trong đời sống văn hoá của nhân dân, thể hiện tính nhân văn và mang tính cộng đồng sâu sắc. Đó là
đỉnh cao của sự hoà hợp, đoàn kết vì một ước nguyện chung cho sự phồn vinh của làng, góp phần giáo dục truyền thống uống nước nhớ nguồn một truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta.. Đây cũng chính là một dạng tài nguyên du lịch nhân văn Đảng bộ tỉnh đang chú trọng khai thác nhằm phát triển loại hình du lịch làng nghề thu hút du khách trong và ngoài nước.
Tiểu kết chương 2
Bước vào thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế, vai trò của các làng nghề thủ công đối với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước nói chung, của tỉnh Hà Nam nói riêng tiếp tục được khẳng định. Quán triệt sâu sắc chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, vận dụng vào điều kiện thực tiễn địa phương, từ năm 1997 đến năm 2014, Đảng bộ tỉnh Hà Nam đã kịp thời đưa ra nhiều chủ trương, biện pháp đúng đắn, chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể bằng nhiều biện pháp cụ thể, tích cực để từng bước khôi phục và phát triển làng nghề thủ công. Trong giai đoạn 1997 2005, tỉnh Hà Nam
được tái thành lập, hoạt động của các làng nghề
nhỏ
bẻ, manh mún, số
lượng làng nghề
còn hạn chế. Thực hiện chủ
trương phát triển TTCN,
ngành nghề
nông thôn được Đại hội Đảng bộ
tỉnh Hà Nam lần thứ
XV,
XVI đề ra, một số làng nghề truyền thống: mây, giang đan, thêu ren xuất khẩu được khôi phục và phát triển mạnh. Bên cạnh đó, nhiều làng nghề
mới xuất hiện. Các sản phẩm làng nghề ngày càng được nhiều người biết
đến. Sang giai đoạn 2006 2014, các làng nghề
thủ
công nhận được sự
quan tâm, chỉ đạo sát sao của của các cấp uỷ Đảng và chính quyền tỉnh Hà Nam. Nhiều chỉ thị, nghị quyết cụ thể hoá những mục tiêu, nhiệm vụ của Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, XVIII và những chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề tập trung đi vào chiều sâu nhằm mở ra hướng phát triển lâu dài, bền vững cho các làng nghề. Bên cạnh đó, Đảng bộ tỉnh Hà Nam đưa