Đảng bộ tỉnh Hà Nam lãnh đạo việc khôi phục và phát triển làng nghề thủ công từ năm 1997 đến năm 2014 - 6

Tăng cường đầu tư phát triển mạnh công nghiệp sản xuất và chế biến vật

liệu xây dựng… Đồng thời, phát triển công nghiệp dệt, may, chế biến

nông sản xuất khẩu, công nghiệp cơ khí, tiểu thủ công nghiệp và mở rộng làng nghề… Với những chủ trương đúng đắn và thực hiện các biện pháp

tích cực, đến năm 2000, một số

làng thủ

công truyền thống: mây, giang

đan, thêu ren xuất khẩu được khôi phục và phát triển mạnh.

Bước sang thế kỷ XXI, cách mạng nước ta đứng trước nhiều thời cơ, vận hội lớn song cũng không ít những khó khăn, thách thức. Trên địa bàn

tỉnh Hà Nam, có nhiều vấn đề xã hội bức xúc đang đặt ra cần phải giải

quyết. Một trong những vấn đề đó là lao động thiếu việc làm, lao động

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.

thất nghiệp còn nhiều. Để

giải quyết vấn đề

Đảng bộ tỉnh Hà Nam lãnh đạo việc khôi phục và phát triển làng nghề thủ công từ năm 1997 đến năm 2014 - 6

này, phát triển các ngành

nghề ở nông thôn là giải pháp quyết định tạo ra nhiều việc làm cho người

lao động. Quán triệt chủ

trương, đường lối của Đảng về

phát triển làng

nghề

thủ

công được đề

ra tại Đại hội IX và những Hội nghị

tiếp theo,

Nghị quyết của Ban Chấp hành Đảng bộ Tỉnh lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2000

­ 2005 đưa ra nhiệm vụ chung cho toàn thể cán bộ, đảng viên và nhân dân

trong tỉnh phải tích cực huy động các nguồn lực để phát triển kinh tế,

khuyến khích mọi thành phần kinh tế cùng phát triển, đồng thời phải tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế hộ phát triển và có cơ chế hỗ trợ các doanh nghiệp mới thành lập.

Nhằm cụ thể hoá Nghị quyết Đại hội vào thực tiễn, ngày 21/5/2001, Tỉnh uỷ Hà Nam ra Nghị quyết số 03­NQ/TU về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và phát triển ngành nghề, dịch vụ ở nông thôn. Trên cơ sở đánh giá tình hình sản xuất nông nghiệp và hoạt động của các làng nghề

thủ

công trong 3 năm (1997 ­ 2000), Nghị

quyết định ra phương hướng:

“Tập trung khai thác mọi nguồn lực để chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế

nông nghiệp và phát triển ngành nghề, dịch vụ ở nông thôn theo hướng

nâng cao chất lượng sản phẩm, sản xuất hàng hoá và xuất khẩu. Phấn đấu đến năm 2010, có 70% số xã, thị trấn trong tỉnh có ngành nghề với quy mô, ngành hàng phù hợp. Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư mở rộng

và phát triển ngành nghề, tham gia xuất khẩu, làm dịch vụ thương mại.

Tăng tỷ lệ

lao động làm ngành nghề

tiểu, thủ

công nghiệp, dịch vụ

đến

năm 2010 là 50%”.

Để các làng nghề thủ công thực sự phát triển bền vững, mang tính lâu dài, Tỉnh uỷ Hà Nam cũng đưa ra một số biện pháp phát triển ngành nghề tiểu, thủ công nghiệp nông thôn đó là: Củng cố, mở rộng và phát triển làng nghề truyền thống; phát triển mạnh công nghiệp chế biến và ngành nghề tiểu, thủ công nghiệp trong nông thôn. Khuyến khích tạo thêm nhiều nghề mới để giải quyết việc làm, đa dạng hoá sản phẩm. Nhanh chóng xây dựng quy hoạch các cụm công nghiệp ­ tiểu, thủ công nghiệp ở thị xã, các xã, thị

trấn và xây dựng làng nghề ­ du lịch sinh thái. Tuy nhiên, tính đến thời

điểm năm 2001, trên địa bàn tỉnh Hà Nam mới có 25 làng nghề thuộc các nhóm ngành nghề khác nhau. [49]

Vì vậy, năm 2003, Tỉnh uỷ

Hà Nam đã ban hành Nghị

quyết số

08­

NQ/TU ngày 2/5/2003 về việc đẩy mạnh phát triển công nghiệp, TTCN.

Nghị quyết chỉ ra tầm quan trọng và định hướng phát triển công nghiệp nói

chung và sự

phát triển TTCN, làng nghề

nói riêng. Nhằm quy hoạch các

làng nghề tại vùng nhất định để tạo ra sự tập trung trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 829/2003/QĐ­UB về đầu tư xây dựng và quản lý cụm công nghiệp ­ TTCN huyện, thành phố và cụm TTCN làng nghề xã và thị trấn; Quyết định số 863/2003/QĐ­UB ngày

5/8/2003 về

chính sách

ưu đãi, khuyến khích đầu tư

vào các khu công

nghiệp tỉnh Hà Nam. Việc đầu tư xây dựng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp ­ tiểu, thủ công nghiệp và cụm tiểu thủ công nghiệp của tỉnh Hà Nam chủ yếu căn cứ vào quy hoạch kinh tế ­ xã hội và nhu cầu thực tế. Từ đó, góp phần giải quyết nhiều việc làm, tăng thu nhập cho người dân. Đây cũng chính là những Quyết định quan trọng nhằm tạo ra bước phát triển đột phá cho nền kinh tế tỉnh nhà nói chung và các làng nghề nói riêng.

Đặc biệt, trong năm 2004, Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Nam đã ban hành

hai văn bản quan trọng: Quyết định số 208/QĐ­UB ngày 9/2/2004 về ban

hành quy chế về tiêu chuẩn làng nghề TTCN. Trong đó quy định, một làng

được công nhận là làng nghề

thủ

công ngoài việc chấp hành tốt chủ

trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, những quy định ở địa phương,

thì làng nghề

đó phải có số

lao động làm các nghề

tiểu thủ công nghiệp

chiếm trên 50% lao động của làng và giá trị sản xuất của làng nghề chiếm tỷ trọng trên 70% trở lên so với tổng giá trị sản xuất của làng. Cùng với đó, Quyết định cũng chỉ ra trách nhiệm của làng nghề đó là: Tích cực đầu tư,

mở rộng sản xuất; quan tâm cải tiến công nghệ,

ứng dụng tiến bộ

khoa

học công nghệ vào sản xuất nhằm đa dạng hoá mẫu mã, nâng cao chất

lượng sản phẩm để tăng khả năng cạnh tranh, mở rộng thị trường. Bám sát nhu cầu thị trường để sản xuất những mặt hàng mới, du nhập nghề mới, đồng thời chú trọng đảm bảo môi trường sinh thái trong các làng nghề. [67] Quyết định 209/QĐ­UB ngày 9/2/2004 về ban hành quy định về tiêu chuẩn,

thủ

tục xét công nhận danh hiệu và một số

chế

độ ưu đãi với thợ

giỏi,

nghệ nhân, người có công đưa nghề về làng.

Có thể nói, việc ban hành những quy chế trên là nguồn cổ vũ, động viên lớn lao với những người thợ có tay nghề tiếp tục nghiên cứu, sáng tác, phục hồi, phục chế các sản phẩm và du nhập những nghề mới; tập trung

trí tuệ sản xuất ra nhiều sản phẩm có giá trị kinh tế, mang bản sắc văn hoá dân tộc, có tính nghệ thuật cao, phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu. Bên cạnh

đó, một số

làng có nghề

cố gắng phấn đấu đạt tiêu chí công nhận làng

nghề. Nhờ đó, các làng nghề mới xuất hiện ngày càng nhiều, thu hút nhiều hộ gia đình tham gia. Tính đến cuối năm 2005, số lượng làng nghề thủ công trên địa bàn tỉnh tăng gấp đôi so với năm 2001 là 51 làng nghề. Các làng nghề này đang được quy hoạch vào các cụm TTCN ­ làng nghề, bước đầu tạo ra sự tập trung trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

Những chủ

trương trên của Đảng bộ

tỉnh Hà Nam là sự

vận dụng

sáng tạo đường lối, chủ trương của Đảng về phát triển TTCN, làng nghề,

phù hợp với hoàn cảnh lịch sử

cụ thể

của tỉnh. Đó là nền tảng, là điểm

xuất phát quan trọng cho việc khôi phục và phát triển làng nghề thủ công của các Đảng bộ địa phương.

2.1.3. Quá trình Đảng bộ

tỉnh Hà Nam lãnh đạo, chỉ

đạo thực


hiện việc khôi phục và phát triển làng nghề thủ công

Quán triệt đường lối của Đảng cũng như những chủ trương của tỉnh về khôi phục và phát triển các làng nghề thủ công, các sở, ban, ngành các cấp tham mưu, phối hợp thực hiện các nhiệm vụ cụ thể sau:

Thực hiện công tác tuyên truyền

Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ, quản lý chặt chẽ, định hướng cụ thể công tác thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng của tỉnh, kịp thời giới thiệu những chủ

trương, chính sách về phát triển TTCN, làng nghề đến toàn thể nhân dân

trong tỉnh. Trước năm 1997, do nhận thức của một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân về vai trò, vị trí của làng nghề thủ công trong phát triển kinh tế ­ xã hội chưa thực sự đầy đủ, dẫn đến một số làng nghề thủ công

truyền thống chậm được khôi phục. Bởi vậy, sau ngày tái lập tỉnh, thực hiện Nghị quyết BCH Đảng bộ lần thứ XV, XVI, Nghị quyết số 03, Nghị quyết số 08 của Tỉnh, Quyết định số 208, 209 của UBND tỉnh… UBND các

cấp; một mặt xây dựng kế hoạch thực hiện, tổ chức học tập, quán triệt

đường lối, quan điểm của Đảng bộ

tỉnh về

phát triển các ngành nghề ở

nông thôn; mặt khác, tuyên truyền, vận động nhân dân hăng hái tham gia xây dựng, phát triển ngành nghề, làng nghề. Đồng thời, chỉ đạo các làng nghề chấp hành tốt các chủ trương, chính sách và pháp luật của Đảng và Nhà nước; hàng năm tiến hành hoạt động sơ, tổng kết hoạt động của

làng nghề; rút kinh nghiệm trong quá trình chỉ đạo, lãnh đạo phát triển

nghề, làng nghề và du nhập nghề mới. Với biện pháp tích cực trên, các làng nghề thủ công truyền thống không ngừng được củng cố, phát triển; một số ngành nghề mới xuất hiện, nâng tổng số làng nghề thủ công của tỉnh lên tới 51 làng nghề, trong đó có 34 làng nghề thủ công truyền thống và 17 làng nghề mới (năm 2005).

Thực hiện chính sách hỗ trợ vốn

Đối với các ngành nghề ở nông thôn, vốn đầu tư là yếu tố quan trọng để phát huy tiềm năng các nguồn lực khác của làng nghề. Để thực hiện có hiệu quả các chủ trương của tỉnh về mở rộng và phát triển làng nghề, Sở Tài chính phối hợp với các ngân hàng cùng chính quyền địa phương đã tạo điều kiện tốt nhất cho các hộ sản xuất, doanh nghiệp được ưu tiên vay vốn với lãi suất thấp để phát triển sản xuất. Bên cạnh đó, Tỉnh uỷ cũng chỉ đạo các ngân hàng trên địa bàn huy động mọi nguồn vốn, cho các thành phần kinh tế vay, nhất là các hộ sản xuất nghề thủ công. Hình thức vốn tín dụng nhân dân được xác định là hình thức đầu tư vốn quan trọng trong phát triển nông nghiệp nông thôn được tiến hành rộng khắp. Một số xã trên địa bàn

tỉnh đã thành lập được Quỹ tín dụng nhân dân và đi vào hoạt động tốt. Nhờ có sự chỉ đạo sâu sát của các cấp uỷ Đảng tạo được nguồn vốn ổn định. Năm 2005, vốn đầu tư vào các làng nghề trên địa bàn tỉnh khoảng 222 tỷ

đồng chiếm 59% tổng giá trị

đầu tư

vào ngành TTCN nên các nghề

thủ

công truyền thống của tỉnh được khôi phục và có bước phát triển vững

chắc. Tiêu biểu như

nghề

mây giang đan Ngọc Động (huyện Duy Tiên)

ngày càng được nhân rộng tới từng thôn, xóm. Cùng với sự hỗ trợ của Nhà nước, các doanh nghiệp trong làng nghề mạnh dạn đầu tư hàng trăm triệu đồng đầu tư nhà xưởng, thiết bị, cải tiến công nghệ sản xuất… năm 2003,

làng nghề

đầu tư 12 tỷ

đồng cho sản xuất kinh doanh và nguồn vốn này

tiếp tục được tăng lên qua các năm. Tính đến thời điểm năm 2005, Làng trống truyền thống Đọi Tam cũng có hàng chục cơ sở sản xuất trống, sản xuất da và hình thành các doanh nghiệp tư nhân. Sản phẩm của làng trống

nổi tiếng khắp thị trường trong nước. Năm 2000, nhân kỷ niệm 990 năm

Thăng Long ­ Hà Nội, làng trống Đọi Tam được đặt 300 trống hội. Hay nghề thuê ren ở Thanh Hà phát triển rộng rãi và hầu hết các hộ sản xuất

đều làm vệ

tinh cho doanh nghiệp.

Huyện Thanh Liêm hiện có 2 công ty

TNHH và 3 doanh nghiệp tư nhân với tổng số vốn đầu tư 2,2 tỷ đồng cho sản xuất kinh doanh hàng thêu ren, đã tạo đầu mối và việc làm cho hàng ngàn lao động, trong đó có làng thêu ren Thanh Hà.

Đa dạng hoá các hình thức tổ chức kinh doanh trong các làng nghề

thcông. Trước năm 2000, các làng nghề thủ công của tỉnh hoạt động chủ

yếu dưới hình thức sản xuất hộ

gia đình, hợp tác xã và các tổ

hợp sản

xuất, một số doanh nghiệp tư nhân xuất hiện nhưng chưa nhiều. Trong đó, hình thức kinh doanh hộ gia đình là chủ yếu. Năm 2001, toàn tỉnh có 56.918 cơ sở sản xuất hộ gia đình trên tổng số 57.752 sơ sở sản xuất TTCN. Với

hình thức tổ chức kinh doanh này sẽ đảm bảo được sự gắn bó về quyền lợi và trách nhiệm, huy động được mọi lực lượng phục vụ cho sản xuất. Tuy nhiên, đây là hình thức tổ chức sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, khó có khả

năng phát triển đột biến. Còn hình thức sản xuất HTX, tổ hợp sản xuất

trong làng nghề hạn chế việc đầu tư trang thiết bị công nghệ … Năm 2001,

thực hiện Nghị

quyết số

03­NQ/TU của Tỉnh uỷ về chuyển dịch cơ cấu

nông nghiệp và phát triển ngành nghề, dịch vụ ở nông thôn; Nghị quyết số 08­NQ/TU ngày 2/5/2003 về việc đẩy mạnh phát triển công nghiệp, TTCN;

UBND các cấp chỉ

đạo cần phải đa dạng hoá các loại hình tổ

chức sản

xuất trong các làng nghề; các sở, ban, ngành địa phương phối hợp đưa ra

các biện pháp nhằm thu hút các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp trong và

ngoài nước vào đầu tư, hợp tác sản xuất, kinh doanh, chế biến, tiêu thụ

sản phẩm. Bên cạnh đó, chính quyền địa phương còn khuyến khích các hộ mạnh dạn bỏ vốn vào sản xuất TTCN, tạo điều kiện tốt nhất cho các cơ sở sản xuất kinh doanh của tư nhân phát triển. Kết quả là, các hình thức kinh doanh trong các làng nghề có sự chuyển đổi cho phù hợp với tình hình kinh tế ­ xã hội hiện tại. Nếu như trước năm 2000, hình thức HTX, tổ hợp

sản xuất vẫn còn khá phổ

biến, toàn tỉnh có 794 HTX, tổ

hợp sản xuất

(năm 2001) thì đến năm 2005, hình thức này giảm xuống còn 76 tổ hợp sản xuất, 4 Hợp tác xã. .. Tính đến năm 2005, toàn tỉnh có 25 công ty TNHH, 10

doanh nghiệp tư

nhân. Điển hình như

nghề

dệt

ở xã Hoà Hậu huyện Lý

Nhân, trước đây khá phát triển nhưng chưa có nhiều công ty, doanh nghiệp mà chủ yếu thông qua hình thức hợp tác xã dệt Hoàng Tân. Từ năm 2000 trờ lại đây, cùng với sự hỗ trợ của Nhà nước, người làng Đại Hoàng luôn coi nghề dệt là động lực phát triển ngành nghề khác, họ mạnh dạn đầu tư mở rộng sản xuất. Nhiều doanh nghiệp được thành lập và phát triển nhanh

chóng như: công ty dệt Châu Giang (công ty dệt may đầu tiên của làng nghề), công ty dệt may Phong Lan, công ty dệt may Tiến Thành, công ty dệt may Phúc Tiến… Hiện nay (năm 2005), tỉnh đã xây dựng được 2 cụm TTCN ­ làng nghề (Nhật Tân, Ngọc Động) đạt hiệu quả cao.

Hướng dẫn đào tạo nghề

Ở các làng nghề

thủ

công truyền thống, phương pháp truyền nghề

chủ

yếu là “cha truyền con nối” từ

đời này sang đời khác. Với phương

pháp này, bí quyết nghề

không được phổ

biến rộng rãi, không đào tạo

được quy mô lớn, chưa đáp ứng nhu cầu về lực lượng lao động có chuyên

môn cho các làng nghề. Vì vậy, công tác đào tạo nghề được các cấp uỷ

đảng, chính quyền tỉnh Hà Nam rất quan tâm. UBND tỉnh đã chỉ đạo các

ban, ngành, đoàn thể nhất là thông qua các Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, các trung tâm hướng nghiệp, dạy nghề mở rộng các hình thức đào tạo nghề, truyền nghề, nhân cấy nghề mới để tạo ra đội ngũ công nhân lành nghề phục vụ cho nhu cầu trước mắt và đón đầu trong việc áp dụng khoa học

­ kỹ thuật vào sản xuất. Chỉ tính từ năm 2005 đến giữa năm 2006, UBND tỉnh đã hỗ trợ cho 39 dự án truyền nghề với 106 lớp học gồm 3.680 học viên.

Ngoài ra, nhằm khuyến khích, động viên tinh thần sáng tạo trong lao động, tỉnh cũng tiến hành tặng thưởng danh hiệu cho các nghệ nhân, thợ giỏi, người có công trong việc đào tạo nghề, bảo tồn và phát triển nghề truyền thống và du nhập nghề mới. Năm 2004, làng nghề trống Đọi Tam có 2 nghệ nhân được UBND tỉnh cấp bằng khen; làng nghề truyền thống mây

giang đan Ngọc Động có 3 nghệ nhân, 10 thợ giỏi được công nhận vì có

công lao đóng góp cho sự phát triển làng nghề; làng thủ công mỹ nghệ sừng Đô Hai có 2 nghệ nhân, 4 thợ giỏi được khen thưởng…

Xem tất cả 136 trang.

Ngày đăng: 28/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí