Giá Trị Xuất Khẩu Các Sản Phẩm Tiểu Thủ Công Nghiệp Chủ Yếu Từ Năm 2007 Đến Năm 2010

Bên cạnh đó, UBND tỉnh tập trung chỉ đạo Sở Công Thương tích cực tạo điều kiện, khuyến khích các doanh nghiệp và các cơ sở sản xuất kinh doanh trong các làng nghề tham gia hoạt động xúc tiến thương mại, các hội chợ để quảng bá sản phẩm của địa phương, khai thác thị trường và quan tâm xây dựng thương hiệu sản phẩm làng nghề; tăng cường giao lưu học hỏi, trao đổi kinh nghiệm giữa các địa phương. Đặc biệt, tỉnh luôn chú trọng việc xây dựng và phát triển các loại hình du lịch ­ làng nghề nhằm quảng bá hình ảnh và thương hiệu sản phẩm làng nghề tỉnh Hà Nam ra thị trường trong và ngoài nước. Công tác đào tạo nghề được chú trọng. Trong

những năm gần đây, tỉnh Hà Nam đã thực hiện liên kết đào tạo thợ kỹ

thuật giữa các cơ sở dạy nghề trong tỉnh với các làng nghề. Đối với các

nghệ nhân, thợ giỏi, người có công đưa nghề mới về nông thôn được khen thưởng thích đáng.

Hàng năm, tỉnh đều tổ chức khảo sát, sơ kết, đánh giá kết quả triển

khai thực hiện các Đề

án phát triển làng nghề; đồng thời đề

ra các giải

pháp khắc phục những tồn tại, hạn chế và nhiệm vụ phát triển làng nghề trong thời gian tới.

Nhờ sự lãnh, chỉ đạo sát sao của Đảng bộ tỉnh, sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị các cấp, các làng nghề thủ công ở Hà Nam ngày càng phát triển. Nhiều sản phẩm làng nghề không chỉ có mặt ở khắp các tỉnh thành trong cả nước mà còn vươn ra chiếm lĩnh thị trường các nước trên thế giới. Các mặt hàng của làng nghề thủ công Hà Nam khá đa dạng và phong phú, bao gồm: mây tre đan, thêu ren, gốm, sừng mỹ nghệ, dũa cưa, vải lụa, chế tác đá… Từ đó, đã tạo ra khối lượng hàng hoá lớn phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu ra nước ngoài. Hiện nay, các mặt hàng thủ

công của tỉnh được tiêu thụ

chủ

yếu tại thị

trường trong nước, thường

chiếm 60 ­ 65% giá trị hàng hoá. Trong những năm gần đây, xu thế mở cửa, hội nhập với nền kinh tế thế giới ngày càng mở rộng, các làng nghề có cơ hội giới thiệu sản phẩm của mình đến bạn bạn bè quốc tế. Theo báo cáo

của Sở Công Thương Hà Nam, hiện tỉnh có khoảng 35 ­ 40% sản phẩm

làng nghề được xuất khẩu đến các nước: Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Bắc Mỹ, EU, Trung Quốc, Campuchia… trong đó tập trung chủ yếu vào ba mặt hàng: mây tre đan, thêu ren, vải lụa. Giá trị xuất khẩu của ba mặt hàng này chiếm 60 ­ 70% so với tổng giá trị xuất khẩu các mặt hàng TTCN của tỉnh. Do đó, các làng nghề góp phần quan trọng vào việc tăng kim ngạch

xuất nhập khẩu của tỉnh. Nếu như trong những năm 2007 ­ 2010, giá trị

xuất khẩu của sản phẩm làng nghề thủ công tăng bình quân 9,43% thì đến những năm 2011 ­ 2014, tăng bình quân 12%. Giá trị sản xuất của các sản phẩm làng nghề trong giai đoạn 2001 ­ 2014 đạt mức khá cao đều trên 10%, trong đó bình quân trong 5 năm 2001 ­ 2005 là 12,55%; giai đoạn 2005 ­

2010 là 17,09%; trong những năm 2011 ­ 2014 đạt 16,5%.

Bảng 3.2: Giá trị xuất khẩu các sản phẩm tiểu thủ công nghiệp chủ yếu từ năm 2007 đến năm 2010


STT


Tên sản phẩm


Đơn vị tính

Năm 2007

Năm 2008

Năm 2009

Năm 2010

Số lượng

Giá trị

(triệu đô)

Số lượng

Giá trị

(triệu đô)

Số lượng

Giá trị

(triệu đô)

Số lượng

Giá trị

(triệu đô)

1

Mây tre đan

1000 cái

7035

4,179

7591

4,497

7905

4,4294

6904

4983

2

Thêu ren

1000 bộ

2810

1,064

2933

1,087

2846

1,0848

2911,06

9,199

3

Vải lụa

1000 mét

2720

1,6

2750

2,167

4115

4,11

4125

4,195

4

Tơ xe

Tấn

22

0,401

20

0,388

17

0,392

21

0,453

5

May

1000 bộ

83040

3,172

95655

3,655

148250

4,865

289500

7,791

6

Gốm

1000 sản

phẩm

170

0.024

170

0,023

175

0,022

150

0,015

7

Khảm trai,

Sơn mài

1000 sản

phẩm

60

0,013

70

0,015

75

0,015

70

0,015

8

Sừng mỹ

nghệ

1000sản

phẩm

204

0,225

161

0,205

52,9

0,064

50

0,045

9

Dưa chuột

Tấn

2125

0,366

2740

0,428

2838

0,504

2800

0,5

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.

Đảng bộ tỉnh Hà Nam lãnh đạo việc khôi phục và phát triển làng nghề thủ công từ năm 1997 đến năm 2014 - 11


10

Bánh đa nem

Tấn

887

0,831

978

0.889

1207

1,02

1250

1,15

11

Khăn mặt

1000 cái

1293

0,97

1500

1,096

1750

1,125

1800

1,038


Tổng cộng



22,421


24,233


27,394


29,384

Ngun : Sở Công thương tỉnh Hà Nam

Thứ ba, Những nhiệm vụ, giải pháp của Đảng bộ

tỉnh đề

ra là


phù hợp với thực tiễn, xuất phát từ thực tế phát triển làng nghề thủ công tỉnh Hà Nam

Sự phát triển làng nghề tỉnh Hà Nam trong quá trình CNH ­ HĐH, hội nhập kinh tế thế giới hiện nay bên cạnh những thuận lợi cơ bản cũng còn gặp không ít những khó khăn, thách thức: cuộc khủng hoảng tài chính toàn

cầu khiến cho những mặt hàng TTCN xuất khẩu và tiêu thụ trong nước

đều giảm sút nhiều về hiệu quả kinh tế. Trong khi đó, nguồn vốn, cơ sở vật chất, trang thiết bị máy móc, trình độ quản lý, tay nghề của người thợ còn yếu đã cản trở sự phát triển sản xuất. Mặt khác, quá trình đô thị hoá đang diễn ra nhanh chóng, nhiều khu công nghiệp được xây dựng, phần

đông lực lượng lao động trẻ đã tìm việc làm tại các doanh nghiệp chứ

không gắn bó với làng nghề quê mình…

Để giải quyết những khó khăn trên, Đảng bộ tỉnh đã tiếp thu và quán triệt sâu sắc đường lối, chủ trương của Đảng; tổ chức học tập các Chỉ thị,

Nghị quyết của Đảng về phát triển nông nghiệp và các ngành nghề nông

thôn nhằm nâng cao nhận thức và lý luận cho toàn thể cán bộ đảng viên. Đồng thời, Đảng bộ tỉnh tiến hành tìm hiểu những nhân tố tác động đến sự tồn tại và phát triển của làng nghề; phân tích, đánh giá những ưu, nhược điểm của làng nghề… Từ việc nghiên cứu trên, Đảng bộ tỉnh Hà Nam đã kịp thời đưa ra những nhiệm vụ thiết thực, chỉ đạo các cơ quan liên ngành phối hợp thực hiện. Theo đó, từng biện pháp cụ thể được xây dựng, phù hợp với thực tiễn của địa phương nhằm khai thác mọi tiềm năng, thế mạnh của tỉnh cho việc phát triển làng nghề. Đặc biệt, trong quá trình

hoạch định các chủ trương phát triển làng nghề, tỉnh luôn chú trọng phát

triển kinh tế làng nghề gắn với các vấn đề an sinh xã hội như xây dựng hệ thống cơ sở vật chất, các công trình phúc lợi xã hội… Theo định kỳ, Đảng bộ tỉnh đều tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất vi phạm quy định về bảo vệ môi trường… Nhờ đó, chủ trương khôi phục và phát triển làng nghề thủ công trong 17 năm qua

luôn nhận được sự

phối hợp thực hiện của các cơ

quan, ban ngành, sự

hưởng ứng nhiệt tình của toàn dân.

Ở mỗi thời kỳ, Đảng bộ tỉnh đều cụ thể hoá những chủ trương phát

triển làng nghề

của Đảng thông qua các chương trình, hành động cụ

thể

với những giải pháp tích cực nhằm thúc đẩy sự phát triển của làng nghề.

Trong đó, nhiệm vụ trọng tâm xuyên suốt nhiều năm qua được Đảng bộ

xác định: phát triển các làng nghề

bền vững, hiệu quả

và nâng cao sức

cạnh tranh của các sản phẩm TTCN. Từ năm 2012, Đảng bộ tỉnh Hà Nam tập chung chỉ đạo đẩy mạnh phát triển làng nghề gắn với nhiệm vụ xây

dựng nông thôn mới và công tác bảo vệ môi trường. Nâng cao năng lực

quản lý cụm, điểm công nghiệp, sử dụng hiệu quả quỹ đất đã xây dựng

cụm, điểm công nghiệp; đồng thời quan tâm khôi phục, giữ vững và phát triển các làng nghề, các sản phẩm TTCN truyền thống của tỉnh. Những công nghệ truyền thống quan trọng và quý giá cần được bảo lưu và phát triển theo hướng hiện đại hoá.Trên cơ sở đó, Ban Thường vụ Đảng uỷ đưa ra một số giải pháp về nguồn vốn, công tác đào tạo nghề, công tác xúc tiến thương mại, khuyến khích áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, giải pháp về nguồn nguyên liệu và giải pháp về công tác quản lí Nhà nước… Những nhiệm vụ, biện pháp trọng tâm này là cơ sở để UBND các cấp xây dựng biện pháp cụ thể để duy trì và phát triển làng nghề trên địa bàn; phối

hợp với các ban ngành liên quan tổ chức thực hiện có hiệu quả. Từ năm 1997 đến năm 2014, Sở Công Thương luôn chủ trì với các Sở, Ngành, đoàn thể tổ chức triển khai thực hiện; kiểm tra, đánh giá, tổng hợp báo cáo định kỳ về UBND tỉnh. Ngoài ra, các tổ chức đoàn thể: Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Đoàn Thanh niên… thông qua công tác tuyên truyền giúp người dân hiểu được chủ trương, chính sách của Đảng; Hội còn mở các lớp đào tạo nghề, đưa nghề mới về làng, cho nhân dân vay vốn để duy trì và phát triển

nghề. Đặc biệt, để phát triển kinh tế ­ xã hội làng nghề theo hướng tích

cực và bền vững, Đảng bộ tỉnh Hà Nam đang triển khai kết hợp du lịch

làng nghề thủ công truyền thống gắn với các di tích lịch sử, lễ hội tâm linh và nhân văn như: điểm du lịch làng nghề thêu ren An Hoà ­ Hoà Ngãi, gắn với đình làng Hoà Ngãi; điểm du lịch làng nghề trống Đọi Tam kết hợp với khu du lịch Long Đọi Sơn; điểm du lịch làng nghề dệt luạ Nha Xá với du lịch đền Lảnh Giang, đền Trần Thương; điểm du lịch làng nghề dệt Hoà Hậu với khu tưởng niệm nhà văn Nam Cao; du lịch Ngũ Động Sơn ­ chùa Bà Đanh với làng gốm Quyết Thành… Tại những điểm du lịch này, chính

quyền địa phương tập trung đầu tư quảng bá hình ảnh cho làng nghề.

cơ sở

hạ tầng, xử

lý môi trường và

Với những biện pháp trên đã có tác động tích cực đến việc củng cố nhiều làng nghề truyền thống và tạo cơ hội, điều kiện cho các làng nghề

mới hình thành, phát triển. Có thể

thấy, những chủ

trương khôi phục và

phát triển làng nghề luôn xuất phát từ thực trạng phát triển làng nghề ở địa phương, gắn với cơ chế thị trường. Chính vì vậy, hiệu quả của công tác khôi phục và phát triển làng nghề thủ công ở tỉnh Hà Nam tăng lên.

3.1.2. Hạn chế

Tuy nhiên, trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện việc khôi phục

và phát triển làng nghề, bên cạnh những

ưu điểm, Đảng bộ

và nhân dân

tỉnh Hà Nam vẫn còn phải khắc phục những tồn tại như:

Thứ

nhất, việc nghiên cứu, vận dụng quan điểm của Đảng về

phát

triển ngành nghề thủ công ở một số cơ sở còn chưa sâu sát, hiệu quả chưa cao, nhất là trong những năm đầu tỉnh Hà Nam được tái lập.

Trước năm 2000, Đảng bộ tỉnh Hà Nam tập trung chủ yếu phát triển

nông nghiệp, các ngành nghề nông thôn chưa được chú ý nhiều. Từ năm

2001 trở đi, Đảng bộ tỉnh Hà Nam đưa ra nhiều chủ trương phát triển các ngành nghề thủ công như nghị quyết 01, nghị quyết 08… Tuy nhiên, những nghị quyết này mới dừng lại ở chỗ đề ra các chủ trương, biện pháp chung cho CN ­ TTCN, mà chưa có chương trình, hành động riêng cho các làng nghề thủ công. Đến năm 2006, các làng nghề thủ công được Đảng bộ tỉnh đặc biệt chú trọng phát triển thông qua đề án phát triển làng nghề giai đoạn 2006 ­ 2010 và phát triển làng nghề giai đoạn 2011 ­ 2015 với những mục tiêu, nhiệm vụ, biện pháp cụ thể. Tuy vậy, nhiều cơ chế, chính sách phát triển làng nghề chưa đồng bộ. Nó chưa tạo động lực lớn, thúc đẩy sự phát triển của các làng nghề thủ công. Tiến độ triển khai các dự án đầu tư của các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp, TTCN ­ làng nghề còn chậm. Các dự án đi vào hoạt động sản xuất chưa khai thác hết công suất nên hiệu quả chưa cao. Các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh trong các làng

nghề

khó đáp

ứng được đơn đặt hàng có số

lượng lớn, yêu cầu nghiêm

ngặt về chất lượng và thời gian gian giao hàng. Hơn nữa, sự lãnh đạo của tỉnh chủ yếu dựa trên các Nghị quyết của Trung ương nên chưa chủ động phát huy được sức mạnh trí tuệ của toàn Đảng bộ tỉnh. Trên thực tế, các chương trình, kế hoạch cụ thể triển khai đề án có lúc, có nơi chưa sát sao.

Việc tổ

chức học tập, triển khai nghị quyết

ở một số cấp uỷ

Đảng còn

mang tính hình thức nên chất lượng chương trình hành động thực hiện nhiệm vụ phát triển làng nghề thủ công chưa sát, chưa thuyết phục. Mặt khác, nhận thức của một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân về vai trò, vị trí của làng nghề trong phát triển kinh tế ­ xã hội chưa thực sự đầy đủ nên chưa nhận được sự tích cực tham gia của đông đảo nhân dân, của các ban ngành, đoàn thể. Do đó, nhiều tiềm năng, thế mạnh của tỉnh chưa phát huy hết hiệu quả.

Thứ hai, công tác theo dòi, giám sát, đánh giá các chương trình chưa được tổ chức một cách hợp lý, có hệ thống và đồng bộ.

Nhiều vấn đề cơ bản và chiến lược đảm bảo tính bền vững cho

phát triển làng nghề

chưa được xây dựng trên cơ

sở khảo sát, đánh giá

khách quan về sản phẩm, thị trường mà thường thụ động tiếp nhận thông qua các chương trình đầu tư của Trung ương, của tỉnh. Do đó, sản phẩm của làng nghề còn đơn giản, ít mẫu mã, chưa đáp ứng nhu cầu thị trường.

Vì vậy, xem xét một cách khách quan và toàn diện ta thấy tốc độ tăng

trưởng giá trị sản xuất của các làng nghề thủ công Hà Nam đạt mức khá cao nhưng không đồng đều, vững chắc giữa các năm. Có những năm mức

tăng trưởng sụt giảm mạnh so với bình quân chung (năm 2009 chỉ đạt

11,29%). Những doanh nghiệp nhỏ sản xuất chủ yếu là gia công, chưa chủ động được đầu ra cho sản phẩm, xuất khẩu phải thông qua khâu trung gian nên lợi nhuận kinh tế bị sẻ chia.

Công tác tổng kết, báo cáo thực hiện nghị

quyết định kỳ

theo quy

định chủ yếu dựa vào các báo cáo của các Sở, Ban, Ngành gửi lên. Vì vậy, thiếu tính thực tế. Thêm vào đó, các báo cáo còn mang nặng tính liệt kê số liệu, chưa có sự phân tích, đánh giá chuyên sâu dẫn đến chất lượng đánh

giá, tổng kết còn nhiều hạn chế. Chế độ thông tin chưa kịp thời làm ảnh

hưởng đến việc xây dựng kế hoạch và đưa ra các nhiệm vụ, biện pháp

nhằm phát triển làng nghề bền vững, lâu dài. Vì vậy, tỷ trọng giá trị sản xuất của làng nghề trong sự phát triển chung của công nghiệp trên địa bàn tỉnh có xu hướng giảm nhẹ. Thực tế này cũng phản ánh sự phát triển chưa mạnh mẽ của các làng nghề thủ công nhưng phù hợp với xu thế phát triển

mạnh của ngành công nghiệp hiện đại đang thay thế thủ công nghiệp trình độ hạn chế trong các làng nghề.

dần các ngành tiểu

Thứ ba, việc phối hợp giữa các ban, ngành, đoàn thể trong tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch phát triển làng nghề chưa chặt chẽ và hợp lý.

Mặc dù vai trò của mỗi cấp, ngành trong quá trình tổ chức thực hiện đã được nêu rò trong các chương trình phát triển làng nghề nhưng những vấn đề phối hợp với nhau cùng thực hiện lại chưa được cụ thể. Hoạt động của ban chỉ đạo cấp huyện phần lớn mới chỉ dừng lại ở khâu chỉ đạo, chưa thực hiện được hết chức năng của mình, nhất là chức năng tham mưu, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, phối hợp giữa các thành viên để cùng hoạt

động.

Ở cấp xã, thị

trấn, chưa có cán bộ

chuyên trách theo dòi tình hình

hoạt động của các ngành nghề TTCN. Bên cạnh đó, do hạn chế về năng

lực lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành nên nhiều cán bộ địa phương chưa tham mưu cho Đảng bộ trong hoạch định các chủ trương, chính sách và xây dựng các chương trình, kế hoạch cụ thể cho địa phương mình. Do đó, hiệu quả của việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển làng nghề chưa cao. Nhiều làng nghề thủ công phát triển mang tính tự phát, gây sức ép lớn cho vấn đề ô nhiễm môi trường. Việc tiếp cận các cơ chế, chính sách để giải quyết những khó khăn trong sản xuất, kinh doanh còn khá nan giải. Đặc

Xem tất cả 136 trang.

Ngày đăng: 28/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí